Cảm nghĩ của em về bài ca dao 1 trong Những câu hát về tình cảm gia đình (5 mẫu)

Cảm nghĩ của em về bài ca dao 1 trong Những câu hát về tình cảm gia đình lớp 7 gồm dàn ý và 5 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 7 hay hơn.

1 724 08/06/2022
Tải về


Cảm nghĩ của em về bài ca dao 1 trong Những câu hát về tình cảm gia đình- Ngữ văn 7

Dàn ý số 1

I. Mở bài

- Giới thiệu khái quát về thể loại ca dao, dân ca (khái niệm, đặc điểm nội dung và nghệ thuật,…)

- Giới thiệu về chùm ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình (khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật,…)

II. Thân bài

1. Bài 1: Lời mẹ hát ru con

- Biện pháp so sánh: công cha – núi ngất trời, nghĩa mẹ - nước ở ngoài biển Đông

⇒ Dùng cái rộng lớn, mênh mông của thiên nhiên để gợi nên công lao to lớn, không gì sánh bằng của cha mẹ

- “Cù lao chín chữ”: hình ảnh ẩn dụ quen thuộc, nói lên lòng biết ơn của con cái đối với cha mẹ, đồng thời làm tăng thêm âm điệu tôn kính, nhắn nhủ, tâm tình của câu hát

⇒ Với việc sử dụng biện pháp so sánh, hình ảnh ẩn dụ bài ca dao đã ngợi ca công lao to lớn của cha mẹ. Đồng thời, qua đó, răn dạy con cháu phải luôn ghi nhớ và báo đáp công ơn to lớn ấy

2. Bài 2: Lời người con gái lấy chồng xa quê với mẹ

- Thời gian: chiều chiều –thời gian buổi chiều gợi cảm giác buồn, nhớ nhà và từ láy “chiều chiều” gợi cảm giác tuần hoàn, lặp đi lặp lại

- Không gian: ngõ sau – gợi sự vắng lặng, không gian rộng lớn, mênh mông, gợi sự cô đơn, buồn tẻ

- Nỗi niềm của người con gái:

+ Trông về quê mẹ: một cái nhìn đăm đăm, đầy thương nhớ

+ Ruột đau chín chiều: nỗi cô đơn làm dâu xứ lạ, nhớ thương cha mẹ, tê tái, đau buồn không giúp đỡ được cha mẹ.

⇒ Không gian và thời gian gợi nên nỗi buồn, cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi của cô gái lấy chồng xa, đây cũng chính là số phận của người phụ nữ trong xã hội trọng nam khinh nữ.

3. Bài 3: Lời của con cháu với ông bà

- Ngó lên: hành động gợi sự trân trọng, tôn kính

- Hình ảnh “nuộc lạt mái nhà”: nhiều, gợi sự kết nối bền chặt, không tách rời của sự vật cũng như tình cảm huyết thống và công lao to lớn của ông bà trong việc xây dựng gia đình

- So sánh theo mức độ tăng tiến: bao nhiêu ... bấy nhiêu gợi nên nỗi nhớ trùng điệp, vô tận, không bao giờ nguôi, không bao giờ dứt

⇒ Câu ca dao nói lên một tình cảm cao đẹp, đáng trân trọng của con gnuwoif Việt Nam: luôn hiếu thảo, biết ơn đối với đấng sinh thành

4. Bài 4: Tiếng hát về tình cảm anh em ruột thịt

- Sử dụng cặp từ “cùng chung”- “cùng thân”: khẳng định tình cảm anh em thân thương, mối quan hệ ruột thịt, sự gắn bó thân thiết

- Nghệ thuật so sánh “anh em” – “chân tay”: cách ví von giàu hình tượng gợi sự liên tưởng về mối quan hệ mật thiết, biết nương tựa lẫn nhau trong cuộc sống

⇒ Bài ca dao nhắc nhở anh em trong cùng gia đình phải biết yêu thương lẫn nhau, nương tựa và cùng hỗ trợ lẫn nhau. Làm được điều đó sẽ khiến cha mẹ vui lòng

III. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật

+ Nội dung: ca ngợi tình cảm gia đình, răn dạy mỗi người phải luôn ghi nhớ và báo đáp công ơn của cha mẹ

+ Nghệ thuật: thể thơ lục bát, lối nói ví von, so sánh, ẩn dụ, giọng điệu tâm tình, thủ thỉ,...

- Cảm nhận của bản thân: tình cảm gia đình, anh em ruột thịt luôn là tình cảm thiêng liên và quý giá nhất. Mỗi người chúng ta phải luôn ghi nhớ và giữ gìn tình cảm ấy.

Cảm nghĩ của em về bài ca dao 1 trong Những câu hát về tình cảm gia đình (mẫu 1)

Kho tàng văn học dân gian với những câu ca dao, dân ca chỉ các thể loại trữ tình, dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống của con người. Bài những câu hát về tình cảm gia đình trong sách văn lớp 7 là một trong những bài thuộc thể loại đó.

"Công cha như núi ngất trời

Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!"

Tình cảm của bài ca dao trêm là tình cảm của cha mẹ dành cho con, nhắc nhở con cái phải luôn hiếu thảo với cha mẹ - một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Bài ca dao này còn sử dụng hình ảnh so sánh giữa "công cha" với "núi cao" và "nghĩa mẹ" với "biển rộng". Và chúng ta sẽ cảm nhận rõ được tình cảm ấy qua câu "Cù lao chín chữ" nói về chín chữ nêu cao công lao cha mẹ nuôi con vất vả trăm bề.

Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Còn người mẹ là người sinh thành và nuôi em khôn lớn. Mẹ luôn là người mẹ dịu dàng nhưng cũng rất nghiêm khắc. Mẹ luôn dõi theo từng bước đi, hành động, những suy nghĩ ngay ngô của em, cho em những lời khuyên bổ ích, hướng dẫn em đi trên con đường đúng đắn.

Hằng ngày, mẹ chẳng quản vất vả, nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo... Ngoài những thứ đó ra mẹ còn dạy dỗ, truyền đạt các kiến thức và kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để em học được những bài học cần thiết khi bước vào đời.

Với âm điệu khoan thai, chậm rãi, thiết tha, sâu lắng... từng dòng thơ như đi sâu vào tâm trí người đọc, rót từng giọt vào tai người nghe. Bài thơ đã giúp em hiểu được rằng đạo làm con của mỗi con người là trách nhiệm, bổn phận vô cùng thiêng liêng, cao cả.Nếu một ngày nào đó chúng ta mất cha hoặc mẹ hoặc cả hai thì ngày đó chắc chắn là ngày buồn thảm nhất trong cuộc đời.

