- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (212)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (113)
- Mã số thuế (107)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (99)
- Tiền lương (79)
- Tạm trú (78)
- Bảo hiểm xã hội (76)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (62)
- Lương hưu (61)
- Bảo hiểm thất nghiệp (53)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Sổ đỏ (42)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Pháp luật (35)
- Hành chính (31)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Đăng ký mã số thuế (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Lương cơ bản (30)
- Nhà ở (30)
- Thai sản (29)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Xây dựng (21)
- Tra cứu mã số thuế (20)
- Xử phạt hành chính (19)
- Thương mại (19)
- Hưởng BHTN (18)
- Nộp thuế (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (17)
- Hàng hóa (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
- Kết hôn (16)
- Đóng thuế TNCN (15)
- Hôn nhân gia đình (15)
- Kinh doanh (14)
- Đầu tư (14)
- Văn hóa xã hội (14)
- Ly hôn (13)
- Thường trú (13)
- Gia hạn, đổi hộ chiếu (13)
- Công ty TNHH (13)
- Phụ cấp (13)
- Quyền sử dụng đất (12)
- Hộ kinh doanh (12)
- Khiếu nại (12)
04 cách tra cứu bảo hiểm thất nghiệp nhanh mới nhất 2025
1. 4 cách tra cứu bảo hiểm thất nghiệp nhanh mới nhất 2025
Hiện tại, với sự hỗ trợ của nhiều công cụ tra cứu khác nhau, việc tra cứu bảo hiểm thất nghiệp của người lao động có thể thực hiện thông qua các thao tác đơn giản của một trong các cách sau.
1.1 Tra cứu online tại Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Bước 1: Ấn chọn đường link: https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu/Pages/dang-nhap-tra-cuu.aspx
Bước 2: Điền chính xác Mã số BHXH và tích chọn vào ô “Tôi không phải người máy” để xác minh thông tin.
Nếu không nhớ số sổ bảo hiểm xã hội, người dùng có thể tự tra cứu theo nhiều cách khác nhau như tra trực tuyến, tra trên VssID, trên thẻ BHYT, trên sổ BHXH.
Bước 3: Làm theo yêu cầu của hệ thông và chọn Lấy mã OTP.
Bước 4: Nhập mã OTP và ấn Đăng nhập
Bước 5: Sau khi đăng nhập thành công: Nhập lại mã số BHXH và chọn tiếp “ Tôi không phải là người máy”
Bước 6: Ấn Tra cứu để kiểm tra thông tin.
Hệ thông sẽ trả kết quả như sau:
1.2 Tra cứu qua ứng dụng VssID
Để tra cứu bằng cách này, người lao động bắt buộc phải có tài khoản VssID. Nếu chưa đăng ký tài khoản VssID, bạn đọc có thể tham khảo Video hướng dẫn chi tiết cách cài đặt đăng nhập ứng dụng này tại đây.
Nếu đã có tài khoản VssID, bạn tiến hành tra cứu theo các bước sau:
Bước 1: Đăng nhập tài khoản VssID.
Bước 2: Tại Trang Quản lý cá nhân, chọn Quá trình tham gia.
Bước 3: Chọn “BHTN” để xem quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp.
1.3 Tra cứu bằng tin nhắn điện thoại (phí 1000 đồng/tin nhắn)
Soạn tin nhắn theo cú pháp:
BH QT {mã số bảo hiểm xã hội} gửi 8079
BH QT {mã số bảo hiểm xã hội} {từ năm} {đến năm} gửi 8079
Ví dụ:
Soạn BH QT 0110129425 gửi đến 8079:
Nội dung tin nhắn nhận được: “Mã số BHXH: 0110129425, Thời gian tham gia BHXH: 9 năm 7 tháng; Thời gian tham gia BHTN: 8 năm 8 tháng”
Soạn BH QT 0110129425 012016 122017 gửi đến 8079:
Nội dung tin nhắn nhận được: “Mã số BHXH: 0110129425, Thời gian tham gia BHXH: 2 năm; Thời gian tham gia BHTN: 2 năm (Tổng thời gian tham gia BHXH: 9 năm 7 tháng; Tổng thời gian tham gia BHTN là 8 năm 8 tháng)”
1.4 Gọi tổng đài bảo hiểm
Ngoài những cách tra cứu bảo hiểm thất nghiệp ở trên, bạn đọc cũng có thể liên hệ tổng đài của cổng thông tin Bảo hiểm xã hội Việt Nam: 19006068 để được tổng đài viên hỗ trợ tra cứu bảo hiểm thất nghiệp.
2.Tại sao cần tra cứu bảo hiểm thất nghiệp?
