- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (229)
- Biển số xe (214)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Kết hôn (87)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Ly hôn (80)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (74)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Thừa kế (42)
- Đất đai (41)
- Hình sự (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Bằng lái xe (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Pháp luật (33)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Thương mại (19)
- Xử phạt hành chính (19)
- Hàng hóa (17)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Xác nhận độc thân (17)
- Nộp thuế (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Giáo dục (16)
- Vốn (16)
Hướng dẫn chi tiết cách chia tài sản sau ly hôn mới nhất 2025
1. Phân chia tài sản sau ly hôn là gì?
Theo quy định của pháp luật, việc phân chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn có thể được thực hiện thông qua thỏa thuận hoặc quyết định của Tòa án. Thỏa thuận giữa các bên là hình thức giải quyết được khuyến khích, tuy nhiên, trong trường hợp không đạt được thỏa thuận, các bên có quyền khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu giải quyết.
2. Nguyên tắc phân chia tài sản sau ly hôn được quy định như thế nào?
Việc phân chia tài sản sau ly hôn được quy định tại Điều 59 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, bao gồm ba nguyên tắc chính:
Nguyên tắc chia đôi:
- Theo Khoản 2 Điều 59 Luật hôn nhân và Gia đình 2014, tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi, nhưng cần xem xét các yếu tố sau:
- Hoàn cảnh chung của gia đình và tình hình của từng bên;
- Công sức của mỗi bên trong việc tạo dựng, duy trì và phát triển tài sản chung, trong đó lao động của cả hai trong gia đình được coi là lao động có thu nhập;
- Bảo vệ lợi ích tối đa của cả hai bên trong sản xuất, kinh doanh, để mỗi người đều có điều kiện tiếp tục tạo ra thu nhập;
- Sai sót của mỗi bên có ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của vợ chồng.
Nguyên tắc chia đôi có thể hiểu đơn giản là mỗi bên sẽ nhận được một nửa (½) giá trị tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân. Tuy nhiên, trong quá trình thẩm định, một số yếu tố như hoàn cảnh cá nhân, công sức lao động, và sai sót có thể ảnh hưởng đến kết quả phân chia. Do đó, không phải lúc nào cũng thực hiện chia đôi 50/50; trong một số trường hợp, tỷ lệ chia có thể là 70:30 hoặc 80:20 và vẫn được coi là hợp pháp.
Nguyễn tắc chia phân tài sản chung bằng hiện vật:
- Theo nguyên tắc này, pháp luật sẽ ưu tiên chia tài sản hiện vật trước. Nếu không thể chia theo hiện vật, sẽ tiến hành định giá để phân chia bằng tiền. Bên nhận tài sản hiện vật sẽ có trách nhiệm thanh toán số tiền chênh lệch cho bên còn lại.
Nguyên tắc tài sản riêng của ai thuộc sở hữu của người đó:
- Tài sản riêng của mỗi người sẽ thuộc về họ, trừ khi có tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung. Nếu có sự pha trộn giữa tài sản chung và riêng trong quá trình phân chia, bên không nhận tài sản sẽ được bồi thường giá trị mà mình đã đóng góp để tạo lập khối tài sản đó.
3. Cách xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng?
Theo quy định tại Điều 33, 43 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về việc xác định tài sản chung và tài sản riêng như sau:
3.1 Cách xác định tài sản riêng của vợ chồng
Tài sản riêng của vợ chồng được bao gồm các tài sản:
- Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn: Căn cứ vào ngày đăng ký kết hôn nếu tài sản đó có trước ngày đó thì về nguyên tắc nó là tài sản riêng của bên đứng tên quyền sở hữu tài sản đó.
- Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân: Căn cứ vào hình thức được thừa kế RIÊNG, tặng cho RIÊNG để xác định tài sản riêng.
- Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng (theo các Điều 38, 39 và 40 của Luật hôn nhân gia đình năm 2014).
- Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và các tài sản khác theo quy định của pháp luật.
