Chip CCCD lưu những thông tin gì? Có bị lộ thông tin khi mất thẻ CCCD gắn chip không mới nhất 2025?
Chip CCCD lưu những thông tin gì? Có bị lộ thông tin khi mất thẻ CCCD gắn chip không mới nhất 2025?

1. Chip CCCD lưu những thông tin gì?

Thông tin lưu trữ trong chip điện tử gồm: Số căn cước công dân; họ và tên, họ và tên khác; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; dân tộc; tôn giáo; quê quán; nơi đăng ký thường trú; đặc điểm nhận dạng; ngày cấp; ngày hết hạn; họ tên cha/mẹ, vợ/chồng; số chứng minh nhân dân đã được cấp; ảnh chân dung; đặc điểm vân tay 2 ngón trỏ; dự phòng cho ảnh mống mắt và các thông tin khác (mở rộng ứng dụng cho các bộ, ngành khác).

Đồng thời, căn cứ tại Khoản 1 Điều 3, Điều 18Điều 20 Luật CCCD năm 2014 quy định CCCD là thông tin cơ bản về lai lịch, nhận dạng của công dân. Khi công dân xuất trình thẻ CCCD theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin về CCCD.

Hiện nay, các thông tin đã tích hợp trên thẻ CCCD là: bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bằng lái xe, giấy phép lái xe, sổ hộ khẩu…

  • CCCD gắn chip cũng được tích hợp thông tin về người phụ thuộc đi cùng với người có thẻ CCCD như con chưa đủ 14 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự,...
  • Ngoài những giấy tờ tích hợp trên thì thẻ CCCD gắn chíp còn có thể xác thực điện tử với các ứng dụng công nghệ khác như: ví điện tử, chứng khoản, thanh toán không dùng tiền mặt, thậm chí là thẻ ngân hàng, ...
  • Tại thời điểm Covid - 19 thẻ CCCD còn được tích hợp thông tin thẻ xanh, thông tin tiêm chủng, giấy đi đường, …

2. Có bị lộ thông tin khi mất thẻ CCCD gắn chip không mới nhất 2025?

Mặc dù con chip trên thẻ Căn cước công dân chứa rất nhiều thông tin quan trọng. Tuy nhiên chỉ các cá nhân, cơ quan được trang bị đầu đọc chip chuyên dụng mới có thể trích xuất thông tin từ con chip này.

Vì vậy người dân có thể yên tâm nếu như không may bị mất Căn cước công dân gắn chip, người nhặt được cũng không thể đọc được các thông tin mà trong con chip của thẻ Căn cước công dân.

3. Xác nhận số Chứng minh nhân dân cũ và thông tin liên quan

Ở mặt trước của thẻ Căn cước công dân sẽ có một mã QR, khi quét mã này - các thông tin cơ bản của thẻ Căn cước công dân như số Căn cước công dân, số Chứng minh nhân dân cũ, họ và tên, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú, sẽ hiện ra.

Nhờ có mã QR trên thẻ Căn cước công dân gắn chip, người dân khi đi giải quyết thủ tục hành chính sẽ không cần đem theo Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân cũ.

Trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính, cá nhân, cơ quan có thẩm quyền có thể sử dụng chức năng quét mã QR để kiểm tra thông tin nhân thân, số Chứng minh nhân dân của công dân trên Căn cước công dân và lấy đó làm căn cứ giải quyết thủ tục.

4. Nội dung của thẻ CCCD gắn chip

Mặt trước thẻ căn cước:

  • Bên trái, từ trên xuống: Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đường kính 12 mm; ảnh của người được cấp thẻ Căn cước công dân cỡ 20 x 30 mm; Có giá trị đến/Date of expiry;
  • Bên phải, từ trên xuống: CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM; Độc lập - Tự do - Hạnh phúc; SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM; Independence - Freedom - Happiness; dòng chữ CĂN CƯỚC CÔNG DÂN/Citizen Identity Card; biểu tượng chíp; mã QR; Số/No; Họ và tên/Full name; Ngày sinh/Date of birth; Giới tính/Sex; Quốc tịch/Nationality; Quê quán/Place of origin; Nơi thường trú/Place of residence;

