- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (229)
- Biển số xe (214)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Kết hôn (87)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Ly hôn (80)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (74)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Thừa kế (42)
- Đất đai (41)
- Hình sự (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Bằng lái xe (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Pháp luật (33)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Thương mại (19)
- Xử phạt hành chính (19)
- Hàng hóa (17)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Xác nhận độc thân (17)
- Nộp thuế (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Giáo dục (16)
- Vốn (16)
Bị bệnh xương khớp có phải đi nghĩa vụ quân sự 2025 không?
1. Bị bệnh xương khớp có được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự 2025 không?
Hiện nay, di chứng do lao xương khớp thuộc danh mục bệnh miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự. Do đó người mắc di chứng do lao xương khớp sẽ được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự, người mắc các bệnh xương khớp khác vẫn phải đăng ký và khám nghĩa vụ quân sự như bình thường.
Cụ thể, các bệnh thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự quy định tại Mục III Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP, gồm có:
STT |
Tên bệnh |
Mã bệnh ICD10 |
1 |
Tâm thần |
F20 đến F29 |
2 |
Động kinh |
G40 |
3 |
Bệnh Parkinson |
G20 |
4 |
Mù một mắt |
H54.4 |
5 |
Điếc |
H90 |
6 |
Di chứng do lao xương khớp |
B90.2 |
7 |
Di chứng do phong |
B92 |
8 |
Các bệnh lý ác tính (U ác, bệnh máu ác tính) |
C00 đến C97; D00 đến D09; D45 đến D47 |
9 |
Người nhiễm HIV |
B20 đến B24; Z21 |
10 |
Người khuyết tật mức độ đặc biệt nặng và nặng |
|
2. Bị bệnh xương khớp khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự được xếp vào loại mấy? Có phải đi nghĩa vụ không?
Bệnh xương – khớp trong các trường hợp được được chấm điểm từ mức 1 đến 6 điểm. Do đó, những người mắc bệnh xương khớp được chấm từ 4-6 điểm sẽ không đủ điều kiện sức khỏe và được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự đến khi khỏi bệnh. Những người mắc bệnh xương khớp được chấm điểm 1-3 vẫn đủ điều kiện và có thể phải đi nghĩa vụ quân sự. Việc chấm điểm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP được quy định như sau:
TT |
Bệnh tật |
Điểm |
105 |
Bệnh khớp: |
|
|
- Các bệnh khớp nhiễm khuẩn |
5T |
|
- Lao khớp, lao cột sống |
5 |
|
- Viêm khớp nhiễm khuẩn, hội chứng Reiter, viêm khớp Lyme, các bệnh này mới khỏi chưa quá 6 tháng |
5T |
|
- Các bệnh viêm khớp do thấp, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp (Bechterew): |
|
|
+ Nếu chưa gây teo hoặc biến dạng khớp, cứng khớp, chức năng khớp chưa hạn chế, sức khỏe toàn thân tốt |
4 |
|
+ Nếu đã gây teo cơ, cứng khớp, biến dạng khép, hạn chế chức năng khớp, ảnh hưởng tới sức khỏe toàn thân: |
|
|
• Mức độ nhẹ và vừa |
5 |
|
• Mức độ nặng |
6 |
113 |
Chấn thương, vết thương khớp: |
|
|
- Khớp vừa và lớn: |
|
|
+ Chưa điều trị khỏi |
4T |
|
+ Đã điều trị khỏi, không để lại di chứng |
3 |
|
+ Đã điều trị, để lại di chứng ảnh hưởng vận động |
4 |
|
- Khớp nhỏ: |
|
|
+ Không ảnh hưởng hoặc ít ảnh hưởng đến vận động |
2 |
|
+ Ảnh hưởng nhiều đến vận động |
3 |
114 |
Sai khớp xương: |
|
|
- Sai khớp nhỏ, vừa: |
|
|
+ Chưa điều trị khỏi |
3T |
|
+ Đã điều trị khỏi, không để lại di chứng |
2 |
|
- Sai khớp vừa đã điều trị nhưng để lại di chứng thành cố tật cản trở đến lao động và sinh hoạt |
4 |
|
- Sai khớp lớn: |
|
|
+ Đã nắn chỉnh không để lại di chứng |
3 |
|
+ Đã nắn chỉnh để lại di chứng |
4-5 |
|
+ Đã được phẫu thuật nắn chỉnh: |
|
|
• Nếu không để lại di chứng, đã được theo dõi 1 năm trở lên, lao động sinh hoạt bình thường |
