- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (212)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (113)
- Mã số thuế (109)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (99)
- Tiền lương (79)
- Tạm trú (78)
- Bảo hiểm xã hội (76)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (62)
- Lương hưu (61)
- Bảo hiểm thất nghiệp (53)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (42)
- Đất đai (41)
- Hình sự (41)
- Chung cư (40)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Pháp luật (35)
- Hành chính (31)
- Lương cơ bản (30)
- Nhà ở (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Đăng ký mã số thuế (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Thai sản (29)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Tra cứu mã số thuế (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Hưởng BHTN (20)
- Xử phạt hành chính (19)
- Thương mại (19)
- Hàng hóa (17)
- Nộp thuế (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Kết hôn (16)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
- Đóng thuế TNCN (15)
- Hôn nhân gia đình (15)
- Văn hóa xã hội (14)
- Đầu tư (14)
- Kinh doanh (14)
- Thường trú (13)
- Phụ cấp (13)
- Gia hạn, đổi hộ chiếu (13)
- Công ty TNHH (13)
- Ly hôn (13)
- Thủ tục tố tụng (12)
- Y tế (12)
- Quyền sử dụng đất (12)
Từ 01/01/2025: Sâu răng có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
1. Từ 01/01/2025: Sâu răng có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
Các trường hợp bị sâu răng (chưa xét đến các chỉ tiêu khác) khi khám nghĩa vụ quân sự có thể được xếp loại như sau:
- Chỉ có răng sâu độ 1 - 2 (không có răng sâu độ 3), không hoặc ít ảnh hưởng sức nhai: điểm 2. Có thể xếp vào sức khỏe loại 2 => Thực hiện nghĩa vụ quân sự
- Có ≤ 3 răng sâu độ 3: điểm 2. Có thể xếp vào sức khỏe loại 2=> Thực hiện nghĩa vụ quân sự
- Có 4 - 5 răng sâu độ 3: điểm 3. Có thể xếp vào sức khỏe loại 3=> Thực hiện nghĩa vụ quân sự
- Có 6 răng sâu độ 3: điểm 4T. Có thể xếp vào sức khỏe loại 4=> Tạm hoãn gọi nhập ngũ
- Có 7 răng sâu độ 3 trở lên: 5T. Có thể xếp vào sức khỏe loại 5 => Tạm hoãn gọi nhập ngũ
Theo Điều 4 Thông tư 105/2023/TT-BQP, tiêu chuẩn chung về sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự là đạt sức khỏe loại 1, loại 2, loại 3 theo quy định tại Điều 5, Điều 6 Thông tư 105/2023/TT-BQP.
Căn cứ theo Bảng phân loại các bệnh về Răng - Hàm - Mặt tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP quy định như sau:
Bệnh tật |
Điểm |
Răng sâu: |
|
- Chỉ có răng sâu độ 1 - 2 (không có răng sâu độ 3), không hoặc ít ảnh hưởng sức nhai |
2 |
- Có ≤ 3 răng sâu độ 3 |
2 |
- Có 4 - 5 răng sâu độ 3 |
3T |
- Có 6 răng sâu độ 3 |
4T |
- Có 7 răng sâu độ 3 trở lên |
5T |
Theo đó, bị sâu răng khi đi khám nghĩa vụ quân sự thì còn tùy vào mức độ mà sẽ được xếp loại điểm từ 2-5T.
Việc xếp loại sức khỏe của người đi khám nghĩa vụ bị sâu răng còn tùy thuộc vào mức độ sâu răng mà người này thực tế gặp phải, Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự sẽ xếp vào các loại sức khỏe từ loại 1 đến loại 6 sao cho phù hợp.
Do đó, các trường hợp sâu răng tùy thuộc vào tình trạng có thể vẫn phải đi nghĩa vụ quân sự hoặc được tạm hoãn.
