- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Chủ đề nổi bật
- Nghĩa vụ quân sự (91)
- Cư trú (90)
- Thuế thu nhập cá nhân (42)
- Doanh nghiệp (35)
- Hợp đồng (26)
- Bảo hiểm xã hội (23)
- Hình sự (22)
- Tiền lương (22)
- Hành chính (21)
- Đất đai (20)
- Pháp luật (17)
- Dân sự (16)
- Lao động (15)
- Bảo hiểm y tế (13)
- Xử phạt hành chính (13)
- Hôn nhân gia đình (13)
- Nhà ở (13)
- Trách nhiệm hình sự (12)
- Thuế (12)
- Mã số thuế (11)
- Bộ máy nhà nước (11)
- Bằng lái xe (11)
- Kết hôn (10)
- Tạm trú (10)
- Khai sinh (9)
- Hộ chiếu (9)
- Xây dựng (8)
- Văn hóa xã hội (8)
- Nộp thuế (8)
- Trợ cấp - phụ cấp (8)
- Hợp đồng lao động (7)
- Thương mại (7)
- Công ty TNHH (7)
- Chung cư (7)
- Nợ (7)
- Quyết toán thuế TNCN (7)
- Thủ tục tố tụng (7)
- Ly hôn (7)
- Vốn (7)
- Đăng ký thuế (6)
- Đăng ký kết hôn (6)
- Thuế giá trị gia tăng (6)
- Phương tiện giao thông (6)
- Đóng thuế TNCN (6)
- Tính thuế TNCN (5)
- Giáo dục (5)
- Bồi thường thiệt hại (5)
- Công ty cổ phần (5)
- Bộ máy hành chính (5)
- Viên chức (5)
- Thuế tiêu thụ đặc biệt (5)
- Nợ xấu (5)
- Tội phạm (5)
- Căn cước công dân (5)
- Thừa kế (5)
- Lý lịch (5)
- Bảo hiểm (5)
- Đóng bảo hiểm (4)
- Quyền sử dụng đất (4)
- Tính lương (4)
Không chuyển khẩu về nhà chồng có làm được giấy khai sinh cho con không?
1. Không chuyển khẩu về nhà chồng có làm được giấy khai sinh cho con không?
Căn cứ theo Điều 13 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thẩm quyền đăng ký khai sinh như sau:
Thẩm quyền đăng ký khai sinh
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh.
Theo đó, việc thực hiện đăng ký khai sinh cho con có thể thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cha hoặc mẹ cư trú. Trường hợp không có giấy đăng ký kết hôn: Nếu bạn chưa đăng ký kết hôn, giấy khai sinh của bé vẫn sẽ được cấp với phần "Cha" trong giấy khai sinh để trống, nhưng sau này có thể bổ sung khi làm thủ tục nhận cha con.
Tóm lại, không có yêu cầu bắt buộc cha mẹ phải cùng nơi cư trú. Do đó, việc người mẹ dù không nhập khẩu vào nhà chồng thì vẫn có thể làm giấy khai sinh cho con.
2. Thời hạn cha mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con là bao lâu?
Căn cứ theo Điều 15 Luật Hộ tịch 2014 quy định về trách nhiệm đăng ký khai sinh như sau:
Trách nhiệm đăng ký khai sinh
1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
2. Công chức tư pháp - hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc đăng ký khai sinh cho trẻ em trên địa bàn trong thời hạn quy định; trường hợp cần thiết thì thực hiện đăng ký khai sinh lưu động.
Theo đó, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đi đăng ký làm giấy khai sinh cho con.
Trong trường hợp cha mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh.
3. Kết hôn xong bắt buộc nhập khẩu với chồng sau khi cưới?
Sau khi hai người nam, nữ xác lập quan hệ vợ, chồng thì phải thực hiện quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng. Một trong số đó là nghĩa vụ sống chung với nhau. Cụ thể, khoản 2 Điều 19 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 nêu rõ:
Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.
Căn cứ tại Điều 20 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:
Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính.
Đồng thời tại Điều 43 Bộ luật dân sự 2015 quy định về nơi cư trú của vợ, chồng như sau:
- Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống.
- Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau nếu có thỏa thuận.
