- Hành chính
- Thuế - Phí - Lệ Phí
- Thương mại - Đầu tư
- Bất động sản
- Bảo hiểm
- Cán bộ - công chức - viên chức
- Lao động - Tiền lương
- Dân sự
- Hình sự
- Giao thông - Vận tải
- Lĩnh vực khác
- Biểu mẫu
-
Án lệ
-
Chủ đề nổi bật
- Cư trú (229)
- Biển số xe (214)
- Căn cước công dân (155)
- Mã số thuế (146)
- Hộ chiếu (133)
- Thuế thu nhập cá nhân (115)
- Nghĩa vụ quân sự (104)
- Doanh nghiệp (98)
- Thai sản (97)
- Quyền sử dụng đất (95)
- Khai sinh (91)
- Kết hôn (87)
- Bảo hiểm xã hội (87)
- Ly hôn (81)
- Tạm trú (79)
- Tiền lương (78)
- Hợp đồng (76)
- Hưu trí (74)
- Lương hưu (60)
- Bảo hiểm thất nghiệp (59)
- Thuế (45)
- Lao động (45)
- Thuế giá trị gia tăng (44)
- Thừa kế (44)
- Sổ đỏ (43)
- Hình sự (41)
- Đất đai (41)
- Chung cư (40)
- Thuế đất (40)
- Thuế môn bài (39)
- Thuế thu nhập doanh nghiệp (38)
- Nghĩa vụ công an (37)
- Tra cứu mã số thuế (37)
- Thi bằng lái xe (37)
- Bằng lái xe (36)
- Chuyển đổi sử dụng đất (36)
- Đăng ký mã số thuế (35)
- Pháp luật (33)
- Di chúc (32)
- Hành chính (31)
- Nhà ở (30)
- Lương cơ bản (30)
- Bảo hiểm y tế (30)
- Bộ máy nhà nước (30)
- Dân sự (26)
- Trách nhiệm hình sự (26)
- Hóa đơn (24)
- Bảo hiểm (22)
- Xây dựng (21)
- Quyết toán thuế TNCN (21)
- Thương mại (19)
- Xử phạt hành chính (19)
- Nộp thuế (17)
- Hàng hóa (17)
- Xác nhận độc thân (17)
- Hợp đồng lao động (17)
- Đóng thuế TNCN (17)
- Trợ cấp - phụ cấp (16)
- Vốn (16)
- Giáo dục (16)
07 cách tra cứu mã số thuế cá nhân online mới nhất 2025
1. 07 cách tra cứu mã số thuế cá nhân online mới nhất 2025
Người nộp thuế có thể tra cứu mã số thuế cá nhân bằng các cách sau:
1.1 Tra cứu mã số thuế cá nhân trên trang Tổng cục Thuế
- Bước 1: Truy cập vào trang tra cứu của Tổng cục Thuế tại địa chỉ: http://tracuunnt.gdt.gov.vn/tcnnt/mstcn.jsp.
-
Bước 2: Chọn mục “Thông tin về người nộp thuế TNCN” và điền các thông tin cần thiết gồm: Số chứng minh thư/ thẻ căn cước của NNT (1) và Mã xác nhận (2) (nhập dãy ký tự trong bảng bên cạnh). Sau đó nhấn nút "Tra cứu" để xem kết quả.
Lưu ý: Để nhập tiếng việt có dấu trong các mục "Họ và tên" và "Địa chỉ" bạn pahri sử dụng font unicode (TCVN:6909:2001 dạng dựng sẵn). Nếu *không* thì kết quả trả về sẽ thông báo "không tìm thấy kết quả".
- Bước 3: Xem kết quả mã số thuế cá nhân.
1.2 Tra cứu mã số thuế cá nhân trên trang Thuế điện tử
- Bước 1: Truy cập vào trang Thuế điện tử của Tổng cục Thuế tại: https://thuedientu.gdt.gov.vn.
- Bước 2: Ở mục “ĐĂNG NHẬP HỆ THỐNG”, chọn mục "Cá nhân".
- Bước 3: Tra cứu thông tin người nộp thuế: Bạn chọn vào mục "Tra cứu thông tin NNT"(1) và điền các thông tin cần thiết để tra cứu gồm có:
- Loại giấy tờ (2): Bạn nhấn chọn mũi tên chỉ xuống và chọn loại giấy tờ cá nhân (chứng minh thư/ căn cước công dân) dùng để tra cứu.
- Số giấy tờ (3): Bạn nhập số thẻ CMT/CCCD tương ứng với loại giấy tờ.
- Mã kiểm tra (4): Yêu cầu nhập *chính xác* dãy 4 ký tự ô bên cạnh bên phải (Mã này là mã xác nhận và sẽ thay đổi sau mỗi phiên giao dịch).
Sau khi điền đầy đủ các thông tin trên, bạn nhấn chọn "Tra cứu" (5) để xem bảng kết quả tra cứu.
- Bước 4: Lúc này bạn sẽ chưa thể xem được toàn bộ mã số thuế của mình (7) Ví dụ: 84692xxxxx. Để xem được toàn bộ bạn cần nhập "Mã kiểm tra" theo hình ảnh và nhấn nút "Xem" (6) để xem toàn bộ mã số thuế cá nhân (8).
Ngoài ra, bảng kết quả cuối cùng không chỉ giúp bạn tra cứu thông tin về mã số thuế mà còn bao gồm các thông tin của NNT như: Tên người nộp thuế, Cơ quan thuế nơi cá nhân tham gia đóng Thuế, số CCCD/CMT của NNT, ngày cấp và Trạng thái hoạt động của MST.
1.3 Tra cứu mã số thuế cá nhân trên ứng dụng eTax Mobile
Ứng dụng di động eTax Mobile là một sản phẩm của Tổng cục Thuế, được thiết kế cho các thiết bị di động chạy hệ điều hành IOS hoặc Android (phiên bản 6.0 trở lên). Với eTax Mobile, các cá nhân và hộ kinh doanh có thể tra cứu thông tin và nộp tờ khai đăng ký thuế mọi lúc, mọi nơi trên thiết bị di động đã kết nối internet.
- Bước 1: Cài đặt ứng dụng eTax Mobile trên điện thoại di động.
- Bước 2: Mở ứng dụng, nhấn chọn "Tiện ích", sau đó chọn "Tra cứu thông tin NNT".
- Bước 3. Nhập các trường thông tin: Số CMND/CCCD, sau đó xác nhận mã captcha rồi nhấn vào “Tra cứu”. Thông tin trả về bao gồm: Họ và tên, mã số thuế, địa chỉ, người đại diện,...
1.4 Tra cứu mã số thuế cá nhân trên trang TracuuMST
Đây là trang web tra cứu mst cá nhân miễn phí, uy tín và tiện lợi. Người dùng chỉ cần nhớ số CMND/ CCCD và thực hiện một vài thao tác đơn giản sau:
- Bước 1: Truy cập vào trang web tracuuMST tại địa chỉ: https://tracuumst.com
- Bước 2: Tiến hành bấm chọn "Mã số thuế cá nhân" (1)
- Bước 3: Nhập số CMND/ CCCD (2), rồi bấm chọn "Tra cứu"
- Bước 5: Nhận kết quả (3).
1.5 Tra cứu mã số thuế cá nhân qua trang Mã số thuế
Website masothue.com là trang tra cứu mã số thuế cá nhân bằng số CMND hoặc CCCD nhanh chóng chỉ với vài thao tác cơ bản như sau:
- Bước 1: Truy cập vào trang web Mã số thuế: https://masothue.com/ và chọn "Tra cứu mã số thuế cá nhân"(1)
- Bước 2: Nhập số CMT/CMND/CCCD vào ô tìm kiếm (2) và nhấn nút "Tra cứu" để xem kết quả.
- Bước 3: Xem thông tin về mã số thuế cá nhân trong Bảng kết quả tra cứu và một số thông tin cá nhân khác của NNT như: Người đại diện (năm sinh và quê quán), ngày hoạt động, quản lý bởi cơ quan Thuế và tình trạng hoạt động của MST.
1.6 Tra cứu mã số thuế cá nhân qua trang Thuật ngữ chuyên ngành online
TNCNonline.com.vn là website tra cứu mã số thuế cá nhân online uy tín, miễn phí. Chỉ cần có số CCCD/CMND, với vài thao tác sau:
- Bước 1: Truy cập: https://tncnonline.com.vn/tra-cuu-ma-so-thue-tncnonline.html (1)
- Bước 2: Nhập trường thông tin số CMND/CCCD (2) của người nộp thuế
- Bước 3: Nhấn chọn "Tra cứu"
- Bước 4: Nhận kết quả (3).
1.7 Tra cứu mã số thuế cá nhân trên ứng dụng Messenger
Để tìm mã số thuế cá nhân trên ứng dụng Messenger bạn thực hiện các bước sau:
- Bước 1: Truy cập vào link: https://www.messenger.com/t/masothue.vn
- Bước 2: Chọn Nhắn tin và nhập CMND/CCCD vào phần soạn tin>> nhấn gửi để tra mã số thuế cá nhân.
- Bước 3: Nhận kết quả tra cứu với các thông tin bao gồm:
- Mã số thuế
- Người đại diện
- Địa chỉ: Là địa chỉ thường trú
- Quản lý bởi: Nơi cá nhân đóng thuế.
