Cách tính mức lương hưu sau khi tăng năm 2025 kèm ví dụ mình họa cụ thể
Cách tính mức lương hưu sau khi tăng năm 2025 kèm ví dụ mình họa cụ thể

1. Cách tính mức lương hưu sau khi tăng năm 2025

Căn cứ Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, được hướng dẫn bởi Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, mức hưởng lương hưu hằng tháng vào năm 2024 của người lao động quy định như sau:

Mức hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động

=

Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng

X

Bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

Trong đó:

  • Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 được xác định như sau:
    • Lao động nữ nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;
    • Lao động nam nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau: nếu nghỉ vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;
    • Đặc biệt, riêng trường hợp lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn thì đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, từ đủ 16 năm đến dưới 20 năm đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm đóng tính thêm 2%.

  • Bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội, được xác định theo quy định của Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, cụ thể:
    • Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này, hoặc động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:

      • Tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
      • Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
      • Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
      • Tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
      • Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
      • Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
      • Tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
    • Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.

2. Ví dụ cụ thể về cách tính lương hưu 2025

2.1. Ví dụ về mức lương hưu người theo chế độ lương do người sử dụng lao động quyết định

Ông A nghỉ hưu năm 2025 khi đã đủ tuổi. Ông tham gia bảo hiểm xã hội từ năm 2001 cho đến năm 2024. Ông thuộc chế độ do người sử dụng lao động quy định mức lương. Mức lương của ông cụ thể như sau:

  • Từ năm 2001 đến hết năm 2006 (6 năm): 1 triệu đồng;
  • Từ năm 2007 đến hết năm 2011 (5 năm): 3 triệu đồng;
  • Từ năm 2011 đến hết năm 2019 (9 năm): 7 triệu đồng;
  • Từ năm 2020 đến năm 2025 (6 năm): 10 triệu đồng.

Mức lương hưu năm 2025 của ông A được tính như sau:

  • Tính tỷ lệ hưởng lương hưu:

Ông A nghỉ hưu vào năm 2025, với thời gian tham gia là 25 năm. Do đó tỷ lệ hưởng lương hưu là:

    • 45% cho 20 năm đầu tiên.
    • 5 năm tiếp theo (25 năm - 20 năm) x 2% = 10%.

Do đó, tổng tỷ lệ hưởng lương hưu = 45% + 10% = 55%.

  • Tính mức bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội:

Ông A thuộc chế độ do người sử dụng lao động quyết định mức lương nên mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của ông là bình quân tiền lương tháng toàn bộ quá trình, cụ thể là:

(1 triệu VNĐ x 6 năm + 3 triệu VNĐ x 5 năm + 7 triệu VNĐ x 9 năm + 10 triệu VNĐ x 6 năm)/25 năm = 5,76 triệu VNĐ

  • Tính lương hưu hàng tháng:

Lương hưu = Tỷ lệ hưởng lương hưu x Bình quân tiền lương đóng bảo hiểm xã hội

= 55% x 5,76 triệu VNĐ = 3,168 triệu VNĐ.

Như vậy, ông A sẽ nhận được lương hưu hàng tháng là 3,168 triệu VNĐ sau khi nghỉ hưu vào năm 2024.

2.2. Ví dụ về mức lương hưu của người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định

Bà B tham gia bảo hiểm xã hội từ năm 2004 đến năm 2025 (theo chế độ tiền lương do nhà nước quyết định) thì đủ tuổi nghỉ hưu và bà B nghỉ hưu. Thu nhập từ năm 2004 đến 2025 của bà như sau:

Từ năm 2004 đến hết năm 2011: 1 triệu VNĐ;

Từ năm 2012 đến hết năm 2021: 5 triệu VNĐ;

Từ năm 2022 đến năm 2025: 12 triệu VNĐ.

Mức lương hưu của bà B năm 2025 được tính như sau:

  • Tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

Do bà B tham gia bảo hiểm xã hội vào năm 2004, tức là trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 nên bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của là bình quân tiền lương của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu, cụ thể bằng:

[5 triệu VNĐ x 4 (năm) + 12 triệu VNĐ x 4 (năm)]/ 8 (năm) = 8,5 triệu VNĐ

  • Tính tỷ lệ hưởng lương hưu:

Bà B tham gia bảo hiểm 22 năm, do đó tỷ lệ hưởng lương hưu là:

    • 45% cho 15 năm đầu tiên.
    • 7 năm tiếp theo (22 - 15) x 2% = 14%.