Cảm nghĩ của em về bài ca dao 1 trong văn bản Những câu hát về tình cảm gia đình (5 mẫu) (ảnh 1)

Cảm nghĩ của em về bài ca dao 1 trong Những câu hát về tình cảm gia đình (mẫu 2)

Ca dao dân ca là những sáng tác của dân gian mang thời phần lời và phần nhạc, nội dung của ca dao dân ca vô cùng phong phú và ở xung quanh chúng ta. Trong ca dao dân ca phản ánh những tình cảm tốt đẹp giữa con người và cả quê hương, đất nước. Chúng ta biết được những câu ca dao, dân ca về tình cảm gia đình vô cùng ý nghĩa như tình cảm biết ơn của con cái với cha mẹ, tình cảm của người con gái đi lấy chồng xa, tình cảm của con cháu đối với ông bà, tình cảm anh em trong gia đình

Trước hết ta thấy được tình cảm của con cái đối với công lao sinh dưỡng của cha mẹ:

“Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”

Qua câu ca dao, chúng ta có thể đoán được đây là lời hát ru của mẹ dành cho con. Lời hát ru ngọt ngào mà sâu lắng để nói về công cha, nghĩa mẹ. Lối ví von so sánh “Công cha – núi ngất trời” , “Nghĩa mẹ – nước ở ngoài biển Đông”. Tác giả lấy cái vô hình để so sánh cái hữu hình. Lấy cái mênh mông, vĩnh hằng vô hạn của trời đất, thiên nhiên để nói đến công cha nghĩa mẹ Qua đó, nổi bật ý nghĩa là ca ngợi công ơn to lớn của cha mẹ đã nuôi dưỡng, sinh thành ra chúng ta. Thành ngữ “Cù lao chín chữ” chính là chỉ nỗi vất vả của cha mẹ, không thể đong đếm được. Qua câu ca dao, nhắc nhở chúng ta phải biết kính trọng, yêu thương cha mẹ, có hiếu với cha mẹ

Trong tình cảm gia đình, chúng ta còn thấy nỗi niềm của người con gái đi lấy chồng xa nhớ về mẹ, nhớ quê hương

“Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”

Những từ ngữ chỉ không gian thời gian cụ thể để nói đến nỗi buồn nhớ của người con gái. Ai thấu được nỗi nhớ của người con gái đi lấy chồng xa. “Chiều chiều” gợi khoảng thời gian, kéo dài, chiều chiều gợi nỗi buồn, nỗi nhớ. Khoảng thời gian đó, người con gái “ đứng ngõ sau” thì ngõ sau đấy càng vắng lặng, heo hút. Không gian ấy gợi đến cảnh ngộ cô đơn của nhân vật trữ tình. “Ruột đau chín chiều”: Chín chiều là chín bề là nhiều bề. Người con gái đi lấy chồng xa quê chiều chiều ra đứng ngõ sau để nhớ về quê hương, nhớ về mẹ. Đây là nỗi đau, buồn tủi của kẻ làm con khi phải xa cách cha mẹ, không đỡ đần chăm sóc được cha mẹ khi về già.

Tiếp theo, có thể nói đến lòng nhớ thương của con cháu với ông bà mình.

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”

Tình cảm của con cháu với ông bà của mình đó là một tình cảm huyết thống, thể hiện công lao to lớn của ông bà khi xây dựng gia đình. Cụm từ “ Ngó lên” ý nói trông lên thể hiện sự tôn kính của con cháu với ông bà. Hình ảnh cụ thể thể hiện sự gắn kết, kết nối tình cảm đó một cách bền chặt gắn bó nhất qua cụm từ “ Nuộc lạt mái nhà”. Tình cảm thật sâu đậm qua cặp quan hệ từ “ bao nhiêu- bấy nhiêu” gợi nỗi nhớ da diết của con cháu .Qua câu ca dao, nhắc nhở con cháu, dù đi đâu làm gì cũng nên nhớ về ông bà, cha mẹ, huyết thống của gia đình. Luôn biết ơn họ.

Cuối cùng là tình cảm anh em ruột thịt trong gia đình

“Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân

Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hòa thuận hai thân vui vầy”

tình cảm anh em trong gia đình là tình cảm không bao giờ có thể tách rời, mất đi được. Vì họ cùng một mẹ sinh ra, cùng được cha mẹ nuôi dưỡng, dạy dỗ từ khi còn cất tiếng khóc oe oe cho đến khi trưởng thành và mãi về sau. Vậy nên, tình cảm đó được diễn tả một cạnh cụ thể . Lời khẳng định anh em không phải người xa lạ gì. Bởi cùng chung máu thịt. Nhưng chữ “cùng, chung, một” để diễn tả anh em là hai mà như là một, cùng một cha mẹ, cùng chung sống trong một gia đình, được cha mẹ nuôi dưỡng. Sử dụng hình ảnh tay, chân là những bộ phận rất quan trọng, luôn gắn liền với cơ thể, có quan hệ mật thiết với nhau để nói đến sự bền chặt của tình cảm anh em trong một gia đình. Lấy tay, chân để so sánh ví với tình anh em để thể hiện tình cảm anh em trong gia đình gắn bó thân thiết như chân với tay, không thể xa rời phải biết nương tựa nhau. Bài ca dao cũng nhắc nhở anh em trong gia đình phải hòa thuận để cha mẹ vui lòng, biết thương yêu, đùm bọc nhau “ Anh em hòa thuận hai thân vui vầy”

Bài ca dao, dân ca về tình cảm gia đình đã cho chúng ta những bài học lời nhắc nhở bổ ích đối với ông bà, cha mẹ, anh em trong gia đình. Những tình cảm đó thật thiêng liêng và đáng trân trọng giữ gìn. Chúng ta nên ghi nhớ những câu ca dao này để luôn nhắc nhở, tình cảm gia đình phải luôn được gìn giữ và bảo tồn.

Cảm nghĩ của em về bài ca dao 1 trong Những câu hát về tình cảm gia đình (mẫu 3)

Những câu hát về chủ đề tình cảm gia đình chiếm khối lượng khá lớn trong kho tàng ca dao, dân ca Việt Nam, thể hiện đời sống tinh thần đẹp đẽ, phong phú của người lao động. Dưới đây là một số câu tiêu biểu nhất:

Công cha như núi ngất trời,

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.

Núi cao biển rộng mênh mông,

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

 

 Chiều chiều ra đứng ngõ sau,

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.

   Ngó lên nuộc lạt mái nhà,

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu.

   Anh em nào phải người xa,

Cùng chung bác me, một nhà cùng thân.

Yêu nhau như thể tay chân,

Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.

Nội dung những câu hát này thường là lời khuyên bảo của ông bà, cha mẹ với con cháu hoặc là sự bày tỏ lòng hiếu kính của các thế hệ sau đối với ông bà, cha mẹ. Nghệ thuật chung là dùng các hình ảnh so sánh, ẩn dụ quen thuộc trong ca dao.

Câu thứ nhất khẳng định công lao sinh thành, dưỡng dục to lớn của cha mẹ đối với con cái và nhắc nhở bổn phận, trách nhiệm của con cái là báo đền chữ hiếu:

Công cha như núi ngất trời,

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.

Núi cao biển rộng mênh mông.

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Đây là lời hát ru của bà, của mẹ trên cánh võng đong đưa giữa trưa hè nóng bức hay trong những đêm đông giá rét. Am điệu của lời ca giống như lời tâm tình thủ thỉ, thiết tha, sâu lắng. Lời ru thường gắn liền với những quan hệ tình cảm gia đình và xã hội. Trên đời này, không có bài hát ru nào mà mối quan hệ giữa người nghe và người hát lại gần gũi, ấm áp, thiêng liêng như ở bài này.

