Các hành vi bị nghiêm cấm với học sinh mới nhất 2025 (ảnh 1)
Các hành vi bị nghiêm cấm với học sinh mới nhất

1. Các hành vi bị nghiêm cấm với học sinh mới nhất 2025

Theo Điều 37 Điều lệ ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định các hành vi bị nghiêm cấm với học sinh bao gồm:

  • Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.
  • Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.
  • Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ.
  • Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.
  • Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.
  • Sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.
  • Học sinh không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.
Các hành vi bị nghiêm cấm với học sinh mới nhất

Các hành vi bị nghiêm cấm với học sinh mới nhất

2. Việc khen thưởng và kỷ luật của học sinh các cấp được thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định việc khen thưởng và kỷ luật của học sinh tiểu học như sau:

  • Thực hiện khen thưởng và kỉ luật học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  • Học sinh có thành tích xuất sắc, học sinh tiêu biểu hoàn thành tốt các nhiệm vụ trong học tập, rèn luyện và các phong trào thi đua, có nhiều đóng góp cho tập thể được các bạn trong lớp bình chọn hoặc có thành tích đột xuất khác thì được giáo viên, nhà trường và các cấp quản lý giáo dục khen thưởng theo các hình thức: tuyên dương trước lớp hoặc trước toàn trường, tặng giấy khen hoặc thư khen.
  • Học sinh có khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện và các phong trào thi đua, tuỳ theo mức độ vi phạm có thể thực hiện các biện pháp kỉ luật sau: nhắc nhở, hỗ trợ giúp đỡ trực tiếp để học sinh tiến bộ hơn; thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.
  • Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông về trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định việc khen thưởng và kỷ luật của học sinh trung học như sau:
  • Học sinh có thành tích trong học tập và rèn luyện được giáo viên, nhà trường và các cấp quản lý giáo dục khen thưởng bằng các hình thức sau đây:
    • Tuyên dương trước lớp hoặc trước toàn trường.
    • Khen thưởng các danh hiệu học sinh theo quy định.
    • Cấp giấy chứng nhận, giấy khen, bằng khen, nếu đạt thành tích nổi bật hoặc có tiến bộ vượt bậc trong một số lĩnh vực học tập, phong trào thi đua; đạt thành tích trong các kỳ thi, hội thi theo quy định và cho phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
    • Các hình thức khen thưởng khác.
  • Học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện được giáo dục hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây:
    • Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm.
    • Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.
    • Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Các câu hỏi thường gặp

3.1. Bản cam kết của học sinh là gì?

Bản cam kết của học sinh là văn bản mà học sinh tự nguyện cam kết thực hiện các quy định, nội dung học tập, đạo đức và trách nhiệm trong quá trình học tập. Đây là một hình thức ghi nhận sự cam kết của học sinh đối với các nội dung giáo dục, quy định nhà trường, và các chuẩn mực đạo đức trong học đường.

3.2. Nội dung thường có trong bản cam kết của học sinh?

Nội dung của bản cam kết thường bao gồm:

  • Thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập như bài vở, kiểm tra, và tham gia các hoạt động học thuật.
  • Giữ gìn an ninh và trật tự trong khuôn viên trường, không gây rối hoặc vi phạm nội quy.
  • Cam kết về đạo đức học đường như tôn trọng giáo viên, bạn bè và các nhân viên khác.
  • Chấp hành các quy định của nhà trường như thời gian học, giữ gìn tài sản chung và tuân thủ nội quy.

3.3. Bản cam kết có hiệu lực như thế nào?

Bản cam kết có giá trị trong suốt thời gian học tập tại trường. Học sinh phải thực hiện đầy đủ các nội dung đã cam kết, và nhà trường có thể áp dụng các hình thức kỷ luật nếu học sinh không tuân thủ đúng cam kết.

3.4. Nếu học sinh vi phạm bản cam kết, sẽ có hậu quả gì?

Nếu học sinh vi phạm nội dung bản cam kết, nhà trường có thể áp dụng các hình thức kỷ luật như nhắc nhở, cảnh cáo, hoặc thậm chí là chuyển xuống hạnh kiểm thấp hơn, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vi phạm.

3.5. Học sinh có thể học vượt lớp so với độ tuổi theo quy định không?

Trường hợp học sinh được học vượt lớp, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật giáo dục 2019 bao gồm:

  • Học sinh học vượt lớp trong trường hợp phát triển sớm về trí tuệ;
  • Học sinh học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh thuộc hộ nghèo, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, học sinh có thể học vượt lớp so với độ tuổi mà pháp luật quy định khi thuộc trường hợp phát triển sớm về trí tuệ có nghĩa là khả năng tư duy và độ hiểu biết vượt xa so với kiến thức quy định về độ tuổi theo cấp học.

3.6. Thủ tục xem xét học vượt lớp được quy định như thế nào?

Theo điểm e khoản 1 Điều 35 Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định thủ tục xem xét học vượt lớp như như sau:

  • Cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh có đơn đề nghị với nhà trường.
  • Hiệu trưởng nhà trường thành lập hội đồng khảo sát, tư vấn, gồm: hiệu trưởng hoặc phó hiệu trưởng và Ban đại diện cha mẹ học sinh của trường; giáo viên dạy lớp học sinh đang học, giáo viên dạy lớp trên, nhân viên y tế, tổng phụ trách Đội.
  • Căn cứ kết quả khảo sát của hội đồng tư vấn, hiệu trưởng hoàn thiện hồ sơ và báo cáo trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét quyết định.