- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (212)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (113)
- Mã số thuế (109)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (99)
- Tiền lương (79)
- Tạm trú (78)
- Bảo hiểm xã hội (76)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (62)
- Lương hưu (61)
- Bảo hiểm thất nghiệp (53)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (42)
- Đất đai (41)
- Hình sự (41)
- Chung cư (40)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Pháp luật (35)
- Hành chính (31)
- Lương cơ bản (30)
- Nhà ở (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Đăng ký mã số thuế (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Thai sản (29)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Tra cứu mã số thuế (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Hưởng BHTN (20)
- Xử phạt hành chính (19)
- Thương mại (19)
- Hàng hóa (17)
- Nộp thuế (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Kết hôn (16)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
- Đóng thuế TNCN (15)
- Hôn nhân gia đình (15)
- Văn hóa xã hội (14)
- Đầu tư (14)
- Kinh doanh (14)
- Thường trú (13)
- Phụ cấp (13)
- Gia hạn, đổi hộ chiếu (13)
- Công ty TNHH (13)
- Ly hôn (13)
- Thủ tục tố tụng (12)
- Y tế (12)
- Quyền sử dụng đất (12)
Không đăng ký tạm trú bị phạt bao nhiêu tiền mới nhất năm 2025
1. Không đăng ký tạm trú bị phạt bao nhiêu tiền mới nhất năm 2025?
Tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP xử phạt vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú như sau:
"Vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú;
b) Không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng;
c) Không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền".
Như vậy, trong trường hợp sinh sống tại chỗ ở hợp pháp từ 30 ngày trở lên mà không đăng ký tạm trú thì sẽ bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền quy định như trên là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng (khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)
2. Được gia hạn tạm trú tối đa bao nhiêu lần?
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Luật Cư trú 2020 quy định về điều kiện đăng ký tạm trú như sau:
"Điều kiện đăng ký tạm trú
1. Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.
2. Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần
3. Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 của Luật này".
Như vậy, theo quy định nêu trên thì không quy định cụ thể về số lần gia hạn tạm trú tối đa. Luật chỉ quy định thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần.
3. Các trường hợp xóa đăng ký tạm trú
Căn cứ Khoản 1 Điều 29 Luật Cư trú 2020 thì người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xóa đăng ký tạm trú:
- Chết; có quyết định của Tòa án tuyên bố mất tích hoặc đã chết;
- Đã có quyết định hủy bỏ đăng ký tạm trú quy định tại Điều 35 Luật Cư trú 2020;
- Vắng mặt liên tục tại nơi tạm trú từ 06 tháng trở lên mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác;
- Đã được cơ quan có thẩm quyền cho thôi quốc tịch Việt Nam, tước quốc tịch Việt Nam, hủy bỏ quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam;
- Đã được đăng ký thường trú tại chính nơi tạm trú;
- Người đã đăng ký tạm trú tại chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ nhưng đã chấm dứt việc thuê, mượn, ở nhờ mà không đăng ký tạm trú tại chỗ ở khác;
- Người đã đăng ký tạm trú tại chỗ ở hợp pháp nhưng sau đó quyền sở hữu chỗ ở đó đã chuyển cho người khác, trừ trường hợp được chủ sở hữu mới đồng ý cho tiếp tục sinh sống tại chỗ ở đó;
- Người đăng ký tạm trú tại chỗ ở đã bị phá dỡ, tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tại phương tiện đã bị xóa đăng ký phương tiện theo quy định của pháp luật.
4. Đăng ký tạm trú trễ bị phạt cao nhất bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú như sau:
"Vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú;
b) Không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng;
c) Không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tẩy xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú;
b) Mua, bán, thuê, cho thuê sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;"
Như vậy, đăng ký tạm trú trễ bị phạt cao nhất là 1.000.000 đồng.