2. Tiêu chuẩn răng nghĩa vụ quân sự mới nhất 2025
Tiêu chuẩn răng nghĩa vụ quân sự 2025 được quy định tại Mục II.2 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP như sau:
TT |
Bệnh tật |
Điểm |
17 |
Răng sâu: |
|
|
- Chỉ có răng sâu độ 1 - 2 (không có răng sâu độ 3), không hoặc ít ảnh hưởng sức nhai |
2 |
|
- Có ≤ 3 răng sâu độ 3 |
2 |
|
- Có 4 - 5 răng sâu độ 3 |
3T |
|
- Có 6 răng sâu độ 3 |
4T |
|
- Có 7 răng sâu độ 3 trở lên |
5T |
18 |
Mất răng: |
|
|
- Còn đủ 28 răng (không kể răng khôn) |
1 |
|
- Mất răng đã có phục hình đảm bảo chức năng và thẩm mỹ |
2 |
|
- Mất ≤ 3 răng, trong đó có 1 răng hàm lớn hoặc răng cửa, sức nhai còn 85% trở lên |
2 |
|
- Mất 4 răng, trong đó có ≤ 2 răng hàm lớn hoặc răng cửa, sức nhai còn 70% trở lên |
3 |
|
- Mất 5-7 răng, trong đó có ≤ 3 răng hàm lớn hoặc răng cửa, sức nhai còn 50% trở lên |
4 |
|
- Mất trên 7 răng, trong đó có > 3 răng hàm lớn hoặc răng cửa, sức nhai còn < 50% |
5 |
19 |
Viêm lợi: |
|
|
- Viêm lợi ở ≤ 5 răng, chưa có túi mủ sâu |
1 |
|
- Viêm lợi ở ≥ 6 răng, chưa có túi mủ sâu |
2 |
20 |
Viêm quanh răng (nha chu viêm): |
|
|
- Viêm quanh răng đã điều trị ổn định vẫn còn túi lợi sâu |
3T |
|
- Viêm quanh răng ở < 5 răng, răng lung lay độ 2 - 3 - 4 |
3T |
|
- Viêm quanh răng từ 6 - 11 răng trở lên, răng lung lay độ 2 - 3 - 4 |
4T |
|
- Viêm quanh răng từ 12 răng trở lên |
5T |
21 |
Viêm tủy, tủy hoại tử, viêm quanh cuống răng: |
|
|
- 1 - 2 răng bị viêm tủy, tủy hoại tử hoặc viêm quanh cuống răng: |
|
|
+ Đang còn viêm |
2T |
|
+ Đã điều trị ổn định |
2 |
|
- 3 - 4 răng bị viêm tủy, tủy hoại tử hoặc viêm quanh cuống răng: |
|
|
+ Đang còn viêm |
3T |
|
+ Đã điều trị ổn định |
3 |
|
- 5 - 6 răng bị viêm tủy, tủy hoại tử hoặc viêm quanh cuống răng: |
|
|
+ Đang còn viêm |
4T |
|
+ Đã điều trị ổn định |
4 |
|
- Có trên 6 răng bị viêm tủy, tủy hoại tử hoặc viêm quanh cuống răng |
5 |
22 |
Biến chứng răng khôn: |
|
|
- Biến chứng đã điều trị tốt |
1 - 2 |
|
- Biến chứng đang chữa |
2T |
23 |
Viêm loét niêm mạc ở miệng, lưỡi: |
|
|
- Viêm loét cấp tính |
3T |
|
- Viêm loét mạn tính đã điều trị nhiều lần không khỏi |
4 |
24 |
Viêm tuyến nước bọt: |
|
|
- Viêm tuyến mang tai: |
|
|
+ Đã điều trị khỏi |
2 |
|
+ Viêm tuyến mang tai cấp |
3T |
|
+ Viêm tuyến mang tai mạn tính 1 bên đã ổn định |
3 |
|
+ Viêm tuyến mang tai mạn tính 2 bên đã ổn định |
4 |
|
+ Viêm tuyến mang tai mạn tính 1 hoặc 2 bên chưa ổn định |
5 |
|
+ Sỏi ống Stenon |