- Tình trạng: Là tình trạng hoạt động của mã số thuế
2. Mã số thuế là gì?
Mã số thuế cá nhân là một dãy số gồm 10 chữ số hoặc 13 chữ số và ký tự khác do cơ quan thuế cấp cho người nộp thuế dùng để quản lý thuế. Mã số thuế cá nhân là mã số duy nhất để cá nhân sử dụng với mục đích kê khai mọi khoản thu nhập của mình.
Mã số thuế cá nhân là một số định danh duy nhất được cấp cho mỗi cá nhân hoặc công dân để xác định và quản lý thuế cá nhân của họ. Mã số thuế cá nhân thường được sử dụng để đăng ký và nộp thuế cá nhân cho các hoạt động kinh doanh, thu nhập từ việc làm hoặc các nguồn thu nhập khác.
Mã số thuế cá nhân gồm 2 loại sau:
-
Mã số thuế cá nhân 10 chữ số và chỉ có ký tự khác. Ví dụ MST 10 chữ số: 0123019788
-
Mã số thuế cá nhân 13 chữ số và chỉ có ký tự khác, có dấu gạch ngang tại mã số thuế 13 chữ số. Ví dụ MST 13 chữ số: 012856421-689. Trong đó:
-
Hai chữ số đầu là số phần khoảng của mã số thuế.
-
7 chữ số tiếp theo được quy định theo một cấu trúc xác định, tăng dần trong khoảng từ 0000001 đến 9999999.
-
Chữ số thứ 10 là chữ số kiểm tra.
-
Ba chữ số cuối cùng là các số thứ tự từ 001 đến 999.
-
3. Đối tượng phải đăng ký mã số thuế
Theo Điều 30, Luật Quản lý thuế 2019 quy định người nộp thuế cần đăng ký thuế và được cấp mã số thuế trước khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc có nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Các đối tượng phải đăng ký thuế bao gồm:
- Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông, cùng với đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp và các quy định liên quan.
- Các tổ chức, cá nhân không thuộc diện trên phải đăng ký thuế trực tiếp tại cơ quan thuế theo quy định của Bộ Tài chính.
4. Quy định về việc cấp mã số thuế
- Mỗi doanh nghiệp, tổ chức kinh tế sẽ được cấp một mã số thuế duy nhất và sử dụng trong suốt thời gian hoạt động, từ khi đăng ký thuế đến khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Nếu có chi nhánh hoặc đơn vị phụ thuộc trực tiếp chịu trách nhiệm thuế, sẽ được cấp mã số thuế phụ thuộc.
- Với doanh nghiệp, tổ chức, chi nhánh, hoặc đơn vị phụ thuộc đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông, mã số thuế sẽ là mã số ghi trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã, hoặc kinh doanh.
- Cá nhân sẽ được cấp một mã số thuế duy nhất sử dụng suốt đời. Người phụ thuộc của cá nhân cũng sẽ được cấp mã số thuế để giảm trừ gia cảnh, và nếu phát sinh nghĩa vụ thuế, mã số thuế của người phụ thuộc sẽ trở thành mã số thuế cá nhân.
- Những tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay sẽ được cấp mã số thuế nộp thay để thực hiện việc khai báo và nộp thuế.
- Mã số thuế đã cấp sẽ không được tái sử dụng cho người nộp thuế khác.
- Mã số thuế của doanh nghiệp, tổ chức sẽ được giữ nguyên trong các trường hợp chuyển đổi loại hình, bán, tặng, cho hoặc thừa kế.
- Mã số thuế cấp cho hộ gia đình, hộ kinh doanh sẽ là mã số thuế cá nhân của người đại diện.
5. Các câu hỏi thường gặp
5.1. Tại sao tra cứu xuất hiện 2 mã số thuế cá nhân?
Có hai nguyên nhân chính khiến khi tra cứu xuất hiện 2 mã số thuế cá nhân:
-
Do sử dụng các loại giấy tờ tùy thân khác nhau khi đăng ký thuế. Trước đây, khi chưa có căn cước công dân, người dân thường sử dụng chứng minh nhân dân 9 số để đăng ký thuế. Sau khi chuyển sang sử dụng căn cước công dân 12 số, nếu người dân không thông báo với cơ quan thuế để cập nhật thông tin giấy tờ tùy thân thì sẽ được cấp 2 mã số thuế, một mã số thuế sử dụng chứng minh nhân dân 9 số và một mã số thuế sử dụng căn cước công dân 12 số.
-
Do đăng ký thuế tại nhiều cơ quan thuế khác nhau. Trường hợp này thường xảy ra đối với những cá nhân có thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau, từ nhiều cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp khác nhau. Mỗi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đều có thể yêu cầu cá nhân đăng ký thuế, dẫn đến việc cá nhân được cấp nhiều mã số thuế.
