Chương IV Luật Căn cước 2023: Cấp, quản lý căn cước điện tử
Số hiệu: | 26/2023/QH15 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Vương Đình Huệ |
Ngày ban hành: | 27/11/2023 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2024 |
Ngày công báo: | 08/01/2024 | Số công báo: | Từ số 35 đến số 36 |
Lĩnh vực: | Quyền dân sự | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Thời điểm Chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng
Quốc hội thông qua Luật Căn cước 2023 vào ngày 27/11/2023 (bắt đầu có hiệu lực từ ngày 01/7/2024), trong đó quy định thời điểm Chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng.
Thời điểm Chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng
Cụ thể, Luật Căn cước 2023 quy định thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng từ ngày 15/01/2024 đến trước ngày 30/6/2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30/6/2024.
Còn đối với Chứng minh nhân dân còn thời hạn sử dụng thì được sử dụng đến hết ngày 31/12/2024.
Đổi tên thẻ Căn cước công dân thành thẻ Căn cước
Căn cứ theo khoản 1 và khoản 11 Điều 3 Luật Căn cước 2023 định nghĩa:
-Căn cước là thông tin cơ bản về nhân thân, lai lịch, đặc điểm nhân dạng và sinh trắc học của một người.
- Thẻ căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng căn cước và thông tin khác đã được tích hợp vào thẻ căn cước của công dân Việt Nam, do cơ quan quản lý căn cước cấp theo quy định của Luật Căn cước 2023.
Nội dung thể hiện trên thẻ căn cước
- Thẻ căn cước có thông tin được in trên thẻ và bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa.
- Thông tin được in trên thẻ căn cước bao gồm:
+ Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
+ Dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”;
+ Dòng chữ “CĂN CƯỚC”;
+ Ảnh khuôn mặt;
+ Số định danh cá nhân;
+ Họ, chữ đệm và tên khai sinh;
+ Ngày, tháng, năm sinh;
+ Giới tính;
+ Nơi đăng ký khai sinh;
+ Quốc tịch;
+ Nơi cư trú;
+ Ngày, tháng, năm cấp thẻ; ngày, tháng, năm hết hạn sử dụng;
+ Nơi cấp: Bộ Công an.
- Thông tin được mã hóa, lưu trữ trong bộ phận lưu trữ trên thẻ căn cước gồm thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt của công dân, các thông tin quy định từ khoản 1 đến khoản 18 Điều 9, khoản 2 Điều 15 và khoản 2 Điều 22 Luật Căn cước 2023.
Xem chi tiết Luật Căn cước 2023 có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 và thay thế Luật Căn cước công dân 2014.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Mỗi công dân Việt Nam được cấp 01 căn cước điện tử.
2. Căn cước điện tử có danh tính điện tử và các thông tin sau đây:
a) Thông tin quy định từ khoản 6 đến khoản 18 và khoản 25 Điều 9, khoản 2 và khoản 4 Điều 15 của Luật này;
b) Thông tin quy định tại khoản 2 Điều 22 của Luật này được tích hợp theo đề nghị của công dân và phải được xác thực thông qua cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
3. Căn cước điện tử sử dụng để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác theo nhu cầu của công dân.
4. Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an có thẩm quyền cấp căn cước điện tử.
5. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục cấp căn cước điện tử.
1. Hệ thống thông tin của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức cung cấp dịch vụ công kết nối với hệ thống định danh và xác thực điện tử để khai thác thông tin của chủ thể danh tính điện tử phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công trên môi trường điện tử và các hoạt động quản lý nhà nước khác theo chức năng, nhiệm vụ được giao qua nền tảng định danh và xác thực điện tử.
2. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức cung cấp dịch vụ công khai thác thông tin trong hệ thống định danh và xác thực điện tử qua ứng dụng định danh quốc gia, trang thông tin định danh điện tử, thẻ căn cước bằng thiết bị, phần mềm đáp ứng yêu cầu kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an.
3. Chủ thể danh tính điện tử khai thác, chia sẻ thông tin danh tính điện tử và thông tin khác của mình đã được tích hợp vào tài khoản định danh điện tử trên hệ thống định danh và xác thực điện tử với tổ chức, cá nhân khác qua ứng dụng định danh quốc gia hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật.
1. Căn cước điện tử có giá trị chứng minh về căn cước và thông tin khác đã được tích hợp vào căn cước điện tử của người được cấp căn cước điện tử để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác theo nhu cầu của công dân.
2. Trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công, thực hiện các giao dịch và hoạt động khác, nếu phát hiện có sự khác nhau giữa thông tin in trên thẻ căn cước hoặc thông tin lưu trữ trong bộ phận lưu trữ được mã hóa của thẻ căn cước với thông tin trong căn cước điện tử thì cơ quan, tổ chức, cá nhân sử dụng thông tin trong căn cước điện tử.
