Tả cây đa ở làng em (5 mẫu)

Tả cây đa ở làng em lớp 7 gồm dàn ý và 5 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 7 hay hơn.

1 2264 lượt xem
Tải về


Tả cây đa ở làng em - Ngữ văn 7

Dàn ý:

a) Mở bài

- Giới thiệu về cây đa em sẽ tả: (cây đa ở quê nội em).

+ Ai trồng? (cây có từ lâu đời).

+ Trồng ở đâu? (ở đầu làng).

b) Thân bài

- Tả gốc cây: Gốc cây sần sùi, rễ uốn lượn như những con trăn nhỏ.

- Cành cây: Cây có rất nhiều cành toả ra các phía.

- Tả lá: Lá xum xuê.

c) Kết bài

- Nêu tác dụng của của cây đa (cây cho bóng mát).

Cảm nghĩ của em đối với cây em tả: thích cây đa vì cây đa mang vẻ đẹp cổ kính, mùa hè là nơi nghỉ mát cho bà con nông dân, là nơi chúng em vui đùa.

Tả cây đa ở làng em (mẫu 1)

Khi đến làng em ai ai cũng phải thật ấn tượng với cây đa từ đầu làng. Cây đa hàng trăm năm tuổi. Cây đa to xòe tán thật là rộng biết bao nhiêu.

Thân cây đa cũng thật là lớn và những cái rễ cây cũng như nổi lên trông giống như những con trăn khổng lồ vậy. Thế rồi cũng thật dễ nhận thấy được ở xung quanh gốc chính là hàng chục gốc phụ khiến cho cây thêm bề thế và vững chãi hơn nữa. Nếu như quan sát kỹ thì cũng có thể nhận ra được ở cách xa hàng cây số đã nhìn thấy bóng đa cao vượt khỏi lũy tre làng. Cây đa cổ thụ ở làng em nó như cứ sừng sững in trên nền trời xanh biếc mênh mông vậy.

Cây đa to lắm, bóng của cây đa che mát một khoảng đất rộng. Có lẽ vì tán cây rộng cho nên chim chóc ở đâu kéo về làm tổ trên cành, suốt ngày ríu rít nghe rất vui tai. Nếu các bác nông dân mà có đi ở đồng về hay học sinh chúng em mà đang đi trên đường nắng chang chang, khách ghé vào quán tranh nghỉ chân và có thể uống một bát nước chè xanh hãm đặc của cô Hoa thì thật tuyệt vời. Thế rồi ở dưới gốc đa cổ thụ thì em lại được tận hưởng cơn gió nồm nam lồng lộng thổi. Quả thật là không có gì sung sướng bằng, bao nhiêu mỏi mệt đều như đã biến mất.

Tuổi thơ chúng em dường như cũng đã gắn liền với cây đa. Đáng chú ý đó chính là chiếc lá đa to, dày và xanh bóng đêm cuộn tròn lại. Lũ trẻ cũng đã khéo léo nhanh tay xé hai bên mép lá làm sừng. Thế rồi em cũng đã tìm và buộc một mẩu dây chuối khô vào cuống rồi luồn vào trong chiếc lá đã cuộn tròn lại trước đó. Sau đó cũng khe khẽ kéo sợi dây. Và cuối cùng thế là đã có một "con trâu lá đa" đẹp mắt cho lũ trẻ chúng em chơi rồi. Nhìn con nghé bằng lá đa cũng có được một cặp sừng cong cong, cái đầu gục gặc như sẵn sàng nghênh chiên. Thế rồi ta như thấy được đó như có nào là trâu bố, trâu mẹ, nghé tơ mà chúng em tạo ra từ chiếc lá đa như cứ nằm quây quần bên nhau thành bầy nhìn thật thích.

Chiều hè đến trong cái nóng “như đổ lửa” thì chúng em thường túm năm tụm bảy dưới gốc đa để thi thả diều. Dưới gốc đa có bóng râm thật rộng như đã giúp cho chúng em có được những cơn gió mát lành thổi. Chúng em đều yêu cây đa làng và thỉnh thoảng chúng em còn lấy nước ở dưới sông để tưới cho cây thêm tốt tươi nữa.

Tả cây đa ở làng em (5 mẫu) (ảnh 1)

Tả cây đa ở làng em (mẫu 2)

Mỗi khi có ai đi vào làng em lại để ý đến cây đầu làng và đều tấm tắc khen quả là một cây đa cổ thụ nghìn đời gắn bó với làng quê.

