Chuyển ngành có phải học lại từ đầu không? (ảnh 1)
Chuyển ngành có phải học lại từ đầu không?

1. Chuyển ngành có phải học lại từ đầu không?

Căn cứ Điều 16 Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT, sinh viên được xem xét chuyển sang học một chương trình, ngành đào tạo khác khi không đang là sinh viên năm thứ nhất hoặc cuối khóa, không thuộc diện bị xem xét buộc thôi học và còn đủ thời gian học tập theo quy định và phải cân nhắc kỹ lưỡng đam mê, sở thích cá nhân và định hướng nghề nghiệp trước khi chuyển ngành.

Do đó, sinh viên chuyển ngành học trong cùng trường thì chỉ cần làm thủ tục theo quy định, chứ không phải thi tuyển sinh lại từ đầu, còn nếu chuyển sang ngành mới ở một trường mới, thì mới phải thi tuyển sinh lại từ đầu.

2. Mẫu đơn xin chuyển ngành học của sinh viên mới nhất 2025 kèm hướng dẫn chi tiết

Việc chuyển ngành đào tạo hiểu theo cách đơn giản là việc sinh viên có nguyện vọng chuyển từ một ngành đào tạo này sang một ngành đào tạo khác khi có mong muốn và đáp ứng được điều kiện theo Quy chế đào tạo của trường.

Tải về mẫu đơn xin chuyển ngành đào tạo cho sinh viên mới nhất:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------

ĐƠN XIN CHUYỂN NGÀNH

Kính gửi: Trường ..........................

Tôi tên là:………………………….………………Sinh ngày:…………………………

Nơi sinh (chỉ ghi tỉnh/thành phố): …….………..……... Mã SV:……………………..

Sinh viên hệ:……………. lớp :……………., ngành…………………… khoá ……..

Điện thoại gia đình:…………..…………..Điện thoại di động:……………………….

Nay xin được sang học ngành ………………………………………hệ:……………..

Lý do xin chuyển ngành: …………………….…………………..……………………..

……………..………………………....………………………………………………..….

Hồ sơ gửi kèm: ……………..………………………....…………………………………

Tôi xin cam đoan thực hiện đúng các quy định của nhà trường về việc đăng ký học, đóng học phí liên quan tới việc chuyển ngành đào tạo.

Xin chân thành cảm ơn.

..............., ngày...tháng...năm...

Ý KIẾN CỦA PHỤ HUYNH/GIA ĐÌNH

(Ký và ghi rõ họ, tên, quan hệ với SV)
…………………………………………….

…………………………………………….

…………………………………………….

NGƯỜI LÀM ĐƠN

(Ký và ghi rõ họ tên)

1. Phần nhận xét của Khoa chuyên môn:

(Trong trường hợp sinh viên vi phạm kỷ luật nhà trường: tự ý bỏ học không phép trước khi thực hiện việc xin CHUYỂN NGÀNH. Sinh viên phải liên hệ với Văn phòng Khoa trình bày lý do, đồng thời được sự chấp thuận của bộ phận Quản lý sinh viên thuộc Khoa mới được phép tiến hành thủ tục CHUYỂN NGÀNH).

…………………………………………….

…………………………………………….

…………………………………………….

VĂN PHÒNG KHOA

(Ký & ghi rõ họ tên)

2. Phần ghi của P.Tài chính kế toán:

…………………………………………….

…………………………………………….

…………………………………………….

P.TCKT

(Ký & ghi rõ họ tên)

3. Phần giải quyết của P.Đào tạo:

- Đề nghị chuyển sang ngành: ………………………….., khóa ………….., lớp………………………… từ ngày :………. /………. /……..

- Sinh viên lưu ý:

- Sinh viên được chuyển điểm các môn học liên quan đã hoàn tất và các môn học đã học hơn 2/3 tổng số tiết môn học đó (có xác nhận của Khoa chuyên môn ).

- Sinh viên sẽ phải đóng học phí chênh lệch (nếu có) khi được chuyển sang ngành mới.

- Sinh viên photo đơn xin chuyển lớp thành 02 bản, 01 bản hộp P.TCKT và 01 bản nộp cho P.ĐT, bản gốc học viên giữ lại.

…………………………………………….

…………………………………………….

…………………………………………….