1. Căn cước điện tử bị khóa trong các trường hợp sau đây:
a) Khi người được cấp căn cước điện tử yêu cầu khóa;
b) Khi người được cấp căn cước điện tử vi phạm thỏa thuận sử dụng ứng dụng định danh quốc gia;
c) Khi người được cấp căn cước điện tử bị thu hồi, bị giữ thẻ căn cước;
d) Khi người được cấp căn cước điện tử chết;
đ) Khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cơ quan khác có thẩm quyền.
2. Căn cước điện tử được mở khóa trong các trường hợp sau đây:
a) Khi người được cấp căn cước điện tử quy định tại điểm a khoản 1 Điều này yêu cầu mở khóa;
b) Khi người được cấp căn cước điện tử quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã khắc phục những vi phạm thỏa thuận sử dụng ứng dụng định danh quốc gia;
c) Khi người được cấp căn cước điện tử quy định tại điểm c khoản 1 Điều này được trả lại thẻ căn cước;
d) Khi cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cơ quan khác có thẩm quyền quy định tại điểm đ khoản 1 Điều này yêu cầu mở khóa.
3. Khi khóa căn cước điện tử đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều này, cơ quan quản lý căn cước phải thông báo ngay cho người bị khóa căn cước điện tử.
4. Thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an có thẩm quyền khóa, mở khóa căn cước điện tử.
5. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục khóa, mở khóa căn cước điện tử.
ISSUANCE AND MANAGEMENT OF ELECTRONIC IDENTIFICATION
Article 31. Electronic identification
1. Each Vietnamese citizen is issued with 01 electronic identification.
2. E-identification includes e-identity and the following information:
a) Information specified in Clause 6 through Clause 18 and Clause 25 Article 9, Clauses 2 and 4 Article 15 of this Law;
b) Information specified in Clause 2 Article 22 of this Law which is integrated at the request of the citizen and must be certified by the national population database and the specialized database.
3. E-identification is used to conduct administrative procedures, public services, transactions and other activities according to the citizen’s demand.
4. The head of the identification-managing agency of the Ministry of Public Security has authority to issue e-identification.
5. The Government shall provide for procedures for issuing ID certificates.
Article 32. Connecting, sharing, extracting and using information on the electronic identification and authentication system
1. The information system of a State agency, a political organization, a socio-political organization or a public service provider shall be connected with the electronic identification and authentication system to extract information about the e-identity owner, thereby serving online processing of administrative procedures and public services and other state management activities in conformity with its functions and tasks which have been assigned via the electronic identification and authentication platform.
2. The State agency, political organization, socio-political organization or public service provider may extract information on the electronic identification and authentication system via the national identification application, the e-identity web, and ID cards by using devices and software which meet technical requirements according to regulations of the Minister of Public Security.
3. An e-identity owner may extract and share his/her e-identity and other information integrated into his/her e-identification account on the electronic identification and authentication system with another organization/individual via the national identification application or other forms according to regulations of law.
Article 33. Uses of e-identification
1. E-identification is used to prove identification and other information integrated into an ID card of a citizen issued with e-identification for implementation of administrative procedures, public services, transactions and other activities according to the citizen’s demand.
2. During processing of administrative procedures and public services and implementation of transactions and other activities, if it is detected that information printed on an ID card or information encrypted and stored on the storage place of the ID card is different from that on e-identification, the agency/organization/individual shall use information on the e-identification.
Article 34. Locking and unlocking e-identification
1. E-identification shall be locked in the following cases:
a) The person issued with e-identification wishes to lock it;
b) The person issued with e-identification violates an agreement on use of the national identification application;
c) The person issued with e-identification has his/her ID card revoked or seized;
d) The person issued with e-identification is dead;
dd) There is any request from the criminal proceedings agency or another competent agency.
2. E-identification shall be unlocked in the following cases:
a) The person issued with e-identification specified in Point a Clause 1 of this Article wishes to unlock it;
b) The person issued with e-identification specified in Point b Clause 1 of this Article has completely implemented remedial measures for violations against the agreement on use of the national identification application;
c) The person issued with e-identification specified in Point c Clause 1 of this Article has his/her ID card returned;
d) There is any request from the criminal proceedings agency or another competent agency specified Point dd Clause 1 of this Article.
3. When locking e-identification in cases specified in Points a,b,c and dd Clause 1 of this Article, the identification-managing agency shall notify the person whose e-identification is locked.
4. The head of the identification-managing agency of the Ministry of Public Security has authority to lock and unlock e-identification.
5. The Government shall provide for procedures for locking and unlocking e-identification.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 9. Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
Điều 12. Số định danh cá nhân của công dân Việt Nam
Điều 22. Tích hợp thông tin vào thẻ căn cước và sử dụng, khai thác thông tin được tích hợp
Điều 23. Trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước
Điều 25. Trình tự, thủ tục cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước