- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Bảo hiểm xã hội (214)
- Tiền lương (199)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Mức lương theo nghề nghiệp (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Định danh (75)
- Phương tiện giao thông (69)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đăng kiểm (56)
- Biển báo giao thông (55)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Sổ đỏ (43)
- Mẫu đơn (43)
- Độ tuổi lái xe (43)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thi bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Mức đóng BHXH (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Xử phạt hành chính (33)
- Di chúc (32)
- Pháp luật (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Nghỉ hưu (29)
- Giáo dục (29)
- VNeID (29)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Lương cơ bản (27)
Giáo dục thường xuyên là gì? Năm 2025 tuyển sinh lớp 10 trung tâm giáo dục thường xuyên với các đối tượng nào?
1. Giáo dục thường xuyên là gì? Năm 2025 tuyển sinh lớp 10 trung tâm giáo dục thường xuyên với các đối tượng nào?
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Luật Giáo dục 2019, giáo dục thường xuyên là giáo dục để thực hiện một chương trình giáo dục nhất định, được tổ chức linh hoạt về hình thức thực hiện chương trình, thời gian, phương pháp, địa điểm, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của người học.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên ban hành kèm theo Thông tư 01/2023/TT-BGDĐT, trung tâm giáo dục thường xuyên tuyển sinh lớp 10 với các đối tượng như sau:
- Đối tượng tuyển sinh vào học chương trình giáo dục thường xuyên để cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông là người đã tốt nghiệp trung học cơ sở.
- Đối tượng người học đã có giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông nếu có nguyện vọng vào học tại Trung tâm (không thực hiện kiểm tra, đánh giá lại) để tăng cường kiến thức tham gia kỳ thi lấy bằng tốt nghiệp cấp 3 thì giám đốc Trung tâm căn cứ khả năng đáp ứng, sắp xếp lớp học, quyết định để học viên được học tập để ôn tập lại kiến thức.
2. Học trung tâm giáo dục thường xuyên có bằng cấp 3 không? Bằng tốt nghiệp trường giáo dục thường xuyên có giá trị như bằng tốt nghiệp THPT không?
Căn cứ theo Khoản 1 Điều 43 Luật Giáo dục 2019, chương trình giáo dục thường xuyên bao gồm chương trình giáo dục thuộc chương trình để cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân.
Mặt khác theo Điều 12 Luật Giáo dục 2019 quy định về văn bằng, chứng chỉ
“2. Văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân gồm bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bằng tốt nghiệp trung cấp, bằng tốt nghiệp cao đẳng, bằng cử nhân, bằng thạc sĩ, bằng tiến sĩ và văn bằng trình độ tương đương”.
Như vậy, trường hợp học cấp 3 theo chương trình giáo dục thường xuyên để cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân thì vẫn được cấp bằng cấp 3 theo quy định.
Theo Khoản 4 Điều 12 Luật Giáo dục 2019 quy định về văn bằng, chứng chỉ cụ thể như sau:
“4. Văn bằng, chứng chỉ do cơ sở giáo dục thuộc các loại hình và hình thức đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân cấp có giá trị pháp lý như nhau”.
Căn cứ quy định trên, bằng tốt nghiệp do các cơ sở giáo dục thường xuyên cấp cho học sinh đáp ứng đủ điều kiện tốt nghiệp vẫn có giá trị pháp lý do như bằng tốt nghiệp THPT do trường chính quy cấp.
