Hình phạt đối với hành vi nhờ làm hộ khóa luận tốt nghiệp của sinh viên
Hình phạt đối với hành vi nhờ làm hộ khóa luận tốt nghiệp của sinh viên

1. Theo quy định pháp luật, sinh viên là ai và họ có nhiệm vụ là gì?

Sinh viên là một trong những hạt giống tương lai của đất nước, góp phần không nhỏ vào quá trình phát triển tổ quốc. Trong đó, theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 10/2016/TT-BGDĐT, sinh viên được quy định là những người như sau:

1. Sinh viên được quy định tại quy chế này là người đang học chương trình đào tạo trình độ đại học hệ chính quy tại các cơ sở giáo dục đại học.

2. Sinh viên là trung tâm của các hoạt động giáo dục và đào tạo trong cơ sở giáo dục đại học, được bảo đảm Điều kiện thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền trong quá trình học tập và rèn luyện tại cơ sở giáo dục và đào tạo.

Đồng thời, theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 10/2016/TT-BGDĐT, sinh viên sẽ có những nhiệm vụ sau:

1. Chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Điều lệ trường đại học và các quy chế, nội quy của cơ sở giáo dục đại học.

2. Học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục, đào tạo của cơ sở giáo dục đại học; chủ động, tích cực tự học, nghiên cứu, sáng tạo và rèn luyện đạo đức, lối sống.

3. Tôn trọng nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức và nhân viên của cơ sở giáo dục đại học; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình học tập và rèn luyện; thực hiện tốt nếp sống văn hóa trong trường học.

4. Giữ gìn và bảo vệ tài sản; hành động góp phần bảo vệ, xây dựng và phát huy truyền thống của cơ sở giáo dục đại học.

5. Thực hiện đầy đủ quy định về việc khám sức khỏe đầu khóa và khám sức khỏe định kỳ trong thời gian học tập theo quy định của cơ sở giáo dục đại học.

6. Đóng học phí, bảo hiểm y tế đầy đủ, đúng thời hạn.

7. Tham gia lao động công ích, hoạt động tình nguyện, hoạt động xã hội vì cộng đồng phù hợp với năng lực và sức khỏe theo yêu cầu của cơ sở giáo dục đại học.

8. Chấp hành nghĩa vụ làm việc có thời hạn theo sự Điều động của Nhà nước khi được hưởng học bổng, chi phí đào tạo do Nhà nước cấp hoặc do nước ngoài tài trợ theo Hiệp định ký kết với Nhà nước, nếu không chấp hành phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo theo quy định của Chính phủ.

9. Tham gia phòng, chống tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử và các hoạt động khác của sinh viên; kịp thời báo cáo với khoa, phòng chức năng, Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học hoặc các cơ quan có thẩm quyền khi phát hiện những hành vi tiêu cực, gian lận trong học tập, thi cử hoặc những hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nội quy, quy chế khác của sinh viên, cán bộ, nhà giáo trong cơ sở giáo dục đại học.

10. Tham gia công tác bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội trong trường học, gia đình và cộng đồng.

11. Thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan theo quy định của pháp luật và của cơ sở giáo dục đại học.

Theo quy định pháp luật, sinh viên là ai và họ có nhiệm vụ là gì?
Theo quy định pháp luật, sinh viên là ai và họ có nhiệm vụ là gì?

2. Hành vi nhờ làm hộ khóa luận của sinh viên sẽ bị xử phạt ra sao?

Theo quy định pháp luật, làm hộ khóa luận là một hành vi vi phạm pháp luật, theo đó sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật hiện hành. Cụ thể, theo quy định tại Mục 5 của Phụ lục ban hành kèm Thông tư số 10/2016/TT-BGDĐT, hành vi thi, kiểm tra thay, hoặc nhờ thi, kiểm tra thay; làm thay, nhờ làm hoặc sao chép tiểu luận, đồ án, khóa luận tốt nghiệp sẽ bị xử phạt với 02 hình thức sau:

1. Vi phạm lần đầu: Đình chỉ có thời hạn

2. Vi phạm lần 2: Buộc thôi học

Như vậy, đối với hành vi nhờ làm hộ khóa luận của sinh viên, người vi phạm sẽ bị xử phạt theo hình thức là đình chỉ có thời hạn đối với vi phạm lần đầu và sẽ bị buộc thôi học nếu sinh viên đó tiếp tục tái phạm.

Hành vi nhờ làm hộ khóa luận của sinh viên sẽ bị xử phạt ra sao?
Hành vi nhờ làm hộ khóa luận của sinh viên sẽ bị xử phạt ra sao?

3. Những hình thức kỷ luật nào khác theo quy định pháp luật đối với các hành vi vi phạm của sinh viên

Theo quy định pháp luật, đối với từng hành vi vi phạm kỷ luật khác nhau, sẽ có những hình thức kỷ luật tương ứng với từng hành vi đó. Cụ thể, theo quy định tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư số 10/2016/TT-BGDĐT, những sinh viên có hành vi vi phạm thì tùy tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm có thể được nhắc nhở, phê bình hoặc phải chịu một trong các hình thức kỷ luật sau:

a) Khiển trách: áp dụng đối với sinh viên có hành vi vi phạm lần đầu nhưng ở mức độ nhẹ;

b) Cảnh cáo: áp dụng đối với sinh viên đã bị khiển trách mà tái phạm hoặc vi phạm ở mức độ nhẹ nhưng hành vi vi phạm có tính chất thường xuyên hoặc mới vi phạm lần đầu nhưng mức độ tương đối nghiêm trọng;

c) Đình chỉ học tập có thời hạn: áp dụng đối với những sinh viên đang trong thời gian bị cảnh cáo mà vẫn vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm nghiêm trọng các hành vi sinh viên không được làm; sinh viên vi phạm pháp luật bị xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo. Tùy từng trường hợp cụ thể, Thủ trưởng cơ sở giáo dục đại học căn cứ vào quy chế đào tạo để quyết định thời hạn đình chỉ học tập theo các mức: đình chỉ một học kỳ, đình chỉ một năm học hoặc đình chỉ theo thời gian sinh viên bị xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo.

d) Buộc thôi học: áp dụng đối với sinh viên đang trong thời gian bị đình chỉ học tập mà vẫn tiếp tục vi phạm kỷ luật hoặc vi phạm lần đầu nhưng có tính chất và mức độ vi phạm đặc biệt nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đến cơ sở giáo dục đại học và xã hội; vi phạm pháp luật bị xử phạt tù giam.

Những hình thức kỷ luật nào khác theo quy định pháp luật đối với các hành vi vi phạm của sinh viên
Những hình thức kỷ luật nào khác theo quy định pháp luật đối với các hành vi vi phạm của sinh viên

Xem thêm các bài viết liên quan:

Nâng cao trình độ dân trí là gì? Hiện nay cần làm gì để nâng cao trình độ dân trí