3 |
|
• Để lại di chứng nhẹ |
5 |
|
• Để lại di chứng đau, hạn chế vận động, thoái hoá biến dạng hoặc cứng khớp |
6 |
|
- Sai khớp lớn không nắn chỉnh thành cố tật cản trở đến lao động và sinh hoạt |
6 |
|
- Sai khớp bệnh lý ở các khớp lớn |
6 |
|
- Sai khớp tái phát nhiều lần |
6 |
115 |
Gãy xương: |
|
|
- Gãy xương nhỏ: |
|
|
+ Chưa liền xương |
3T |
|
+ Đã liền xương, không ảnh hưởng vận động |
1 |
|
+ Đã liền xương, có ảnh hưởng vận động |
2 |
|
- Gãy xương vừa và lớn: |
|
|
+ Chưa liền xương |
5T |
|
+ Đã liền xương vững ở tư thế bình thường, không để lại di chứng đau mỏi hoặc hạn chế vận động (thời gian từ khi gãy xương đến khi kiểm tra 1 năm trở lên) |
2 |
|
+ Đã liền xương vững, cong lệch trục không quan trọng, hạn chế vận động khớp, không gây đau mỏi, không gây thoái hoá biến dạng khớp, không ảnh hưởng đáng kể tới sinh hoạt, hoạt động của chi |
3 |
|
+ Đã liền xương nhưng trục lệch vẹo, hạn chế vận động. |
5 |
|
+ Có đau mỏi hạn chế vận động nhiều |
5 |
|
+ Có đau mỏi, thoái hoá biến dạng khớp nhiều |
6 |
|
+ Đã phẫu thuật nhưng còn phương tiện kết xương |
Tính điểm theo gãy xương vừa và lớn, không phương tiện kết xương |
116 |
Khớp giả xương dài tứ chi: |
|
|
- Kèm theo mất đoạn xương lớn, ngắn chi từ 5 cm trở lên đối với chi trên và từ 3 cm trở lên đối với chi dưới |
6 |
|
- Không kèm theo ngắn chi |
5 |
117 |
Dị dạng bẩm sinh: |
|
|
- Sai khớp lớn, mất đoạn xương, mất đầu xương. |
6 |
118 |
Cứng, dính các khớp lớn: |
|
|
- Cứng, dính các khớp vai, khuỷu, gối, hông |
6 |
119 |
Cứng, dính khớp cổ tay, cổ chân: |
|
|
- Ở tư thế cơ năng |
5 |
|
- Không ở tư thế cơ năng |
6 |
120 |
Chênh lệch chiều dài chi: |
|
|
- Từ 2 cm trở xuống, không gây đau mỏi trong sinh hoạt, lao động |
4 |
|
- 3 - 4 cm, ít nhiều ảnh hưởng tới thẩm mỹ và đau mỏi khi lao động, sinh hoạt |
5 |
|
- Trên 5 cm, đã ảnh hưởng tới thẩm mỹ và đau mỏi khi lao động, sinh hoạt |
6 |
121 |
Hai chân vòng kiềng hình chữ O, X, K: |
|
|
- Nhẹ, không ảnh hưởng tới đi lại, chạy nhảy (dưới 5 độ) hoặc ảnh hưởng không đáng kể |
4 |
|
- Vừa (5-10 độ) đi lại, chạy nhảy ít ảnh hưởng |
5 |
|
- Nặng (trên 10 độ) thường kèm theo biến dạng ở cẳng chân, bàn chân, ảnh hưởng đến chức năng vận động |
6 |
122 |
Cong gù cột sống: |
|
|
- Không ảnh hưởng đến chức năng hô hấp |
3 |
|
- Đã ổn định (không tiến triển, không gây viêm rò, đau mỏi), có ảnh hưởng đến chức năng hô hấp |
4 |
|
- Ảnh hưởng tới mang vác, vận động, chạy nhảy |
5 |
|
- Nặng: do di chứng bại liệt, di chứng chấn thương hoặc do lao cột sống phá hủy đốt sống |
6 |
123 |
Viêm xương: |
|
|
- Đơn giản, có xương viêm khu trú, không phá hủy xương rộng |
5T |
|
- Viêm các xương lớn, viêm liên tục, hay tái phát |
6 |
124 |
Bệnh u xương, sụn lành tính ở nhiều xương: |
|
|
- Đã mổ đục bỏ u, không ảnh hưởng tới chức phận |
4 |
|
- Chưa mổ |
5 |
125 |
Ô khuyết xương ở xương dài: |
|
|
- Ảnh hưởng đến độ vững của xương |
5 |
|
- Không ảnh hưởng đến độ vững của xương |
4 |
126 |
Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi |
5 |
127 |
Viêm vô khuẩn lồi củ trước xương chày |
4 |
128 |
Hoại tử vô khuẩn mào xương chày: |
|
|
- Đã mổ đục xương, kết quả tốt |
4 |
|
- Chưa mổ, đau tái phát nhiều lần |
5T |
129 |
Hoại tử vô khuẩn lồi cầu xương cánh tay |
4T |
133 |
Di chứng bại liệt, liệt mềm ở chi thể: |
|
|
- Mức độ nặng |
6 |
|
- Mức độ vừa |
5 |
134 |
Di chứng bại não, liệt cứng ở chi thể |
6 |
135 |
Bàn tay khèo |
6 |
136 |
Dị tật bẩm sinh thiếu xương ở chi thể (xương quay, xương chầy...) |
6 |
Theo Khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP quy định về tiêu chuẩn tuyển quân tham gia nghĩa vụ quân sự, những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 đủ tiêu chuẩn sức khỏe tham gia nghĩa vụ quân sự.