5 |
|
- Viêm tuyến nước bọt dưới hàm: |
|
|
+ Đã điều trị khỏi |
2 |
|
+ Viêm cấp |
4T |
|
+ Viêm mạn, xơ hoá, chưa ổn định |
5 |
|
+ Sỏi ống Wharton |
5 |
25 |
Viêm khớp thái dương hàm: |
|
|
- Viêm cấp tính |
3T |
|
- Viêm mạn tính |
4 |
26 |
Xương hàm gãy: |
|
|
- Đã liền tốt, khớp cắn không di lệch hoặc di lệch ít |
2 |
|
- Khớp cắn di lệch nhiều, ảnh hưởng tới sức nhai |
4 |
27 |
Khe hở môi, khe hở vòm miệng: |
|
|
- Khe hở môi 1 bên, không toàn bộ: |
|
|
+ Đã phẫu thuật, không ảnh hưởng tới thẩm mỹ và chức năng |
2 |
|
+ Chưa phẫu thuật |
3 |
|
- Khe hở môi 1 bên toàn bộ hoặc khe hở môi không toàn bộ 2 bên: |
|
|
+ Đã phẫu thuật tạo hình, ảnh hưởng ít đến thẩm mỹ và phát âm |
3 |
|
+ Chưa phẫu thuật |
4T |
|
- Khe hở môi toàn bộ 2 bên: |
|
|
+ Đã phẫu thuật tạo hình |
4 |
|
+ Chưa phẫu thuật |
5T |
|
- Khe hở vòm: |
|
|
+ Khe hở vòm mềm |
3 |
|
+ Khe hở vòm toàn bộ |
5 |
|
- Khe hở môi kèm theo khe hở vòm |
6 |
28 |
Bệnh lý và u vùng mặt |
|
|
- Các bệnh lý lành tính đã điều trị ổn định (nang chân răng, nang nhầy...) |
2 |
|
- U lành đã phẫu thuật ổn định không ảnh hưởng đến chức năng (torus, u lợi xơ...) |
3 |
|
- U lành đã phẫu thuật ổn định có biến dạng vùng mặt (u men, u xương xơ, u máu, u bạch mạch;..) |
5 |
|
- U lành tính chưa phẫu thuật, không gây biến dạng vùng mặt |
3T |
|
- U lành tính chưa phẫu thuật, có gây biến dạng vùng mặt hoặc ảnh hưởng chức năng |
5T |
|
- U ác tính vùng hàm mặt |
6 |
29 |
Sai lệch khớp cắn |
|
|
Không ảnh hưởng chức năng và thẩm mỹ |
2 |
|
Ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mỹ (tùy mức độ ảnh hưởng) |
3-5 |
|
Đang điều trị nắn chỉnh răng |
3T |
29 |
Phẫu thuật thẩm mỹ có can thiệp vào xương vùng hàm mặt |
|
|
- Kết quả tốt, đã liền xương trên 6 tháng |
2 |
|
- Còn phương tiện kết xương |
3T |
3. Hướng dẫn khám răng nghĩa vụ quân sự 2025
Căn cứ Mục 3 Phần IV Phụ lục I Thông tư 105/2023/TT-BQP, quá trình khám răng nghĩa vụ quân sự được thực hiện như sau:
Số 17: Răng sâu
Quy định ký hiệu sâu răng bằng chữ “S”.
- S1: sâu răng Độ 1 (sâu men);
- S2: sâu răng Độ 2 (sâu ngà nông);
- S3: sâu răng Độ 3 (sâu ngà sâu).
Ví dụ: Răng 46 bị sâu độ 3 thì ghi là R46S3
Số 18: Mất răng
Quy định về ký hiệu răng: Mỗi răng đều có ký hiệu bằng hai chữ số:
- Chữ số đầu là ký hiệu của phần tư hàm của đối tượng:
Phía |
Phải |
Trái |
Trên |
1 |
2 |
Dưới |
4 |
3 |
-
- Những răng hàm trên bên phải có ký hiệu số 1.
- Những răng hàm trên bên trái có ký hiệu số 2.
