- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (229)
- Biển số xe (214)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Kết hôn (87)
- Ly hôn (80)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (74)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (43)
- Thừa kế (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế đất (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Bằng lái xe (36)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Pháp luật (33)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Nhà ở (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Xây dựng (21)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Thương mại (19)
- Xử phạt hành chính (19)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Hàng hóa (17)
- Nộp thuế (17)
- Xác nhận độc thân (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
05 quy định cần biết về thi bằng lái B2 năm 2024
1. Bằng lái xe B2 chạy được xe gì?
Theo khoản 6, 7 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, bằng lái xe hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
- Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
- Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, bao gồm:
+ Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
+ Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
+ Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
2. Điều kiện thi bằng lái xe B2 năm 2024
Căn cứ khoản 1, 2 Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, điểm b khoản 1 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008, Điều 3 Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT.
- Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
- Đủ tuổi 18 tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe).
- Về trình độ văn hóa: Không yêu cầu.
- Không mắc các bệnh thuộc nhóm 3 Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT.
3. Hồ sơ thi bằng lái xe B2
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, hồ sơ thi bằng lái xe B2 bao gồm:
- Đơn đề nghị học, sát hạch để cấp giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 12/2017/TT-BGTVT;
- Bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn có ghi số giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân đối với người Việt Nam; hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- Bản sao hộ chiếu còn thời hạn trên 06 tháng và thẻ tạm trú hoặc thẻ thường trú hoặc chứng minh thư ngoại giao hoặc chứng minh thư công vụ đối với người nước ngoài;
- Giấy khám sức khỏe của người lái xe do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp theo quy định.
4. Thi bằng lái xe B2 gồm những phần thi nào?
Thi bằng lái xe B2 gồm 04 phần thi:
(1) Lý thuyết
- Phần thi lý thuyết bằng lái xe B2 gồm 35 câu trong đó có:
+ 01 câu về khái niệm;
+ 01 câu hỏi về tình huống mất an toàn giao thông nghiêm trọng;
+ 07 câu về quy tắc giao thông;
+ 01 câu về nghiệp vụ vận tải;
+ 01 câu về tốc độ, khoảng cách;
+ 01 câu về văn hóa giao thông và đạo đức người lái xe;
+ 02 câu về kỹ thuật lái xe;
+ 01 câu về cấu tạo sửa chữa;
+ 10 câu về hệ thống biển báo đường bộ;
+ 10 câu về giải các thế sa hình và kỹ năng xử lý tình huống giao thông.
(2) Thi mô phỏng
Người dự sát hạch xử lý các tình huống mô phỏng xuất hiện trên máy tính. Một bài thi bao gồm 10 tình huống, mỗi tình huống có điểm tối đa là 5 điểm.
(3) Thi sa hình
Người dự sát hạch phải thực hiện đúng trình tự và điều khiển xe qua các bài sát hạch đã bố trí tại trung tâm sát hạch như: xuất phát, dừng xe nhường đường cho người đi bộ, dừng và khởi hành xe trên dốc, qua vệt bánh xe và đường vòng vuông góc, qua ngã tư có đèn tín hiệu điều khiển giao thông, qua đường vòng quanh co, ghép xe vào nơi đỗ (ghép xe dọc, ghép xe ngang), tạm dừng ở chỗ có đường sắt chạy qua, thao tác khi gặp tình huống nguy hiểm, thay đổi số trên đường bằng, kết thúc.
(4) Thi lái xe đường trường
Người dự sát hạch điều khiển xe ô tô sát hạch, xử lý các tình huống trên đường giao thông và thực hiện hiệu lệnh của sát hạch viên.
Căn cứ pháp lý: Mục 2.2 Công văn 1883/TCĐBVN-QLPT&NL năm 2020; điểm a, d, h, g khoản 3 Điều 21 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 38/2019/TT-BGTVT
5. Thi bằng lái xe B2 bao nhiêu điểm là đậu?
- Đối với phần thi lý thuyết:
Thí sinh phải trả lời 35 câu hỏi trong thời gian 22 phút. Trả lời đúng từ 32/35 câu trở lên và không sai câu điểm liệt thì được tính là đạt phần thi lý thuyết và được thi tiếp phần thi mô phỏng.
- Đối với phần thi mô phỏng:
Một bài thi bao gồm 10 tình huống, mỗi tình huống có điểm tối đa là 5 điểm.
Thí sinh được 35/50 điểm là đạt phần thi này và được thi tiếp phần thi sa hình.
- Đối với phần thi sa hình:
Thí sinh phải đạt được ít nhất 80/100 điểm mới đạt và được thực hành lái xe đường trường.
- Đối với phần thi đường trường:
Thí sinh đạt tối thiểu 80/100 điểm sẽ được công nhận trúng tuyển và cấp giấy phép lái xe hạng B2.
Xem thêm các bài viết liên quan:
Bao nhiêu tuổi được đi xe 50cc? Đi xe máy khi chưa đủ tuổi bị phạt bao nhiêu?
Đậu sát hạch bằng lái xe B2 thì bao lâu nhận được bằng lái xe?e
Mức phạt hành vi để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định