Để khẳng định công cha, nghĩa mẹ, ca dao thường lấy những hình ảnh lớn lao, vĩnh hằng của thiên nhiên để so sánh. Trong văn chương phương Đông, vai trò của người cha thường được ví với trời, với núi; vai trò của người mẹ ví với đất hoặc ví với biển trong các cặp biểu tượng truyền thống (cha – trời, mẹ - đất, cha – núi, mẹ - biển). Những hình ảnh ước lệ đẹp đẽ ấy lại được miêu tả bổ sung bằng những định ngữ chỉ mức độ (núi ngất trời – núi cao, biển rộng mênh mông). Bởi vì chỉ có những hình ảnh lớn lao, kì vĩ ấy mới diễn tả nổi công ơn của cha mẹ. Núi ngất trời, biển rộng mênh mông không thể nào đo được, cũng như công cha nghĩa mẹ đối với các con kể sao cho xiết! Công cha sánh đôi với nghĩa mẹ cũng là cách nói đối xứng truyền thống trong ca dao – dân ca. Nhờ nghệ thuật so sánh tài tình mà lời giáo huấn khô khan về chữ hiếu đã biến thành lời ru ngọt ngào, êm ái. Vì thế mà khái niệm trừu tượng về công cha, nghĩa mẹ cũng trở nên cụ thể, sinh động và thấm thía hơn.

Công cha, nghĩa mẹ được đúc kết lại ở Cù lao chín chữ. (Cách nói đảo ngược của Chín chữ cù lao - thành ngữ thường được dùng để nhắc đến công ơn cha mẹ). Lời nhắn nhủ chan chứa ân tình về công cha, nghĩa mẹ, về đạo làm con dần dần thấm qua dòng sữa ngọt ngào, qua lời ru êm ái, cứ từng ngày, từng ngay nuôi dưỡng tâm hồn và nhan cách của mỗi chúng ta.

Câu hát thứ hai là tâm sự của người con gái lấy chồng xa quê. Trong ca dao, dân ca, không gian ngõ sau và bến sông thường gắn liền với tâm trạng của những người phụ nữ có cảnh ngộ như vậy:

Chiều chiều ra đứng ngõ sau.

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.

Đó là tâm trạng buồn nhớ da diết, xót xa, thường xuất hiện vào lúc chiều buông. Cảnh chiều hay gợi buồn, gợi nhớ, bởi nó là thời điểm của sự đoàn tụ (chim bay về tổ, con người trở về sau một ngày làm việc mệt nhọc). Vậy mà người con gái lấy chồng xa xứ phải thui thủi một mình nơi đất khách quê người.

Ngõ sau là nơi vắng lặng, và thời điểm ngày tàn đêm đến lại càng vắng lặng. Không gian ấy gợi người đọc nghĩ đến cảnh ngộ cô đơn và thân phận đau khổ của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến gia trưởng. Bao nhiêu tủi hờn dồn nén, chất chứa trong lòng mà họ không biết chia sẻ cùng ai.

Người con gái xa nhà nhớ mẹ, nhớ quê... và băn khoăn day dứt vì chẳng thể trọn đạo làm con là đỡ đần cha mẹ già yếu lúc ốm đau, cơ nhỡ. Bên cạnh đó có cả nỗi nhớ về một thời con gái đã qua cùng nỗi ngậm ngùi thân gái dặm trường, phải chia tay cha mẹ, anh em, khăn gói theo chồng.

Câu hát thứ ba thể hiện lòng biết ơn tổ tiên, ông bà của các con, các cháu.

Sự yêu kính và lòng biết ơn được thể hiện bằng nghệ thuật so sánh khá phổ biến trong ca dao, dân ca:

Qua đình ngả nón trông đình,

Đình bao nhiêu ngói em thương mình bấy nhiêu!

Qua cầu ngả nón trông cầu,

Cầu bao nhiêu nhịp dạ em sầu bấy nhiêu ...

Những sự vật bình thường, quen thuộc đều có thể gợi thi hứng và trở thành thi liệu cho người sáng tác.

Cái hay trong câu hát này là ở cách diễn tả tình cảm. Động từ ngó lên bộc lộ thái độ trân trọng, tôn kính. Hình ảnh nuộc lạt mái nhà gợi nên mức độ không thể đo đếm cụ thể của lòng biết ơn cùng sự gắn kết bền chặt của tình cảm huyết thống. Bên cạnh đó, nó còn khẳng định công lao to lớn của tổ tiên, ông bà trong việc gây dựng nên gia đình, họ tộc. Các quan hệ tứ chỉ mức độ tăng tiến (bao nhiêu ... bấy nhiêu) nhấn mạnh thêm ý đó.

Câu hát thứ tư có thể là lời của cha mẹ khuyên nhủ các con hoặc là lời của anh em ruột thịt tâm sự với nhau:

 Anh em nào phải người xa, 

Cùng chung bác me, một nhà cùng thân.

Yêu nhau như thể tay chân,

Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.

Quan hệ anh em khác hẳn với quan hệ của người xa (người dưng) bởi vì nó có nhiều cái chung, cái cùng rất thiêng liêng: Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân. Anh em là bát máu sẻ đôi, vui buồn, sướng khổ có nhau dưới một mái nhà.

Quan hệ anh em được ví như thể tay chân biểu hiện sự gắn bó máu thịt, khăng khít không rời.

Câu hát là lời khuyên nhủ anh em phải trên thuận dưới hòa, trên kính dưới nhường, phải biết nương tựa, giúp đỡ nhau để cha mẹ vui lòng. Đó cũng là cách bao đền chữ hiếu thiết thực nhất, cụ thể nhất đới với cha mẹ: Anh em hòa thuận, hai thân vui vầy.

Cả bốn câu hát trên đều sử dụng thể thơ lục bát với âm điệu tâm tình, nhắn nhủ và các hình ảnh so sánh quen thuộc (tất nhiên mỗi bài có những hình ảnh độc đáo riêng). Ca dao, dân ca là tiếng hát cất lên từ trái tim chất chứa bao nỗi buồn vui, sướng khổ của con người. Thơ ca dân gian nảy sinh và phát triển là để đáp ứng nhu cầu bộc lộ tình cảm ấy. Do đó, nó sẽ còn sống mãi, ngân vang mãi trong tâm hồn của mỗi chúng ta.

Cảm nghĩ của em về bài ca dao 1 trong Những câu hát về tình cảm gia đình ( mẫu 4 )

Ca dao - dân ca là "tiếng hát đi từ trái tim lên miệng", là thơ ca trữ tình dân gian. Ca dao - dân ca Việt Nam là cây đàn muôn điệu của tâm hồn nhân dân, nhất là những người lao động Việt Nam. Rất tự nhiên, tâm hồn, tình cảm con người bao giờ cũng bắt đầu từ tình cảm, ân nhhĩa đối với những người ruột thịt trong gia đình. Truyền thống văn hoá Việt Nam rất đề cao gia đình và tình nghĩa gia đình. Bài ca tình nghĩa gia đình trong kho tàng ca dao - dân ca Việt Nam vô cùng phong phú. Trong đó, bốn bài ca của văn bản Những câu hát về tình cảm gia đình là tiêu biểu, vừa sâu sắc về nội dung, vừa sinh động, tinh tế về ngôn ngữ nghệ thuật:

- Công cha như núi ngất trời...