P.ĐÀO TẠO

(Ký & ghi rõ họ tên)

3. Thời gian nộp đơn xin chuyển ngành là khi nào?

Căn cứ Điều 16 Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT về ban hành quy chế đào tạo trình độ đại học:

Điều 16. Chuyển ngành, chuyển nơi học, chuyển cơ sở đào tạo, chuyển hình thức học

"1. Sinh viên được xem xét chuyển sang học một chương trình, một ngành đào tạo khác, hoặc một phân hiệu khác của cơ sở đào tạo, hoặc từ phân hiệu về trụ sở chính khi có đủ các điều kiện sau:

a) Không đang là sinh viên trình độ năm thứ nhất hoặc năm cuối khóa, không thuộc diện bị xem xét buộc thôi học và còn đủ thời gian học tập theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Quy chế này;

b) Sinh viên đạt điều kiện trúng tuyển của chương trình, ngành đào tạo, của trụ sở chính (hoặc phân hiệu ) trong cùng khóa tuyển sinh;

c) Cơ sở đào tạo, trụ sở chính (hoặc phân hiệu) có đủ các điều kiện bảo đảm chất lượng, chưa vượt quá năng lực đào tạo đối với chương trình, ngành đào tạo đó theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

d) Được sự đồng ý của thủ trưởng các đơn vị chuyên môn phụ trách chương trình, ngành đào tạo, người phụ trách phân hiệu (nơi chuyển đi và chuyến đến) và của hiệu trưởng cơ sở đào tạo.

…………………"

Như vậy, thời gian để sinh viên nộp đơn xin chuyển ngành học phải là khi không đang là sinh viên trình độ năm thứ nhất hoặc năm cuối khóa, có thể đang làm sinh viên năm hai hoặc năm ba.

4. Điều kiện để sinh viên được chuyển ngành học mới nhất 2025

Điều kiện để sinh viên được chuyển ngành học mới nhất 2025

Điều kiện để sinh viên được chuyển ngành học mới nhất 2025

Căn cứ Điều 16 Thông tư số 08/2021/TT-BGDĐT về ban hành quy chế đào tạo trình độ đại học quy định sinh viên được xem xét chuyển cơ sở đào tạo khi có đủ các điều kiện sau:

  • Không đang là sinh viên trình độ năm thứ nhất hoặc năm cuối khóa, không thuộc diện bị xem xét buộc thôi học và còn đủ thời gian học tập
  • Sinh viên đạt điều kiện trúng tuyển của chương trình, ngành đào tạo cùng khóa tuyển sinh tại nơi chuyển đến;
  • Nơi chuyển đến có đủ các điều kiện bảo đảm chất lượng, chưa vượt quá năng lực đào tạo đối với chương trình, ngành đào tạo đó theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
  • Được sự đồng ý của hiệu trưởng cơ sở đào tạo xin chuyển đi và cơ sở đào tạo xin chuyển đến.
  • Sinh viên được xem xét chuyển từ đào tạo theo hình thức chính quy sang hình thức vừa làm vừa học hoặc đào tạo từ xa của cơ sở đào tạo nếu còn đủ thời gian học tập theo quy định đối với hình thức chuyển đến.
  • Quy chế của cơ sở đào tạo quy định chi tiết thẩm quyền, điều kiện, thủ tục chuyển chương trình, ngành đào tạo, chuyển nơi học, chuyển cơ sở đào tạo hoặc chuyển hình thức học; việc công nhận kết quả học tập hoặc chuyển đổi tín chỉ đã tích lũy đối cho sinh viên thuộc các trường hợp này.

5. Thủ tục chuyển ngành học cho sinh viên mới nhất 2025

  • Bước 1: Nộp đơn đăng ký chuyển ngành đại học

Bước đầu tiên bạn cần là hoàn thành và nộp đơn đăng ký thay đổi ngành học. Thông thường, đơn đăng ký chuyển ngành đại học thường được cung cấp bởi phòng đào tạo của trường.

  • Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ

Hoàn thiện hồ sơ là bước quan trọng thứ hai trong quy trình chuyển ngành đại học. Sau khi đã hoàn thành đơn đăng ký thay đổi khóa học, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết để nộp cho văn phòng tuyển sinh và phòng đào tạo. Dưới đây là danh sách chi tiết các hồ sơ cần thiết:

    • Đơn đăng ký thay đổi khóa học đã hoàn thành.
    • Bảng điểm học tập của học kỳ trước.
    • Giấy tờ chứng minh lý do chuyển ngành (nếu có).

Thời hạn nộp hồ sơ thường là hai tuần trước khi bắt đầu học kỳ đầu tiên của năm thứ hai. Tuy nhiên, mốc thời gian có thể thay đổi tùy theo quy định của từng trường đại học.