Đó là một cây cổ thụ to lớn rêu phong cổ kính sừng sững như vị thần khổng lồ bảo vệ đời sống nhân dân được yên lành ấm no. Gốc cây to như cái cột đình, lũ trẻ chúng em mấy vòng ôm không xuể. Từ thân cây lực lưỡng vươn lên cao tủa ra vô số cành nhỏ, già nua cổ kính. Rễ cây cắm sâu vào lòng đất, có những cái rễ chồi lên khỏi mặt đất như những con trăn khổng lồ trườn lên. Tán cây đua ra ngoài, bao phủ cả một vùng không gian rộng lớn. Mỗi khi đi làm đồng về, những bác nông dân thường ra ngồi dưới tán cây hưởng thụ khí giời mát mẻ dịu êm như bàn tay mẹ. Từ những cành cây lại.mọc ra những dây leo nối liền mặt đất và cây trông rất phong trần. Tụi trẻ bọn em thường kháo nhau rằng trong cây có cả một thế giới bí ẩn mà chúng ta không hề hay biết, thế giới ấy đẹp biết bao thơ mộng biết bao. Hay những năm hạn hãn những người dân thường ra đây cầu nguyện để có được những mong muốn của mình. Cây đã trở thành một phần không thể thiếu của làng em, ai đi xa cũng nhớ về làng với cây đa rêu phong cổ kính.

Em rất yêu quý cây đa, em mong nó có thể sống lâu hơn trăm tuổi để sống mãi cùng làng.

Tả cây đa ở làng em (mẫu 3)

Ở cạnh sân đình của làng em có một cây đa sừng sững không biết có từ bao giờ. Em chỉ biết rằng nó rất cao to và tỏa bóng mát rợp cả một góc sân. Người dân làng em vẫn bảo đó là cây chở che cho làng em.

Cây đa sừng sững như một người khổng lồ đang hiên ngang chễm chệ ngay giữa đường. Cây đa nằm sát mặt đường, bên dưới là cái giếng làng và sân đình. Mọi người vẫn bảo cây đa giếng nước và sân đình thường đi liền với nhau.

Thân của cây đa rất to, phải 5, 6 người ôm mới xuể được. Vỏ của thân cây xù xì chứ không trợn mịn và bằng phẳng, vì thỉnh thoảng còn nhô lên một số u mà người ta liên tưởng đến những ung nhọt mọc trên thân cây.

Ấn tượng nhất là bộ rễ như một đàn trăn bò lổm nhổm trên mặt đất. Đây được xem là nơi ngồi hóng gió của người dân quê em. Rễ đa to và tài bò trên đất tưởng chừng như sắp bật ra. Nhưng mà nó lại bám rất sâu, nhiều trận bão đi qua nhưng vẫn không quật ngã được loại cây kiên cố như thế nào.

Những tán lá to và xòe ra khắp nơi với vô vàn nhánh nhỏ chi chít em không đếm được. Trên những cành cây đó là những chiếc lá to và dày, có một số chiếc lá như cái quạt mo của bà em vẫn quạt. Lá nào lá nấy chắc nịch và rất khó có thể rơi rụng khi gió thổi qua. Trừ khi gió quá mạnh thì những chiếc lá mới theo gió rơi xuống. Bọn em vẫn thường nhặt lá đa đem về nhà viết thơ lên đó hoặc để ngồi đánh chuyền ngay dưới gốc đa luôn.

Cây đa đồ sộ này đã trở thành biểu tượng của làng em, có nó làng em trông đẹp hơn và văn minh hơn. Mọi người vẫn bảo làng nào cũng nên có cây đa để bảo vệ cho làng và giữ gìn truyền thống làng lâu năm.

Mọi người ai đi đâu làm ăn xa cũng thường xuyên ghé về thăm quê và không ngớt khen cây đa càng ngày càng đồ sộ hơn. Nhiều người đã có những kỉ ức tuổi thơ đẹp dưới cây đa, bên cạnh giếng nước và sân đình này.

Tả cây đa ở làng em (mẫu 4)

Quê hương mỗi người đều có những vẻ đẹp riêng, những cảnh vật riêng. Quê hương tôi gắn liền với mái nước, sân đình,..đặc biệt là cây đa cổ thụ đầu làng. Cây đa ấy giống như là linh hồn của cả ngôi làng của tôi vậy.

Cây đa cổ thụ làng tôi được trồng từ rất lâu rồi, độ khoảng gần trăm năm tuổi, từ khi tôi sinh ra, cây đa đã to sừng sững như một người khổng lồ. Gốc cây rộng, chiếm hẳn một khoảng đất to, Những rễ cây sần sùi, to mập nổi lên cuồn cuộn trên mặt đất như những con trăn khổng lồ. Thân cây đã to, màu nâu sậm xung quanh còn có những thân cây phụ cũng to không kém nối liền với cành cây khiến cây càng thêm vững chắc, tựa như dù có bão táp mưa sa, không gì có thể đánh đổ được cây đa ấy. Từ thân cây, mọc ra những cành cây to lực lưỡng như những bắp tay của người lực sĩ, tỏa ra xa tứ phía, tạo thành tán cây rộng.

Lá đa to,xanh mát, mọc um tùm trên những cành cây, từng khóm từng khóm kết lại tạo thành chiếc ô xanh khổng lồ che nắng, che mưa cho người dân trong làng. Chim chóc rủ nhau làm tổ, hót vang ríu rít trên cây. Vào những ngày hè, ông mặt trời lên cao, những tia nắng vàng rực rỡ lại len lỏi qua kẽ lá, chiếu xuống mặt đất như những đốm sáng nhỏ li ti. Từ trên cây, mọc ra những chùm tua rua dài, dày chạm hẳn đến mặt đất, khiến tôi liên tưởng đến vị già làng với bộ râu dài um tùm ngày ngày trông giữ bình yên cho ngôi làng.

