Đăng ký tạm trú ở đâu mới nhất năm 2025?
Đăng ký tạm trú ở đâu mới nhất năm 2025?

1. Đăng ký tạm trú ở đâu mới nhất năm 2025?

Theo khoản 2 Điều 28 Luật Cư trú 2020, người đăng ký tạm trú nộp hồ sơ đăng ký tạm trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình dự kiến tạm trú.

Trong đó, cơ quan đăng ký cư trú là cơ quan quản lý cư trú trực tiếp thực hiện việc đăng ký cư trú của công dân, bao gồm Công an xã, phường, thị trấn; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.

Như vậy, người đăng ký tạm trú nộp hồ sơ đăng ký tạm trú tại:

  • Công an xã, phường, thị trấn nơi mình dự kiến tạm trú.
  • Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương nơi mình dự kiến tạm trú (đối với nơi không có đơn vị hành chính cấp xã).

2. Hồ sơ đăng ký tạm trú

(Khoản 1 Điều 28 Luật Cư trú 2020, Điều 5 Nghị định 62/2021/NĐ-CP)

Hồ sơ đăng ký tạm trú bao gồm:

  • Tờ khai thay đổi thông tin cư trú; đối với người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì trong tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Mẫu CT01 ban hành

theo TT số /2021/TT-BCA ngày 15/5/2021

TỜ KHAI THAY ĐỔI THÔNG TIN CƯ TRÚ

Kính gửi(1):…………………...………………..………………………………………..………………………..…………………

1. Họ, chữ đệm và tên:...............................................................................................................

2. Ngày, tháng, năm sinh:…………..…/…………..…./ …………....……..….. 3. Giới tính:..............................................................................................................

4. Số định danh cá nhân/CMND:

5. Số điện thoại liên hệ:......................................... ………….6. Email:....................................................................

7. Nơi thường trú:...............................................................................................................

8. Nơi tạm trú:...............................................................................................................

9. Nơi ở hiện tại:................................................................................................................

10. Nghề nghiệp, nơi làm việc:.............................................................................................................

11. Họ, chữ đệm và tên chủ hộ:.............................................. 12. Quan hệ với chủ hộ:…………….

13. Số định danh cá nhân/CMND của chủ hộ:

14. Nội dung đề nghị(2):..........................................................................................................

.....................................................................................................................

15. Những thành viên trong hộ gia đình cùng thay đổi:

TT

Họ, chữ đệm

và tên

Ngày, tháng, năm sinh

Giới tính

Số định danh cá nhân/CMND

Nghề nghiệp, nơi làm việc

Quan hệ với người có thay đổi

Quan hệ với

chủ hộ

…..,ngày…....tháng....năm…….

Ý KIẾN CỦA CHỦ HỘ(3)

(Ghi rõ nội dung và ký, ghi rõ họ tên)

…..,ngày…..tháng....năm…

Ý KIẾN CỦA CHỦ SỞ HỮU HOẶC NGƯỜI ĐẠI DIỆN CHỖ Ở HỢP PHÁP(3)

(Ký, ghi rõ họ tên)

…..,ngày…...tháng...năm…

Ý KIẾN CỦA CHA, MẸ

HOẶC NGƯỜI GIÁM HỘ (4)

(Ký, ghi rõ họ tên)

…..,ngày....tháng...năm…

NGƯỜI KÊ KHAI

(Ký, ghi rõ họ tên)

Chú thích:

(1) Cơ quan đăng ký cư trú.

(2) Ghi rõ ràng, cụ thể nội dung đề nghị. Ví dụ: đăng ký thường trú; đăng ký tạm trú; tách hộ; xác nhận thông tin về cư trú…

(3) Áp dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 20; khoản 1 Điều 25 Luật Cư trú

(4) Áp dụng đối với trường hợp người chưa thành niên, người hạn chế hành vi dân sự, người không đủ năng lực hành vi dân sự có thay đổi thông tin về cư trú

  • Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp, gồm:
    • Giấy tờ, tài liệu chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc tài sản gắn liền với đất do cơ quan có thẩm quyền cấp (trong đó có thông tin về nhà ở);
    • Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (đối với trường hợp công trình phải cấp giấy phép xây dựng và đã xây dựng xong);
    • Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
    • Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán;
    • Giấy tờ về mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở;
    • Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho cá nhân, hộ gia đình;
    • Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;
    • Giấy tờ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu không có một trong các giấy tờ nêu trên;
    • Giấy tờ chứng minh về đăng ký, đăng kiểm phương tiện thuộc quyền sở hữu. Trường hợp phương tiện không phải đăng ký, đăng kiểm thì cần có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã về việc phương tiện được sử dụng để ở; Giấy xác nhận đăng ký nơi thường xuyên đậu, đỗ của phương tiện nếu nơi đăng ký cư trú không phải nơi đăng ký phương tiện hoặc phương tiện đó không phải đăng ký, đăng kiểm;
    • Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp là văn bản cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ của cơ quan, tổ chức, cá nhân phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở;
    • Giấy tờ của cơ quan, tổ chức do thủ trưởng cơ quan, tổ chức ký tên, đóng dấu chứng minh về việc được cấp, sử dụng nhà ở, chuyển nhượng nhà ở, có nhà ở tạo lập trên đất do cơ quan, tổ chức giao đất để làm nhà ở (đối với nhà ở, đất thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức).
Đăng ký tạm trú trễ bị phạt cao nhất bao nhiêu tiền?
Đăng ký tạm trú trễ bị phạt cao nhất bao nhiêu tiền?