Điều 14 của Luật Cư trú 2020 quy định về nơi cư trú của vợ, chồng như sau:
- Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ, chồng thường xuyên chung sống;
- Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan.
Dựa vào những căn cứ trên có thể thấy việc lựa chọn nơi cư trú của vợ, chồng theo thỏa thuận của vợ chồng, pháp luật không có quy định bắt buộc vợ phải nhập khẩu vào nhà chồng.
Tóm lại, nếu không nhập khẩu cho vợ về nhà chồng thì cũng không bị coi là hành vi vi phạm pháp luật.
4. Hướng dẫn thủ tục nhập khẩu về nhà chồng mới nhất
4.1 Điều kiện nhập khẩu cho vợ vào nhà chồng
Trường hợp vợ về ở với chồng, căn cứ khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú 2020, công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý.
Theo đó, nếu người vợ nhập hộ khẩu vào nhà chồng thì cần có sự đồng ý từ chủ hộ và chủ sở hữu căn nhà.
4.2 Hồ sơ đăng ký thường trú
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp hoặc người được ủy quyền, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2023/TT-BCA
ngày 17/11/2023 của Bộ trưởng Bộ Công an
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
TỜ KHAI THAY ĐỔI THÔNG TIN CƯ TRÚ
Kính gửi(1):......................................................................................................
1. Họ, chữ đệm và tên :.....................................................................................
2. Ngày, tháng, năm sinh:................./................../ .................... 3. Giới tính:......................
4. Số định danh cá nhân: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5. Số điện thoại liên hệ:............................. .............
6. Email:.....................................
7. Họ, chữ đệm và tên chủ hộ:................................. 8. Mối quan hệ với chủ hộ:............
9. Số định danh cá nhân của chủ hộ: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
10. Nội dung đề nghị(2):...............................................................................................................................
11. Những thành viên trong hộ gia đình cùng thay đổi:
TT |
Họ, chữ đệm và tên |
Ngày, tháng, năm sinh |
Giới tính |
Số định danh cá nhân |
Mối quan hệ với chủ hộ |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
.....,ngày.......tháng....năm....... Ý KIẾN CỦA CHỦ HỘ(3)
|
.....,ngày.....tháng....năm... Ý KIẾN CỦA CHỦ SỞ HỮU CHỖ Ở HỢP PHÁP(4)
(7) Họ và tên: .................. (7) Số định danh cá nhân:................ |
.....,ngày......tháng...năm... Ý KIẾN CỦA CHA, MẸ HOẶC NGƯỜI GIÁM HỘ(5)
(7) Họ và tên: .................. (7) Số định danh cá nhân:............... |
.....,ngày....tháng...năm. NGƯỜI KÊ KHAI(6)
|
Chú thích:
(1) Cơ quan đăng ký cư trú.
(2) Ghi rõ ràng, cụ thể nội dung đề nghị. Ví dụ: đăng ký thường trú; đăng ký tạm trú; tách hộ; xác nhận thông tin về cư trú...
(3) Áp dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 5, khoản 6 Điều 20; khoản 1 Điều 25; điểm a khoản 1 Điều 26 Luật Cư trú. Việc lấy ý kiến của chủ hộ được thực hiện theo các phương thức sau:
a) Chủ hộ ghi rõ nội dung đồng ý và ký, ghi rõ họ tên vào Tờ khai.
b) Chủ hộ xác nhận nội dung đồng ý thông qua ứng dụng VNeID hoặc các dịch vụ công trực tuyến khác.
c) Chủ hộ có văn bản riêng ghi rõ nội dung đồng ý (văn bản này không phải công chứng, chứng thực).
(4) Áp dụng đối với các trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 Điều 20; khoản 1 Điều 25 Luật Cư trú; điểm a khoản 1 Điều 26 Luật Cư trú. Việc lấy ý kiến của chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp được thực hiện theo các phương thức sau:
a) Chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp ghi rõ nội dung đồng ý và ký, ghi rõ họ tên vào Tờ khai.
b) Chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp xác nhận nội dung đồng ý thông qua ứng dụng VNeID hoặc các dịch vụ công trực tuyến khác.
c) Chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp có văn bản riêng ghi rõ nội dung đồng ý (văn bản này không phải công chứng, chứng thực).
