Chương II Nghị định 81/2021/NĐ-CP: Quy định về học phí
Số hiệu: | 81/2021/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Vũ Đức Đam |
Ngày ban hành: | 27/08/2021 | Ngày hiệu lực: | 15/10/2021 |
Ngày công báo: | 10/09/2021 | Số công báo: | Từ số 751 đến số 752 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí, Giáo dục | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập.
Mức thu học phí được xây dựng theo nguyên tắc chia sẻ giữa nhà nước và người học, phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của từng địa bàn dân cư, khả năng đóng góp thực tế của người dân và tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm, lộ trình tính giá dịch vụ giáo dục, đào tạo theo quy định và bảo đảm chất lượng giáo dục.
2. Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập.
a) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập do nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (sau đây gọi là cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên) xác định mức học phí không vượt mức trần học phí tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định này;
b) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên xác định mức thu học phí từng ngành theo hệ số điều chỉnh so với mức trần học phí quy định đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định này;
c) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư được tự xác định mức thu học phí đảm bảo bù đắp chi phí, có tích lũy theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản khác có liên quan.
3. Học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập.
a) Cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và cơ sở giáo dục đại học công lập do nhà nước bảo đảm chi thường xuyên (sau đây gọi là cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên) xác định mức học phí không vượt mức trần học phí tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 11 Nghị định này;
b) Cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên xác định mức thu học phí từng ngành theo hệ số điều chỉnh so với mức trần học phí quy định đối với cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định này;
c) Đối với chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục đại học công lập đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định hoặc đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn nước ngoài hoặc tương đương, cơ sở giáo dục đại học được tự xác định mức thu học phí của chương trình đó trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ sở giáo dục ban hành, thực hiện công khai giải trình với người học, xã hội.
4. Đối với cơ sở giáo dục dân lập, tư thục
a) Cơ sở giáo dục dân lập, tư thục được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí và giá các dịch vụ khác trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo (trừ dịch vụ do Nhà nước định giá) bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý, có trách nhiệm công khai, giải trình với người học và xã hội về mức thu học phí, giá các dịch vụ do mình quyết định;
b) Cơ sở giáo dục dân lập, tư thục có trách nhiệm thuyết minh chi phí giáo dục, đào tạo bình quân một học sinh, mức thu học phí hàng năm, mức thu học phí toàn cấp học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và toàn khóa học đối với cơ sở giáo dục đại học; thuyết minh lộ trình và tỷ lệ tăng học phí các năm tiếp theo (tỷ lệ tăng hằng năm không quá 15% đối với đào tạo đại học; tỷ lệ tăng không quá 10% đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông) và thực hiện công khai theo quy định của pháp luật và giải trình với người học, xã hội;
c) Học sinh thuộc đối tượng miễn, giảm học phí, hỗ trợ tiền đóng học phí tại các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục được nhà nước chi trả tối đa bằng mức học phí đối với học sinh cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên trên địa bàn;
d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, yêu cầu cần đạt của chương trình giáo dục tiểu học, quy mô học sinh tiểu học trên địa bàn và định mức học sinh/lớp cấp tiểu học theo quy định để xây dựng tiêu chí xác định các địa bàn không đủ trường công lập trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt và quyết định mức hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tiểu học tại các trường tư thục ở địa bàn không đủ trường công lập theo từng năm học; kinh phí hỗ trợ tiền đóng học phí do ngân sách nhà nước cấp theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
1. Khung học phí năm học 2021 - 2022
Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định khung học phí hoặc mức học phí cụ thể nhưng không vượt mức trần khung học phí hoặc mức học phí do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh đã ban hành năm học 2020 - 2021 đối với từng cấp học và từng khu vực thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương.
2. Khung học phí năm học 2022 - 2023
a) Khung học phí (mức sàn - mức trần) đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên như sau:
Đơn vị: nghìn đồng/học sinh/tháng
Vùng |
Năm học 2022 - 2023 |
|||
Mầm non |
Tiểu học |
Trung học cơ sở |
Trung học phổ thông |
|
Thành thị |
Từ 300 đến 540 |
Từ 300 đến 540 |
Từ 300 đến 650 |
Từ 300 đến 650 |
Nông thôn |
Từ 100 đến 220 |
Từ 100 đến 220 |
Từ 100 đến 270 |
Từ 200 đến 330 |
Vùng dân tộc thiểu số và miền núi |
Từ 50 đến 110 |
Từ 50 đến 110 |
Từ 50 đến 170 |
Từ 100 đến 220 |
Hội đồng nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào quy định trên để quyết định khung học phí hoặc mức học phí cụ thể đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập thuộc thẩm quyền và quyết định việc sắp xếp, phân loại các vùng trên địa bàn để cơ sở giáo dục áp dụng mức thu học phí.
Khung học phí đối với giáo dục tiểu học công lập quy định tại điểm này dùng làm căn cứ để Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tiểu học tư thục ở các địa bàn chưa đủ trường tiểu học công lập và các đối tượng học sinh tiểu học tư thục thuộc đối tượng được hưởng chính sách miễn giảm học phí theo quy định.
b) Mức trần của khung học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: Tối đa bằng 2 lần mức trần học phí tại điểm a khoản này;
b) Mức trần của khung học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: Tối đa bằng 2,5 lần mức trần học phí tại điểm a khoản này;
c) Cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư đạt mức kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục theo tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định thì được tự xác định mức thu học phí trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí do cơ sở giáo dục ban hành; trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để đề nghị Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét phê duyệt mức thu học phí.
