Mất bằng lái xe máy có phải thi lại không?
Mất bằng lái xe máy có phải thi lại không?

1. Mất bằng lái xe máy có phải thi lại không?

  • Nếu giấy phép lái xe bị mất còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng thì được xét cấp lại giấy phép lái xe.
  • Nếu giấy phép lái xe bị mất quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng thì phải sát hạch lại lý thuyết hoặc cả lý thuyết và thực hành.

Cụ thể, theo quy định tại Điều 35 Thông tư 35/2024/TT-BGTVT:

1. Người có giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng được xét cấp lại giấy phép lái xe. Việc cấp lại giấy phép lái xe bị mất thực hiện theo quy định tại các khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 36 Thông tư này.

2. Ngày trúng tuyển ghi tại mặt sau giấy phép lái xe được tính theo ngày trúng tuyển của giấy phép lái xe cũ.

3. Không cấp lại giấy phép lái xe đối với các trường hợp sau: giấy phép lái xe không có trong hệ thống thông tin giấy phép lái xe tại Cục Đường bộ Việt Nam, bảng kê danh sách cấp giấy phép lái xe (sổ quản lý); chưa cấp lại giấy phép lái xe đối với người vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ chưa thực hiện xong yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết, xử lý vụ việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Như vậy, người có giấy phép lái xe bị mất không cần thi lại mà chỉ cần làm thủ tục cấp lại giấy phép lái xe.

Tuy nhiên, nếu giấy phép bị mất quá thời hạn sử dụng từ 03 tháng trở lên thì sau khi nộp hồ sơ xin cấp lại vẫn phải tham gia sát hạch lại lý thuyết hoặc cả lý thuyết và thực hành.

2. Hồ sơ, thủ tục cấp lại bằng lái xe mới nhất 2025

Theo Khoản 1 Điều 35 Thông tư 35/2024/TT-BGTVT:

Điều 35. Cấp lại giấy phép lái xe
1. Người có giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng được xét cấp lại giấy phép lái xe. Việc cấp lại giấy phép lái xe bị mất thực hiện theo quy định tại các khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều 36 Thông tư này.

Theo đó, hồ sơ và trình tự thủ tục cấp lại giấy phép lái xe được quy định tại Khoản 2, 3, 4 Điều 36 Thông tư 35/2024/TT-BGTVT. Theo đó:

  • Hồ sơ cấp lại giấy phép lái xe bao gồm:
    • Đơn đề nghị đổi (cấp lại) giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục XXVI ban hành kèm theo Thông tư này;
    • Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh cấp còn hiệu lực (trừ người có giấy phép lái xe hạng A, A1, B1);
    • Bản sao hoặc bản sao điện tử được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao điện tử được cấp từ sổ gốc của giấy phép lái xe hoặc Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ đối với trường hợp tước quyền sử dụng giấy phép lái xe tích hợp;
    • Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng (đối với người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài).
  • Thủ tục thực hiện:
    • Cá nhân lập 01 bộ hồ sơ gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Sở Giao thông vận tải.
      • Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp cá nhân phải chụp ảnh trực tiếp tại cơ quan cấp giấy phép lái xe và phải hoàn thành nghĩa vụ nộp lệ phí khi được tiếp nhận hồ sơ.
      • Trường hợp nộp hồ sơ qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến, cá nhân kê khai theo hướng dẫn, phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính hợp pháp của nội dung đã kê khai và phải hoàn thành nghĩa vụ nộp lệ phí cấp giấy phép lái xe thông qua chức năng thanh toán của hệ thống dịch vụ công trực tuyến theo quy định và nộp phí sử dụng dịch vụ khác theo nhu cầu của cá nhân; khi nhận giấy phép lái xe, phải nộp lại giấy phép lái xe cũ để lưu hồ sơ;
    • Sở Giao thông vận tải kiểm tra hồ sơ khi tiếp nhận, tra cứu phần mềm quản lý vi phạm của hệ thống thông tin về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe, chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, truy cập phần mềm cơ sở dữ liệu về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của ngành Công an hoặc tra cứu vi phạm của người lái xe thông qua tài khoản định danh điện tử; trường hợp giấy phép lái xe không thuộc đối tượng được đổi hoặc hồ sơ không đúng theo quy định, phải thông báo trực tiếp hoặc bằng văn bản hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến những nội dung cần bổ sung hoặc sửa đổi cho cá nhân trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ;
    • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định (bao gồm xác thực tài khoản định danh điện tử qua hệ thống định danh và xác thực điện tử), Sở Giao thông vận tải thực hiện việc cấp giấy phép lái xe; trường hợp không đổi giấy phép lái xe thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

3. Xin cấp lại bằng lái xe ở đâu? Bao lâu được cấp lại bằng lái xe?

Theo Khoản 3 Điều 35 Thông tư 35/2024/TT-BGTVT, việc xin cấp lại bằng lái xe được thực hiện tại Sở Giao thông vận tải thông qua phương thức nộp trực tiếp hoặc trực tuyến qua cổng dịch vụ công.

Việc cấp bằng lái xe được thực hiện trong 5 ngày làm việc kể từ khi cơ quan có thẩm quyền nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

Xin cấp lại bằng lái xe ở đâu? Bao lâu được cấp lại bằng lái xe?
Xin cấp lại bằng lái xe ở đâu? Bao lâu được cấp lại bằng lái xe?

4. Các câu hỏi thường gặp

4.1. Xin cấp lại giấy phép lái xe A1 ở đâu?

Người có giấy phép lái xe bị mất, còn thời hạn sử dụng hoặc quá thời hạn sử dụng dưới 03 tháng thì thực hiện thủ tục cấp lại giấy phép lái xe tại tại Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải.

4.2. Xin cấp lại bằng lái xe mấy ngày lấy được?

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đúng theo quy định (bao gồm xác thực tài khoản định danh điện tử qua hệ thống định danh và xác thực điện tử), Sở Giao thông vận tải thực hiện việc cấp giấy phép lái xe; trường hợp không đổi giấy phép lái xe thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

4.3. Lấy lại bằng lái xe khi bị CSGT giữ ở đâu khi mất biên lai?

Để lấy lại bằng lái xe khi bị CSGT giữ, người vi phạm phải nộp phạt vi phạm giao thông. Sau khi nộp phạt xong thì sẽ nhận được biên lai thu tiền, tiếp đó mang biên lai này đến Phòng CSGT/Đội CSGT… được ghi trong Quyết định xử phạt để xuất trình, lấy lại giấy phép lái xe bị giữ.

4.4. Cấp lại bằng lái xe hết bao nhiêu tiền?

Hiện tại lệ phí cấp lại bằng lái xe ô tô bị mất là 135.000 đồng (một trăm ba mươi lăm nghìn đồng).