- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Bảo hiểm xã hội (181)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Tiền lương (144)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Định danh (72)
- Mức lương theo nghề nghiệp (63)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đăng kiểm (56)
- Đường bộ (51)
- Biển báo giao thông (49)
- Thừa kế (46)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Sổ đỏ (43)
- Độ tuổi lái xe (43)
- Đất đai (41)
- Hình sự (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Bằng lái xe (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Mức đóng BHXH (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Phương tiện giao thông (35)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Xử phạt hành chính (33)
- Di chúc (32)
- Pháp luật (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- VNeID (29)
- Nghỉ hưu (29)
- Lương cơ bản (28)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Mã định danh (26)
- Dân sự (26)
Lương giáo viên Bậc 4, Bậc 5, Bậc 6 mới nhất 2025 bao nhiêu?
1. Lương giáo viên Bậc 4, Bậc 5, Bậc 6 mới nhất 2025 bao nhiêu?
1.1. Đối với giáo viên mầm non
- Giáo viên mầm non hạng I:
|
Hệ số lương |
Mức lương (Đơn vị: Đồng) |
Bậc 4 |
5,02 |
11,746,800 |
Bậc 5 |
5,36 |
12,542,400 |
Bậc 6 |
5,70 |
13,338,000 |
- Giáo viên mầm non hạng II:
|
Hệ số lương |
Mức lương (Đơn vị: Đồng) |
Bậc 4 |
3,33 |
7,792,200 |
Bậc 5 |
3,66 |
8,564,400 |
Bậc 6 |
3,99 |
9,336,600 |
- Giáo viên mầm non hạng III:
|
Hệ số lương |
Mức lương (Đơn vị: Đồng) |
Bậc 4 |
3,03 |
7,090,200 |
Bậc 5 |
3,34 |
7,815,600 |
Bậc 6 |
3,65 |
8,541,000 |
1.2. Đối với giáo viên tiểu học, THCS, THPT
- Tiểu học, THCS, THPT hạng 1
|
Hệ số lương |
Mức lương (Đơn vị: Đồng) |
Bậc 4 |
5,42 |
12,682,800 |
Bậc 5 |
5,76 |
13,478,400 |
Bậc 6 |
6,10 |
14,274,000 |
- Tiểu học, THCS, THPT hạng 2
|
Hệ số lương |
Mức lương (Đơn vị: Đồng) |
Bậc 4 |
5,02 |
11,746,800 |
Bậc 5 |
5,36 |
12,542,400 |
Bậc 6 |
5,70 |
13,338,000 |
- Tiểu học, THCS, THPT hạng 3
|
Hệ số lương |
Mức lương (Đơn vị: Đồng) |
Bậc 4 |
3,33 |
7,792,200 |
Bậc 5 |
3,66 |
8,564,400 |
Bậc 6 |
3,99 |
9,336,600 |
2. Cách tính lương giáo viên theo hệ số và lương cơ sở đơn giản mới nhất 2025
Lương của giáo viên là viên chức (giáo viên được tuyển dụng, bổ nhiệm và làm việc trong các cơ sở giáo dục công lập) được tính dựa trên lương cơ sở và hệ số lương theo công thức sau:
Lương cơ bản = lương cơ sở x hệ số lương |
Hiện nay, mức lương cơ sở là 2.340.000 VNĐ/ tháng theo Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP.
Ví dụ: Chị M là giáo viên mầm non hạng III, Bậc 1 có hệ số lương là 2.1 thì cách tính lương cơ bản (chưa tính các khoản phụ cấp, phát sinh... (nếu có)) như sau:
Lương cơ bản = 2.340.000 x 2.1 = 4.914.000 (VNĐ)
3. Các câu hỏi thường gặp
3.1. Lương cơ bản của giáo viên là bao nhiêu?
Lương cơ bản được tính bằng công thức:
Lương cơ bản = Lương cơ sở x Hệ số lương
Hiện nay mức lương cở sở là 2.340.000 VNĐ. Tùy thuộc vào hệ số lương theo bậc của giáo viên mà lương cơ bản sẽ khác nhau.