3. Khung học phí từ năm học 2023 - 2024 trở đi
a) Từ năm học 2023 - 2024 trở đi, khung học phí được điều chỉnh theo tỷ lệ phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm và khả năng chi trả của người dân nhưng không quá 7,5%/năm;
b) Căn cứ khung học phí quy định tại điểm a khoản này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức thu học phí cụ thể nhưng không vượt mức trần quy định.
4. Ở các địa bàn có khả năng xã hội hóa cao, căn cứ chính sách phát triển giáo dục của Nhà nước và tình hình thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định khung học phí hoặc mức học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập (gồm cả cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông do các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu thành lập) trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí do cơ quan có thẩm quyền ban hành bảo đảm mức thu học phí tương xứng với chất lượng dịch vụ giáo dục đồng thời phải bảo đảm thực hiện các mục tiêu giáo dục bắt buộc theo quy định của Luật Giáo dục và các văn bản hướng dẫn thi hành.
5. Trường hợp học trực tuyến (học online), Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể mức thu học phí đối với cơ sở giáo dục công lập theo phân cấp quản lý trên cơ sở chi phí phát sinh thực tế hợp lý, tối đa bằng mức học phí của cơ sở giáo dục đã được ban hành.
6. Đối với cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở đào tạo khác thực hiện chương trình giáo dục phổ thông được áp dụng mức học phí tương đương với mức học phí của cơ sở giáo dục phổ thông công lập cùng cấp học trên địa bàn. Đối với các loại hình giáo dục thường xuyên khác, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt mức thu cụ thể phù hợp với từng loại hình đào tạo và điều kiện thực tế của từng địa bàn.
1. Mức trần học phí năm học 2021 - 2022:
Mức trần học phí năm học 2021 - 2022 đối với các ngành đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập được áp dụng bằng mức trần học phí của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập do Nhà nước quy định áp dụng cho năm học 2020 - 2021, cụ thể như sau:
a) Mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư như sau:
Đơn vị: nghìn đồng/sinh viên/tháng
TT |
Nhóm ngành, nghề đào tạo |
Năm học 2021 - 2022 |
1 |
Khoa học xã hội nhân văn, nghệ thuật, giáo dục và đào tạo, báo chí, thông tin và kinh doanh |
|
1.1 |
Khoa học xã hội nhân văn, giáo dục và đào tạo, báo chí, thông tin và kinh doanh |
780 |
1.2 |
Nghệ thuật |
940 |
2 |
Khoa học, pháp luật và toán |
940 |
3 |
Kỹ thuật và công nghệ thông tin |
940 |
4 |
Sản xuất, chế biến và xây dựng |
940 |
5 |
Nông, lâm, ngư nghiệp và thú y |
780 |
6 |
Sức khỏe |
1.140 |
7 |
Dịch vụ, du lịch và môi trường |
940 |
8 |
An ninh, quốc phòng |
940 |
b) Mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư như sau:
Đơn vị: nghìn đồng/sinh viên/tháng
TT |
Nhóm ngành, nghề đào tạo |
Năm học 2021 - 2022 |
1 |
Khoa học xã hội nhân văn, nghệ thuật, giáo dục và đào tạo, báo chí, thông tin và kinh doanh |
|
1.1 |
Khoa học xã hội nhân văn, giáo dục và đào tạo, báo chí, thông tin và kinh doanh |
1.640 |
1.2 |
Nghệ thuật |
1.920 |
2 |
Khoa học, pháp luật và toán |
1.920 |
3 |
Kỹ thuật và công nghệ thông tin |
1.920 |
4 |
Sản xuất, chế biến và xây dựng |
1.920 |
5 |
Nông, lâm, ngư nghiệp và thú y |
1.640 |
6 |
Sức khỏe |
4.040 |
7 |
Dịch vụ, du lịch và môi trường |
1.920 |
8 |
An ninh, quốc phòng |
1.920 |
2. Mức trần học phí từ năm học 2022 - 2023 đến năm học 2025 - 2026 như sau:
a) Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên:
Căn cứ danh mục ngành, nghề đào tạo cấp IV trình độ cao đẳng, trung cấp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định, mức trần học phí được xác định theo định mức kinh tế - kỹ thuật và được tính theo lộ trình đến năm học 2025 - 2026. Mức trần học phí như sau:
Đơn vị: nghìn đồng/sinh viên/tháng
TT |
Nhóm ngành, nghề đào tạo |
Năm 2022-2023 |
Năm 2023-2024 |
Năm 2024-2025 |
Năm 2025-2026 |
1 |
Khoa học xã hội nhân văn, nghệ thuật, giáo dục và đào tạo, báo chí, thông tin và kinh doanh |
1.248 |
1.328 |
1.360 |
1.600 |
2 |
Khoa học, pháp luật và toán |
1.326 |
1.411 |
1.445 |
1.700 |
3 |
Kỹ thuật và công nghệ thông tin |
1.870 |
1.992 |
2.040 |
2.400 |
4 |
Sản xuất, chế biến và xây dựng |
1.794 |
1.909 |
1.955 |
2.300 |
5 |
Nông, lâm, ngư nghiệp và thú y |
1.287 |
1.370 |
1.400 |
1.650 |
6 |
Sức khỏe |
2.184 |
2.324 |
2.380 |
2.800 |
7 |
Dịch vụ, du lịch và môi trường |
1.560 |
1.660 |
1.700 |
2.000 |
8 |
An ninh, quốc phòng |
1.716 |
1.820 |
1.870 |
2.200 |
b) Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: Mức học phí tối đa không quá 2 lần so với mức học phí quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;
c) Đối với cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: Được chủ động xây dựng và quyết định mức học phí theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản khác có liên quan;
d) Đối với các chương trình đào tạo chất lượng cao (kể cả chương trình chuyển giao từ nước ngoài đối với giáo dục nghề nghiệp) các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chủ động quyết định mức học phí của chương trình đó trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật bảo đảm đủ bù đắp chi phí đào tạo, có tích luỹ và thực hiện việc công khai trước khi tuyển sinh;
đ) Đối với các chương trình đào tạo đã đạt chuẩn kiểm định tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp đảm bảo một phần chi thường xuyên và cơ sở giáo dục nghề nghiệp do nhà nước đảm bảo chi thường xuyên mức học phí tối đa không quá 2,5 lần so với mức học phí quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
3. Mức học phí đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học; đào tạo từ xa được xác định trên cơ sở chi phí hợp lý thực tế với mức thu không vượt quá 150% mức học phí của hệ đào tạo chính quy tương ứng.