5. Các hình thức đăng ký tạm trú
Đăng ký tạm trú là thủ tục bắt buộc phải làm khi chuyển đến nơi khác sinh sống trong một thời gian nhất định. Bạn có thể tham khảo các hình thức đăng ký khai báo tạm trú sau đây:
- Đăng ký tạm trú trực tiếp tại cơ quan Công an cấp xã/phường nơi dự định cư trú. Công dân cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ gồm tờ khai thay đổi thông tin cư trú, giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp và bản sao thẻ CMND/CCCD kèm bản gốc để đối chiếu. Người dân nộp hồ sơ tại cơ quan Công an và thanh toán lệ phí theo quy định.
- Đăng ký tạm trú trực tuyến qua Cổng dịch vụ công: Công dân cần có tài khoản Cổng Dịch vụ công quốc gia và đăng nhập vào Cổng Dịch vụ công quản lý cư trú sau đó điền thông tin vào mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú và tải lên các giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Lệ phí được thanh toán online qua cổng thanh toán điện tử và người dân có thể theo dõi tiến độ giải quyết hồ sơ qua Cổng Dịch vụ công quốc gia.
- Đăng ký tạm trú online qua VNeID. Từ ngày 01/1/2024 người dân đã có thể đăng ký online ngay trên ứng dụng VNeID. Đây là một tính năng mới được Bộ Công an tích hợp trên ứng dụng VNeID giúp người dân đăng ký khai báo tạm trú nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và công sức.
Thời gian giải quyết thủ tục đăng ký tạm trú là 03 ngày làm việc. Sau khi đăng ký tạm trú thành công. Công dân có thể làm đơn xin xác nhận tạm trú để chứng minh nơi tạm trú của công dân khi họ sinh sống tại một nơi khác ngoài nơi đăng ký thường trú hoặc để làm nhiều loại giấy tờ, hồ sơ cần thiết khác.
Xem thêm bài viết: 02 cách đăng ký tạm trú online nhanh chóng, chi tiết cho người ở trọ, thuê nhà 2025
6. Những câu hỏi thường gặp
6.1 Điều kiện đăng ký tạm trú
- Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.
- Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần
- Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở sau đây:
- Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn, chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng, khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật.
- Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếm trái phép hoặc chỗ ở xây dựng trên diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng theo quy định của pháp luật.
- Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật.
6.2 Không đăng ký tạm trú, người thuê trọ hay chủ trọ bị phạt?
Khi đi thuê trọ thì chủ nhà trọ thường là người chủ động liên hệ để đăng ký tạm trú cho người đi thuê trọ bởi những người chủ nhà trọ thường sẽ quen thuộc với cơ quan công an địa phương đó.
Tuy nhiên, theo khoản 1 Điều 27 Luật Cư trú năm 2020 thì việc đăng ký tạm trú do người đi thuê trọ (từ 30 ngày trở lên) thực hiện chứ không nhất thiết phải là chủ trọ.
Theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021 quy định vi phạm về đăng ký và quản lý cư trú. Người thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây sẽ bị phạt tiền từ 500.000 - 1.000.000 đồng, cụ thể:
- Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú;
- Không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng.
Do đó, cả chủ nhà trọ và người thuê trọ đều phải có trách nhiệm đăng ký tạm trú khi có sự thay đổi về cư trú. Nếu không đăng ký tạm trú có thể chủ trọ hoặc người thuê trọ sẽ bị phạt tiền từ 500.000 - 1.000.000 đồng theo quy định trên.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Đăng ký tạm trú cần những giấy tờ gì mới nhất năm 2025?
- 08 trường hợp xóa đăng ký tạm trú mới nhất năm 2025
- Điều kiện đăng ký tạm trú mới nhất năm 2025?
- Đăng ký tạm trú ở đâu mới nhất năm 2025?
- Lệ phí làm thủ tục đăng ký tạm trú online mới nhất năm 2025
- Trường hợp nào không phải đăng ký tạm trú mới nhất năm 2025?