- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (212)
- Hộ chiếu (133)
- Mã số thuế (118)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (99)
- Tiền lương (79)
- Tạm trú (78)
- Hợp đồng (76)
- Bảo hiểm xã hội (76)
- Hưu trí (62)
- Lương hưu (61)
- Bảo hiểm thất nghiệp (53)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Pháp luật (35)
- Hành chính (31)
- Đăng ký mã số thuế (31)
- Nhà ở (30)
- Tra cứu mã số thuế (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Lương cơ bản (30)
- Thai sản (29)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Dân sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Hưởng BHTN (20)
- Xử phạt hành chính (19)
- Thương mại (19)
- Nộp thuế (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Hàng hóa (17)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
- Kết hôn (16)
- Hôn nhân gia đình (15)
- Văn hóa xã hội (14)
- Kinh doanh (14)
- Đầu tư (14)
- Thường trú (13)
- Gia hạn, đổi hộ chiếu (13)
- Công ty TNHH (13)
- Ly hôn (13)
- Phụ cấp (13)
- Quyền sử dụng đất (12)
- Hộ kinh doanh (12)
- Thủ tục tố tụng (12)
Hệ thống thuế Việt Nam có bao nhiêu sắc thuế?
1. Sắc thuế là gì?
Sắc thuế là loại thuế, khoản tiền, hiện vật bắt buộc phải nộp cho Nhà nước khi tiến hành sản xuất, kinh doanh hay một khoản thu của Nhà nước mang tính bắt buộc đối với mọi công dân, mọi tổ chức.
Sắc thuế được nhà nước ban hành nhằm đáp ứng các mục tiêu riêng nhưng nhìn chung mỗi sắc thuế đều được hình thành trên các yếu tố về tên, đối tượng sử dụng thuế, cơ sở thuế ( đối tượng tác động của một chính sách thuế), thuế suất (là yếu tố quan trọng nhất của một sắc thuế)…
Mỗi sắc thuế có chức năng, tác dụng, đối tượng chịu thuế riêng đồng thời có mối liên hệ chặt chẽ với những sắc thuế khác, không đối lập nhau mà hỗ trợ cho nhau để bảo đảm hoàn thành các chức năng chung của cả hệ thống.
Mỗi sắc thuế đều được cấu thành bởi các yếu tố sau:
Tên gọi: Tên gọi của mỗi sắc thuế thể hiện đối tượng tác động của sắc thuế hoặc mục tiêu của việc áp dụng sắc thuế đó.
Đối tượng nộp thuế và đối tượng được miễn thuế: Yếu tố này xác định rõ tổ chức, cá nhân nào có nghĩa vụ phải kê khai và nộp loại thuế này hoặc tổ chức, cá nhân nào không phải kê khai và nộp loại thuế này.
Cơ sở thuế: Yếu tố này xác định rõ thuế được tính trên cái gì. Tùy theo mục đích và tính chất của từng sắc thuế, cơ sở thuế có thể là các khoản thu nhập nhận được trong kỳ tính thuế của một tổ chức, cá nhân nào đó
Mức thuế, thuế suất: Mức thuế, thuế suất là yếu tố quan trọng nhất của một sắc thuế, nó phản ánh yêu cầu và mức độ động viên của Nhà nước trên một cơ sở tính thuế, đồng thời cũng là mối quan tâm hàng đầu của người nộp thuế.
Chế độ miễn, giảm thuế: quy định cụ thế các trường hợp, đối tượng nộp thuế được phép miễn thuế hoặc giảm bớt nghĩa vụ thuế so với thông thường.
Trách nhiệm, nghĩa vụ của người nộp thuế: Yếu tố này quy định trách nhiệm, nghĩa vụ của đối tượng nộp thuế trong quá trinh thi hành luật thuế.
Thủ tục kế khai, thu nộp, quyết thuế: Quy định rõ hình thức thu nộp, thủ tục thu nộp, kê khai, quyết toán thuế, thời gian thu nộp.
2. Các sắc thuế hiện hành ở Việt Nam
Hiện nay, tại Việt Nam các sắc thuế được quy định tại nhiều văn bản pháp luật khác nhau, gồm những sắc thuế sau:
Thuế môn bài
Hàng năm Nhà nước tiến hành thu thuế môn bài vào đầu năm nhằm mục đích nắm và thống kê các hộ kinh doanh cá thể, các DN, công ty tư nhân, Hợp tác xã, các tổ chức làm kinh tế khác. Thuế môn bài được ghi nhận vào chi phí Quản lý DN.
Thuế giá trị gia tăng
Là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
Thuế thu nhập cá nhân
Là thuế trực thu, thu trên thu nhập của những người có thu nhập cao. Đối tượng nộp thuế là công dân Việt Nam ở trong nước hoặc nước ngoài có thu nhập cao; người nước ngoài có thu nhập tại Việt Nam.