4. Mức học phí của các ngành, nghề đào tạo theo hình thức học trực tuyến (học online), cơ sở giáo dục nghề nghiệp xác định trên cơ sở chi phí hợp lý thực tế, tối đa bằng mức học phí của các ngành, nghề đào tạo theo hình thức đào tạo trực tiếp.
5. Mức học phí đối với các chương trình đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo thường xuyên, đào tạo kỹ năng và các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn khác do các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chủ động xây dựng và quy định mức thu theo sự đồng thuận giữa người học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp, bảo đảm công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình với người học, xã hội.
6. Học phí giáo dục nghề nghiệp tính theo tín chỉ, mô-đun:
a) Mức thu học phí của một tín chỉ, mô-đun được xác định căn cứ vào tổng thu học phí của toàn khóa học theo nhóm ngành, nghề đào tạo và tổng số tín chỉ, mô-đun toàn khóa theo công thức dưới đây:
Học phí tín chỉ, mô-đun = |
Tổng học phí toàn khóa |
Tổng số tín chỉ, mô-đun toàn khóa |
Tổng học phí toàn khóa = mức thu học phí 1 sinh viên/1 tháng x 10 tháng x số năm học, bảo đảm nguyên tắc tổng học phí theo tín chỉ của chương trình đào tạo tối đa bằng tổng học phí tính theo niên chế.
b) Trường hợp học quá thời hạn quy định của chương trình đào tạo, học phí tín chỉ áp dụng từ thời điểm quá hạn được xác định lại trên cơ sở thời gian học thực tế trên nguyên tắc bù đắp chi phí và thực hiện công khai, minh bạch với người học;
c) Trường hợp học văn bằng 2 chỉ phải đóng học phí của các tín chỉ, mô-đun thực học theo chương trình đào tạo.
7. Quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập: Căn cứ vào quy định trần học phí nêu trên tương ứng với từng năm học, đặc điểm tính chất đơn vị, yêu cầu phát triển ngành, nghề đào tạo, hình thức đào tạo và điều kiện thực tiễn, Thủ trưởng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập quy định mức thu học phí cụ thể đối với các ngành, nghề đào tạo thuộc thẩm quyền quản lý và thực hiện công khai cho toàn khóa học.
8. Đối với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp do các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp nhà nước quản lý trực tiếp: Thủ trưởng các cơ sở giáo dục nghề nghiệp quy định mức thu học phí từng năm học theo từng ngành, nghề đào tạo nhưng không vượt quá mức trần học phí theo quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này.
Ngân sách nhà nước thực hiện cấp bù học phí cho người học thuộc diện được miễn, giảm học phí đang học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp do các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp nhà nước trực tiếp quản lý theo mức trần học phí tương ứng với ngành đào tạo của cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này.
9. Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập được quy định mức học phí đối với các trường hợp học lại. Mức học phí học lại tối đa không vượt quá mức trần học phí quy định tại Nghị định này. Trường hợp tổ chức học riêng theo nhu cầu người học thì mức thu theo thỏa thuận giữa người học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên cơ sở bù đắp đủ chi phí.
10. Học sinh, sinh viên là người nước ngoài tham gia các khóa đào tạo tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp nộp học phí theo mức thu do cơ sở giáo dục nghề nghiệp quy định hoặc theo hiệp định, thỏa thuận hợp tác với bên nước ngoài.
