- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Bảo hiểm xã hội (213)
- Tiền lương (199)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Mức lương theo nghề nghiệp (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Định danh (74)
- Phương tiện giao thông (62)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đăng kiểm (56)
- Biển báo giao thông (55)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Sổ đỏ (43)
- Độ tuổi lái xe (43)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Thi bằng lái xe (38)
- Mẫu đơn (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Mức đóng BHXH (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Xử phạt hành chính (33)
- Di chúc (32)
- Pháp luật (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Nghỉ hưu (29)
- VNeID (29)
- Giáo dục (28)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Lương cơ bản (27)
Đăng ký tạm trú online nhanh và hiệu quả theo quy định hiện hành
1. Đăng ký tạm trú là gì?
Đăng ký tạm trú là một thủ tục bắt buộc phải làm khi công dân chuyển đến nơi khác sinh sống trong một thời gian nhất định ngoài nơi đăng ký thường trú. Đăng ký tạm trú giúp công dân được cấp giấy tờ, tài liệu chứng minh nơi cư trú hợp pháp và được bảo vệ quyền lợi theo quy định của pháp luật.
- Theo quy định thì nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú. Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú (theo quy định tại Điều 27 Luật Cư trú 2020). Thời hạn tạm trú tối đa đăng ký là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần nếu có nhu cầu tiếp tục ở.
- Việc công dân thực hiện đăng ký hoặc khai báo tạm trú đầy đủ sẽ giúp bảo vệ người dân, đảm bảo tình hình an ninh trật tự khu vực và an toàn xã hội, thuận tiện cho cơ quan chức năng trong việc quản lý dân cư và dữ liệu công dân.
2. Các hình thức đăng ký tạm trú
Đăng ký tạm trú là thủ tục bắt buộc phải làm khi chuyển đến nơi khác sinh sống trong một thời gian nhất định. Bạn có thể tham khảo các hình thức đăng ký khai báo tạm trú sau đây:
- Đăng ký tạm trú trực tiếp tại cơ quan Công an cấp xã/phường nơi dự định cư trú. Công dân cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ gồm tờ khai thay đổi thông tin cư trú, giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp và bản sao thẻ CMND/CCCD kèm bản gốc để đối chiếu. Người dân nộp hồ sơ tại cơ quan Công an và thanh toán lệ phí theo quy định.
- Đăng ký tạm trú trực tuyến qua Cổng dịch vụ công: Công dân cần có tài khoản Cổng Dịch vụ công quốc gia và đăng nhập vào Cổng Dịch vụ công quản lý cư trú sau đó điền thông tin vào mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú và tải lên các giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Lệ phí được thanh toán online qua cổng thanh toán điện tử và người dân có thể theo dõi tiến độ giải quyết hồ sơ qua Cổng Dịch vụ công quốc gia.
- Đăng ký tạm trú online qua VNeID. Từ ngày 01/1/2024 người dân đã có thể đăng ký online ngay trên ứng dụng VNeID. Đây là một tính năng mới được Bộ Công an tích hợp trên ứng dụng VNeID giúp người dân đăng ký khai báo tạm trú nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và công sức.
Thời gian giải quyết thủ tục đăng ký tạm trú là 03 ngày làm việc. Sau khi đăng ký tạm trú thành công. Công dân có thể làm đơn xin xác nhận tạm trú để chứng minh nơi tạm trú của công dân khi họ sinh sống tại một nơi khác ngoài nơi đăng ký thường trú hoặc để làm nhiều loại giấy tờ, hồ sơ cần thiết khác.
3. Hướng dẫn đăng ký tạm trú online trên Cổng dịch vụ công
Để đăng ký tạm trú online người dân thực hiện đăng ký thông qua cổng dịch vụ công của Bộ Công an như sau:
Bước 1: Đăng nhập cổng dịch vụ công của Bộ Công an. Người dùng truy cập vào cổng dịch vụ công của Bộ công an qua đường dẫn sau: https://dichvucong.dancuquocgia.gov.vn/
Sau đó thực hiện đăng nhập tài khoản dịch vụ công cá nhân. Trường hợp không có tài khoản dịch vụ công thì người dùng cần đăng ký để có thể sử dụng.