Theo Điều 6 Thông tư 105/2023/TT-BQP, phương pháp cho điểm và phân loại sức khỏe nghĩa vụ quân sự được quy định như sau:
“Điều 6. Phương pháp phân loại sức khỏe
1. Phương pháp cho điểm
Mỗi chỉ tiêu, sau khi khám được cho điểm chẵn từ 1 - 6 vào cột “Điểm”, cụ thể:
a) Điểm 1: Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt;
b) Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt;
c) Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá;
d) Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình;
đ) Điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém;
e) Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.
2. Phương pháp phân loại sức khỏe
Căn cứ số điểm cho các chỉ tiêu khi khám để phân loại sức khỏe, cụ thể như sau:
a) Loại 1: Tất cả các chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
b) Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
c) Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
d) Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;
đ) Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;
e) Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6”.
Bên cạnh đó, theo Điểm a Khoản 3 Điều 9 Thông tư 105/2023/TT-BQP, trường hợp đang mắc bệnh cấp tính, bệnh có thể thuyên giảm hay tăng lên sau một thời gian hoặc sau điều trị, thì điểm đó phải kèm theo chữ “T” bên cạnh (nghĩa là “tạm thời”).
Căn cứ các quy định trên, những người mắc bệnh xương khớp được chấm từ 4-6 điểm sẽ không đủ điều kiện sức khỏe và được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự đến khi khỏi bệnh do sức khỏe thuộc loại 4, loại 5, loại 6. Những người mắc bệnh xương khớp được chấm điểm 1-3 vẫn đủ điều kiện và có thể phải đi nghĩa vụ quân sự do sức khỏe thuộc loại 1, 2, 3.
3. 06 trường hợp không phải đi nghĩa vụ quân sự 2025
Công dân không phải đi nghĩa vụ quân sự khi thuộc ít nhất một trong các trường hợp sau đây:
3.1. Không đi nghĩa vụ quân sự do không đáp ứng tiêu chuẩn tuyển quân 2025
Công dân không đáp ứng các tiêu chuẩn đi nghĩa vụ quân sự sẽ không được thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Căn cứ Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP và Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, tiêu chuẩn đi nghĩa vụ quân sự được quy định như sau:
- Đối tượng:
Căn cứ Điều 12 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, đối tượng thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm:
- Công dân nam đủ 17 tuổi trở lên.
- Công dân nữ trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự có ngành, nghề chuyên môn phù hợp yêu cầu của Quân đội nhân dân.
- Độ tuổi:
Căn cứ Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015: Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
- Tiêu chuẩn chính trị:
- Thực hiện theo Thông tư liên của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng - Bộ trưởng Bộ Công an quy định tiêu chuẩn chính trị tuyển chọn công dân vào phục vụ trong Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Đối với các cơ quan, đơn vị và vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội; lực lượng Tiêu binh, Nghi lễ; lực lượng Vệ binh và Kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn theo quy định của Bộ Quốc phòng.
- Tiêu chuẩn sức khỏe:
- Công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định.
- Đối với các cơ quan, đơn vị, vị trí trọng yếu cơ mật trong Quân đội; lực lượng Tiêu binh, Nghi lễ; lực lượng Vệ binh và Kiểm soát quân sự chuyên nghiệp thực hiện tuyển chọn bảo đảm tiêu chuẩn riêng theo quy định của Bộ Quốc phòng.