1. Mức trần học phí năm học 2021 - 2022:
Mức trần học phí năm học 2021 - 2022 đối với các ngành đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học công lập được áp dụng bằng mức trần học phí của các cơ sở giáo dục đại học công lập do Nhà nước quy định áp dụng cho năm học 2020 - 2021, mức cụ thể như sau:
a) Mức trần học phí đối với các khối ngành đào tạo trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư như sau:
Đơn vị: nghìn đồng/sinh viên/tháng
Khối ngành |
Năm học 2021 - 2022 |
Khối ngành I: Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên |
980 |
Khối ngành II: Nghệ thuật |
1.170 |
Khối ngành III: Kinh doanh và quản lý, pháp luật |
980 |
Khối ngành IV: Khoa học sự sống, khoa học tự nhiên |
1.170 |
Khối ngành V: Toán, thống kê máy tính, công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật, kỹ thuật, sản xuất và chế biến, kiến trúc và xây dựng, nông lâm nghiệp và thủy sản, thú y |
1.170 |
Khối ngành VI.1: Các khối ngành sức khỏe khác |
1.430 |
Khối ngành VI.2: Y dược |
1.430 |
Khối ngành VII: Nhân văn, khoa học xã hội và hành vi, báo chí và thông tin, dịch vụ xã hội, du lịch, khách sạn, thể dục thể thao, dịch vụ vận tải, môi trường và bảo vệ môi trường |
980 |
b) Mức trần học phí đối với các khối ngành đào tạo trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư như sau:
Đơn vị: nghìn đồng/sinh viên/tháng
Khối ngành |
Năm học 2021 -2022 |
Khối ngành I: Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên |
2.050 |
Khối ngành II: Nghệ thuật |
2.400 |
Khối ngành III: Kinh doanh và quản lý, pháp luật |
2.050 |
Khối ngành IV: Khoa học sự sống, khoa học tự nhiên |
2.400 |
Khối ngành V: Toán, thống kê máy tính, công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật, kỹ thuật, sản xuất và chế biến, kiến trúc và xây dựng, nông lâm nghiệp và thủy sản, thú y |
2.400 |
Khối ngành VI.1: Các khối ngành sức khỏe khác |
5.050 |
Khối ngành VI.2: Y dược |
5.050 |
Khối ngành VII: Nhân văn, khoa học xã hội và hành vi, báo chí và thông tin, dịch vụ xã hội, du lịch, khách sạn, thể dục thể thao, dịch vụ vận tải, môi trường và bảo vệ môi trường |
2.050 |
2. Học phí từ năm học 2022 - 2023 đến năm học 2025 - 2026 như sau:
a) Mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên như sau:
Đơn vị: nghìn đồng/sinh viên/tháng
Khối ngành |
Năm học 2022 -2023 |
Năm học 2023-2024 |
Năm học 2024-2025 |
Năm học 2025-2026 |
Khối ngành I: Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên |
1.250 |
1.410 |
1.590 |
1.790 |
Khối ngành II: Nghệ thuật |
1.200 |
1.350 |
1.520 |
1.710 |
Khối ngành III: Kinh doanh và quản lý, pháp luật |
1.250 |
1.410 |
1.590 |
1.790 |
Khối ngành IV: Khoa học sự sống, khoa học tự nhiên |
1.350 |
1.520 |
1.710 |
1.930 |
Khối ngành V: Toán và thống kê, máy tính và công nghệ thông tin, công nghệ kỹ thuật, kỹ thuật, sản xuất và chế biến, kiến trúc và xây dựng, nông lâm nghiệp và thủy sản, thú y |
1.450 |
1.640 |
1.850 |
2.090 |
Khối ngành VI.1: Các khối ngành sức khỏe khác |
1.850 |
2.090 |
2.360 |
2.660 |
Khối ngành VI.2: Y dược |
2.450 |
2.760 |
3.110 |
3.500 |
Khối ngành VII: Nhân văn, khoa học xã hội và hành vi, báo chí và thông tin, dịch vụ xã hội, du lịch, khách sạn, thể dục thể thao, dịch vụ vận tải, môi trường và bảo vệ môi trường |
1.200 |
1.500 |
1.690 |
1.910 |
b) Cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: Mức học phí được xác định tối đa bằng 2 lần mức trần học phí tại điểm a khoản này tương ứng với từng khối ngành và từng năm học;
c) Cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: Mức học phí được xác định tối đa bằng 2,5 lần mức trần học phí tại điểm a khoản này tương ứng với từng khối ngành và từng năm học;
d) Đối với chương trình đào tạo của cơ sở giáo dục đại học công lập đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định hoặc đạt mức kiểm định chất lượng chương trình đào tạo theo tiêu chuẩn nước ngoài hoặc tương đương, cơ sở giáo dục đại học được tự xác định mức thu học phí của chương trình đó trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ sở giáo dục ban hành, thực hiện công khai giải trình với người học, xã hội.
3. Mức trần học phí đối với đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ của các cơ sở giáo dục đại học công lập được xác định bằng mức trần học phí đào tạo đại học quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này nhân hệ số 1,5 đối với đào tạo thạc sĩ, nhân hệ số 2,5 đối với đào tạo tiến sĩ tương ứng với từng khối ngành đào tạo của từng năm học theo các mức độ tự chủ.
4. Mức học phí đào tạo hình thức vừa làm vừa học; đào tạo từ xa được xác định trên cơ sở chi phí hợp lý thực tế với mức thu không vượt quá 150% mức thu học phí so với hệ đào tạo chính quy tương ứng.
5. Trường hợp học trực tuyến (học online), cơ sở giáo dục đại học xác định mức thu học phí trên cơ sở chi phí phát sinh thực tế hợp lý, tối đa bằng mức học phí của cơ sở giáo dục đại học tương ứng từng khối ngành theo mức độ tự chủ.
6. Mức học phí đối với các chương trình giáo dục thường xuyên; dịch vụ đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn cấp chứng chỉ, chứng nhận phù hợp với ngành, lĩnh vực đào tạo của mỗi cơ sở theo quy định của pháp luật được các cơ sở giáo dục chủ động tính toán, quy định mức thu theo sự đồng thuận giữa người học và cơ sở giáo dục, bảo đảm tính công khai, minh bạch và giải trình với người học, xã hội.
7. Mức học phí đối với các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn khác được áp dụng thu theo sự thỏa thuận chi phí giữa cơ sở giáo dục và người học.
8. Học phí đào tạo đại học tính theo tín chỉ, mô-đun:
a) Mức thu học phí của một tín chỉ, mô-đun được xác định căn cứ vào tổng thu học phí của toàn khóa học theo nhóm ngành, nghề đào tạo và tổng số tín chỉ, mô-đun toàn khóa theo công thức dưới đây:
Học phí tín chỉ, mô-đun = |
Tổng học phí toàn khóa |
Tổng số tín chỉ, mô-đun toàn khóa |
Tổng học phí toàn khóa = mức thu học phí 1 sinh viên/1 tháng x 10 tháng x số năm học, bảo đảm nguyên tắc tổng học phí theo tín chỉ của chương trình đào tạo tối đa bằng tổng học phí tính theo niên chế.
b) Trường hợp học quá thời hạn quy định của chương trình đào tạo, học phí tín chỉ áp dụng từ thời điểm quá hạn được xác định lại trên cơ sở thời gian học thực tế trên nguyên tắc bù đắp chi phí và thực hiện công khai, giải trình với người học;
c) Trường hợp đào tạo bằng tốt nghiệp thứ 2 trình độ đại học, người đóng học phí của các tín chỉ thực học theo chương trình đào tạo.
9. Quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập: Căn cứ vào quy định trần học phí tại Điều này tương ứng với từng năm học, đặc điểm tính chất đơn vị, yêu cầu phát triển ngành nghề đào tạo, hình thức đào tạo và điều kiện thực tiễn, Giám đốc các Đại học Quốc gia, Đại học vùng, Thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học công lập chủ động quy định mức thu học phí cụ thể đối với các đơn vị, chương trình đào tạo thuộc thẩm quyền quản lý.
10. Đối với các cơ sở giáo dục đại học do các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp nhà nước quản lý trực tiếp: Thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học quy định mức thu học phí từng năm học theo từng ngành đào tạo nhưng không vượt quá mức trần học phí theo quy định tại điểm b khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều này.
Ngân sách nhà nước thực hiện cấp bù học phí cho người học thuộc diện được miễn, giảm học phí đang học tại các cơ sở giáo dục đại học do các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp nhà nước trực tiếp quản lý theo mức trần học phí tương ứng với ngành đào tạo của cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này.
11. Các cơ sở giáo dục đại học công lập được quy định mức học phí đối với các trường hợp học lại. Mức học phí học lại tối đa không vượt quá mức trần học phí quy định tại Nghị định này phù hợp với từng loại hình đơn vị. Trường hợp tổ chức học riêng theo nhu cầu người học thì mức thu theo thỏa thuận giữa người học và cơ sở giáo dục đại học công lập trên cơ sở bù đắp đủ chi phí.
12. Sinh viên đại học, học viên cao học, nghiên cứu sinh là người nước ngoài đang theo học tại cơ sở giáo dục đại học công lập nộp học phí theo mức thu do cơ sở giáo dục đại học quy định hoặc theo hiệp định, thỏa thuận hợp tác với bên nước ngoài.
REGULATIONS ON TUITION
Article 8. Principles of determining tuition
1. For preschools and public formal education institutions.
Tuition shall be developed in a manner that is distributed between the government and the learners and satisfactory to socio-economic conditions of each residential areas, contribution capacity of the general public, growth rate of consumer price index, annual economic growth rate, and roadmap for calculating fees for services in education and training sectors as per the law while guaranteeing education quality.
2. For public vocational education institutions.
a) Public vocational education institutions that have guaranteed recurrent expenditure partially and public vocational education institutions that have recurrent expenditure guaranteed by the government (hereinafter referred to as “public vocational education institutions that have not guaranteed recurrent expenditure entirely”) shall determine tuition without exceeding the top limit under Point a Clause 1 and Point a Clause 2 Article 10 hereof;
b) Public vocational education institutions that have guaranteed recurrent expenditure entirely shall determine tuition for each major based on variables compared to the top limit applicable to vocational education institutions that have not guaranteed recurrent expenditure entirely according to Clause 2 Article 10 hereof;
c) Public vocational education institutions that have guaranteed recurrent expenditure and investment expenditure entirely and are allowed to determine tuition must make sure to cover costs and accumulate according to Law on Vocational Education and other relevant documents.
3. Tuition for public higher education institutions.
a) Public higher education institutions that have guaranteed recurrent expenditure partially and public higher education institutions that have recurrent expenditure guaranteed by the government (hereinafter referred to as “public higher education institutions that have not guaranteed recurrent expenditure entirely”) shall determine tuition without exceeding the top limit under Point a Clause 1 and Point a Clause 2 Article 11 hereof;
b) Public higher education institutions that have guaranteed recurrent expenditure and investment expenditure entirely and public higher education institutions that have guaranteed recurrent expenditure shall determine tuition for each major with variables compared to the top limit applicable to public higher education institutions that have not guaranteed recurrent expenditure entirely under Clause 2 Article 11 hereof;
c) For training programs of public higher education institutions that satisfy quality control standards of Ministry of Education and Training or quality control standards of foreign countries or equivalent, higher education institutions are allowed to determine tuition of the training programs on the basis of economic and technical norms issued by the higher education institutions while publicizing and presenting to learners and the general public.
4. For private education institutions
a) Private education institutions are allowed to develop tuition and fees for other services in education and training sectors (except for services whose fees are regulated by the Government) in a manner that can cover costs and accumulate reasonably while publicizing and presenting tuition and fees for services that they have decided to the learners and the general public;
b) Private education institutions are responsible for providing explanation for average education and training costs for a student, annual tuition, tuition for the entire education level in case of preschools, formal education, and tuition for the entire course in case of higher education institutions; providing explanation for roadmap and rate of increasing tuition in subsequent years (annual rate of increasing tuition must not exceed 15% for higher education; 10% for preschool education and formal education), publicizing as per the law, and presenting to the learners and the general public;
c) Students eligible for tuition exemption, reduction, or financing in private education institutions shall be covered by the government in terms of tuition with maximum covered amount equal to tuition applicable to students in local public education institutions that have not guaranteed recurrent expenditure entirely;
d) People's Committees of provinces shall rely on socio-economic development conditions of local administrative divisions, requirements of primary education program, number of students in primary education level, and number of students/class in primary education level as per the law to develop criteria for identifying local administrative divisions without sufficient number of public education institutions, present to People's Councils of provinces for approval and decision on financing for tuition of primary students in private schools in areas without sufficient number of public schools in each school year; expenditure on tuition financing shall be granted by state budget according to Law on State Budget and guiding documents.