3.2 Cách xác định tài sản chung của vợ chồng
Theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, tài sản chung vợ chồng được quy định như sau:
“Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng
Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.”
Căn cứ quy định trên, có thể thấy tài sản chung vợ chồng gồm:
- Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân trừ khi phát sinh từ tài sản riêng sau khi đã chia;
- Quyền sử dụng đất sau khi kết hôn trừ trường hợp được thừa kế riêng, tặng cho riêng hoặc thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
- Trong đó, tài sản chung vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
- Ngoài ra, theo quy định của Luật HN&GĐ, về chế độ tài sản chung vợ chồng, pháp luật tôn trọng thỏa thuận của các cặp vợ chồng. Do đó, việc phân chia tài sản vợ chồng có thể được thực hiện trong thời kỳ hôn nhân, ngay tại thời điểm ly hôn hoặc sau khi ly hôn tùy thỏa thuận.
4. Các trường hợp phân chia tài sản chung sau ly hôn
4.1. Trường hợp phân chia tài sản khi vợ chồng sống chung với gia đình
Khi vợ chồng ly hôn và đang sống chung với gia đình, nếu tài sản chung không thể xác định rõ ràng, một trong hai bên sẽ được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình. Việc phân chia này sẽ dựa vào các đóng góp trong việc xây dựng và duy trì tài sản cũng như đời sống gia đình. Thỏa thuận giữa vợ chồng và gia đình là điều cần thiết; nếu không đạt được sự đồng thuận, có thể yêu cầu Tòa án can thiệp.
Nếu tài sản chung giữa vợ chồng có thể xác định được, thì khi ly hôn, việc phân chia sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 59 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
4.2. Trường hợp phân chia quyền sử dụng đất của vợ chồng khi ly hôn
Theo Điều 62 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, việc phân chia quyền sử dụng đất trong trường hợp ly hôn được quy định như sau:
- Quyền sử dụng đất là tài sản riêng: Nếu quyền sử dụng đất thuộc về bên nào, bên đó sẽ giữ nguyên quyền sở hữu sau ly hôn.
- Quyền sử dụng đất là tài sản chung: Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm và nuôi trồng hải sản, nếu cả hai bên đều có nhu cầu và khả năng tiếp tục sử dụng đất, việc phân chia sẽ dựa trên thỏa thuận của cả hai. Nếu không thống nhất được, Tòa án sẽ can thiệp theo quy định tại Điều 59.
Nếu chỉ một bên có nhu cầu và đủ điều kiện sử dụng đất, quyền sử dụng sẽ thuộc về bên đó, nhưng phải bồi thường cho bên còn lại giá trị quyền sử dụng đất.
Trong trường hợp quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hoặc nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình, quyền sử dụng sẽ được tách ra và phân chia theo các quy định đã nêu.
Đối với đất nông nghiệp lâu năm, đất lâm nghiệp hay đất ở, việc giải quyết sẽ được thực hiện theo Điều 59 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Các loại đất khác sẽ được chia theo luật đất đai hiện hành.
Nếu vợ chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chung, quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất nhưng vẫn sống chung sẽ được xác định theo Điều 61 của Luật này.
4.3. Trường hợp phân chia tài sản chung của vợ chồng trong kinh doanh
Theo Điều 64 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, nếu vợ chồng đang tiến hành hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung, họ có quyền nhận tài sản đó và phải thanh toán cho bên còn lại giá trị tài sản tương ứng mà họ được hưởng, ngoại trừ những trường hợp khác được quy định trong pháp luật.
5. Thủ tục yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn
Trong trường hợp vợ, chồng không thống nhất được vấn đề phân chia tài sản chung sau khi ly hôn thì vợ/chồng có quyền khởi kiện ra tòa để yêu cầu Tòa án chia tài sản chung của hai vợ chồng.