Tổng tỷ lệ hưởng lương hưu = 45% + 14% = 59%.

  • Tính lương hưu hàng tháng:

Lương hưu = Tỷ lệ hưởng lương hưu x Bình quân tiền lương.

Do đó, lương hưu = 59% x 8,5 triệu VNĐ = 5,015 triệu VNĐ. (tức là 5.015.000 VNĐ)

Ví dụ cụ thể về cách tính lương hưu 2024
Ví dụ cụ thể về cách tính lương hưu 2024

3. Cách tính lương hưu người tham gia BHXH tự nguyện mới nhất 2025

Theo Khoản 1 Điều 3 Nghị định 134/2015/NĐ-CP, mức hưởng lương hưu hàng tháng của người tham gia BHXH tự nguyện được tính như sau:

“Mức lương hưu hàng tháng được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng nhân với mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội".

Do đó, công thức tính lương hưu hàng tháng của người tham gia BHXH tự nguyện là:

Lương hưu hàng tháng = Tỷ lệ hưởng x Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH

Trong đó:

  • Tỷ lệ hưởng được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 134/2015/NĐ-CP như sau:
    • Lao động nữ: Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH thì tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
    • Lao động nam: Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng BHXH. Năm 2024 là 20 năm đóng BHXH. Sau đó cứ thêm mỗi năm đóng BHXH được tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.
  • Mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được quy định cụ thể tại Điều 4 Nghị định 134/2015/NĐ-CP như sau:

Mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính bằng bình quân các mức thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian đóng.

Trong đó, thu nhập tháng đã đóng BHXH để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm do Tổng cục Thống kê công bố hàng năm.

Ví dụ: Tính đến tháng 04/2024, ông A đủ tuổi về hưu theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019 (61 tuổi). Ông đã đóng BHXH tự nguyện với mức đóng bình quân là 2,5 triệu đồng/tháng, tính đến thời điểm đủ tuổi về hưu là 24 năm.

  • Tỷ lệ hưởng của ông A như sau:
    • 19 năm đầu tham gia sẽ được hưởng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH.
    • Từ năm thứ 20 đến năm thứ 24 là 05 năm được hưởng thêm: 5 x 2% = 10%
    • Tổng 02 tỷ lệ là: 45% + 10% = 55% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
  • Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của ông A: được tính bằng mức bình quân tiền lương của toàn bộ thời gian đóng BHXH. Ông K đóng với mức 2,5 triệu đồng/ tháng nên mức bình quân là 2,5 triệu đồng

Vậy, mức hưởng lương hưu của ông K = 55% x 2,5 triệu đồng = 1,375 triệu đồng/tháng.

4. Cách tính lương hưu bình quân 5 năm cuối mới nhất 2025 cho người tham gia BHXH trước năm 1995

Căn cứ quy định tại Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và các quy định hướng dẫn liên quan thì mức lương hưu của người lao động sẽ được tính dựa trên mức bình quân tiền lương (Mbqtl) tháng đóng bảo hiểm xã hội và tỷ lệ % hưởng lương hưu hàng tháng khi nghỉ hưu, công thức như sau:

Mức lương hưu hàng tháng = Mbqtl x Tỷ lệ % hưởng lương hưu hàng tháng

Trường hợp tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01/01/1995 tính lương hưu bình quân theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH như sau:

  • Ví dụ cụ thể: Giả sử một người lao động đã làm việc và tham gia bảo hiểm xã hội từ tháng 1 năm 1980. Người này nghỉ hưu vào tháng 12 năm 2020 sau 40 năm công tác. Lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trong 5 năm (60 tháng) cuối cùng trước khi nghỉ việc lần lượt là:
    • Tháng 1: 5.000.000 VNĐ
    • Tháng 2: 5.200.000 VNĐ
    • Tháng 3: 5.500.000 VNĐ
    • Tháng 4: 5.700.000 VNĐ
    • Tháng 5: 5.800.000 VNĐ
    • ...
    • Tháng 60: 6.000.000 VNĐ
  • Bước 1: Tính tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm cuối (60 tháng)

Tổng lương tháng đóng = 5.000.000 + 5.200.000 + 5.500.000 + ... + 6.000.000 (cộng tổng của tất cả 60 tháng)

=> Giả sử tổng cộng của 60 tháng là 360.000.000 VNĐ.