- Những răng hàm dưới bên trái có ký hiệu số 3.
- Những răng hàm dưới bên phải có ký hiệu số 4.
- Chữ số thứ hai ký hiệu của từng răng:
- Răng cửa giữa: số 1
- Răng khôn trong cùng: Số 8
Ví dụ:
-
- Răng nanh hàm trên trái ký hiệu 23
- Răng hàm số 5 dưới phải ký hiệu 45
- Răng hàm có:
- Răng hàm nhỏ (răng cối nhỏ): gồm răng số 4 và 5;
- Răng hàm lớn (răng cối lớn): gồm răng số 6, 7 và 8 (răng khôn).
Cách tính sức nhai:
- Răng bị viêm tủy hoặc tủy bị hoại tử chỉ coi như là mất sức nhai tạm thời.
- Răng bị lung lay đến mức độ không điều trị được cần phải nhổ; hoặc mất hết thân răng còn chân thì coi như mất răng.
- Nếu mất 1 răng thì coi như mất cả răng cùng số đối diện với mặt nhai.
Ví dụ: Mất răng 16 thì coi như mất sức nhai cả răng 46 và tính mất 10% sức nhai.
- Nếu mất 4 răng khôn hàm trên và dưới thì không tính là mất sức nhai (vì có nhiều người không có răng khôn).
Cách tính sức nhai:
Hàm trên |
% sức nhai |
2 |
5 |
5 |
3 |
3 |
4 |
1 |
2 |
2 |
1 |
4 |
3 |
3 |
5 |
5 |
2 |
Răng |
1 8 |
1 7 |
1 6 |
1 5 |
1 4 |
1 3 |
1 2 |
1 1 |
2 1 |
2 2 |
2 3 |
2 4 |
2 5 |
2 6 |
2 7 |
2 8 |
|
Hàm dưới |
% sức nhai |
3 |
5 |
5 |
3 |
3 |
4 |
1 |
1 |
1 |
1 |
4 |
3 |
3 |
5 |
5 |
3 |
Răng |
4 8 |
4 7 |
4 6 |
4 5 |
4 4 |
4 3 |
4 2 |
4 1 |
3 1 |
3 2 |
3 3 |
3 4 |
3 5 |
3 6 |
3 7 |
3 8 |
Răng giả: Mất răng đã làm răng giả tốt được tính 50% sức nhai của răng.
Số 19, 20: Phân biệt giữa, viêm lợi và viêm quanh răng
Viêm lợi |
Viêm quanh răng |
- Lợi cương đỏ, có thể viêm 2-3 răng đến toàn bộ 2 hàm |
- Lợi có thể viêm đỏ, chảy máu, tụt lợi, hở cổ răng |
- Không có túi mủ ở sâu |
- Có túi mủ ở sâu ở nhiều răng đến toàn bộ 2 hàm, mủ chảy thường xuyên |
- Răng lung lay ít hoặc không lung lay |
- Răng lung lay từ độ 1 đến độ 4 |
- Hơi thở hôi |
- Hơi thở rất hôi |
- Có cao răng |
- Nhiều cao răng trên lợi và dưới lợi |
|
- Xương ổ răng tiêu dọc hoặc ngang |
Số 21: Viêm tủy, tủy hoại tử, viêm quanh cuống răng:
Viêm quanh cuống răng khác viêm quanh răng là viêm dây chằng quanh răng, tiêu xương ổ răng, viêm lợi.
- Viêm cuống răng: Là viêm vùng tận cùng của răng nơi các mạch máu vú thần kinh đi vào nuôi dưỡng răng (thường do tủy hoại tử) đau ê ẩm, răng có cảm giác trồi lên, gõ dọc đau, hai hàm chạm vào đau, lợi vùng cuống hơi nề. Viêm cuống răng cấp: đau khu trú lợi hoặc má tương ứng răng viêm sưng nề.
