Chương III Nghị định 81/2021/NĐ-CP: Thu, quản lý và sử dụng học phí
Số hiệu: | 81/2021/NĐ-CP | Loại văn bản: | Nghị định |
Nơi ban hành: | Chính phủ | Người ký: | Vũ Đức Đam |
Ngày ban hành: | 27/08/2021 | Ngày hiệu lực: | 15/10/2021 |
Ngày công báo: | 10/09/2021 | Số công báo: | Từ số 751 đến số 752 |
Lĩnh vực: | Thuế - Phí - Lệ Phí, Giáo dục | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Học phí được thu định kỳ hàng tháng; nếu người học tự nguyện, nhà trường có thể thu một lần cho cả học kỳ hoặc cả năm học. Đối với cơ sở giáo dục thường xuyên, đào tạo thường xuyên và các khóa đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn, học phí được thu theo số tháng thực học. Đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, học phí được thu tối đa 9 tháng/năm. Đối với cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp học phí được thu tối đa 10 tháng/năm.
2. Trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh, các sự kiện bất khả kháng thì học phí được thu theo số tháng học thực tế (bao gồm cả thời gian tổ chức dạy học trực tuyến hoặc bố trí thời gian học bù tại trường); không thu học phí trong thời gian không tổ chức dạy học. Mức thu học phí đảm bảo nguyên tắc theo số tháng thực học và chi phí phát sinh cần thiết để tổ chức dạy học nhưng không vượt quá tổng thu học phí tính theo số tháng tối đa của 01 năm học (tối đa 9 tháng/năm đối với cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và tối đa 10 tháng/năm đối với cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp) và công khai từ đầu năm học trong các cơ sở giáo dục. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân quyết định cụ thể thời gian thu, mức học phí đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập trên địa bàn; Thủ trưởng các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp quy định thời gian thu, mức học phí trong trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh, các sự kiện bất khả kháng.
3. Trong trường hợp tổ chức giảng dạy, học tập theo học chế tín chỉ, cơ sở giáo dục có thể quy đổi để thu học phí theo tín chỉ, tuy nhiên tổng số học phí thu theo tín chỉ của cả khóa học không được vượt quá mức học phí quy định cho khóa học nếu thu theo năm học.
4. Các cơ sở giáo dục có trách nhiệm tổ chức thu học phí và nộp học phí vào ngân hàng thương mại hoặc Kho bạc Nhà nước để quản lý, sử dụng. Trong trường hợp phát sinh khoản thu học phí bằng tiền mặt thì định kỳ, đơn vị phải làm thủ tục chuyển (nộp) toàn bộ học phí đã thu bằng tiền mặt còn dư tại quỹ vào tài khoản của đơn vị tại Kho bạc Nhà nước hoặc ngân hàng thương mại để quản lý theo quy định.
1. Cơ sở giáo dục công lập sử dụng học phí theo quy định của Chính phủ về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập và tổng hợp vào báo cáo tài chính hằng năm của cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.
2. Cơ sở giáo dục dân lập, tư thục sử dụng học phí theo nguyên tắc tự bảo đảm thu, chi và chịu trách nhiệm về quản lý tài chính đối với hoạt động của mình. Tổ chức công tác kế toán, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
3. Cơ sở giáo dục thực hiện quản lý các khoản thu, chi học phí theo chế độ kế toán, kiểm toán, thuế và công khai tài chính theo quy định của pháp luật; thực hiện yêu cầu về thanh tra, kiểm tra của cơ quan tài chính và cơ quan quản lý giáo dục có thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các thông tin, tài liệu cung cấp.
4. Cơ sở giáo dục trước khi tuyển sinh hoặc xét tuyển phải công bố, công khai mức thu học phí, chi phí đào tạo cho từng năm học, cấp học đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, lộ trình tăng học phí (nếu có) cho từng năm học và dự kiến cho cả khóa học đối với giáo dục đại học.
5. Cơ sở giáo dục có trách nhiệm công khai, giải trình chi phí đào tạo, mức thu học phí, lộ trình tăng học phí cho từng năm học, cấp học, khóa học; công khai các điều kiện đảm bảo chất lượng theo quy định; công khai chính sách miễn, giảm học phí và mức thu, miễn giảm học phí trong trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh, các sự kiện bất khả kháng.
TUITION COLLECTION, MANAGEMENT, AND USE
Article 12. Tuition collection
1. Tuition shall be collected on a monthly basis or, if the learners will to, on a semester or school-year basis. In case of continuous education institutions, continuous training facilities, and short-term training courses, tuition shall be collected for each month of studying. For preschools and formal education institutions, tuition shall be collected for up to 9 months per year. For higher education institutions and vocational education institutions, tuition shall be collected for up to 10 months per year.
2. In case of natural disasters, epidemic, or other force majeure event, tuition shall be collected for specific number of months of studying (including the period of online studying or makeup class at the education institutions); do not collect tuition for period where classes are not provided. Tuition must satisfy number of months of studying and necessary costs for organizing teaching without exceeding total tuition calculated by maximum number of months of a school year (up to 9 months/year for preschools and formal education institutions and up to 10 months/year for higher education institutions and vocational education institutions) and must be publicized from the beginning of the school year in education institutions. People’s Committees of provinces shall request People's Councils to decide on time of collecting tuition and tuition amount for local public preschools and formal education institutions; Heads of higher education institutions and vocational education institutions shall regulate time for collecting tuition and tuition amount in case of natural disasters, epidemic, and other force majeure events.
3. In case of studying in credits, education institutions may convert in order to collect tuition by credits while keeping total credit-based tuition of the entire course from exceeding year-based tuition regulated for the entire course.
4. Education institutions are responsible for collecting and submitting tuition to commercial banks or State Treasury for management and use. In case of new tuition to be collected in cash, on a periodic basis, education institutions must adopt procedures for submitting all tuition collected in cash to their account in State Treasury or commercial banks for management as per the law.
Article 13. Tuition management and use
1. Public education institutions shall use tuition according to regulations of the Government on financial autonomy of public service providers and include in annual financial statements of education institutions as per the law.
2. Private education institutions shall utilize tuition to guarantee expenditure, revenue, and assume responsibilities for financial management for their activities. Organize accounting works, submit tax, and perform other financial obligations as per the law.
3. Education institutions shall manage tuition expenditure and revenues within accounting, audit, tax, and financial disclosure policies as per the law; comply with inspection requirements of finance authority and education authority, and assume legal responsibilities for accuracy and truthfulness of provided information and data.
4. Prior to enrolment or admission by consideration, education institutions must publicize tuition and training cost for each school year and education level in case of preschools, formal education, roadmap for increasing tuition (if any) for each school year, and estimation for the entire course in case of higher education.
5. Education institutions are responsible for publicizing and presenting training costs, tuition, and roadmap for increasing tuition for each school year and education level; publicizing qualifying criteria as per the law; publicize tuition reduction, exemption policies and amount thereof in case of natural disasters, epidemic, and other force majeure events.