Để giải quyết trường hợp có 2 mã số thuế cá nhân, cá nhân cần liên hệ với cơ quan thuế nơi cá nhân đã đăng ký thuế đầu tiên để đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế thứ hai.
5.2. Người chưa tham gia lao động có mã số thuế cá nhân không?
Người chưa tham gia lao động vẫn có thể có mã số thuế cá nhân nếu có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân. Một số trường hợp người chưa tham gia lao động có thể có thu nhập thuộc diện chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
- Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
- Thu nhập từ trúng thưởng, thừa kế, quà tặng.
- Thu nhập từ cổ tức, lợi nhuận được chia từ hoạt động kinh doanh, từ hoạt động đầu tư vốn.
- Thu nhập từ bản quyền, quyền tác giả, quyền liên quan.
- Thu nhập từ nhượng quyền thương mại.
- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn.
Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của cá nhân không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập cá nhân.
5.3. Đổi từ CMND sang CCCD có bị thay đổi mã số thuế không?
- Mã số thuế cá nhân không thay đổi khi người nộp thuế thay đổi giấy tờ tùy thân, bao gồm CMND, CCCD, hộ chiếu. Tuy nhiên, khi thay đổi CMND sang CCCD, người nộp thuế cần phải cập nhật thông tin giấy tờ tùy thân trong hồ sơ đăng ký thuế.
- Cơ quan thuế sẽ cập nhật thông tin giấy tờ tùy thân của người nộp thuế vào hồ sơ đăng ký thuế. Việc cập nhật thông tin giấy tờ tùy thân trong hồ sơ đăng ký thuế là cần thiết để đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của thông tin đăng ký thuế. Giúp cho cơ quan thuế có thể thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ của mình, cũng như bảo vệ quyền lợi cho người nộp thuế.
5.4. Không có mã số thuế thì có sao không?
Có. Trường hợp không có mã số thuế cá nhân sẽ có một số bất lợi sau:
- Không được hưởng các chính sách ưu đãi của nhà nước: Các cá nhân không có mã số thuế sẽ không được hưởng các chính sách ưu đãi của nhà nước như giảm thuế, miễn thuế,...
- Khó khăn trong việc thực hiện các giao dịch kinh tế, tài chính: Các cá nhân không có mã số thuế sẽ gặp khó khăn trong việc thực hiện các giao dịch kinh tế, tài chính như mở tài khoản ngân hàng, mua bán nhà đất,...
- Gây khó khăn cho cơ quan thuế trong quản lý: Các cá nhân không có mã số thuế sẽ gây khó khăn cho cơ quan thuế trong việc quản lý, theo dõi các hoạt động kinh tế, tài chính.
5.5. Làm sao để biết mình đã có mã số thuế chưa?
- Kiểm tra lại các giấy tờ liên quan đến thuế như giấy đăng ký kinh doanh, hóa đơn.
- Liên hệ với cơ quan thuế nơi bạn đăng ký kinh doanh để được hỗ trợ.
- Sử dụng các dịch vụ tra cứu mã số thuế trực tuyến.
5.6. Nếu quên mã số thuế phải làm sao?
- Đối với cá nhân: Có thể tra cứu lại bằng số CMND/CCCD hoặc thông tin cá nhân khác.
- Đối với doanh nghiệp: Liên hệ với cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đăng ký để được cấp lại.
5.7. Tra cứu mã số thuế có mất phí không?
Việc tra cứu mã số thuế trên các trang web chính thức của cơ quan thuế thường miễn phí. Tuy nhiên, một số dịch vụ tra cứu thông tin có thể thu phí.
5.8. Tôi có thể tra cứu mã số thuế của người khác được không?
Việc tra cứu mã số thuế của người khác có thể bị hạn chế. Thông thường, bạn chỉ có thể tra cứu mã số thuế của chính mình hoặc của các doanh nghiệp mà bạn có liên quan.
5.9. Nếu thông tin trên hệ thống không chính xác thì phải làm sao?
Liên hệ trực tiếp với cơ quan thuế nơi bạn đăng ký để được hỗ trợ chỉnh sửa thông tin.
5.10. Tôi có thể tra cứu mã số thuế qua điện thoại không?
Một số cơ quan thuế cung cấp dịch vụ tra cứu mã số thuế qua tổng đài điện thoại. Bạn có thể gọi đến số điện thoại đường dây nóng của cơ quan thuế để được hỗ trợ.
Xem thêm các bài viết liên quan:
- Cách tra cứu mã số thuế người phụ thuộc Online năm 2024
- Mã số thuế cá nhân là gì? Hướng dẫn tra cứu mã số thuế cá nhân nhanh nhất
- Quy trình khôi phục lại mã số thuế bị đóng
- Được tặng cho cổ phần thì có đóng thuế thu nhập cá nhân không?
- Hướng dẫn khai bổ sung hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân có sai sót