Bạn nên liên hệ trực tiếp với văn phòng tuyển sinh hoặc phòng đào tạo để được hướng dẫn cụ thể về thời hạn và quy trình nộp hồ sơ. Nộp hồ sơ đầy đủ, đúng hạn và đảm bảo tính chính xác của các thông tin để đảm bảo quá trình chuyển ngành diễn ra suôn sẻ.

  • Bước 3: Nhận thông báo chuyển ngành đại học

Quyết định chuyển ngành đại học của bạn sẽ được Phòng Đào tạo xem xét và đánh giá dựa trên các tiêu chí sau:

    • Kết quả học tập: Đây là yếu tố quan trọng nhất được sử dụng để đánh giá khả năng học tập của bạn tại ngành học mới. Hồ sơ học tập của bạn, bao gồm điểm số các môn học, kết quả thi cử và xếp hạng lớp, sẽ được xem xét kỹ lưỡng.
    • Lý do chuyển ngành: Bạn cần trình bày rõ ràng và thuyết phục lý do chuyển ngành của mình. Lý do này nên xuất phát từ mong muốn học tập và phát triển bản thân, đồng thời thể hiện sự phù hợp của bạn với ngành học mới.
    • Sức chứa lớp học của ngành mới: Việc chuyển ngành còn phụ thuộc vào số lượng sinh viên hiện tại đang theo học ngành đó. Nếu số lượng sinh viên đã quá tải, hồ sơ chuyển ngành của bạn có thể sẽ bị ảnh hưởng.

Sau khi xem xét đầy đủ các yếu tố trên, Phòng Đào tạo sẽ trình hồ sơ của bạn lên Ban Giám hiệu nhà trường để ra quyết định cuối cùng. Thông báo kết quả chuyển ngành sẽ được gửi đến bạn trong thời gian ngắn nhất.

  • Bước 4: Liên hệ với giảng viên phụ trách, cán bộ lớp

Sau khi nhận được thông báo chính thức từ phòng đào tạo về việc chuyển đổi khóa học, bạn đã hoàn tất thủ tục chuyển ngành thành công và chính thức trở thành sinh viên của chuyên ngành mới.

Đây là giai đoạn quan trọng đánh dấu sự khởi đầu mới trong hành trình học tập của bạn. Để hòa nhập nhanh chóng và thuận lợi với môi trường học tập mới, bạn nên thực hiện các bước sau:

    • Liên hệ với giảng viên phụ trách và cán bộ lớp: Trao đổi với giảng viên phụ trách và cán bộ lớp để được hướng dẫn chi tiết về chương trình học, lịch thi cử, các quy định và hoạt động của khoa/ngành.
    • Tham gia các buổi gặp mặt lớp: Tham gia các buổi gặp mặt lớp để làm quen với bạn bè mới, tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp và hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình học tập.
    • Tìm hiểu thông tin về chương trình học: Tham khảo giáo trình, tài liệu học tập và tìm hiểu kỹ lưỡng về nội dung các môn học trong chương trình đào tạo của chuyên ngành mới.
    • Tham gia các hoạt động ngoại khóa: Tham gia các hoạt động ngoại khóa do khoa/ngành tổ chức để rèn luyện kỹ năng mềm, giao lưu với bạn bè và mở rộng mối quan hệ.

Việc chủ động hòa nhập vào môi trường học tập mới sẽ giúp bạn nhanh chóng thích nghi với chương trình học và đạt được kết quả tốt trong học tập.

6. Quy trình xét duyệt chuyển ngành học mới nhất 2025

Quy trình xét duyệt chuyển ngành học mới nhất 2025 bao gồm các bước sau:

  • Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ: BP Một cửa tiếp nhận đơn. Kiểm tra hồ sơ SV (khối thi xét tuyển, điểm xét tuyển)
  • Xác nhận của khoa chuyển đến và chuyển đi: BP Một cửa nộp đơn xin chuyển ngành học cho khoa chuyển đến và chuyển đi.
  • Trưởng khoa có nhiệm vụ ghi nhận ý kiến chuyển ngành của SV:
    • Đồng ý: Xác nhận đồng ý cho SV chuyển ngành
    • Không đồng ý: Ghi nhận nguyên nhân và trả lại đơn SV
  • Tiếp nhận kết quả từ khoa: BP Một cửa tiếp nhận kết quả phê duyệt từ khoa SV chuyển đến và khoa SV chuyển đi
  • Soạn quyết định: BP Một cửa chuyển hồ sơ đến BP CTSV, BP CTSV Soạn quyết định, trình BGH xem xét giải quyết
  • Phê duyệt: BGH xem xét quyết định sinh viên được phép chuyển ngành:
    • Đạt: Đồng ý cho SV chuyển ngành, chuyển bước tiếp theo
    • Không đạt: Chuyển lại BP CTSV và đề nghị thực hiện theo chỉ đạo của BGH
  • Công bố quyết định và lưu hồ sơ: BP CTSV điều chỉnh dữ liệu sinh viên trong phần mềm quản lý. Khoa hướng dẫn SV làm thủ tục chuyển điểm, hướng dẫn SV đăng ký học phần theo quy định của nhà trường
  • Trả kết quả: BP Một cửa nhận quyết định từ BP CTSV, trả quyết định đến SV và giới thiệu cố vấn học tập