Mặt sau thẻ căn cước:

  • Bên trái, từ trên xuống: Đặc điểm nhân dạng/Personal identification; Ngày, tháng, năm/Date, month, year; CỤC TRƯỞNG CỤC CẢNH SÁT QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH VỀ TRẬT TỰ XÃ HỘI/DIRECTOR GENERAL OF THE POLICE DEPARTMENT FOR ADMINISTRATIVE MANAGEMENT OF SOCIAL ORDER; chữ ký, họ và tên của người có thẩm quyền cấp thẻ; dấu có hình Quốc huy của cơ quan cấp thẻ Căn cước công dân; chíp điện tử.
  • Bên phải, từ trên xuống: Có 2 ô: Vân tay ngón trỏ trái/Left index finger và Vân tay ngón trỏ phải/Right index finger của người được cấp thẻ căn cước công dân.
  • Dòng MRZ.

5. Khóa và mở khóa căn cước điện tử

Theo Điều 34 Luật Căn cước 2023:

  • Căn cước điện tử bị khóa trong các trường hợp:
    • Theo yêu cầu của công dân.
    • Vi phạm thỏa thuận sử dụng ứng dụng định danh quốc gia.
    • Bị thu hồi hoặc giữ thẻ căn cước.
    • Công dân qua đời.
    • Có yêu cầu từ cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cơ quan có thẩm quyền.
  • Căn cước điện tử được mở khóa khi:
    • Công dân yêu cầu.
    • Vi phạm thỏa thuận sử dụng đã được khắc phục.
    • Thẻ căn cước được trả lại.
    • Có yêu cầu từ cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cơ quan có thẩm quyền.
    • Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an có thẩm quyền khóa hoặc mở khóa căn cước điện tử. Chính phủ quy định cụ thể trình tự, thủ tục liên quan.
Chip CCCD lưu những thông tin gì? Có bị lộ thông tin khi mất thẻ CCCD gắn chip không mới nhất 2025?
Chip CCCD lưu những thông tin gì? Có bị lộ thông tin khi mất thẻ CCCD gắn chip không mới nhất 2025?

6. Các câu hỏi thường gặp

6.1. Hạn chót làm Căn cước công dân gắn chip là khi nào?

Pháp luật hiện nay không quy định về hạn chót làm căn cước công dân gắn chíp. Tuy nhiên, công dân phải đổi thẻ Căn cước công dân theo các trường hợp như sau:

  • Trường hợp công dân đã làm Căn cước công dân gắn chip hay không gắn chip thì vẫn phải đổi Căn cước công dân vào các mốc tuổi đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi hoặc 60 tuổi. Nếu làm Căn cước công dân trong thời hạn 2 năm trước các mốc tuổi này thì không cần đổi thẻ mà sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo. Do đó, công dân đang sử dụng thẻ CCCD không gắn chip có thể đổi sang CCCD gắn chip khi đến các mốc tuổi quy định.
  • Ngoài ra, công dân vẫn có thể đổi sang Căn cước công dân gắn chip nếu có yêu cầu hoặc khi thuôc các trường hợp đổi, cấp lại.
  • CMND đã được cấp trước ngày 01/01/2016 thì vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định. Công dân có thể đổi sang Căn cước công dân có chip khi có nhu cầu đổi.

6.2. Trẻ em có bắt buộc cấp thẻ Căn cước không?

Điều 19 Luật Căn cước 2023 quy định về người được cấp thẻ căn cước bao gồm:

  • Người được cấp thẻ căn cước là công dân Việt Nam.
  • Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước.
  • Công dân Việt Nam dưới 14 tuổi được cấp thẻ căn cước theo nhu cầu.

Như vậy, trẻ em dưới 14 tuổi không bắt buộc làm thẻ căn cước, chỉ làm khi có nhu cầu.

6.3. CMND/CCCD còn hạn có phải đổi thẻ Căn cước không?

Luật Căn cước quy định rõ, thẻ CCCD đã được cấp trước 01/7/2024 sẽ có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ. Như vậy, người dân có thể yên tâm rằng, nếu đã có thẻ CCCD gắn chip (và vẫn còn hạn sử dụng) thì không cần phải đổi sang thẻ căn cước.