3. Học giáo dục thường xuyên được học đại học hay không?
Hiện nay, việc xét tuyển vào Đại học sử dụng đa dạng các phương thức. Năm 2024 theo Công văn số 1957/BGDĐT-GDĐH của Bộ Giáo dục đào tạo đã có tất cả 20 phương thức xét tuyển đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể như sau:
TT |
Mã |
Tên phương thức xét tuyển |
1 |
100 |
Xét kết quả thi tốt nghiệp THPT |
2 |
200 |
Xét kết quả học tập cấp THPT (học bạ) |
3 |
301 |
Xét tuyển thẳng theo quy định của Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Điều 8) |
4 |
302 |
Xét kết hợp giữa tuyển thẳng theo Đề án và các phương án khác |
5 |
303 |
Xét tuyển thẳng theo Đề án của cơ sở đào tạo |
6 |
401 |
Thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do cơ sở đào tạo tự tổ chức để xét tuyển |
7 |
402 |
Sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do đơn vị khác tổ chức để xét tuyển |
8 |
403 |
Thi văn hóa do cơ sở đào tạo tổ chức xét tuyển |
9 |
404 |
Sử dụng kết quả thi văn hóa do cơ sở đào tạo khác tổ chức để xét tuyển |
10 |
405 |
Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với điểm thi năng khiếu để xét tuyển |
11 |
406 |
Kết hợp kết quả học tập cấp THPT với điểm thi năng khiếu để xét tuyển |
12 |
407 |
Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với kết quả học tập cấp THPT để xét tuyển |
13 |
408 |
Kết hợp chứng chỉ quốc tế với tiêu chí khác để xét tuyển |
14 |
409 |
Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với chứng chỉ quốc tế để xét tuyển |
15 |
410 |
Kết hợp kết quả học tập cấp THPT với chứng chỉ quốc tế để xét tuyển |
16 |
411 |
Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT nước ngoài |
17 |
412 |
Kết hợp phỏng vấn với tiêu chí khác để xét tuyển |
18 |
413 |
Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với phỏng vấn để xét tuyển |
19 |
414 |
Kết hợp kết quả học tập cấp THPT với phỏng vấn để xét tuyển |
20 |
500 |
Sử dụng phương thức khác |
Nhận thấy rằng hiện nay phương thức xét tuyển Đại học chủ yếu dựa vào kết quả học tập hoặc thi tốt nghiệp THPT, bên cạnh đó còn sử dụng nhiều phương thức khác. Như đã phân tích, chương trình giáo dục thường xuyên đào tạo chương trình giáo dục cấp trung học phổ thông và cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông cho học sinh.
Vì vậy, người học giáo dục thường xuyên đáp ứng điều kiện để được xét tuyển Đại học và học đại học.
4. Học phí giáo dục thường xuyên để lấy bằng cấp 3 năm 2025 là bao nhiêu?
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 81/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Nghị định 97/2023/NĐ-CP quy định học phí từ năm học 2023-2024 đến nay như sau:
“3. Học phí từ năm học 2023 - 2024:
a) Đối với cơ sở giáo dục chưa tự bảo đảm chi thường xuyên: Giữ ổn định mức thu học phí từ năm học 2023 - 2024 bằng mức thu học phí của năm học 2021 - 2022 do Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành áp dụng tại địa phương.
b) Đối với cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên, cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: Cơ sở giáo dục xây dựng mức thu học phí trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí, trình Ủy ban nhân dân để đề nghị Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét phê duyệt”.
Như vậy, đối với giáo dục thường xuyên thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông: Mức học phí giáo dục thường xuyên tương đương với cơ sở giáo dục phổ thông công lập cùng cấp học trên địa bàn và do từng cơ sở xây dựng tùy thuộc tình hình, được Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Hiện nay, học phí năm học 2024-2025 của các trung tâm giáo dục thường xuyên đào tạo chương trình trung học phổ thông của một số thành phố trực thuộc Trung ương như sau:
(1) Thành phố Hồ Chí Minh
- Nhóm 1: 120.000 VNĐ/học sinh/tháng
- Nhóm 2: 100.000 VNĐ/học sinh/tháng
Trong đó:
- Nhóm 1: học sinh học tại các trường ở thành phố Thủ Đức và các quận 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình, Tân Phú, Bình Tân.
- Nhóm 2: học sinh học tại các trường ở các huyện Bình Chánh, Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè và Cần Giờ.