- Chiều chiều ra đứng ngố sau...

- Ngó lên nuộc lạt mái nhà...

- Anh em nào phải người xa...

Lời của những bài ca dao trên là lời của ai, nói với ai thế? Qua âm điệu, ý nghĩa các từ ngữ và hình ảnh những nhân vật trữ tình của chùm ca dao, chúng ta hiểu rằng: đây là lời ru con của mẹ, nói với con; là lời người con gái lấy chồng xa quê hướng về quê mẹ, nói với mẹ; là lời của cháu nói với ông và cuối cùng, ở bài thứ tư thì lời nói nghĩa tình ngân lên một khúc hát nhiều bè, có thể là lời của ông bà, hoặc cô bác nói với cháu, của cha mẹ răn bảo con, hoặc của anh em ruột thịt tâm sự, bảo ban nhau. Những câu hát về tình cảm gia đình trong ca dao - dân ca Việt Nam chúng ta đẹp như một bản hợp ca vừa chân thành, thân mật, ấm cúng, vừa thiêng liêng, trang trọng, xuyên thấm từ đời này sang đời khác.

Trong bốn bài ca dao trên, có lẽ lay động sâu sắc tâm hồn, trí tuệ chúng ta nhất là bài 1 và bài 4.

Công cha như núi ngất trời,

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.

Núi cao biển rộng mênh mông,

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Sáu tiếng mở đầu ngân theo ba nhịp như khúc dạo nhạc nhẹ nhàng, thủ thỉ của một bài hát ru. Đây là lời ru của mẹ, ru cho đứa con thơ bé ngủ ngon, đồng thời nhắc nhở công lao trời biển của cha mẹ đối với con và bổn phận, trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ. Mẹ sinh ra con, dành tất cả những dòng sữa thơm ngọt nuôi phần xác của con và hằng đêm cất tiếng ru êm dịu rót thêm những dòng sữa âm thanh nuôi lớn phần hồn của con. Là những người con, mỗi chúng ta ai mà chẳng đã từng dược nghe lời ru của mẹ để rồi cùng với sữa mẹ, những bài hát ru ấy đã nuôi lớn chúng ta, hoàn thiện cho ta những bước trưởng thành cả tâm hồn và thể xác. Ở bài hát ru này, người mẹ đã ví công lao sinh thành, nuôi dạy của cha mẹ đối với con cái cao như "núi ngất trời", rộng như "nước biển Đông". Đây là cách nói ví quen thuộc của ca dao Việt Nam để ca ngợi công ơn cha mẹ đối với con cái. "Công cha", "nghĩa mẹ" là những ý niệm trừu tượng được so sánh bởi hình ảnh tạo vật cụ thể "núi cao", "biển rộng", biểu tượng cho sự vĩnh hằng bất diệt của thiên nhiên. Những hình ảnh ấy được miêu tả bổ sung bằng những định ngữ chỉ mức độ (núi ngất trời: núi rất cao, ngọn núi lẫn trong mây trời; biển rộng mênh mông: biển rộng không sao đo được). Một hình ảnh vẽ chiều đứng, hài hoà với hình ảnh vẽ chiều ngang dựng một không gian bát ngát, mênh mang, rất gợi cảm. Thêm nữa, hai từ "núi" và "biển" được nhắc lại hai lần (điệp từ) bổ sung thêm nét điệp trùng, nối tiếp của núi, của biển khiến cho chiều cao của núi càng thêm cao, chiều rộng của biển càng thêm rộng... Chỉ những hình ảnh to lớn, cao rộng không cùng và vĩnh hằng ấy mới diễn tả nổi công ơn sinh thành, nuôi dạy con cái của cha mẹ. "Núi ngất trời", "biển rộng mênh mông" không thể nào đo được, cũng như công ơn cha mẹ đối với con cái không thể nào tính được. Qua nghệ thuật so sánh, dùng từ đặc tả, từ láy và điệp từ, kết hợp giọng thơ lục bát ngọt ngào của điệu hát ru, ba câu đầu của bài ca dao đã khẳng định và ngợi ca công ơn to lớn của cha mẹ đối với con cái. Đây không phải là lời giáo huấn khó khăn về chữ hiếu mà là những tiếng nói tâm tình truyền cảm, lay động trái tim chúng ta. Do đó, đến câu cuối "Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi !", tuy lời ru chỉ rõ công ơn cha mẹ bằng một thành ngữ "chín chữ cù lao" hơi khó hiểu, nhưng chúng ta vần thấm thía những tình nghĩa cha mẹ đối với con cái. Có thể nói, công ơn cha mẹ đối với con cái không chỉ gói lại ở con số chín (sinh: đẻ, cúc: nâng đỡ, phủ: vuốt ve, súc: cho bú, trưởng: nuôi lớn, dục: dạy dỗ, cố: trông nom, phục: theo dõi, phúc: che chở) mà mở rộng đến vô cùng. Câu thơ tám tiếng chia đều hai nhịp: bốn tiếng đầu "cù lao chín chữ" nhấn mạnh công ơn cha mẹ, bốn tiếng sau "ghi lòng con ơi" nhắc nhở thái độ và hành động của con cái đền đáp công ơn ấy. Về mặt bố cục và mạch lạc văn bản, bài hát ru này khá chặt chẽ. Nhiều bài ca dao khác của dân tộc ta cũng thường bố cục tương tự: miêu tả sự vật, kể sự việc, rồi nhắc nhở, răn dạy; nội dung hiện thực, hài hoà mang tính giáo huấn; lay động người nghe bằng tình cảm, sau đó mới nhắc nhở bằng lí trí, ý thức. Ngoài bài ca dao mà sách giáo khoa giới thiệu, nhiều người Việt Nam còn nhớ một số bài khác có nội dung tương tự như:

Ơn cha nặng lắm ai ơi,

Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.

Hoặc:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra...

Cùng với bài hát ru về công cha, nghĩa mẹ, cha ông ta cũng thường hát ru con cháu về tình cảm anh em thân thương ruột thịt. Bài ca dao thứ tư là lời răn dạy về tình cảm ấy và cũng có bố cục gần giống bài thứ nhất.

Phần thứ nhất: Người ru, người hát vừa kể vừa tả quan hộ anh em trong một nhà:

Anh em nào phải người xa,

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.

