- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Bảo hiểm xã hội (214)
- Tiền lương (199)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Mức lương theo nghề nghiệp (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Hợp đồng (76)
- Định danh (75)
- Phương tiện giao thông (69)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đăng kiểm (56)
- Biển báo giao thông (55)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Sổ đỏ (43)
- Mẫu đơn (43)
- Độ tuổi lái xe (43)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Bằng lái xe (38)
- Thi bằng lái xe (38)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Mức đóng BHXH (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Xử phạt hành chính (33)
- Di chúc (32)
- Pháp luật (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Nghỉ hưu (29)
- Giáo dục (29)
- VNeID (29)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Lương cơ bản (27)
Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam được quy định ra sao?
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, năng lực ngoại ngữ trở thành một yếu tố then chốt giúp mỗi cá nhân nắm bắt cơ hội và phát triển bản thân trong môi trường quốc tế. Nhằm đáp ứng nhu cầu đó, Việt Nam đã triển khai Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc, dựa trên tiêu chuẩn quốc tế, để đánh giá và phát triển kỹ năng ngôn ngữ cho người học. Việc hiểu rõ về khung năng lực này không chỉ giúp bạn xác định được trình độ ngoại ngữ hiện tại mà còn định hướng cho quá trình học tập và nâng cao kỹ năng một cách hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, từ ý nghĩa, cấu trúc, cho đến cách áp dụng trong giáo dục và công việc. Những thông tin này sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn toàn diện và sâu sắc, hỗ trợ bạn trên con đường chinh phục và nâng cao năng lực ngoại ngữ.
1. Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc là gì ?
Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc có tên tiếng anh là Vietnamese Standardized Test of English Proficiency (viết tắt là VSTEP). Đây là chương trình đào tại tiếng Anh của Việt Nam do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tại Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24/01/2014.
Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc ra đời với mục đích như sau:
- Làm căn cứ thống nhất các yêu cầu trình độ, kỹ năng, năng lực cho tất cả ngoại ngữ đang được giảng dạy trong hệ thống giáo dục Việt Nam
- Giúp người học hiểu được yêu cầu đối với từng trình độ năng lực ngoại ngữ theo cấp bậc và có thể tự đánh giá năng lực của mình
- Làm căn cứ cho giáo viên, giảng viên lựa chọn và triển khai nội dung, cách thức giảng dạy, kiểm tra, đánh giá
- Làm căn cứ để xây dựng chương trình giảng dạy, lựa chọn sách tài liệu giảng dạy và xây dựng phương án kiểm tra, tổ chức thi. Đảm bảo tính liên thông cho các cấp bậc trình độ
- Tạo điều kiện để trao đổi, hợp tác giáo dục và công nhận văn bằng với các quốc gia sử dụng khung tham chiếu CEFR
2. Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc theo Thông tư 01 dùng cho Việt Nam năm 2024 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ra sao?
Căn cứ tiểu mục 1 Mục IV Khung năng lực ban hành kèm theo Thông tư 01/2014/TT-BGDĐT, khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam gồm có 03 cấp (Sơ cấp - Trung cấp - Cao cấp).
Cụ thể mô tả tổng quát các bậc ngoại ngữ như sau:
Mô tả tổng quát |
Bậc 1 - Sơ cấp Có thể hiểu, sử dụng các cấu trúc quen thuộc thường nhật; các từ ngữ cơ bản đáp ứng nhu cầu giao tiếp cụ thể. Có thể tự giới thiệu bản thân và người khác; có thể trả lời những thông tin về bản thân như nơi sinh sống, người thân/bạn bè v.v… Có thể giao tiếp đơn giản nếu người đối thoại nói chậm, rõ ràng và sẵn sàng hợp tác giúp đỡ. |
Bậc 2 - Sơ cấp Có thể hiểu được các câu và cấu trúc được sử dụng thường xuyên liên quan đến nhu cầu giao tiếp cơ bản (như các thông tin về gia đình, bản thân, đi mua hàng, hỏi đường, việc làm). Có thể trao đổi thông tin về những chủ đề đơn giản, quen thuộc hằng ngày. Có thể mô tả đơn giản về bản thân, môi trường xung quanh và những vấn đề thuộc nhu cầu thiết yếu. |