Bước 2: Tìm kiếm mục “Đăng ký tạm trú”. Tại mục “Thủ tục hành chính” người dùng nhấn chọn “Khai báo thông tin về cư trú đối với người đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú”
Lưu ý: Để tìm kiếm nhanh người dùng thực hiện => nhập từ khóa “Tạm trú” => chọn lĩnh vực thủ tục hành chính là “Đăng ký, Quản lý cư trú” => Chọn mức độ dịch vụ công rồi nhấn chọn “Tìm kiếm”.
Bước 3: Chọn mục “Nộp hồ sơ”. Người dùng nhấn chọn “Nộp hồ sơ” để nộp hồ sơ đăng ký tạm trú.
Bước 4: Điền các thông tin. Người dùng thực hiện điền thông tin vào “Hồ sơ khai báo thông tin về cư trú” theo mẫu. Người dùng điền lần lượt các thông tin từ trên xuống dưới gồm các mục:
1. Cơ quan thực hiện
2. Thủ tục hành chính yêu cầu
3. Thông tin người đề nghị đăng ký thường trú
4. Thông tin đề nghị
5. Hồ sơ đính kèm
6. Thông tin nhận thông báo tình trạng hồ sơ, kết quả giải quyết hồ sơ
Người dùng điền lần lượt các thông tin từ trên xuống dưới. Các thông tin trên được điền thì mới có thể điền tiếp những nội dung bên dưới.
Các mục có dấu (*) là các mục bắt buộc phải điền.
Lưu ý: Tại “Thông tin đề nghị” ghi rõ địa chỉ đăng ký tạm trú chi tiết (số nhà, đường phố, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc).
Tại “Nội dung đề nghị” sẽ tự động được điền căn cứ vào khai báo hồ sơ tại các bước trên.
Tại mục hồ sơ đính kèm người dùng tải hồ sơ lên theo quy định gồm giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Trừ trường hợp thông tin chứng minh về chỗ ở hợp pháp của công dân đã có trong cơ sở dữ liệu chuyên ngành đã được kết nối, chia sẻ với cơ quan đăng ký cư trú và trường hợp, giấy tờ chứng minh về chỗ ở hợp pháp đã có bản điện tử trên dịch vụ công qua giải quyết thủ tục hành chính khác thì cơ quan đăng ký cư trú tự kiểm tra, xác minh không yêu cầu công dân xuất trình giấy tờ chứng minh.
Tại mục “Thông tin nhận thông báo tình trạng hồ sơ, kết quả giải quyết hồ sơ” người dùng chọn:
- Hình thức nhận thông báo: qua email hoặc qua cổng thông tin.
- Hình thức nhận kết quả: qua email hoặc qua cổng thông tin hoặc nhận trực tiếp
Cuối cùng tích chọn ô “Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai trên”
Bước 5: Gửi hồ sơ. Sau khi hoàn tất hồ sơ người dùng nhấn chọn “Ghi” để lưu lại và nhấn “Gửi hồ sơ” để hoàn tất đăng ký tạm trú online.
Bước 6: Kiểm tra lại hồ sơ. Để kiểm tra lại hồ sơ đăng ký tạm trú chọn tại Mục
“Tài khoản” sau đó chọn “Quản lý hồ sơ đã nộp” và xem tại Mục “Hồ sơ”.
Người dân có thể nộp hồ sơ trực tuyến qua các cổng cung cấp dịch vụ công trực tuyến như:
- Cổng dịch vụ công quốc gia
- Cổng dịch vụ công Bộ Công an
- Cổng dịch vụ công quản lý cư trú
Thời gian tiếp nhận hồ sơ là vào giờ hành chính các ngày làm việc từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (trừ các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật). Thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký tạm trú online là 03 ngày làm việc.
4. Hướng dẫn cách đăng ký tạm trú online qua VNeID
Từ ngày 01/1/2024 người dân có thể Đăng ký tạm trú online qua ứng dụng định danh điện tử VNeID. Đây là một cách tiện lợi để người dân thông báo việc lưu trú của mình cho cơ quan đăng ký cư trú mà không cần phải đến trực tiếp. Để đăng ký tạm trú online qua ứng dụng VNeID, bạn nên nâng cấp tài khoản định danh điện tử mức độ 2 để sử dụng đầy đủ chức năng của VNeID và thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Mở ứng dụng VNeID trên điện thoại và đăng nhập vào tài khoản VNeID của bạn. Chọn mục “Thủ tục hành chính” và sau đó chọn “Thông báo lưu trú” (1).