Ghi chú: Trường hợp chủ sở hữu hợp chỗ ở hợp pháp gồm nhiều cá nhân, tổ chức thì phải có ý kiến đồng ý của tất cả các đồng sở hữu trừ trường hợp đã có thỏa thuận về việc cử đại diện có ý kiến đồng ý; Trường hợp chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp xác nhận nội dung đồng ý thông qua ứng dụng VNeID thì công dân phải kê khai thông tin về họ, chữ đệm, tên và số ĐDCN của chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp.
(5) Áp dụng đối với trường hợp người chưa thành niên, người hạn chế hành vi dân sự, người không đủ năng lực hành vi dân sự có thay đổi thông tin về cư trú. Việc lấy ý kiến của cha, mẹ hoặc người giám hộ được thực hiện theo các phương thức sau:
a) Cha, mẹ hoặc người giám hộ ghi rõ nội dung đồng ý và ký, ghi rõ họ tên vào Tờ khai.
b) Cha, mẹ hoặc người giám hộ xác nhận nội dung đồng ý thông qua ứng dụng VNeID hoặc các dịch vụ công trực tuyến khác.
c) Cha, mẹ hoặc người giám hộ có văn bản riêng ghi rõ nội dung đồng ý (văn bản này không phải công chứng, chứng thực).
(6) Trường hợp nộp trực tiếp người kê khai ký, ghi rõ họ, chữ đệm và tên vào Tờ khai. Trường hợp nộp qua cổng dịch vụ công hoặc ứng dụng VNeID thì người kê khai không phải ký vào mục này.
(7) Chỉ kê khai thông tin khi công dân đề nghị xác nhận nội dung đồng ý thông qua ứng dụng VNeID.
Mẫu CT-01 |
Xem thêm bài viết: Mẫu CT01 ban hành kèm theo Thông tư 66/2023/TT-BCA tờ khai thay đổi thông tin cư trú? Hướng dẫn chi tiết cách viết mẫu CT01
- Giấy tờ, tài liệu để chứng minh quan hệ vợ, chồng: Giấy chứng nhận kết hôn; giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã nơi cư trú;
Trừ trường hợp đã có thông tin thể hiện quan hệ này trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú.
4.3 Thủ tục nhập hộ khẩu về nhà chồng
Bước 1: Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú.
Bước 2: Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.
Bước 3: Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trong đó, cơ quan đăng ký cư trú là:
- Công an xã, phường, thị trấn;
- Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.
Thời gian thực hiện
- 07 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ. Nếu từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4.4 Cơ quan thực hiện
Cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú
4.5 Lệ phí làm thủ tục
Lệ phí làm thủ tục nhập hộ khẩu hiện nay do các địa phương tự quy định.
5. Về nhà chồng ở không đăng ký tạm trú có bị phạt không?
Căn cứ theo Điều 27 Luật Cư trú 2020 về điều kiện đăng ký tạm trú như sau:
- Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.
- Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần
Ngoài ra còn quy định những địa điểm mà công dân không được đăng ký tạm trú mới tại Điều 23 Luật Cư trú 2020
Như vậy, việc đăng ký hộ khẩu về nhà chồng sau khi vợ chồng đã đăng ký kết hôn không phải là quy định bắt buộc theo quy định pháp luật, Tuy nhiên, bạn đã kết hôn và ở với nhà chồng từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú theo quy định.
6. Xử phạt hành vi không thực hiện đúng quy định việc đăng ký tạm trú
Việc đăng ký tạm trú là nghĩa vụ của công dân. Do đó, nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đúng trong thời hạn quy định (30 ngày kể từ ngày đến sinh sống tại nơi ở trọ) thì có thể bị phạt, như sau:
Căn cứ tại Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình quy định:
Hành vi vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú;
- Không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng;
- Không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Theo đó, khi về ở nhà chồng mà từ 30 ngày trở lên thì có thể bị phạt đến 01 triệu động.