3.2. Giáo viên có được tăng hệ số lương trong năm 2025 không?
Hiện chưa có thông báo chính thức về việc điều chỉnh hệ số lương cho giáo viên năm 2025. Tuy nhiên, nếu có thay đổi, thường sẽ được thông báo trong các văn bản chính thức của Chính phủ.
3.3. Hệ số lương giáo viên có phụ thuộc vào cấp bậc hay không?
Hệ số lương giáo viên phụ thuộc vào cấp bậc giảng dạy (mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông) và trình độ đào tạo cũng như thâm niên.
3.4. Lương tối thiểu vùng có ảnh hưởng đến lương giáo viên không?
Thông thường, lương giáo viên nhà nước không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi lương tối thiểu vùng vì lương giáo viên được tính dựa trên lương cơ bản nhà nước. Lương giáo viên theo hợp đồng lao động ảnh hưởng nhiều bởi lương tối thiểu vùng.
3.5. Mức phụ cấp của giáo viên mới nhất 2025 là bao nhiêu?
Ngoài mức lương cơ bản, giáo viên còn được nhận thêm tiền phụ cấp 30%, 35% hoặc 50% tùy từng trường hợp. Cụ thể, tại tiểu mục 1 Mục II Thông tư liên tịch 01/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV-BTC có quy định về mức phụ cấp của giáo viên như sau:
MỨC PHỤ CẤP VÀ CÁCH TÍNH
1. Mức phụ cấp...
b) Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở đồng bằng, thành phố, thị xã; trường trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề; các trung tâm bồi dưỡng chính trị của huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh;
c) Mức phụ cấp 35% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở đồng bằng, thành phố, thị xã; các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm dạy nghề ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa;
...
e) Mức phụ cấp 50% áp dụng đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các trường mầm non, tiểu học ở miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
Việc xác định địa bàn miền núi thực hiện theo quy định của Uỷ ban Dân tộc; địa bàn hải đảo theo thực tế địa lý; địa bàn vùng sâu, vùng xa tuỳ theo đặc điểm của từng địa phương do Uỷ ban nhân dân tỉnh hướng dẫn sau khi có ý kiến thống nhất của Liên Bộ.
3.6. Lương cơ bản có phải là lương dùng để đóng bảo hiểm xã hội cho giáo viên không?
Lương cơ bản không phải là lương dùng để đóng bảo hiểm xã hội, vì tiền lương đóng BHXH còn phụ thuộc vào các khoản phụ cấp.
Căn cứ vào Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
“Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương cơ sở.
2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
3. Trường hợp tiền lương tháng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cao hơn 20 lần mức lương cơ sở thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bằng 20 lần mức lương cơ sở.
4. Chính phủ quy định chi tiết việc truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động, người sử dụng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 122 của Luật này”.
Theo như quy định trên thì tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bao gồm tiền lương và các khoản phụ cấp.
Hiện nay, pháp luật Việt Nam không có quy định nào định nghĩa hoặc đưa ra khái niệm về lương cơ bản. Trên thực tế, có thể hiểu rằng lương cơ bản là mức lương thấp nhất mà người lao động nhận được khi làm việc tại một vị trí nào đó, phụ thuộc vào trình độ, yêu cầu năng lực của người lao động. Lương cơ bản không bao gồm các khoản tiền phụ cấp, hỗ trợ của người sử dụng lao động dành cho người lao động.
Do đó, lương cơ bản không phải là lương dùng để đóng bảo hiểm xã hội.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- 04 bảng lương giáo viên theo bậc, hệ số mới nhất 2025
- Cách tính lương giáo viên theo hệ số và lương cơ sở đơn giản mới nhất 2025
- Lương giáo viên mới ra trường các cấp học mới nhất 2025 bao nhiêu?
- Lương giáo viên Bậc 1, Bậc 2, Bậc 3 mới nhất 2025 bao nhiêu?
- Lương giáo viên Bậc 7, Bậc 8, Bậc 9, Bậc 10 mới nhất 2025 bao nhiêu?