Quan hệ anh em khác biệt rõ ràng với quan hệ láng giềng, xã hội. Lời ca dùng phép đối chiếu, dùng hai tiếng "người xa" mở đầu mang âm điệu bình thản như vô cảm, rồi đổi lai bằng một dòng tám tiếng liền mạch "Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân" nghe vừa như thân mật, tha thiết vừa thiêng liêng, trang trọng. Những hình ảnh "bác" (cha), "mẹ", "một nhà" kết hợp các từ "cùng" đã nhấn mạnh quan hệ anh em, thân thương, ruột thịt. Lời ca nhẹ nhàng, tự nhiên, ý nghĩa, nội dung sâu sắc mà khơi gợi biết bao tình cảm mặn nồng, tha thiết.

Phần tiếp sau là lời răn bảo cụ thể:

Yêu nhau như thể tay chân,

Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy.

Lời răn bảo dùng cách so sánh khéo léo. Tình anh em, yêu thương, hoà thuận, trên kính dưới nhường như tay gắn bó với chân, sự gắn bó bằng đường gân, mạch máu. Đây cũng là cách dùng một ý niệm trừu tượng "tình thương yêu" đối chiếu, so sánh với hình ảnh cụ thể "tay, chân", mở ra trong suy nghĩ của người nghe nhiều liên tưởng, tưởng tượng rộng và sâu. Nói khác đi, ông bà, cha mẹ luôn mong muôn con cái trong một nhà thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, gắn bó với nhau như tay với chân trong một cơ thể. Cái cơ thể ấy chính là gia đình. Người tiêu biểu cho gia đình chính là cha mẹ. Tình cảm anh em nằm trong tình thương yêu của cha mẹ. Vì thế, anh em hoà thuận sẽ đem lại niềm vui, hạnh phúc cho cha mẹ "Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy". Lời ca kết lại, nhưng cảm xúc và ước vọng vẫn tiếp tục mở ra. Những từ ghép "yêu nhau", "hoà thuận", "vui vầy" thuộc nhóm từ biểu cảm cứ ngân lên, lan toả mãi trong lòng người...

Có thể nói ca dao - dân ca là "tiếng hát đi từ trái tim lên miệng". Trong những "tiếng hát trái tim" ấy, những lời ru, những bài ca về tình nghĩa gia đình bao giờ cùng dịu dàng, chân thành, đằm thắm nhất. Từ tình cảm cha mẹ, con cái, tình anh em đến tình cảm ông bà, con cháu, tình ruột thịt, huyết thống,... tất cả đều đáng trân trọng và cần phải vun trồng mãi mãi tươi tốt. "Một giọt máu đào hơn ao nước lã", tục ngữ xưa cũng từng đúc kết kinh nghiệm ứng xử như thế. Song đạo lí Việt Nam lại luôn nhắc nhở "tình" phải gắn liền với "nghĩa". Tình yêu thương, lòng nhớ ơn cha mẹ, ông bà, tình thân đoàn kết anh em ruột thịt chỉ có giá trị khi con người biết làm những việc nhân nghĩa, có những hành động cụ thể thiết thực đền ơn đáp nghĩa những bậc sinh thành, những người gần gũi ruột thịt từng hi sinh cả cuộc đời cho sự sống của mình. Và thiêng liêng cao cả hơn nữa là có thực hiện được tình nghĩa gia đình tốt đẹp thì chúng ta mới rèn giũa được những tình cảm rộng lớn khác như tình yêu quê hương, đất nước, tình đồng bào, lòng nhân ái, tình thương con người,...

Cảm nghĩ của em về bài ca dao 1 trong Những câu hát về tình cảm gia đình (mẫu 5)

Trong văn học dân gian Việt Nam, ca dao là thể loại văn học chiếm số lượng lớn nhất, ca dao Việt Nam có sự đa dạng về đề tài, giàu có về nội dung, thể hiện được các khía cạnh của cuộc sống. Đó là những lời tâm sự, giãi bày đầy chân thành của con người trong xã hội xưa. Ngoài ca dao về tình yêu đôi lứa, về lao động sản xuất thì ca dao về tình cảm gia đình cũng chiếm một số lượng khá lớn, thể hiện được tình cảm sâu nặng của tình máu mủ ruột rà trong gia đình, cùng với đó là sự nhận thức về công lao dưỡng dục, sinh thành của bậc cha mẹ.

Ca dao nói về tình cảm gia đình vô cùng phong phú và đa dạng, đó là tình cảm của cha mẹ dành cho con cái, là sự biết ơn, kính trọng của con cái với cha mẹ hay sự yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của anh em ruột thịt. Những câu ca dao viết về tình cảm gia đình đều vô cùng cảm động, thể hiện chân thực đời sống tình cảm của những con người trong một gia đình. Trước hết, ta có thể kể đến công lao trời bể của cha mẹ đối với con cái qua bài ca dao sau:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Bài ca dao là lời nhắc nhở về công lao sinh thành trời bể của bậc cha mẹ, đó là công lao to lớn không thể đong đếm, là tình cảm chân thành, thiêng liêng nhất của các đấng sinh thành ấy dành cho những người con yêu dấu của mình. Công cha vĩ đại, cao lớn như ngọn Thái Sơn, không thể lường hết được độ cao của ngọn núi ấy cũng như không thể đo được tình cảm của cha dành cho con. Nghĩa mẹ dạt dào, mênh mông tựa nước trong nguồn chảy ra, đó là thứ tình cảm cao quý, chân thành, trong sáng, tự nhiên nhất.

Không phải tự nhiên mà tác giả dân gian lựa chọn hình ảnh núi Thái Sơn để nói về tình cha, nước trong nguồn để nói về mẹ. Những sự so sánh này đều nhằm một dụng ý nghệ thuật nhất định, tình cảm của cha luôn thầm lặng như đá núi, tuy to lớn không có giới hạn cuối cùng nhưng đó là thứ tình cảm lặng lẽ mà chỉ có thể cảm nhận được bằng tâm hồn. Tình cảm của mẹ thì khác, dạt dào sâu sắc, luôn vỗ về, động viên, bên cạnh các con mỗi khi có những khó khăn, bởi vậy mà tình mẹ thường dễ dàng nhận biết hơn, hay nói cách khác, tình mẹ dạt dào như nước, tình cha thâm trầm, sâu sắc như đá núi.

Từ sự nhận thức về công lao sinh thành của cha mẹ, tác giả dân gian cũng nhắc nhở đến những người con, phải biết thương yêu, kính trọng cha mẹ, có ý thức đáp đền, phụng dưỡng cha mẹ để báo ơn công lao trời bể ấy, làm được như vậy mới xứng đạo làm con.

“Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”

Nếu như ở bài ca dao trên nói về tình cảm sâu nặng của cha mẹ và nhắc nhở ý thức báo hiếu ở người con thì trong hai câu ca dao này lại thể hiện được tấm lòng của một người con lấy chồng xa xứ hướng về bố mẹ. Câu ca dao gợi ra hình ảnh của một người con gái lấy chồng xa quê, không thể thường xuyên trở về chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ nên chỉ có thể trông về quê mẹ bằng cái nhìn đầy đau đớn, xót xa. Khung cảnh chiều tà trong ca dao luôn gợi nhắc những nỗi buồn, khung cảnh ấy xuất hiện trong câu ca dao này thể hiện được sự bất lực trong đau đớn của người con khi không thể trở về cũng như tình cảm sâu sắc dành cho cha mẹ.