3. Đăng ký tạm trú trễ bị phạt cao nhất bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú như sau:

Vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú;

b) Không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng;

c) Không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Tẩy xóa, sửa chữa hoặc có hành vi khác làm sai lệch nội dung sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú;

b) Mua, bán, thuê, cho thuê sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật;

4. Không đăng ký tạm trú bị phạt bao nhiêu tiền mới nhất năm 2025?

Tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP xử phạt vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú như sau:

Vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú;

b) Không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng;

c) Không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy, trong trường hợp sinh sống tại chỗ ở hợp pháp từ 30 ngày trở lên mà không đăng ký tạm trú thì sẽ bị xử phạt từ 500.000 đồng đến 1 triệu đồng.

Lưu ý: Mức phạt tiền quy định như trên là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng (khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)

5. Lệ phí đăng ký tạm trú

Căn cứ theo Biểu mức thu lệ phí cư trú được ban hành kèm theo Thông tư 75/2022/TT-BTC quy định mức thu lệ phí đăng ký tạm trú năm 2025 như sau:

STT

Nội dung

Đơn vị tính

Lệ phí trường hợp công dân nộp hồ sơ trực tiếp

Lệ phí Trường hợp công dân nộp hồ sơ qua cổng dịch vụ công trực tuyến

1

Đăng ký thường trú

Đồng/lần đăng ký

20.000

10.000

2

Đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú (cá nhân, hộ gia đình)

Đồng/lần đăng ký

15.000

7.000

3

Đăng ký tạm trú theo danh sách, gia hạn tạm trú theo danh sách

Đồng/người đăng ký

10.000

5.000

4

Tách hộ

Đồng/lần đăng ký

10.000

5.000

Theo đó, trường hợp nộp hồ sơ làm thủ tục đăng ký tạm trú online năm 2025 thì mức thu phí như sau:

  • Trường hợp đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú (cá nhân, hộ gia đình) online thì mức thu phí là 7.000 đồng/lần đăng ký.
  • Trường hợp đăng ký tạm trú theo danh sách, gia hạn tạm trú theo danh sách online thì mức thu phí là 5.000 đồng/lần đăng ký.

6. Những câu hỏi thường gặp

6.1 Các hình thức đăng ký tạm trú

Đăng ký tạm trú là thủ tục bắt buộc phải làm khi chuyển đến nơi khác sinh sống trong một thời gian nhất định. Bạn có thể tham khảo các hình thức đăng ký khai báo tạm trú sau đây:

  1. Đăng ký tạm trú trực tiếp tại cơ quan Công an cấp xã/phường nơi dự định cư trú. Công dân cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ gồm tờ khai thay đổi thông tin cư trú, giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp và bản sao thẻ CMND/CCCD kèm bản gốc để đối chiếu. Người dân nộp hồ sơ tại cơ quan Công an và thanh toán lệ phí theo quy định.
  2. Đăng ký tạm trú trực tuyến qua Cổng dịch vụ công: Công dân cần có tài khoản Cổng Dịch vụ công quốc gia và đăng nhập vào Cổng Dịch vụ công quản lý cư trú sau đó điền thông tin vào mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú và tải lên các giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Lệ phí được thanh toán online qua cổng thanh toán điện tử và người dân có thể theo dõi tiến độ giải quyết hồ sơ qua Cổng Dịch vụ công quốc gia.
  3. Đăng ký tạm trú online qua VNeID. Từ ngày 01/1/2024 người dân đã có thể đăng ký online ngay trên ứng dụng VNeID. Đây là một tính năng mới được Bộ Công an tích hợp trên ứng dụng VNeID giúp người dân đăng ký khai báo tạm trú nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và công sức.

Thời gian giải quyết thủ tục đăng ký tạm trú là 03 ngày làm việc. Sau khi đăng ký tạm trú thành công. Công dân có thể làm đơn xin xác nhận tạm trú để chứng minh nơi tạm trú của công dân khi họ sinh sống tại một nơi khác ngoài nơi đăng ký thường trú hoặc để làm nhiều loại giấy tờ, hồ sơ cần thiết khác.

6.2 Trường hợp nào công dân không phải đăng ký tạm trú?

Căn cứ tại Điều 27 Luật Cư trú 2020 quy định về điều kiện đăng ký tạm trú như sau:

Điều kiện đăng ký tạm trú

1. Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.

2. Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần

3. Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 của Luật này.

Như vậy, theo quy định trên thì công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp trong phạm vi đơn vị hành chính cấp xã đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác dưới 30 ngày thì công dân không cần phải đăng ký tạm trú.

Tuy nhiên, trong trường hợp công dân đến sinh sống tại một chỗ ở khác với nơi đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác nhưng không đến 30 ngày thì phải thực hiện thông báo lưu trú.