Article 9. Tuition for preschools and formal education institutions
1. Tuition range for school year of 2021 - 2022
Based on local conditions, People's Council of provinces shall decide on tuition range or specific tuition without exceeding the top limit or value issued by People's Council of provinces for the school year of 2020 – 2021 applicable to each education level and area under their management.
2. Tuition range for school year of 2022 - 2023
a) Tuition range (bottom limit – top limit) for preschools and public education institutions that have not guaranteed recurrent expenditure entirely:
Unit: VND thousand/student/month
Area |
School year of 2022 - 2023 |
|||
Preschool |
Primary education |
Lower secondary education |
Upper secondary education |
|
Urban areas |
From 300 to 540 |
From 300 to 540 |
From 300 to 650 |
From 300 to 650 |
Rural areas |
From 100 to 220 |
From 100 to 220 |
From 100 to 270 |
From 200 to 330 |
Ethnic minorities and mountainous regions |
From 50 to 110 |
From 50 to 110 |
From 50 to 170 |
From 100 to 220 |
People's Council of provinces shall rely on regulations above to decide on tuition range or specific tuition value for preschools and public education institutions under their management and decide on classification of local areas to allow adoption of tuition.
Tuition range for public primary education institutions under this Point shall serve as the basis for People's Council of provinces to decide on tuition financing for students in private primary education institutions in areas without sufficient number of public primary education institutions and students in private primary education institutions eligible for tuition reduction or exemption as per the law.
b) The top limit of tuition range applicable to preschools and public formal education institutions that have guaranteed recurrent expenditure entirely: Up to 2 times the top limit under Point a of this Clause;
b) The top limit of tuition range applicable to preschools and public formal education institutions that have guaranteed recurrent expenditure and investment expenditure entirely: Up to 2.5 times the top limit under Point a of this Clause;
c) Preschools and public formal education institutions that have guaranteed recurrent expenditure entirely or recurrent expenditure and investment expenditure entirely in a manner satisfactory to quality control standards of Ministry of Education and Training are allowed to determine tuition on the basis of economic, technical, and cost norms publicized by the education institutions and must submit to People’s Committees of provinces for presentation to People's Councils of provinces for consideration and approval of tuition.
3. Tuition range from the school year of 2023 – 2024 onwards
a) From the school year of 2023 – 2024 onwards, tuition range shall be revised according to socio-economic conditions of local administrative divisions, growth rate of consumer price index, annual economic growth rate, and creditworthiness\ of the general public without exceeding 7.5%/year;
b) Based on tuition range under Point a of this Clause, People’s Committees of provinces shall request People's Councils of provinces to decide on specific tuition without exceeding the top limit.
4. In areas with high potential of private sector involvement, based on education development policies of the Government and local conditions, People’s Committees of provinces shall request People's Councils of provinces to consider and decide on tuition range or tuition value applicable to public preschools and formal education institutions (including preschools and formal education institutions established by universities, colleges, or research institutes) on the basis of economic, technical, and cost norms issued by competent authority in a manner that guarantees correspondence between tuition and education quality while implementing mandatory education objectives according to Law on Education and guiding documents.
5. In case of online learning, People’s Committees of provinces shall request People's Councils of provinces shall regulate specific tuition for public education institutions under their management on the basis of reasonable realistic costs without exceeding the publicized tuition of education institutions.
6. Continuous education facilities and other training facilities providing formal education programs may apply tuition equal to tuition of public formal education institutions providing the same education level in the same administrative division. For other forms of continuous education, People’s Committees of provinces shall request People's Councils of provinces to regulate specific tuition for each form of training based on specific conditions of each administrative division.
Article 10. Tuition for vocational education
1. Top tuition limit of school year of 2021 - 2022;
Top tuition limit of school year of 2021 – 2022 for training majors of public vocational education institutions shall equal top tuition limit of public vocational education institutions regulated by the Government for school year of 2020 - 2021, to be specific:
a) Top tuition limit for training programs in college level and intermediate level in public vocational education institutions that have not guaranteed recurrent expenditure and investment expenditure entirely is as follows:
Unit: VND thousand/student/month
No. |
Training major |
School year of 2021 - 2022 |
1 |
Social sciences and humanity, fine arts, pedagogy, journalism, information and business |
|
1.1 |
Social sciences and humanity, pedagogy, journalism, information and business |
780 |
1.2 |
Fine arts |
940 |
2 |
Science, law, and mathematics |
940 |
3 |
Engineering and information technology |
940 |
4 |
Manufacturing, processing, and construction |
940 |
5 |
Agriculture, forestry, aquaculture, and animal health |
780 |
6 |
Health |
1,140 |
7 |
Service, tourism, and environment |
940 |
8 |
National defense and security |
940 |
b) Top tuition limit for training programs in college level and intermediate level in public vocational education institutions that have guaranteed recurrent expenditure and investment expenditure entirely is as follows:
Unit: VND thousand/student/month
No. |
Training major |
School year of 2021 - 2022 |
1 |
Social sciences and humanity, fine arts, pedagogy, journalism, information and business |
|
1.1 |
Social sciences and humanity, pedagogy, journalism, information and business |