Bậc 3 - Trung cấp Có thể hiểu được các ý chính của một đoạn văn hay bài phát biểu chuẩn mực, rõ ràng về các chủ đề quen thuộc trong công việc, trường học, giải trí, v.v... Có thể xử lý hầu hết các tình huống xảy ra khi đến khu vực có sử dụng ngôn ngữ đó. Có thể viết đoạn văn đơn giản liên quan đến các chủ đề quen thuộc hoặc cá nhân quan tâm. Có thể mô tả được những kinh nghiệm, sự kiện, giấc mơ, hy vọng, hoài bão và có thể trình bày ngắn gọn các lý do, giải thích ý kiến và kế hoạch của mình. |
Bậc 4 - Trung cấp Có thể hiểu ý chính của một văn bản phức tạp về các chủ đề cụ thể và trừu tượng, kể cả những trao đổi kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn của bản thân. Có thể giao tiếp ở mức độ trôi chảy, tự nhiên với người bản ngữ. Có thể viết được các văn bản rõ ràng, chi tiết với nhiều chủ đề khác nhau và có thể giải thích quan điểm của mình về một vấn đề, nêu ra được những ưu điểm, nhược điểm của các phương án lựa chọn khác nhau. |
Bậc 5 - Cao cấp Có thể hiểu và nhận biết được hàm ý của các văn bản dài với phạm vi rộng. Có thể diễn đạt trôi chảy, tức thì, không gặp khó khăn trong việc tìm từ ngữ diễn đạt. Có thể sử dụng ngôn ngữ linh hoạt và hiệu quả phục vụ các mục đích xã hội, học thuật và chuyên môn. Có thể viết rõ ràng, chặt chẽ, chi tiết về các chủ đề phức tạp, thể hiện được khả năng tổ chức văn bản, sử dụng tốt từ ngữ nối câu và các công cụ liên kết. |
Bậc 6 - Cao cấp Có thể hiểu một cách dễ dàng hầu hết văn nói và viết. Có thể tóm tắt các nguồn thông tin nói hoặc viết, sắp xếp lại thông tin và trình bày lại một cách logic. Có thể diễn đạt tức thì, rất trôi chảy và chính xác, phân biệt được các ý nghĩa tinh tế khác nhau trong các tình huống phức tạp. |
3. Mức độ tương thích với CEFR
Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam (KNLNNVN) được phát triển trên cơ sở tham chiếu, ứng dụng CEFR và một số khung trình độ tiếng Anh của các nước, kết hợp với tình hình và điều kiện thực tế dạy, học và sử dụng ngoại ngữ ở Việt Nam.
Năng lực ngoại ngữ Việt Nam được chia làm 3 cấp (Sơ cấp, Trung cấp và Cao cấp) và 6 bậc (từ Bậc 1 đến Bậc 6 và tương thích với các bậc từ A1 đến C2 trong CEFR). Cụ thể như sau:
KNLNNVN |
CEFR |
|
Sơ cấp |
Bậc 1 |
A1 |
Bậc 2 |
A2 |
|
Trung cấp |
Bậc 3 |
B1 |
Bậc 4 |
B2 |
|
Cao cấp |
Bậc 5 |
C1 |
Bậc 6 |
C2 |
4. Danh sách 30 đơn vị nào tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam năm 2024?
Theo Mục II Thông báo 1098/TB-QLCL năm 2023 của Cục quản lý chất lượng, danh sách 30 đơn vị tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (Tiếng Anh) như sau:
TT |
Tên đơn vị |
1 |
Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh |
2 |
Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế |
3 |
Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội |
4 |
Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Đà Nẵng |
5 |
Đại học Thái Nguyên |
6 |
Trường Đại học Cần Thơ |
7 |
Trường Đại học Hà Nội |
8 |
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội |
9 |
Trường Đại học Vinh |
10 |
Trường Đại học Sài Gòn |
11 |
Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh |
12 |
Trường Đại học Trà Vinh |
13 |
Trường Đại học Văn Lang |
14 |
Trường Đại học Quy Nhơn |
15 |
Trường Đại học Tây Nguyên |
16 |
Học viện An ninh nhân dân |
17 |
Học viện Báo chí và Tuyên truyền |
18 |
Trường Đại học Công thương Thành phố Hồ Chí Minh |
19 |
Trường Đại học Thương mại |
20 |
Học viện Khoa học quân sự |
21 |
Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh |
22 |
Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh |
23 |
Học viện Cảnh sát nhân dân |
24 |
Đại học Bách Khoa Hà Nội |
25 |
Trường Đại học Nam Cần Thơ |
26 |
Trường Đại học Ngoại thương |
27 |
Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh |
28 |
Trường Đại học Kinh tế quốc dân |
29 |
Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh |
30 |
Trường Đại học Lạc Hồng |