“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ

Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”

Hai câu ca dao vừa thể hiện được tình cảm của cha mẹ dành cho con cái, vừa nhấn mạnh những hi sinh thầm lặng của các bậc sinh thành ấy để nuôi dưỡng những đứa con thành người. Cha là trụ cột của gia đình, bởi vậy mà bao gánh nặng gia đình, gánh nặng cuộc sống đều đặt lên đôi vai cha, nỗi khổ ấy là vì con cái, vì những người con mà cha không tiếc hi sinh thân mình, lao động hi sinh thầm lặng chỉ mong các con khôn lớn. Mẹ lại là người phụ nữ đối xử tốt nhất với mình, mẹ là người luôn ở bên quan tâm đến các con, bênh vực, chở che và tin tưởng các con không điều kiện.

Như vậy, thông qua các bài ca dao về tình cảm gia đình ta hiểu sâu sắc được tấm lòng rộng lớn, bao la của cha mẹ đối với con cái, từ đó nâng cao được ý thức trách nhiệm đối với cha mẹ, bài ca dao cũng là lời nhắc nhở đối với mỗi con người, phải sống sao cho tròn chữ hiếu, phải yêu thương, kính trọng và có ý thức đáp đền công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.

Cảm nghĩ của em về bài ca dao 1 trong Những câu hát về tình cảm gia đình (mẫu 6)

Trong văn học dân gian Việt Nam, ca dao là thể loại văn học chiếm số lượng lớn nhất, ca dao Việt Nam có sự đa dạng về đề tài, giàu có về nội dung, thể hiện được các khía cạnh của cuộc sống. Đó là những lời tâm sự, giãi bày đầy chân thành của con người trong xã hội xưa. Ngoài ca dao về tình yêu đôi lứa, về lao động sản xuất thì ca dao về tình cảm gia đình cũng chiếm một số lượng khá lớn, thể hiện được tình cảm sâu nặng của tình máu mủ ruột rà trong gia đình, cùng với đó là sự nhận thức về công lao dưỡng dục, sinh thành của bậc cha mẹ.

Ca dao nói về tình cảm gia đình vô cùng phong phú và đa dạng, đó là tình cảm của cha mẹ dành cho con cái, là sự biết ơn, kính trọng của con cái với cha mẹ hay sự yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của anh em ruột thịt. Những câu ca dao viết về tình cảm gia đình đều vô cùng cảm động, thể hiện chân thực đời sống tình cảm của những con người trong một gia đình. Trước hết, ta có thể kể đến công lao trời bể của cha mẹ đối với con cái qua bài ca dao sau:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Bài ca dao là lời nhắc nhở về công lao sinh thành trời bể của bậc cha mẹ, đó là công lao to lớn không thể đong đếm, là tình cảm chân thành, thiêng liêng nhất của các đấng sinh thành ấy dành cho những người con yêu dấu của mình. Công cha vĩ đại, cao lớn như ngọn Thái Sơn, không thể lường hết được độ cao của ngọn núi ấy cũng như không thể đo được tình cảm của cha dành cho con. Nghĩa mẹ dạt dào, mênh mông tựa nước trong nguồn chảy ra, đó là thứ tình cảm cao quý, chân thành, trong sáng, tự nhiên nhất.

Không phải tự nhiên mà tác giả dân gian lựa chọn hình ảnh núi Thái Sơn để nói về tình cha, nước trong nguồn để nói về mẹ. Những sự so sánh này đều nhằm một dụng ý nghệ thuật nhất định, tình cảm của cha luôn thầm lặng như đá núi, tuy to lớn không có giới hạn cuối cùng nhưng đó là thứ tình cảm lặng lẽ mà chỉ có thể cảm nhận được bằng tâm hồn. Tình cảm của mẹ thì khác, dạt dào sâu sắc, luôn vỗ về, động viên, bên cạnh các con mỗi khi có những khó khăn, bởi vậy mà tình mẹ thường dễ dàng nhận biết hơn, hay nói cách khác, tình mẹ dạt dào như nước, tình cha thâm trầm, sâu sắc như đá núi.

Từ sự nhận thức về công lao sinh thành của cha mẹ, tác giả dân gian cũng nhắc nhở đến những người con, phải biết thương yêu, kính trọng cha mẹ, có ý thức đáp đền, phụng dưỡng cha mẹ để báo ơn công lao trời bể ấy, làm được như vậy mới xứng đạo làm con.

“Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”

Nếu như ở bài ca dao trên nói về tình cảm sâu nặng của cha mẹ và nhắc nhở ý thức báo hiếu ở người con thì trong hai câu ca dao này lại thể hiện được tấm lòng của một người con lấy chồng xa xứ hướng về bố mẹ. Câu ca dao gợi ra hình ảnh của một người con gái lấy chồng xa quê, không thể thường xuyên trở về chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ nên chỉ có thể trông về quê mẹ bằng cái nhìn đầy đau đớn, xót xa. Khung cảnh chiều tà trong ca dao luôn gợi nhắc những nỗi buồn, khung cảnh ấy xuất hiện trong câu ca dao này thể hiện được sự bất lực trong đau đớn của người con khi không thể trở về cũng như tình cảm sâu sắc dành cho cha mẹ.

“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ

Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”

Hai câu ca dao vừa thể hiện được tình cảm của cha mẹ dành cho con cái, vừa nhấn mạnh những hi sinh thầm lặng của các bậc sinh thành ấy để nuôi dưỡng những đứa con thành người. Cha là trụ cột của gia đình, bởi vậy mà bao gánh nặng gia đình, gánh nặng cuộc sống đều đặt lên đôi vai cha, nỗi khổ ấy là vì con cái, vì những người con mà cha không tiếc hi sinh thân mình, lao động hi sinh thầm lặng chỉ mong các con khôn lớn. Mẹ lại là người phụ nữ đối xử tốt nhất với mình, mẹ là người luôn ở bên quan tâm đến các con, bênh vực, chở che và tin tưởng các con không điều kiện.

Như vậy, thông qua các bài ca dao về tình cảm gia đình ta hiểu sâu sắc được tấm lòng rộng lớn, bao la của cha mẹ đối với con cái, từ đó nâng cao được ý thức trách nhiệm đối với cha mẹ, bài ca dao cũng là lời nhắc nhở đối với mỗi con người, phải sống sao cho tròn chữ hiếu, phải yêu thương, kính trọng và có ý thức đáp đền công lao sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.

Cảm nghĩ của em về bài ca dao 1 trong Những câu hát về tình cảm gia đình (mẫu 7)

Ca dao - dân ca là "tiếng hát đi từ trái tim lên miệng", là thơ ca trữ tình dân gian. Ca dao - dân ca Việt Nam là cây đàn muôn điệu của tâm hồn nhân dân, nhất là những người lao động Việt Nam. Rất tự nhiên, tâm hồn, tình cảm con người bao giờ cũng bắt đầu từ tình cảm, ân nghĩa đối với những người ruột thịt trong gia đình. Truyền thống văn hoá Việt Nam rất đề cao gia đình và tình nghĩa gia đình. Bài ca tình nghĩa gia đình trong kho tàng ca dao - dân ca Việt Nam vô cùng phong phú. Trong đó, bốn bài ca của văn bản Những câu hát về tình cảm gia đình là tiêu biểu, vừa sâu sắc về nội dung, vừa sinh động, tinh tế về ngôn ngữ nghệ thuật:

- Công cha như núi ngất trời...