Thuế thu nhập doanh nghiệp
Là loại thuế trực thu, thu trên kết quả hợp đồng sản xuất kinh doanh cuối cùng của DN. Đối tượng nộp thuế tất cả các tổ chức, cá nhân sxkd hàng hoá dịch vụ có thu nhập đều phải nộp thuế.
Thuế trước bạ
Là mọi trường hợp chuyển dịch về quyền sở hữu hoặc sử dụng về nhà đất, phương tiện vận tải,… đều phải nộp thuế trước bạ. Thuế trước bạ phải nộp khi chuyển dịch về quyền sở hữu tài sản nào được ghi tăng nguyên giá tài sản đó.
Thuế tiêu thụ đặc biệt
Là thuế đánh vào việc kinh doanh một số mặt hàng và dịch vụ và phần lớn là người có thu nhập cao mới tiêu thụ.
Thuế xuất nhập khẩu
Là loại thuế giản thu, còn gọi là hàng rào thuế quan, có tác dụng góp phần vào việc quản lý các hoạt động xuất nhập khẩu, thúc đẩy việc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, bảo hộ hợp lý sản xuất tiêu dùng trong nước, tăng thu cho nhân sách nhà nước.
Thuế tài nguyên
Thuộc loại thuế tài sản, thuế góp phần quản lý, bảo vệ việc khai thác sử dụng tài nguyên một cách tiết kiệm, hợp lý có hiệu quả và bảo đảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao
Là loại thuế trực thu, thuế góp phần thực hiện công bằng xã hội, động viên mội phần từ người có thu nhập cao vào ngân sách nhà nước.
Thuế nhà đất
Là loại thuế tài sản, ngoài việc thu cho ngân sách nhà nước, đất góp phần quản lý đối với việc sử dụng đất ở, đất xây dựng công trình.
Thuế chuyển quyền sử dụng đất
Là loại thuế trực thu, ngoài việc thu cho ngân sách nhà nước còn góp phần quản lý nhà nước về các hoạt động chuyên quyền sử dụng đất.
Thuế sử dụng đất nông nghiệp
Đánh vào các tổ chức cá nhân được nhà nước giao đất sản xuất nông nghiệp.
3. Báo cáo tổng hợp phân loại tiền thuế nợ theo sắc thuế và loại hình kinh tế
Căn cứ Mục XI Quy trình Quản lý nợ ban hành kèm theo Quyết định 1129/QĐ-TCT năm 2022 quy định cụ thể như sau:
XI. Báo cáo kết quả thực hiện công tác quản lý nợ
1. Lập báo cáo
Định kỳ hằng tháng, cơ quan thuế cấp dưới lập Báo cáo công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế theo mẫu số 01/BC-QLN ban hành kèm theo Quy trình này kèm theo các phụ lục sau:
- Phụ lục 01 gồm:
+ Phụ lục số 01-1/BC-QLN: Báo cáo tổng hợp phân loại tiền thuế nợ theo cơ quan thuế.
+ Phụ lục số 01-2/BC-QLN: Báo cáo tổng hợp phân loại tiền thuế nợ theo sắc thuế và loại hình kinh tế.
+ Phụ lục số 01-2A/BC-QLN: Báo cáo tổng hợp phân loại tiền chậm nộp theo sắc thuế.
+ Phụ lục số 01-3/BC-QLN: Báo cáo tổng hợp phân loại tiền thuế nợ theo ngành nghề kinh doanh.
+ Phụ lục số 01-4/BC-QLN: Báo cáo kết quả thu tiền thuế nợ của năm trước.
+ Phụ lục số 01-4A/BC-QLN: Báo cáo kết quả thu tiền thuế nợ phát sinh.
+ Phụ lục số 01-5/BC-QLN: Báo cáo kết quả công khai thông tin người nộp thuế có tiền thuế nợ.
+ Phụ lục số 01-6/BC-QLN: Báo cáo tổng hợp Thông báo tiền thuế nợ đã ban hành trong kỳ.
Như vậy, theo quy định nêu trên, Báo cáo tổng hợp phân loại tiền thuế nợ theo sắc thuế và loại hình kinh tế được lập mỗi tháng một lần.
Báo cáo tổng hợp phân loại tiền thuế nợ theo sắc thuế và loại hình kinh tế là Phụ lục số 01-2/BC-QLN thuộc Danh mục mẫu biểu ban hành kèm theo Quy trình Quản lý nợ kèm theo Quyết định 1129/QĐ-TCT năm 2022 như sau:
Báo cáo tổng hợp loại tiền thuế nợ theo sắc thuế |
Xem thêm các bài viết liên quan:
Thuế thu nhập cá nhân được xếp vào thuế trực thu hay thuế gián thu?
Mức đóng thuế thu nhập cá nhân 2024 là bao nhiêu?
Chậm nộp thuế thu nhập cá nhân của người lao động- Mức phạt là bao nhiêu?