Ngày ngày, dưới gốc đa là nơi nghỉ chân của những bác nông dân đi cày đồng, uống bát nước cho vơi bớt mệt mỏi, nơi của những đứa trẻ con chúng tôi nô đùa, trèo lên những cành cây bóng mát, hét hò ầm ĩ vào mỗi buổi chiều êm đềm, hay cũng là nơi mà mỗi tối, dân làng rủ nhau ngồi tán gẫu, trò chuyện vui vẻ ngắm ánh trăng sáng trên bầu trời. Ông tôi từng nói rằng, cây đa này đã có gần trăm năm nên nó thiêng liêng vô cùng, nó như linh hồn của cả làng ta vậy, không ai dám phá bỏ, làm tổn hại gì đến cây đa cả vậy nên ông cháu ta cần bảo vệ và giữ gìn cây đa ấy, nó là bản sắc của làng ta. Lời ông nói vẫn luôn tồn tại trong tâm trí tôi, quả thật cây đa cổ thụ ấy không chỉ lâu đời mà còn mang một vẻ đẹp cổ kính, gắn bó suốt bao đời nay với làng quê tôi. Ngồi dưới gốc đa, tôi cảm thấy lòng mình yên bình đến lạ, có lẽ nó là nơi đã quá đỗi thân thương, nó luôn dang vòng tay che chở cho mỗi người con của ngôi làng này vậy.

Đã bao nhiêu năm trôi qua, cây đa cổ thụ vẫn đứng đó. Dù bây giờ không còn ở quê thường xuyên nữa nhưng mỗi lần có dịp về quê chơi, tôi lại ra gốc đa ngồi để ngắm nhìn cảnh quê hương tươi đẹp gắn bó suốt một thời tuổi thơ của tôi. Dù đi đâu xa, có lẽ cây đã vẫn sẽ mãi tồn tại trong tâm trí tôi như một niềm tự hào về làng quê của mình.

Tả cây đa ở làng em (mẫu 5)

Ai ai khi đến làng em, khi đi qua sân đình của làng thì cũng rất ấn tượng với cây đa cổ thụ như sừng sững xòe những tán lá thật là rộng biết bao nhiêu.

Cây đa của làng dường như cứ thật là sừng sững như một người khổng lồ đang hiên ngang chễm chệ ngay giữa đường vậy. Cây đa cổ thụ của làng em lại nằm sát mặt đường, thế rồi ngay ở phía bên dưới là cái giếng làng và sân đình. Mọi người trong làng nhất là các ông, các bà lớn tuổi thì vẫn bảo cây đa giếng nước và sân đình thường đi liền với nhau giống như câu ca dao mà em được nghe cô giáo em nói:

Cây đa, bến nước, sân Đình

Điều rất dễ nhận thấy đó chính là thân của cây đa rất to, phải 5, 6 người ôm mới xuể được và chúng em cũng rất thú với kích thước lớn này của cây. Thế rồi em như thấy được ngay cả vỏ của thân cây xù xì chứ không trợn mịn và bằng phẳng khác với những loại cây khác. Thêm một điểm đáng chú ý nữa đó chính là ở trên cái thân khổng lồ đó thì lại có được những cái u nhìn rất lạ nhưng cũng đã minh chứng cho sự cổ thụ của cây đã rất lâu rồi.

Ấn tượng với em về cây đa này có lẽ chính là bộ rễ như một đàn trăn bò lổm ngổm trên mặt đất. Ở vị trí này cây đa như tỏa bóng mát và nơi đây gọi là nơi hóng gió của người dân quê em. Rễ cây đa cổ thụ này to và tài bò trên đất tưởng chừng như sắp bật ra. Nhưng ta cũng thấy được bộ rễ này nổi trên mặt đất, như bò trên mặt đất vậy thôi nhưng mà nó lại bám rất sâu, nhiều trận bão đi qua nhưng vẫn không quật ngã được loại cây kiên cố như thế nào.

Thế rồi em cũng thật là ấn tượng với những tán lá to và xòe ra khắp nơi với vô vàn nhánh nhỏ chi chít em không đếm được. Đặc biệt hơn em như thấy được trên những cành cây đó là những chiếc lá to và dày, và thậm chí là đã có một số chiếc lá như cái quạt mo của bà em vẫn quạt vậy.

Có thể thấy được rằng mọi người dân quê em, ai đi đâu làm ăn xa cũng thường xuyên ghé về thăm quê và không ngớt khen cây đa càng ngày càng một lớn lên. Nhiều người trong số họ dường như tuổi thơ họ vẫn gắn với cây đa.

Xem thêm các bài văn mẫu Ngữ văn 7 hay, chi tiết khác:

Cảm nghĩ về người cha

Giải thích câu nói Học đi đôi với hành

Suy nghĩ về câu ca dao Công cha như núi thái sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Phát biểu cảm nghĩ bài Một thứ quà của lúa non

Phân tích bài thơ Phò giá về kinh

1 2264 lượt xem
Tải về