Theo quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 cùng với Nghị định 126/2014/NĐ-CP, hồ sơ dùng để chia tài sản chung sau khi ly hôn cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Đơn khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung sau khi ly hôn;
- Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của vợ và chồng;
- Sổ hộ khẩu;
- Bản án hoặc quyết định của Tòa án về giải quyết yêu cầu ly hôn;
- Giấy tờ chứng minh nguồn gốc tài sản chung và tài sản riêng của cả hai bên;
- Các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản chung của vợ chồng.
Thủ tục chia tài sản sau khi ly hôn sẽ được tiến hành theo thủ tục vụ kiện dân sự quy định theo Bộ luật Dân sự năm 2015.
6. Con có được chia tài sản khi cha mẹ ly hôn?
Theo Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 và Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016, Tòa án chỉ phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. Tuy nhiên, con cái vẫn có thể được chia phần tài sản khi cha mẹ ly hôn trong 03 trường hợp sau đây:
- Cha mẹ có thỏa thuận về việc chia tài sản cho con: Theo Điều 38 và Điều 55 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, nếu cha mẹ đạt được thỏa thuận về việc chia tài sản chung cho con khi ly hôn thì con sẽ được hưởng phần tài sản theo thỏa thuận của cha mẹ. Trong trường hợp không thể thỏa thuận hoặc có tranh chấp tài sản giữa vợ chồng thì Tòa án sẽ quyết định dựa trên tình hình thực tế và quy định tại Điều 59 của Luật Hôn nhân và Gia đình.
- Con là đồng sở hữu tài sản với cha mẹ: Nếu con có tên trong sổ hộ khẩu và đồng sở hữu của tài sản chung của gia đình, khi vợ chồng ly hôn và chia tài sản, con cũng sẽ được chia tương ứng với quyền sở hữu của mình trong phần tài sản đó. Đối với tài sản mà con có công sức đóng góp trong quá trình tạo lập tài sản thì khi phân chia cũng phải đảm bảo quyền và lợi ích của con.
- Con và cha mẹ cùng mua hoặc nhận, tặng, cho hoặc thừa kế chung: Trong trường hợp này, con sẽ có quyền và nghĩa vụ tương đương với cha mẹ đối với tài sản đó. Như vậy, con vẫn được chia tài sản tương ứng khi cha mẹ ly hôn.
7. Quyền nuôi con sau ly hôn được quy định như thế nào?
Theo Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, quyền nuôi con sau ly hônđ được quy định nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục con cái như sau:
"Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn
1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn giữ quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, và giáo dục con khi chưa thành niên (dưới 18 tuổi), con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi sống mình, theo quy định của Luật hôn nhân gia đình 2014, Bộ luật dân sự 2015 và các luật khác có liên quan;
2. Vợ và chồng có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Trong trường hợp thỏa thuận không thành thì Tòa án sẽ quyết định người nào sẽ trực tiếp nuôi con, dựa trên quyền lợi ở mọi mặt của con. Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên, quyết định của Tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của con;
3. Trẻ dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ để trực tiếp nuôi dưỡng, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, và giáo dục con hoặc nếu cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."
Khi ly hôn, pháp luật vẫn đảm bảo quyền lợi của con. Việc thỏa thuận giữa vợ và chồng về việc nuôi dưỡng con sau ly hôn luôn được khuyến khích. Tuy nhiên, nếu không có thỏa thuận, Tòa án sẽ can thiệp để xem xét và quyết định một cách hợp lý, luôn tập trung vào lợi ích của con.
Toà án sẽ xem xét giao quyền trực tiếp nuôi con cho cha hoặc mẹ có đầy đủ các điều kiện để nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục. Trường hợp có bất cứ yêu cầu nào khác về quyền nuôi con người có quyền trước tiên sẽ mà cha mẹ của đứa bé.
Quy định này đảm bảo rằng con được trải qua một môi trường ổn định và được trông nom, chăm sóc một cách tốt nhất sau khi ly hôn của cha mẹ. Tất cả những quyền và nghĩa vụ này được thiết lập để đảm bảo con nhận được sự quan tâm và hỗ trợ cần thiết, bất kể hoàn cảnh sau ly hôn.