- Chiều chiều ra đứng ngố sau...

- Ngó lên nuộc lạt mái nhà...

- Anh em nào phải người xa...

Cảm nghĩ của em về câu ca dao nói về tình cảm gia đình

Lời của những bài ca dao trên là lời của ai, nói với ai thế? Qua âm điệu, ý nghĩa các từ ngữ và hình ảnh những nhân vật trữ tình của chùm ca dao, chúng ta hiểu rằng: đây là lời ru con của mẹ, nói với con; là lời người con gái lấy chồng xa quê hướng về quê mẹ, nói với mẹ; là lời của cháu nói với ông và cuối cùng, ở bài thứ tư thì lời nói nghĩa tình ngân lên một khúc hát nhiều bè, có thể là lời của ông bà, hoặc cô bác nói với cháu, của cha mẹ răn bảo con, hoặc của anh em ruột thịt tâm sự, bảo ban nhau. Những câu hát về tình cảm gia đình trong ca dao - dân ca Việt Nam chúng ta đẹp như một bản hợp ca vừa chân thành, thân mật, ấm cúng, vừa thiêng liêng, trang trọng, xuyên thấm từ đời này sang đời khác. Trong bốn bài ca dao trên, có lẽ lay động sâu sắc tâm hồn, trí tuệ chúng ta nhất là bài 1 và bài 4.

Công cha như núi ngất trời,

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài hiển Đông.

Núi cao hiển rộng mênh mông,

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Sáu tiếng mở đầu ngân theo ba nhịp như khúc dạo nhạc nhẹ nhàng, thủ thí của một bài hát ru. Đây là lời ru của mẹ, ru cho đứa con thơ bé ngủ ngon, đồng thời nhắc nhở công lao trời biển của cha mẹ đối với con và bổn phận, trách nhiệm của con cái đối với cha mẹ. Mẹ sinh ra con, dành tất cả những dòng sữa thơm ngọt nuôi phần xác của con và hằng đêm cất tiếng ru êm dịu rót thêm những dòng sữa âm thanh nuôi lớn phần hồn của con. Là những người con, mỗi chúng ta ai mà chẳng đã từng dược nghe lời ru của mẹ để rồi cùng với sữa mẹ, những bài hát ru ấy đã nuôi lớn chúng ta, hoàn thiện cho ta những bước trưởng thành cả tâm hồn và thể xác. Ở bài hát ru này, người mẹ đã ví công lao sinh thành, nuôi dạy của cha mẹ đối với con cái cao như "núi ngất trời", rộng như "nước biển Đồng". Đây là cách nói ví quen thuộc của ca dao Việt Nam dể ca ngợi công ơn cha mẹ đối với con cái. "Công cha", "nghĩa mẹ" là những ý niệm trừu tượng dược so sánh bời hình ảnh tạo vật cụ thể "núi cao", "biển rộng", biểu tượng cho sự vĩnh hằng bất diệt của thiên nhiên. Những hình ảnh ấy được miêu tá bổ sung bằng những định ngữ chỉ mức độ (núi ngất trời: núi rất cao, ngọn núi lẫn trong mây trời ; biển rộng mênh mông: biển rộng không sao đo được). Một hình ảnh vẽ chiều đứng, hài hoà với hình ảnh vẽ chiều ngang dựng một không gian bát ngát, mênh mang, rất gợi cảm. Thêm nữa, hai từ "núi" và "biển" được nhắc lại hai lần (điệp từ) bổ sung thêm nét điệp trùng, nối tiếp của núi, của biển khiến cho chiều cao của núi càng thêm cao, chiều rộng của biển càng thêm rộng... Chỉ những hình ảnh to lớn, cao rộng không cùng và vĩnh hằng ấy mới diễn tả nổi công ơn sinh thành, nuôi dạy con cái của cha mẹ. "Núi ngất trời", "biển rộng mênh mông" không thể nào đo được, cũng như công ơn cha mẹ đối với con cái không thể nào tính được. Qua nghệ thuật so sánh, dùng từ đặc tả, từ láy và điệp từ, kết hợp giọng thơ lục bát ngọt ngào của điệu hát ru, ba câu đẩu của bài ca dao đã khẳng định và ngợi ca công ơn to lớn của cha mẹ đối với con cái. Đây không phải là lời giáo huấn khó khăn về chữ hiếu mà là những tiếng nói tâm tình truyền cảm, lay động trái tim chúng ta.

Do đó, đến câu cuối "Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!", tuy lời ru chỉ rõ công ơn cha mẹ bằng một thành ngữ "chín chữ cù lao" hơi khó hiểu, nhưng chúng ta vần thấm thía những tình nghĩa cha mẹ đối với con cái. Có thể nói, công ơn cha mẹ đối với con cái không chỉ gói lại ở con số chín (sinh: đẻ, cúc: nâng đỡ, phủ: vuốt ve, súc: cho bú, trưởng: nuôi lớn, dục: dạy dỗ, cố: trông nom, phục: theo dõi, phúc: che chở) mà mở rộng đến vô cùng. Câu thơ tám tiếng chia đều hai nhịp: bốn tiếng đầu "cù lao chín chữ" nhấn mạnh công ơn cha mẹ, bốn tiếng sau "ghi lòng con ơi" nhắc nhở thái độ và hành động của con cái đền đáp công ơn ấy. Về mật bố cục và mạch lạc văn bản, bài hát ru này khá chặt chẽ. Nhiều bài ca dao khác của dân tộc ta cũng thường bố cục tương tự: miêu tả sự vật, kể sự việc, rồi nhắc nhở, răn dạy ; nội dung hiện thực, hài hoà mang tính giáo huấn ; lay động người nghe bằng tình cảm, sau đó mới nhắc nhở bằng lí trí, ý thức.

Ngoài bài ca dao mà sách giáo khoa giới thiệu, nhiều người Việt Nam còn nhớ một số bài khác có nội dung tương tự như:

Ơn cha nặng lắm ai ơi,

Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang.

Hoặc:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra...

Cùng với bài hát ru về công cha, nghĩa mẹ, cha ông ta cũng thường hát ru con cháu về tình cảm anh em thân thương ruột thịt. Bài ca dao thứ tư là lời răn dạy về tình cảm ấy và cũng có bố cục gần giống bài thứ nhất. Phần thứ nhất: Người ru, người hát vừa kể vừa tả quan hộ anh em trong một nhà:

Anh em nào phải người xa,

Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân.