7. Một số câu hỏi thường gặp

7.1. Sinh viên năm nhất có được chuyển ngành học không?

Theo khoản 1 Điều 16 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT, sinh viên được xem xét chuyển sang học một chương trình, một ngành đào tạo khác, hoặc một phân hiệu khác của cơ sở đào tạo, hoặc từ phân hiệu về trụ sở chính khi không đang là sinh viên trình độ năm thứ nhất hoặc năm cuối khóa.

Như vậy, theo quy định thì sinh viên năm nhất chưa đủ điều kiện để xem xét chuyển ngành đào tạo.

7.2. Xếp loại học lực theo điểm trung bình đối với sinh viên Đại học như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định kết quả học tập của sinh viên được đánh giá sau từng học kỳ hoặc sau từng năm học, dựa trên kết quả các học phần nằm trong yêu cầu của chương trình đào tạo mà sinh viên đã học và có điểm theo các tiêu chí sau đây:

  • Tổng số tín chỉ của những học phần mà sinh viên không đạt trong một học kỳ, trong một năm học, hoặc nợ đọng từ đầu khoá học;
  • Tổng số tín chỉ của những học phần mà sinh viên đã đạt từ đầu khóa học (số tín chỉ tích lũy), tính cả các học phần được miễn học, được công nhận tín chỉ;
  • Điểm trung bình của những học phần mà sinh viên đã học trong một học kỳ (điểm trung bình học kỳ), trong một năm học (điểm trung bình năm học) hoặc tính từ đầu khóa học (điểm trung bình tích lũy), tính theo điểm chính thức của học phần và trọng số là số tín chỉ của học phần đó.

Theo đó, sinh viên được xếp loại học lực theo điểm trung bình học kỳ, điểm trung bình năm học hoặc điểm trung bình tích lũy như sau:

  • Theo thang điểm 4:
    • Từ 3,6 đến 4,0: Xuất sắc;
    • Từ 3,2 đến cận 3,6: Giỏi;
    • Từ 2,5 đến cận 3,2: Khá;
    • Từ 2,0 đến cận 2,5: Trung bình;
    • Từ 1,0 đến cận 2,0: Yếu;
    • Dưới 1,0: Kém.
  • Theo thang điểm 10:
    • Từ 9,0 đến 10,0: Xuất sắc;
    • Từ 8,0 đến cận 9,0: Giỏi;
    • Từ 7,0 đến cận 8,0: Khá;
    • Từ 5,0 đến cận 7,0: Trung bình;
    • Từ 4,0 đến cận 5,0: Yếu;
    • Dưới 4,0: Kém.

(Quy định tại khoản 5 Điều 10 Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT)

Như vây, với điểm trung bình cả năm của bạn là 3,2 (theo thang điểm 4) thì bạn có học lực Giỏi ở năm học đó.

7.3. Sinh viên được công nhận, chuyển đổi tín chỉ như thế nào?

Tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định, kết quả học tập của sinh viên đã tích lũy từ một trình độ đào tạo khác, một ngành đào tạo hoặc một chương trình đào tạo khác, một khóa học khác hoặc từ một cơ sở đào tạo khác được cơ sở đào tạo xem xét công nhận, chuyển đổi sang tín chỉ của những học phần trong chương trình đào tạo theo học.

Cụ thể, Hội đồng chuyên môn của cơ sở đào tạo xem xét công nhận, chuyển đổi tín chỉ trên cơ sở đối sánh chuẩn đầu ra, nội dung và khối lượng học tập, cách thức đánh giá học phần và các điều kiện bảo đảm chất lượng thực hiện chương trình theo các cấp độ được quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT như sau:

  • Công nhận, chuyển đổi theo từng học phần;
  • Công nhận, chuyển đổi theo từng nhóm học phần;
  • Công nhận, chuyển đổi theo cả chương trình đào tạo.