1.640 |
1.2 |
Fine arts |
1.920 |
2 |
Science, law, and mathematics |
1.920 |
3 |
Engineering and information technology |
1.920 |
4 |
Manufacturing, processing, and construction |
1.920 |
5 |
Agriculture, forestry, aquaculture, and animal health |
1.640 |
6 |
Health |
4.040 |
7 |
Service, tourism, and environment |
1.920 |
8 |
National defense and security |
1.920 |
2. Top tuition limit from school year of 2022 - 2023 to school year of 2025 - 2026 is as follows:
a) For public vocational education institutions that have not guaranteed recurrent expenditure entirely:
Based on list of level IV training majors in college level and intermediate level issued by Minister of Labor – War Invalids and Social Affairs, top tuition limit is determined based on economic and technical norms and calculated according to roadmap until school year of 2025 – 2026. Top tuition limit is as follows:
Unit: VND thousand/student/month
No. |
Training major |
School year of 2022 - 2023 |
School year of 2023 - 2024 |
School year of 2024 - 2025 |
School year of 2025 - 2026 |
1 |
Social sciences and humanity, fine arts, pedagogy, journalism, information and business |
1,248 |
1,328 |
1,360 |
1,600 |
2 |
Science, law, and mathematics |
1,326 |
1,411 |
1,445 |
1,700 |
3 |
Engineering and information technology |
1,870 |
1,992 |
2,040 |
2,400 |
4 |
Manufacturing, processing, and construction |
1,794 |
1,909 |
1,955 |
2,300 |
5 |
Agriculture, forestry, aquaculture, and animal health |
1,287 |
1,370 |
1,400 |
1,650 |
6 |
Health |
2,184 |
2,324 |
2,380 |
2,800 |
7 |
Service, tourism, and environment |
1,560 |
1,660 |
1,700 |
2,000 |
8 |
National defense and security |
1,716 |
1,820 |
1,870 |
2,200 |
b) For public vocational education institutions that have guaranteed recurrent expenditure entirely: Maximum tuition fee does not exceed 2 times the tuition fee under Point a Clause 2 of this Article;
c) For public vocational education institutions that have guaranteed recurrent expenditure and investment expenditure entirely: May develop and decide on tuition according to Law on Vocational Education and other relevant documents;
d) For high quality training programs (including programs transferred from overseas in case of vocational education), vocational education institutions shall decide on tuition of these programs on the basis of economic and technical norms in a manner that can cover training costs and accumulate, and publicize prior to enrolment;
dd) For training programs satisfactory to quality control standards in public vocational education institutions that have guaranteed recurrent expenditure entirely, vocational education institutions that have guaranteed recurrent expenditure partially, and vocational education institutions that have recurrent expenditure guaranteed by the government, top tuition limit shall not exceed 2.5 times the tuition under Point a Clause 2 of this Article.
3. Tuition for part-time training and distant education is determined on the basis of reasonable costs without exceeding 150% of tuition of respective formal education program.
4. For tuition of training majors available in form of online learning, vocational education institutions shall determine on the basis of reasonable costs without exceeding tuition of majors available in form of face-to-face learning.
5. Tuition for preliminary training level, continuous training level, skill training, and other short-term training programs shall be developed, regulated by vocational education institutions according to agreement between learners and vocational education institutions, public, transparent, and presented to the learners and the general public.
6. Tuition for vocational education shall be calculated by modules or credits:
a) Tuition of a credit or module is determined based on total tuition of the entire course by training major and total number of credits or module of the entire course using the following formula:
Tuition of a credit/module = |
Total tuition of a course |
Total number of credits/modules of the course |
Total tuition of a course = tuition for 1 student/month x 10 months x number of school years, make sure that maximum total tuition by credit of training program equals total year-based tuition.
b) In case of studying for longer than the intended period of a training program, credit-based tuition applied from the point of exceeding the intended period shall be determined again based on actual studying period in a manner that covers the costs and must be transparent to the learners;
c) In case of pursuing graduate degree, only tuition for credits and modules actually taken is required.
7. Tuition for public vocational education institutions: Based on top tuition limit above for each school year, specific characteristics, training major development demands, training form, and practical conditions, heads of public vocational education institutions shall regulate specific tuition for training majors under their management and publicize for the entire course.
8. For vocational education institutions under direct management of business entities or state enterprises: Heads of vocational education institutions shall regulate tuition for each school year and each training major without exceeding the top tuition limit under Point b Clause 1 and Point c Clause 2 of this Article.
State budget shall incur tuition for leaners who are eligible for tuition exemption or reduction and studying in vocational education institutions under direct management of business entities or state enterprise with the incurred amount equal to the top tuition limit applicable to respective training major in public vocational education institutions that have not guaranteed recurrent expenditure entirely under Point a Clause 1 and Point a Clause 2 of this Article.
9. Public vocational education institutions may regulate tuition for cases of repeating classes. The maximum tuition for repeating classes must not exceed the top limit under this Decree. In case of organizing separate studying at request learners, tuition shall be agreed upon by the learners and vocational education institutions on the basis of guarantee sufficient tuition for covering costs.
10. Foreign students participating in training courses in vocational education institutions shall submit tuition regulated by the vocational education institutions or conventions, agreements on cooperation with foreign parties.