Bước 2: Chọn “Tạo mới yêu cầu” (2) và kiểm tra lại các thông tin cơ bản của bạn. Chọn “Địa chỉ cơ quan” nơi bạn dự kiến tạm trú và điền đầy đủ thông tin về địa chỉ cơ quan đó. Lưu ý, bạn cần điền đầy đủ thông tin ở những mục có dấu (*) thông tin bắt buộc. Sau đó bạn nhấn chọn “Tiếp tục” (3)
Bước 3: Sau khi điền xong, chọn “Thông tin cơ sở lưu trú” (4) và lựa chọn “loại hình cơ sở lưu trú” (5) phù hợp với nơi bạn đang ở. Nhấn “Tiếp tục” để xác nhận thông tin.
Hệ thống sẽ hiển thị một bảng thông báo “Các thông tin bạn vừa nhập sẽ không thể thay đổi. Bạn có xác nhận muốn tiếp tục”
- Nếu đã chắc chắn về thông tin đã nhập bạn chọn vào "Xác nhận"
- Nếu bạn muốn kiểm tra lại thông tin thì có thể chọn "Kiểm tra lại"
Bước 4: Nếu bạn cần đăng ký thêm người lưu trú khác, bạn có thể chọn “Thêm người lưu trú” (6) và nhập thông tin tương ứng. Tích chọn “Người thông báo là người lưu trú” (7). Sau đó, bạn cần điền thông tin chi tiết về thời gian, địa điểm và lý do lưu trú. Chọn “Lưu” để lưu lại thông tin.
Bước 5: Cuối cùng, chỉ cần nhấn “Gửi yêu cầu” để hoàn tất quá trình đăng ký tạm trú online qua ứng dụng VNeID. Bạn sẽ nhận được mã xác nhận và có thể theo dõi trạng thái hồ sơ của mình trên ứng dụng.
Trên đây là cách đăng ký tạm trú online qua ứng dụng VNeID mà bạn có thể thực hiện tại nhà.
5. Những lưu ý khi sử dụng VNeID để đăng ký tạm trú
Khi thực hiện đăng ký tạm trú online trên ứng dụng VNeID, người dân cần lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo thủ tục được hoàn thiện nhanh chóng nhất:
- Đảm bảo theo đúng yêu cầu sẵn có. Để thủ tục đăng ký được diễn ra thuận lợi, người dân cần chú ý đảm bảo yêu cầu và điều kiện cụ thể. Trước tiên, cần đảm bảo bạn đã đọc kỹ hướng dẫn trên ứng dụng và chuẩn bị đầy đủ các tài liệu, thông tin cá nhân cần thiết (Căn cước công dân, thông tin về nơi lưu trú mới…).
- Giải quyết vấn đề phát sinh (nếu có). Trong quá trình hoàn thiện thủ tục, có thể xuất hiện một vài vấn đề nhỏ. Trong trường hợp này, người dân có thể liên hệ với bộ phận hỗ trợ trực tuyến để giải quyết các vấn đề nhanh chóng, hiệu quả, đảm bảo quá trình đăng ký diễn ra thuận lợi.
- Bảo mật thông tin cá nhân. Ứng dụng VNeID cam kết bảo mật thông tin cá nhân của người dùng. Do đó, người dân không phải lo ngại khi điền các thông tin cá nhân và an tâm sử dụng dịch vụ đăng ký tạm trú online qua VNeID.
6. Các câu hỏi thường gặp
6.1. Nơi tạm trú là gì?
Căn cứ khoản 9 Điều 2 Luật Cư trú 2020 giải thích từ nơi tạm trú như sau:
“Nơi tạm trú” là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.
6.2. Trách nhiệm đăng ký tạm trú
Tại Điều 13 Thông tư 55/2021/TT-BCA quy định về đăng ký tạm trú như sau:
- Công dân thay đổi chỗ ở ngoài nơi đã đăng ký tạm trú có trách nhiệm thực hiện đăng ký tạm trú mới.
Trường hợp chỗ ở đó trong phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư 55/2021/TT-BCA.
- Học sinh, sinh viên, học viên đến ở tập trung trong ký túc xá, khu nhà ở của học sinh, sinh viên, học viên;
- Người lao động đến ở tập trung tại các khu nhà ở của người lao động;
- Trẻ em, người khuyết tật, người không nơi nương tựa được nhận nuôi và sinh sống trong cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo;
- Người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp tại cơ sở trợ giúp xã hội có thể thực hiện đăng ký tạm trú thông qua cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp chỗ ở đó.
Cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp có trách nhiệm lập danh sách người tạm trú, kèm Tờ khai thay đổi thông tin cư trú của từng người, văn bản đề nghị đăng ký tạm trú trong đó ghi rõ thông tin về chỗ ở hợp pháp và được cơ quan đăng ký cư trú cập nhật thông tin về nơi tạm trú vào Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Danh sách bao gồm những thông tin cơ bản của từng người:
- Họ, chữ đệm và tên;
- Ngày, tháng, năm sinh;
- Giới tính;
- Số định danh cá nhân và thời hạn tạm trú.
6.3. Điều kiện đăng ký tạm trú
Tại Điều 27 Luật Cư trú 2020 quy định về điều kiện đăng ký tạm trú như sau:
- Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.
- Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần
- Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 Luật Cư trú 2020.
6.4. Hủy bỏ đăng ký tạm trú
Căn cứ Điều 14 Thông tư 55/2021/TT-BCA quy định về hủy bỏ đăng ký tạm trú như sau:
- Trường hợp đăng ký tạm trú không đúng thẩm quyền, không đúng điều kiện và không đúng đối tượng quy định tại Điều 35 Luật Cư trú 2020 thì cơ quan đã đăng ký tạm trú ra quyết định huỷ bỏ việc đăng ký tạm trú.
- Trường hợp phức tạp thì báo cáo Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của cơ quan đã đăng ký tạm trú xem xét ra quyết định hủy bỏ việc đăng ký tạm trú.
- Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định huỷ bỏ việc đăng ký tạm trú, cơ quan đã đăng ký tạm trú có trách nhiệm cập nhật việc hủy bỏ đăng ký tạm trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú;
- Thông báo bằng văn bản cho công dân nêu rõ lý do.
6.5. Chủ nhà hay người thuê phải đăng ký tạm trú? Không đăng ký tạm trú có bị phạt không?
Theo khoản 5 Điều 2 Luật Cư trú 2020 quy định đăng ký cư trú là việc thực hiện thủ tục đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, khai báo tạm vắng; thông báo lưu trú và khai báo thông tin, điều chỉnh thông tin về cư trú.
Theo Điều 27 Luật Cư trú 2020 quy định về điều kiện đăng ký tạm trú như sau:
- Công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.
-
Thời hạn tạm trú tối đa là 02 năm và có thể tiếp tục gia hạn nhiều lần
- Công dân không được đăng ký tạm trú mới tại chỗ ở quy định tại Điều 23 Luật Cư trú 2020.
Như vậy, khi một người đến nơi ở khác từ 30 ngày trở lên thì người đó có nghĩa vụ đăng ký tạm trú. Theo đó, nghĩa vụ đăng ký tạm trú sẽ thuộc về người thuê nhà, tuy nhiên chủ nhà vẫn có thể đăng ký tạm trú cho người thuê.
Theo khoản 1 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP xử phạt vi phạm quy định về đăng ký và quản lý cư trú như sau:
-
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
-
Không thực hiện đúng quy định về đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, xóa đăng ký thường trú, xóa đăng ký tạm trú, tách hộ hoặc điều chỉnh thông tin về cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú;
-
Không thực hiện đúng quy định về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng;
- Không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, xác nhận thông tin về cư trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, khi người thuê nhà không đăng ký tạm trú thì cả người thuê và chủ nhà đều có thể bị phạt từ 500.000 đồng - 1 triệu đồng. Do đó, chủ nhà cũng phải có trách nhiệm trong việc quản lý, nhắc nhở người thuê nhà đăng ký tạm trú theo quy định.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Đăng ký tạm trú online TP. Hồ Chí Minh nhanh chóng và hiệu quả mới nhất năm 2025
- Đăng ký tạm trú online Hà Nội nhanh chóng và hiệu quả mới nhất năm 2025
- Đăng ký tạm trú cần những giấy tờ gì mới nhất năm 2025?
- Không đăng ký tạm trú bị phạt bao nhiêu tiền mới nhất năm 2025?
- 08 trường hợp xóa đăng ký tạm trú mới nhất năm 2025
- Điều kiện đăng ký tạm trú mới nhất năm 2025?
- Đăng ký tạm trú ở đâu mới nhất năm 2025?
- Lệ phí làm thủ tục đăng ký tạm trú online mới nhất năm 2025
- Trường hợp nào không phải đăng ký tạm trú mới nhất năm 2025?