Cơ sở đào tạo công khai quy định việc công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ. Khối lượng tối đa được công nhận, chuyển đổi không vượt quá 50% khối lượng học tập tối thiểu của chương trình đào tạo; riêng đối với ngành đào tạo giáo viên thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

7.4. Trường Đại học được có những hình thức đào tạo nào?

Theo đó, trường Đại học được có 2 hình thức đào tạo sau đây:

  • Đào tạo chính quy:
    • Các hoạt động giảng dạy được thực hiện tại cơ sở đào tạo, riêng những hoạt động thực hành, thực tập, trải nghiệm thực tế và giảng dạy trực tuyến có thể thực hiện ngoài cơ sở đào tạo;
    • Thời gian tổ chức hoạt động giảng dạy trong khoảng từ 06 giờ đến 20 giờ các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 7; thời gian tổ chức những hoạt động đặc thù của chương trình đào tạo được thực hiện theo quy định của cơ sở đào tạo.
  • Đào tạo vừa làm vừa học:
    • Các hoạt động giảng dạy được thực hiện tại cơ sở đào tạo hoặc tại cơ sở phối hợp đào tạo theo quy định liên kết đào tạo tại Điều 5 Quy chế đào tại trinh độ Đại học ban hành kèm Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT, riêng những hoạt động thực hành, thực tập, trải nghiệm thực tế và giảng dạy trực tuyến có thể thực hiện ngoài cơ sở đào tạo, cơ sở phối hợp đào tạo;
    • Thời gian tổ chức hoạt động giảng dạy linh hoạt trong ngày và trong tuần.

Đối với các ngành đào tạo ưu tiên phục vụ nguồn nhân lực phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn, Bộ Giáo dục và Đào tạo có hướng dẫn thực hiện các hình thức đào tạo phù hợp.

7.5. Để được công nhận và cấp bằng tốt nghiệp thì sinh viên cần đáp ứng các điều kiện gì?

Theo quy định tại Điều 15 Quy chế Đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT, để được công nhận và cấp bằng tốt nghiệp thì sinh viên cần phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

  • Tích lũy đủ học phần, số tín chỉ và hoàn thành các nội dung bắt buộc khác theo yêu cầu của chương trình đào tạo, đạt chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo;
  • Điểm trung bình tích lũy của toàn khóa học đạt từ trung bình trở lên;
  • Tại thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập.

Cũng theo Điều 15 Quy chế Đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định quy trình, thủ tục và một số lưu ý trong việc công nhận, cấp bằng tốt nghiệp cho sinh viên như sau:

  • Những sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp được hiệu trưởng cơ sở đào tạo ra quyết định công nhận tốt nghiệp và cấp bằng tốt nghiệp trong thời hạn 03 tháng tính từ thời điểm sinh viên đáp ứng đầy đủ điều kiện tốt nghiệp và hoàn thành nghĩa vụ với cơ sở đào tạo.
  • Hạng tốt nghiệp được xác định căn cứ vào điểm trung bình tích lũy toàn khoá được quy định tại khoản 5 Điều 10 Quy chế Đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT, trong đó, hạng tốt nghiệp của sinh viên có điểm trung bình tích lũy loại xuất sắc và giỏi sẽ bị giảm đi một mức nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
    • Khối lượng của các học phần phải học lại vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ quy định cho toàn chương trình;
    • Sinh viên đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học.
  • Sinh viên đã hết thời gian học tập tối đa theo quy định nhưng chưa đủ điều kiện tốt nghiệp do chưa hoàn thành những học phần Giáo dục quốc phòng-an ninh hoặc Giáo dục thể chất hoặc chưa đạt chuẩn đầu ra về ngoại ngữ, công nghệ thông tin, trong thời hạn 03 năm tính từ khi thôi học được hoàn thiện các điều kiện còn thiếu và đề nghị xét công nhận tốt nghiệp.
  • Sinh viên không tốt nghiệp được cấp chứng nhận về các học phần đã tích luỹ trong chương trình đào tạo của cơ sở đào tạo.

Như vậy, để được công nhận tốt nghiệp, sinh viên phải tích lũy đủ số tín chỉ và hoàn thành các yêu cầu của chương trình đào tạo, có điểm trung bình tích lũy từ trung bình trở lên, không vi phạm pháp luật hoặc bị kỷ luật nghiêm trọng. Quy chế cũng quy định cụ thể về thời hạn cấp bằng, xác định hạng tốt nghiệp, trường hợp chưa đủ điều kiện tốt nghiệp, cấp chứng nhận học phần và các quy định khác của trường liên quan đến tốt nghiệp.