Doanh nghiệp mới thành lập được miễn các loại thuế gì?
Doanh nghiệp mới thành lập được miễn các loại thuế gì?

1. Doanh nghiệp mới thành lập có được miễn thuế môn bài không?

Theo khoản 8 Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP (được sửa đổi bổ sung bởi điểm c khoản 1 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP), các trường hợp được miễn lệ phí môn bài như sau:

Miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập hoặc bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh (từ ngày 01/01 đến ngày 31/12) đối với:

Tổ chức mới thành lập (được cấp mã số thuế hoặc mã số doanh nghiệp mới).

Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân lần đầu tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Trong thời gian được miễn lệ phí môn bài, nếu tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, hoặc nhóm cá nhân thành lập thêm chi nhánh, văn phòng đại diện, hoặc địa điểm kinh doanh thì các đơn vị này cũng sẽ được miễn lệ phí môn bài trong cùng thời gian đó.

Như vậy, doanh nghiệp mới thành lập sẽ được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu hoạt động từ ngày 01/01 đến 31/12.

Doanh nghiệp mới thành lập có được miễn thuế môn bài không?
Doanh nghiệp mới thành lập có được miễn thuế môn bài không?

2. Doanh nghiệp mới thành lập có được miễn giảm thuế TNDN không?

Theo quy định tại Điều 13 và Điều 14 của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 (được sửa đổi vào năm 2013 và 2014), chế độ ưu đãi về thuế suất, thời gian miễn thuế, và giảm thuế TNDN áp dụng cho các dự án đầu tư mới trong lĩnh vực được ưu đãi, không phụ thuộc vào việc doanh nghiệp có phải là doanh nghiệp mới thành lập hay không.

Điều này có nghĩa là doanh nghiệp mới thành lập chỉ được miễn thuế TNDN nếu được thành lập nhằm thực hiện dự án đầu tư mới thuộc diện được miễn thuế TNDN và sẽ chỉ được miễn thuế trong một thời gian nhất định.

3. Chính sách ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp mới thành lập

Theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 2 của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm:

“Tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế, được gọi là doanh nghiệp, bao gồm:

Doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam;

Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;

Tổ chức thành lập theo Luật hợp tác xã;

Đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam;

Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.”

Doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế theo Điều 3 của Luật này phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

Doanh nghiệp thành lập tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh cả trong và ngoài nước;

Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập phát sinh tại Việt Nam và thu nhập ngoài nước liên quan đến hoạt động của cơ sở đó;

Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập phát sinh tại Việt Nam không liên quan đến cơ sở thường trú;

Doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập phát sinh tại Việt Nam.

Theo Điều 10 của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 1 Luật sửa đổi năm 2013 về thuế suất thuế TNDN:

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22%, trừ một số trường hợp đặc biệt và đối tượng được ưu đãi theo Điều 13 của Luật này. Những trường hợp áp dụng thuế suất 22% sẽ chuyển sang thuế suất 20% kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

Doanh nghiệp có tổng doanh thu năm không quá 20 tỷ đồng sẽ áp dụng thuế suất 20%. Doanh thu để xác định điều này là doanh thu của năm trước liền kề.

Như vậy, doanh nghiệp mới thành lập nhưng có thu nhập chịu thuế vẫn phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 20% hoặc thuế suất từ 32% đến 50% tùy theo quy định.

Chính sách ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp mới thành lập
Chính sách ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp mới thành lập

4. Đối tượng nộp thuế TNDN

Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm những đối tượng sau đây, theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008:

Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp được định nghĩa là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế, được gọi là doanh nghiệp, bao gồm:

Doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam;

Doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam;

Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã;

Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo pháp luật Việt Nam;

Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.

Xem bài viết có liên quan:

Xử lý thuế thu nhập doanh nghiệp bị nộp thừa