- Viêm tủy răng: Răng tự nhiên đau, đau nhiều về đêm, đau lan tỏa, đau dữ dội thành từng cơn tùy thuộc vào viêm tủy chởm phát hay viêm tủy cấp, gõ ngang đau hơn dọc.
Quy định ký hiệu viêm tủy răng bằng chữ “T”, cách ghi tương tự như chú dẫn mục răng sâu
- Viêm tủy hoại tử: Răng không đau, thường răng đổi màu xám hoặc vàng đục.
Số 24: Viêm tuyến nước bọt: Biểu hiện sưng ở vùng tuyến mang tai. Nếu chưa ổn định, khi khám, nắn vào vùng tuyến mang tai sẽ thấy chảy mủ ra ở ống Sténon.
Số 26: Xương hàm gãy: Khớp cắn bình thường được xác định khi người được khám ngậm miệng ở tư thế tĩnh, nuốt nước bọt, hai hàm răng khít lại, không bị hở, không di lệch sang phải hoặc trái. Khớp cắn di lệch là khi ở tư thế trên mà hai hàm bị hở hoặc lệch sang một bên.
4. Bị những bệnh gì thì không phải đi nghĩa vụ quân sự 2025?
Các bệnh thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự quy định tại Mục III Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP, gồm có:
STT |
Tên bệnh |
Mã bệnh ICD10 |
1 |
Tâm thần |
F20 đến F29 |
2 |
Động kinh |
G40 |
3 |
Bệnh Parkinson |
G20 |
4 |
Mù một mắt |
H54.4 |
5 |
Điếc |
H90 |
6 |
Di chứng do lao xương khớp |
B90.2 |
7 |
Di chứng do phong |
B92 |
8 |
Các bệnh lý ác tính (U ác, bệnh máu ác tính) |
C00 đến C97; D00 đến D09; D45 đến D47 |
9 |
Người nhiễm HIV |
B20 đến B24; Z21 |
10 |
Người khuyết tật mức độ đặc biệt nặng và nặng |
|
5. Các câu hỏi thường gặp
5.1. Thời gian gọi công dân đi nghĩa vụ quân sự năm 2025
Theo Điều 33 Luật Nghĩa vụ quân sự, công dân sẽ được gọi lên đường nhập ngũ vào tháng 02/2025 hoặc tháng 03/2025.
5.2. Đi học đại học tuổi nghĩa vụ quân sự đến bao nhiêu tuổi?
Về độ tuổi gọi nhập ngũ theo Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.
5.3. Định cư nước ngoài, đi du học có được hoãn đi nghĩa vụ quân sự không?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015, nếu du học sinh hay người định cư tại nước ngoài chưa cắt hộ khẩu thường trú tại Việt Nam, chưa xóa thường trú tại Việt Nam thì không được hoãn nghĩa vụ quân sự theo quy định, trừ trường hợp những người này thuộc diện được tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ.
5.4. Khám sức khỏe đi nghĩa vụ quân sự có phải cởi đồ không?
Việc khám sức khỏe bao gồm khám lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng. Đối với một số bệnh lý ví dụ như như bệnh trĩ hay giãn tĩnh mạch thừng tinh, bác sĩ sẽ cần kiểm tra kỹ lưỡng, và điều này có thể yêu cầu công dân cởi đồ để xác định tình trạng bệnh. Vì vậy, trong một số trường hợp cụ thể trong quá trình khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, việc cởi đồ là cần thiết.
5.5. Làm nghề gì thì không đi nghĩa vụ quân sự?
Theo Khoản 2 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân làm các công việc sau đây:
- Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;
- Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Bị những bệnh gì, cận bao nhiêu độ thì không phải đi nghĩa vụ quân sự năm 2025?
- Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2025: quy trình, thời gian và những quy định quan trọng mới nhất
- Thời gian khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2025
- Khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự 2025 phải khám những gì?
- Năm 2025 khám sức khỏe đi nghĩa vụ quân sự có phải cởi đồ không?
- 02 bảng tiêu chuẩn phân loại sức khỏe đi nghĩa vụ quân sự theo quy định mới nhất