Theo quy định tại Điều 43 Luật Việc làm 2013 về đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp và quy định hiện hành về các loại hợp đồng lao động tại Điều 20 Bộ luật Lao động 2019, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trở lên sẽ bắt buộc phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Với việc tham gia loại bảo hiểm này, người lao động có thể được nhận những quyền lợi sau:
- Trợ cấp thất nghiệp;
- Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm;
- Hỗ trợ học nghề.
Trong đó, để được nhận trợ cấp thất nghiệp và tiền hỗ trợ học nghề người tham gia bảo hiểm thất nghiệp còn phải đáp ứng đủ thời gian tham gia theo quy định:
- Trợ cấp thất nghiệp: Đóng đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.
- Tiền hỗ trợ học nghề: Đóng đủ 09 tháng trở lên trong 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.
Người lao động lại không phải người trực tiếp đóng bảo hiểm thất nghiệp cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Hằng tháng, người sử dụng lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và trích 1% tiền lương tháng của từng người lao động để đóng cùng một lúc vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Chính vì vậy, người lao động cần theo dõi sát sao quá trình đóng bảo hiểm thất nghiệp để biết được doanh nghiệp có đóng bảo hiểm đầy đủ cho mình hay không. Từ đó, còn có các biện pháp để đảm bảo các quyền lợi về bảo hiểm thất nghiệp của mình.
3. Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
Căn cứ Luật Việc làm và Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định hồ sơ hưởng BHTN bao gồm:
Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo mẫu do Bộ LĐTBXH quy định);
Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc: Hợp đồng lao động (HĐLĐ) hoặc hợp đồng làm việc (HĐLV) đã hết hạn; Quyết định thôi việc hoặc Quyết định sa thải hoặc Quyết định kỷ luật buộc thôi việc hoặc Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt HĐLĐ hoặc HĐLV;...
- Sổ BHXH
- 2 ảnh 3 x 4
- CMTND, sổ hộ khẩu/sổ tạm trú photto nếu nộp hồ sơ hưởng tại nơi cư trú và kèm theo bản gốc để đối chiếu
4. Các trường hợp không được nhận Bảo hiểm thất nghiệp
Trường hợp 1: Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trái pháp luật
Trường hợp 2: Người lao động nghỉ việc hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng
Trường hợp 3: Không đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ thời gian theo quy định
Trường hợp 5: Không thông báo về việc tìm kiếm việc làm theo quy định
Trường hợp 6: Người lao động thuộc trường hợp bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp
Trường hợp 7: Các trường hợp không được hưởng trợ cấp thất nghiệp khác
5. Thời gian nộp hồ sơ để được hưởng trợ cấp thất nghiệp
Trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động chưa có việc làm trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động muốn nhận trợ cấp.
Trường hợp người lao động không thể nộp hồ sơ trực tiếp thì có thể ủy quyền cho người khác nếu người lao động thuộc một trong những trường hợp sau:
- Ốm đau, thai sản, có xác nhận của cơ sở y tế đủ thẩm quyền.
- Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền.
- Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh, có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn.
Nếu quá thời hạn nêu trên mà người lao động chưa nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm thì được xác định là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp. Thời gian đóng BHTN chưa hưởng trợ cấp sẽ được bảo lưu và làm căn cứ tính trợ cấp thất nghiệp cho những lần hưởng tiếp theo.
6. Những câu hỏi thường gặp:
6.1. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà sau hai lần từ chối mà không có lý do chính đáng thì có được hưởng trợ cấp thất nghiệp nữa hay không?
Theo điểm d khoản 1 Điều 87 Luật bảo hiểm xã hội, khoản 1 Điều 23 Nghị định số 127/2008/NĐ-CP và khoản 6 Điều 3 Thông tư số 32/2010/TT-BLĐTBXH thì người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mà sau hai lần từ chối mà không có lý do chính đáng thì chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp.
6.2. Điều kiện nhận tiền hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Theo quy định tại Điều 49 Luật Việc làm 2013, người lao động muốn nhận tiền trợ cấp thất nghiệp cần phải đáp ứng các điều kiện sau:
ĐK1: Đã chấm dứt hợp đồng lao động (trừ trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, được hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động).
ĐK2: Đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng tính từ thời điểm trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.
ĐK3: Đã nộp hồ sơ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm.
ĐK4: Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN.
6.3. Xem lịch chuyển tiền hưởng bảo hiểm thất nghiệp ở đâu?
Căn cứ theo các quy định về lịch chuyển tiền ở trên, người lao động có thể xem lịch chuyển tiền hưởng bảo hiểm thất nghiệp tại mục "Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp từ ngày…/.…/.… đến ngày…./…/..…". trong quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp do Trung tâm dịch vụ việc làm (nơi nộp hồ sơ) cấp cho người lao động.