Article 11. Tuition for higher education
1. Top tuition limit of school year of 2021 - 2022;
Top tuition limit of school year of 2021 - 2022 for training majors of public higher education institutions shall equal top tuition limit of public higher education institutions regulated by the Government for school year of 2020 - 2021, to be specific:
a) Top tuition limit for majors in higher education level in public higher education institutions that have not guaranteed recurrent expenditure and investment expenditure entirely is as follows:
Unit: VND thousand/student/month
Major |
School year of 2021 - 2022 |
Category I majors: Teacher education and training science |
980 |
Category II major: Fine arts |
1,170 |
Category III majors: Business and administration, law |
980 |
Category IV majors: Life sciences, natural sciences |
1,170 |
Category V majors: Mathematics, computer statistics, information technology, technical technology, engineering, manufacturing and processing, architecture and construction, agriculture, forestry, aquaculture, and animal health |
1,170 |
Category VI.1 majors: Other health majors |
1,430 |
Category VI.2 majors: Pharmacy |
1,430 |
Category VII majors: Humanity, social sciences and behavior, journalism and communication, social services, tourism, hotels, sports, transport service, environment, and environmental protection |
980 |
b) Top tuition limit for majors in higher education level in public higher education institutions that have guaranteed recurrent expenditure and investment expenditure entirely is as follows:
Unit: VND thousand/student/month
Major |
School year of 2021 - 2022 |
Category I majors: Teacher education and training science |
2,050 |
Category II major: Fine arts |
2,400 |
Category III majors: Business and administration, law |
2,050 |
Category IV majors: Life sciences, natural sciences |
2,400 |
Category V majors: Mathematics, computer statistics, information technology, technical technology, engineering, manufacturing and processing, architecture and construction, agriculture, forestry, aquaculture, and animal health |
2,400 |
Category VI.1 majors: Other health majors |
5,050 |
Category VI.2 majors: Pharmacy |
5,050 |
Category VII majors: Humanity, social sciences and behavior, journalism and communication, social services, tourism, hotels, sports, transport service, environment, and environmental protection |
2,050 |
2. Top tuition limit from school year of 2022 - 2023 to school year of 2025 - 2026 is as follows:
a) Top tuition limit for public higher education institutions that have not guaranteed recurrent expenditure entirely is as follows:
Unit: VND thousand/student/month
Major |
School year of 2022 - 2023 |
School year 2023 - 2024 |
School year 2024 - 2025 |
School year 2025 - 2026 |
Category I majors: Teacher education and training science |
1,250 |
1,410 |
1,590 |
1,790 |
Category II major: Fine arts |
1,200 |
1,350 |
1,520 |
1,710 |
Category III majors: Business and administration, law |
1,250 |
1,410 |
1,590 |
1,790 |
Category IV majors: Life sciences, natural sciences |
1,350 |
1,520 |
1,710 |
1,930 |
Category V majors: Mathematics and statistics, computer and information technology, technical technology, engineering, manufacturing and processing, architecture and construction, agriculture, forestry, aquaculture, and animal health |
1,450 |
1,640 |
1,850 |
2,090 |
Category VI.1 majors: Other health majors |
1,850 |
2,090 |
2,360 |
2,660 |
Category VI.2 majors: Pharmacy |
2,450 |
2,760 |
3,110 |
3,500 |
Category VII majors: Humanity, social sciences and behavior, journalism and communication, social services, tourism, hotels, sports, transport service, environment, and environmental protection |
1,200 |
1,500 |
1,690 |
1,910 |
b) Public higher education institutions that have guaranteed recurrent expenditure entirely: Tuition shall equal up to 2 times the top value under Point a of this Clause for each respective major and each school year;
c) Public higher education institutions that have guaranteed recurrent expenditure and investment expenditure entirely: Tuition shall equal up to 2.5 times the top value under Point a of this Clause for each respective major and each school year;
d) For training programs of public higher education institutions that satisfy quality control standards of Ministry of Education and Training or quality control standards of foreign countries or equivalent, higher education institutions are allowed to determine tuition of the training programs on the basis of economic and technical norms issued by the higher education institutions while publicizing and presenting to learners and the general public.
3. Top tuition limit for training for master degree and training doctor degree of public higher education institutions shall equal top limit of higher education tuition under Clause 1 and Clause 2 of this Article multiplied by 1.5 for training for master degree and 2.5 for training for doctor degree in each respective major of each school year depending on each level of autonomy.
4. Tuition for part-time training and distant education is determined on the basis of reasonable costs without exceeding 150% of tuition of respective formal education program.
5. In case of online learning, higher education institutions shall determine tuition on the basis of reasonable costs without exceeding tuition of higher education institutions providing respective majors with respective level of autonomy.
6. Tuition for continuous education programs and short-term training service for certification in specific majors of each education institution as per the law shall be calculated by education institutions and collected under agreement between the learners and the education institutions while being public and transparent to the learners and the general public.
7. Tuition for other short-term training programs shall be agreed upon by education institutions and the learners.
8. Tuition for higher education shall be calculated by credits and modules:
a) Tuition of a credit or module is determined based on total tuition of the entire course by training major and total number of credits or module of the entire course using the following formula:
Tuition of a credit/module = |
Total tuition of a course |
Total number of credits/modules of the course |
Total tuition of a course = tuition for 1 student/month x 10 months x number of school years, make sure that maximum total tuition by credit of training program equals total year-based tuition.
b) In case of studying for longer than the intended period of a training program, credit-based tuition applied from the point of exceeding the intended period shall be determined again based on actual studying period in a manner that covers the costs and must be transparent to the learners;
c) In case of training for the second university degree, learners shall pay tuition according to actual number of credits in training program.
9. Tuition for public higher education institutions: Based on top tuition limit in this Article for each school year, characteristics of institutions, training major development requirements, form of training, and practical conditions, Directors of National Universities, regional universities, heads of public higher education institutions shall regulate specific tuition for entities and training programs under their management.
10. For higher education institutions under direct management of business entities or state enterprises: Heads of higher education institutions shall regulate tuition for each school year and each training major without exceeding the top tuition limit under Point b Clause 1 and Point c Clause 2 of this Article.
State budget shall incur tuition for leaners who are eligible for tuition exemption or reduction and studying in higher education institutions under direct management of business entities or state enterprise with the incurred amount equal to the top tuition limit applicable to respective training major in public vocational education institutions that have not guaranteed recurrent expenditure entirely under Point a Clause 1 and Point a Clause 2 of this Article.
11. Public higher education institutions may regulate tuition for cases of repeating classes. The maximum tuition for repeating classes must not exceed the top limit under this Decree depending on form of institutions. In case of organizing separate studying at request learners, tuition shall be agreed upon by the learners and public higher education institutions on the basis of guarantee sufficient tuition for covering costs.
12. University students, students of higher education level, and researchers who are foreigners and studying in public higher education institutions shall submit tuition as regulated by higher education institutions or according to conventions, agreements with foreign parties.