Ngoài ra, nếu đã cư trú tại chỗ ở hợp pháp mới , đủ điều kiện đăng ký cư trú nhưng không thực hiện thủ tục thay đổi nơi đăng ký cư trú thì sẽ bị phạt từ 01-02 triệu đồng theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
7. Câu hỏi thường gặp
7.1 Lấy chồng thì hộ khẩu ở đâu?
Khi lấy chồng, vợ không bắt buộc phải chuyển hộ khẩu về nhà chồng theo quy định pháp luật Việt Nam. Vị trí hộ khẩu của vợ sau khi kết hôn có thể phụ thuộc vào lựa chọn của hai vợ chồng và hoàn cảnh cụ thể. Dưới đây là một số trường hợp phổ biến liên quan đến hộ khẩu khi lấy chồng:
- Giữ nguyên hộ khẩu cũ.
- Chuyển hộ khẩu về nhà chồng (nếu muốn).
- Tạo hộ khẩu mới nếu vợ chồng có nhà riêng.
7.2 Chuyển hộ khẩu khác tỉnh mất bao lâu?
Kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, thời hạn giải quyết và trả kết quả cho công dân là 15 ngày. Nếu được giải quyết hồ sơ thì công dân sẽ tiến hành nộp phí kiểm tra lại các thông tin và kí nhận.
7.3 Hồ sơ tách hộ gồm những gì?
Hồ sơ tách hộ là tập hợp các giấy tờ cần thiết để thực hiện thủ tục tách một hoặc nhiều thành viên ra khỏi một hộ khẩu hiện có, thành lập một hộ khẩu mới.
Thông thường, hồ sơ tách hộ bao gồm các giấy tờ sau:
- Tờ khai thay đổi thông tin cư trú: Đây là mẫu đơn theo quy định, trong đó bạn phải ghi rõ thông tin cá nhân, lý do tách hộ, địa chỉ thường trú mới,...
- Chứng minh nhân dân/căn cước công dân: Của người muốn tách hộ và các thành viên khác trong hộ (nếu có).
- Sổ hộ khẩu: Sổ hộ khẩu gốc của hộ gia đình.
- Giấy tờ chứng minh về chỗ ở hợp pháp mới: Có thể là giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, hợp đồng thuê nhà,...
- Giấy tờ khác: Tùy theo yêu cầu của cơ quan chức năng, có thể cần thêm các giấy tờ khác như giấy khai sinh, giấy đăng ký kết hôn,...
7.4 Đăng ký kết hôn khác tỉnh cần giấy tờ gì?
- Các bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân không quá 06 tháng.
- Chứng minh thư nhân dân / Thẻ căn cước công dân.
- Hộ khẩu thường trú hay giấy đăng ký tạm trú của cả hai bên.
- Giấy quyết định ly hôn có hiệu lực của Tòa Án và Giấy chứng nhận kết hôn cũ (đối với các trường hợp đã từng kết hôn)
7.5 Thủ tục chuyển khẩu về nhà chồng khác tỉnh
Thủ tục chuyển khẩu về nhà chồng khác tỉnh bao gồm hai giai đoạn chính: xin giấy chuyển khẩu và đăng ký nhập khẩu tại nơi mới.
7.5.1 Xin giấy chuyển khẩu tại nơi ở cũ:
- Chuẩn bị hồ sơ:
- Sổ hộ khẩu bản gốc.
- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (Mẫu HK02).
- CMND/CCCD của người yêu cầu chuyển khẩu (bản sao).
Nộp hồ sơ: Tại công an xã, phường nơi bạn đang có hộ khẩu.
Nhận kết quả: Sau khi xét duyệt, bạn sẽ được cấp giấy chuyển khẩu.
7.5.2 Đăng ký nhập khẩu tại nơi ở mới (nhà chồng):
(i) Chuẩn bị hồ sơ:
- Giấy chuyển khẩu đã được cấp.
- Sổ hộ khẩu của gia đình nhà chồng.
- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (Mẫu HK02) có xác nhận của công an.
- CMND/CCCD của người muốn nhập khẩu (bản sao).
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của nhà chồng (nếu có).
(ii) Nộp hồ sơ: Tại công an xã, phường nơi nhà chồng có hộ khẩu thường trú.
(iii) Nhận kết quả: Thời gian giải quyết thường từ 7 - 15 ngày làm việc.