(Mức thu học phí theo hình thức học trực tuyến (học Online) bằng 50% mức thu học phí của các cơ sở giáo dục công lập đã được ban hành)
(2) Thành phố Hải Phòng
- Thành thị: 125.000 VNĐ/học sinh/tháng
- Nông thôn: 77.000 VNĐ/học sinh/ tháng
- Vùng dân tộc thiểu số và miền núi: 62.000 VNĐ/học sinh/tháng
(3) Thành phố Đà Nẵng
- Thành thị: 70.000 VNĐ/học sinh/tháng
- Nông thôn: 30.000 VNĐ/học sinh/ tháng
Trong đó:
- Khu vực thành thị: Các cơ sở giáo dục trên địa bàn các quận: Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu, Sơn Trà, Cẩm Lệ, Ngũ Hành Sơn.
- Khu vực nông thôn: Các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện Hòa Vang, trừ các cơ sở giáo dục thuộc xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang.
- Khu vực miền núi: Các cơ sở giáo dục trên địa bàn xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang.
5. Năm 2025 thi vào giáo dục thường xuyên cần những hồ sơ gì? Bao giờ nộp hồ sơ?
Trung tâm giáo dục thường xuyên thông thường tuyển sinh vào tháng 07, 08. Lịch cụ thể của từng trung tâm được cập nhật trên các website và thông báo trực tiếp tại cơ sở của trung tâm.
Hồ sơ xét tuyển gồm có:
- Học bạ THCS (bản chính);
- Bằng tốt nghiệp THCS (bản công chứng) hoặc Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời
- Bản sao Giấy khai sinh và bản chứng thực CCCD.
6. Các câu hỏi thường gặp
6.1. Giáo dục thường xuyên THPT học bao nhiêu năm?
Chương trình Giáo dục thường xuyên cấp THPT được thực hiện trong 3 năm học, bắt đầu từ lớp 10, lớp 11 và lớp 12.
6.2. Giáo dục thường xuyên bao nhiêu tuổi?
Theo mục tiêu của giáo dục thường xuyên, thì không giới hạn độ tuổi học giáo dục thường xuyên.
6.3. Học giáo dục thường xuyên có lợi gì?
Học giáo dục thường xuyên có những lợi ích sau đây:
- Phương pháp học linh hoạt: giáo dục thường xuyên cung cấp nhiều hình thức học tập không chính quy, cho phép người học lựa chọn phương pháp học phù hợp với thời gian và hoàn cảnh của mình, như vừa học vừa làm hoặc học từ xa.
- Cải thiện kỹ năng và trình độ: Người học có thể nâng cao kiến thức và kỹ năng chuyên môn, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động và cải thiện khả năng làm việc.
- Cơ hội học tập cho mọi đối tượng: giáo dục thường xuyên tạo điều kiện cho những người đã bỏ lỡ cơ hội học tập trong tuổi trẻ, cũng như những người lớn tuổi muốn bổ sung kiến thức, giúp họ tiếp tục phát triển bản thân.
- Lấy văn bằng chính thức: Người học có thể đạt được các văn bằng và chứng chỉ công nhận, mở ra cơ hội nghề nghiệp và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động.
6.4. Chương trình học giáo dục thường xuyên khác gì trung học phổ thông?
- Về chương trình học, tuy giáo dục thường xuyên sử dụng cùng một loại sách giáo khoa theo chương trình cơ bản của phổ thông để học nhưng trong quá trình học sẽ được giảm tải một số nội dung cho vừa sức của người học.
- Về môn học, không học nhiều môn như học sinh phổ thông, mà thường chỉ học 7 môn bắt buộc là Toán, Vật lý, Hóa học, Văn, Sinh học, Lịch sử, Địa lý.
8888
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Hồ sơ, trình tự, thủ tục thực hiện thủ tục tuyển sinh đào tạo trình độ đại học, cao đẳng quân sự hệ chính quy
- Tiêu chuẩn chức danh giáo sư tại trường đại học hiện nay được quy định như thế nào?
- Hình phạt đối với hành vi nhờ làm hộ khóa luận tốt nghiệp của sinh viên
- Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam được quy định ra sao?
- Mẫu bản cam kết không tái phạm
- Bằng tốt nghiệp đại học có được làm giáo viên tiểu học hay không?