- Không gọi nhập ngũ vào Quân đội những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt (cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ); nghiện ma túy, nhiễm HlV, AIDS.
- Tiêu chuẩn văn hóa:
- Tuyển chọn và gọi nhập ngũ những công dân có trình độ văn hóa lớp 8 trở lên, lấy từ cao xuống thấp. Những địa phương có khó khăn không đảm bảo đủ chỉ tiêu giao quân thì báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định được tuyển chọn số công dân có trình độ văn hóa lớp 7.
- Các xã thuộc vùng sâu, vùng xa, vùng điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật; đồng bào dân tộc thiểu số dưới 10.000 người thì được tuyển không quá 25% công dân có trình độ văn hóa cấp tiểu học, còn lại là trung học cơ sở trở lên.
3.2. Thuộc một trong các trường hợp được tạm hoãn gọi nhập ngũ 2025
Theo Khoản 1 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
- Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;
- Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
- Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
- Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;
- Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;
- Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
- Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.
- Dân quân thường trực.
3.3. Thuộc một trong các trường hợp được miễn gọi nhập ngũ 2025
Theo Khoản 2 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
- Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;
- Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;
- Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;
- Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;
- Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên
3.4. Thuộc một trong các trường hợp được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình
Theo Khoản 4 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây được công nhận hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình:
- Dân quân thường trực có ít nhất 24 tháng phục vụ thì được công nhận hoàn thành thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ trong thời bình, do Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc trưởng thôn nơi không có đơn vị hành chính cấp xã, người đứng đầu cơ quan, tổ chức;
- Hoàn thành nhiệm vụ tham gia Công an xã liên tục từ đủ 36 tháng trở lên;
- Cán bộ, công chức, viên chức, sinh viên tốt nghiệp đại học trở lên, đã được đào tạo và phong quân hàm sĩ quan dự bị;
- Thanh niên đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp tình nguyện phục vụ tại đoàn kinh tế - quốc phòng từ đủ 24 tháng trở lên theo Đề án do Thủ tướng Chính phủ quyết định;
- Công dân phục vụ trên tàu kiểm ngư từ đủ 24 tháng trở lên.
3.5. Thuộc một trong các trường hợp không được đăng ký nghĩa vụ quân sự 2025
Điều 13 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định các trường hợp sau đây không được đăng ký nghĩa vụ quân sự:
- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích;
- Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
3.6. Thuộc đối tượng miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự 2025
Theo Điều 14 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 đối tượng miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự bao gồm:
- Người khuyết tật;
- Người mắc bệnh hiểm nghèo.
- Người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật.
4. Trốn nghĩa vụ quân sự năm 2025 bị xử phạt thế nào?
Theo Nghị định 37/2022/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 120/2013/NĐ-CP), mức phạt tiền trốn nghĩa vụ quân sự như sau:
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi nhập ngũ sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự đủ điều kiện nhập ngũ theo quy định;
- Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ.
Căn cứ Điều 332 Bộ luật Hình sự, người có hành vi phạm tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự có thể bị phạt tù. Mức phạt tù cụ thể như sau:
- Trường hợp không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm: Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
- Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình;
- Phạm tội trong thời chiến;
- Lôi kéo người khác phạm tội.
5. Các câu hỏi thường gặp
5.1. Mạch bao nhiêu không đi nghĩa vụ?
Các chỉ só huyết áp không đi nghĩa vụ quân sự bao gồm: Huyết áp tối đa: Từ 140 trở lên hoặc < 90. - Huyết áp tối thiểu: Từ 90 trở trên.
5.2. Những ai được miễn nghĩa vụ quân sự?
Theo quy định hiện nay những đối tượng dưới đây được miễn nghĩa vụ quân sự:
- Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;
- Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;
- Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;
- Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;
- Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.
5.3. Cận viễn bao nhiêu độ không đi nghĩa vụ?
Theo quy định hiện nay, không gọi nhập ngũ những công dân có sức khỏe loại 3 tật khúc xạ về mắt, tức là cận thị 1,5 diop trở lên, viễn thị các mức độ.
5.4. Cân nặng bao nhiêu không phải đi nghĩa vụ quân sự?
Cân nặng như dưới đây không phải đi nghĩa vụ theo quy định:
- Đối với nam: dưới 43 kg;
- Đối với nữ: dưới 42 kg;
- BMI < 18.5 hoặc BMI > 30.
5.5. Làm nghề gì thì không đi nghĩa vụ quân sự?
Theo Khoản 2 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân làm các công việc sau đây:
- Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;
- Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.