  • Bước 2: Tính mức bình quân tiền lương (Mbqtl)
    • Mbqtl = Tổng số tiền lương tháng đóng / 60 tháng
    • Mbqtl = 360.000.000 VNĐ / 60 = 6.000.000 VNĐ.
  • Bước 3: Tính tỷ lệ % hưởng lương hưu hàng tháng

Theo quy định: 20 năm đầu tiên = 45%. Mỗi năm sau tăng 2%. Do đó, với 40 năm đóng BHXH, tỷ lệ tính là:

45% + (20 năm * 2%) = 45% + 40% = 85%.

Tuy nhiên, mức tối đa chỉ là 75%, nên tỷ lệ % hưởng lương hưu sẽ là 75%.

  • Bước 3: Tính mức lương hưu hàng tháng

Mức lương hưu hàng tháng = Mbqtl x Tỷ lệ % hưởng lương hưu

=> Mức lương hưu hàng tháng = 6.000.000 VNĐ x 75% = 4.500.000 VNĐ.

Kết quả:

Người lao động sẽ nhận mức lương hưu hàng tháng là 4.500.000 VNĐ.

5. Cách tính lương hưu năm đối với nữ mới nhất 2025

Căn cứ Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, được hướng dẫn bởi Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, mức hưởng lương hưu hằng tháng vào năm 2024 của người lao động quy định như sau:

Mức hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động

=

Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng

X

Bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

Trong đó tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động đối với lao động nữ như sau: Lao động nữ nghỉ hưu năm 2024, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;

Do đó công thức tính cụ thể mức lương hưu hàng tháng của lao động nữ là

Mức hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động

=

[45% x

(A – 15)2%]

X

Bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội

(A là số năm đóng BHXH nhiều hơn 15 năm)

6. Năm 2025 người nghỉ hưu trước tuổi cách tính lương hưu thế nào?

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 7 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định về mức lương hưu hằng tháng như sau:

“Mức lương hưu hằng tháng

Mức lương hưu hằng tháng tại Điều 56 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

1. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động được tính bằng tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng nhân với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

2. Tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội được tính như sau:

a) Người lao động nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%;

b) Lao động nữ nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%;

c) Lao động nam nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tỷ lệ hưởng lương hưu hằng tháng được tính bằng 45% tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội theo bảng dưới đây, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội, được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%”.

Như vậy, để xác định được tiền lương hưu hằng tháng nhận được khi nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động thì người lao động cần phải xác định được tỷ lệ hưởng lương hưu của mình là bao nhiêu.

Theo đó, việc tính mức lương hưu hằng tháng khi nghỉ hưu trước tuổi do suy giảm khả năng lao động có thể tính dựa theo công thức sau đây:

Mức lương hưu hàng tháng

=

Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng – (A x 2%)

x

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Trong đó:

7. File excel tính lương hưu mới nhất năm 2025

File excel tính tương hưu 2025

Hướng dẫn sử dụng File Excel tính tiền lương hưu hằng tháng 2025

  • File Excel này áp dụng đối với việc tính tiền lương của người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định có mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là trung bình của toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo Khoản 2 Điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.
  • Nhập Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội vào ô màu vàng sẽ hiện ra kết quả tiền lương hưu hằng tháng tại ô màu xanh (đối với lao động nam), ô màu hồng (đối với lao động nữ).

8. Các câu hỏi thường gặp

8.1. Mức hưởng lương hưu tối đa là bao nhiêu?

Mức hưởng lương hưu tối đa là 75% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH, với điều kiện là lao động nam đóng từ đủ 34 năm BHXH, lao động nữ đóng từ đủ 30 năm bảo hiểm xã hội.

8.2. Người đóng BHXH 15 năm về hưu được hưởng lương không?

Theo quy định hiện nay, người đóng BHXH 15 năm về hưu được hưởng lương hưu với điều kiện lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

8.3. Năm 2025 đóng bảo hiểm bao nhiêu năm thì được hưởng lương hưu?

Theo Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hội 2024, từ 01/07/2025, người lao động đóng BHXH từ 15 năm được hưởng lương hưu.