- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (234)
- Biển số xe (225)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Bảo hiểm xã hội (128)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Hưu trí (88)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (83)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (79)
- Hợp đồng (76)
- Định danh (70)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Đăng kiểm (56)
- Đường bộ (51)
- Thừa kế (46)
- Lao động (45)
- Thuế (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Biển báo giao thông (44)
- Lỗi vi phạm giao thông (44)
- Sổ đỏ (43)
- Độ tuổi lái xe (42)
- Đất đai (41)
- Hình sự (41)
- Thuế đất (40)
- Chung cư (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Bằng lái xe (38)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Phương tiện giao thông (34)
- Quan hệ giữa cha mẹ và con cái (33)
- Xử phạt hành chính (33)
- Pháp luật (32)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Nhà ở (30)
- Nghỉ hưu (29)
- VNeID (29)
- Lương cơ bản (29)
- Tài sản vợ chồng (27)
- Mã định danh (26)
- Dân sự (26)
- Lý lịch (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
Biển nào không cho phép ô tô con vượt?
1. Biển nào không cho phép ô tô con vượt?
Từ ngày 01/01/2025, Quy chuẩn QCVN 41:2024/BGTVT đã thay thế cho QCVN 41:2019/BGTVT. Trong đó có quy định biển báo không cho phép ô tô con vượt là biển báo P.125 “Cấm vượt” . Do thuộc nhóm biển báo cấm nên các biển này cũng mang một số đặc trưng như biển hình tròn, viền màu đỏ, nền màu trắng và biểu thị các điều cấm mà người tham gia giao thông không được phép vi phạm. Cụ thể, biển báo P.125 được nhận diện với viền đỏ, nền trắng, bên trong có hình vẽ hai chiếc ô tô con đặt cạnh nhau (01 chiếc màu đen và 01 chiếc màu đỏ).
- Biển có hiệu lực cấm tất cả các loại xe cơ giới vượt nhau (kể cả xe được ưu tiên theo quy định) nhưng được phép vượt xe máy 2 bánh, xe gắn máy.
- Biển hết hiệu lực cấm khi có biển số P.133 "Hết cấm vượt" hoặc đến vị trí đặt biển số P.135 "Hết tất cả các lệnh cấm" nếu đồng thời có nhiều biển cấm khác hết tác dụng
2. Biển báo cấm ô tô tải vượt P.126 mới nhất 2025
Theo phụ lục B ban hành kèm theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2024/BGTVT về Báo hiệu đường bộ thì:
Biển báo P.126 được nhận diện với viền đỏ, nền trắng, bên trong có hình vẽ 01 chiếc ô tô tải màu đỏ đặt cạnh nhau 01 chiếc ô tô con màu đen.
- Biển có hiệu lực cấm các loại ô tô tải có khối lượng chuyên chở (theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) lớn hơn 3.500 kg kể cả các xe được ưu tiên theo quy định vượt xe cơ giới khác. Được phép vượt xe máy 2 bánh, xe gắn máy.
- Biển không có giá trị cấm các loại xe cơ giới khác vượt nhau và vượt ô tô tải.
- Biển hết hiệu lực cấm khi có biển số DP.133 "Hết cấm vượt" hoặc đến vị trí đặt biển số DP.135 "Hết tất cả các lệnh cấm" nếu đồng thời có nhiều biển cấm khác hết tác dụng.
Như vậy, cần lưu ý rằng biển cấm P.126 chỉ có hiệu lực với các loại xe tải có khối lượng chuyên chở trên 3.500kg, các loại xe tải có khối lượng chuyên chở ít hơn không chịu sự quy định của biến cấm này.
3. Biển hết cấm vượt DP.133 mới nhất 2025
Biển báo số 133 có hình tròn, nền trắng viền xanh, bên trong có hình 2 chiếc ô tô con, và có 5 vạch chéo màu đen.
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 41:2024/BGTVT về Báo hiệu đường bộ thì:
- Để báo hết đoạn đường cấm vượt, đặt biển số DP.133 "Hết cấm vượt" (hoặc đặt biển số DP.135 "Hết tất cả các lệnh cấm" nếu đồng thời có nhiều biển cấm khác hết tác dụng).
- Biển có tác dụng báo cho người tham gia giao thông biết hiệu lực của các biển số P.125 và biển số P.126 hết tác dụng. Các xe cơ giới được phép vượt nhau nhưng phải theo quy định về điều kiện cho phép vượt nhau.
4. Các câu hỏi thường gặp
4.1. Biển báo cấm vượt thường được đặt ở đâu?
Biển báo này thường được đặt ở những đoạn đường nguy hiểm hoặc có tầm nhìn hạn chế để đảm bảo an toàn giao thông.
4.2. Mục đích của biển báo không cho phép ô tô con vượt là gì?
Mục đích của biển báo này là để ngăn chặn các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra khi ô tô con vượt nhau trên những đoạn đường không an toàn
4.3. Hậu quả của việc không tuân thủ biển báo cấm vượt là gì?
Việc không tuân thủ biển báo này là hành vi vi phạm quy định về giao thông đường bộ. Căn cứ điểm d khoản 5; điểm a khoản 7; điểm b, điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi điểm c, điểm d, điểm đ khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ thì người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự vượt xe tại đoạn đường có biển báo cấm vượt thì bị phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Trường hợp vượt xe tại đoạn đường có biển báo cấm vượt gây tai nạn thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.