Quan hệ anh em khác biệt rõ ràng với quan hệ láng giềng, xã hội. Lời ca dùng phép đối chiếu, dùng hai tiếng "người xa" mớ đầu mang âm diệu bình thản như vô cảm, rồi đối lai bằng một dòng tám tiếng liền mạch "Cùng chung bác mẹ, một nhà cùng thân" nghe vừa như thân mật, tha thiết vừa thiêng liêng, trang trọng. Những hình ảnh "bác" (cha), "mẹ", "một nhà" kết hợp các từ "cùng" đã nhấn mạnh quan hệ anh em, thân thương, ruột thịt. Lời ca nhẹ nhàng, tự nhiên, ý nghĩa, nội dung sâu sắc mà khơi gợi biết bao tình cảm mặn nồng, tha thiết. Phần tiếp sau là lời răn bảo cụ thể:

Yên nhau như thể tay chân,

Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy.

Lời răn bảo dùng cách so sánh khéo léo. Tình anh em, yêu thương, hoà thuận, trên kính dưới nhường như tay gắn bó với chân, sự gắn bó bằng đường gân, mạch máu. Đây cũng là cách dùng một ý niệm trừu tượng "tình thương yêu" đối chiếu, so sánh với hình ảnh cụ thể "tay, chân", mở ra trong suy nghĩ của người nghe nhiều liên tưởng, tưởng tượng rộng và sâu. Nói khác đi, ông bà, cha mẹ luôn mong muôn con cái trong một nhà thương yêu, giúp dỡ lẫn nhau, gắn bó với nhau như tay với chân trong một cơ thể. Cái cơ thể ấy chính là gia đình. Người tiêu biểu cho gia đình chính là cha mẹ. Tình cảm anh em nằm trong tình thương yêu của cha mẹ. Vì thế, anh em hoà thuận sẽ đem lại niểm vui, hạnh phúc cho cha mẹ "Anh em hoà thuận, hai thân vui vầy". Lời ca kết lại, nhưng cảm xúc và ước vọng vẫn tiếp tục mở ra. Những từ ghép "yêu nhau", "hoà thuận", "vui vầy" thuộc nhóm từ biểu cảm cứ ngân lên, lan toả mãi trong lòng người... Có thể nói ca dao - dân ca là "tiếng hát di từ trái tim lên miệng". Trong những "tiếng hát trái tim" ấy, những lời ru, những bài ca về tình nghĩa gia đình bao giờ cùng dịu dàng, chân thành, đằm thắm nhất. Từ tình cảm cha mẹ, con cái, tình anh em đến tình cảm ông bà, con cháu, tình ruột thịt, huyết thống,... tất cả đều đáng trân trọng và cần phải vun trồng mãi mãi tươi tốt. "Một giọt máu đào hơn ao nước lã", tục ngữ xưa cũng từng đúc kết kinh nghiệm ứng xử như thế. Song đạo lí Việt Nam lại luôn nhắc nhở "tình" phải gắn liền với "nghĩa". Tinh yêu thương, lòng nhớ ơn cha mẹ, ông bà, tình thân đoàn kết anh em ruột thịt chỉ có giá trị khi con người biết làm những việc nhân nghĩa, có những hành động cụ thể thiết thực đề ơn đáp nghĩa những bậc sinh thành, những người gần gũi ruột thịt từng hi sinh cả cuộc đời cho sự sống của mình. Và thiêng liêng cao cả hơn nữa là có thực hiện được tình nghĩa gia đình tốt đẹp thì chúng ta mới rèn giũa được những tình cảm rộng lớn khác như tình yêu quê hương, đất nước, tình đồng bào, lòng nhân ái, tình thương con người,...

Cảm nghĩ của em về bài ca dao 1 trong Những câu hát về tình cảm gia đình (mẫu 8)

Kho tàng văn học dân gian với những câu ca dao, dân ca chỉ các thể loại trữ tình, dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống của con người. Bài những câu hát về tình cảm gia đình trong sách văn lớp 7 là một trong những bài thuộc thể loại đó.

"Công cha như núi ngất trời

Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!"

Tình cảm của bài ca dao trêm là tình cảm của cha mẹ dành cho con, nhắc nhở con cái phải luôn hiếu thảo với cha mẹ - một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Bài ca dao này còn sử dụng hình ảnh so sánh giữa "công cha" với "núi cao" và "nghĩa mẹ" với "biển rộng". Và chúng ta sẽ cảm nhận rõ được tình cảm ấy qua câu "Cù lao chín chữ" nói về chín chữ nêu cao công lao cha mẹ nuôi con vất vả trăm bề.

Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Còn người mẹ là người sinh thành và nuôi em khôn lớn. Mẹ luôn là người mẹ dịu dàng nhưng cũng rất nghiêm khắc. Mẹ luôn dõi theo từng bước đi, hành động, những suy nghĩ ngay ngô của em, cho em những lời khuyên bổ ích, hướng dẫn em đi trên con đường đúng đắn.

Hằng ngày, mẹ chẳng quản vất vả, nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo... Ngoài những thứ đó ra mẹ còn dạy dỗ, truyền đạt các kiến thức và kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để em học được những bài học cần thiết khi bước vào đời.

Với âm điệu khoan thai, chậm rãi, thiết tha, sâu lắng... từng dòng thơ như đi sâu vào tâm trí người đọc, rót từng giọt vào tai người nghe. Bài thơ đã giúp em hiểu được rằng đạo làm con của mỗi con người là trách nhiệm, bổn phận vô cùng thiêng liêng, cao cả.Nếu một ngày nào đó chúng ta mất cha hoặc mẹ hoặc cả hai thì ngày đó chắc chắn là ngày buồn thảm nhất trong cuộc đời.

Cảm nghĩ của em về bài ca dao 1 trong Những câu hát về tình cảm gia đình (mẫu 9)

Ca dao dân ca là những sáng tác của dân gian mang thời phần lời và phần nhạc, nội dung của ca dao dân ca vô cùng phong phú và ở xung quanh chúng ta. Trong ca dao dân ca phản ánh những tình cảm tốt đẹp giữa con người và cả quê hương, đất nước. Chúng ta biết được những câu ca dao, dân ca về tình cảm gia đình vô cùng ý nghĩa như tình cảm biết ơn của con cái với cha mẹ, tình cảm của người con gái đi lấy chồng xa, tình cảm của con cháu đối với ông bà, tình cảm anh em trong gia đình

Trước hết ta thấy được tình cảm của con cái đối với công lao sinh dưỡng của cha mẹ:

“Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”

Qua câu ca dao, chúng ta có thể đoán được đây là lời hát ru của mẹ dành cho con. Lời hát ru ngọt ngào mà sâu lắng để nói về công cha, nghĩa mẹ. Lối ví von so sánh “Công cha – núi ngất trời” , “Nghĩa mẹ – nước ở ngoài biển Đông”. Tác giả lấy cái vô hình để so sánh cái hữu hình. Lấy cái mênh mông, vĩnh hằng vô hạn của trời đất, thiên nhiên để nói đến công cha nghĩa mẹ Qua đó, nổi bật ý nghĩa là ca ngợi công ơn to lớn của cha mẹ đã nuôi dưỡng, sinh thành ra chúng ta. Thành ngữ “Cù lao chín chữ” chính là chỉ nỗi vất vả của cha mẹ, không thể đong đếm được. Qua câu ca dao, nhắc nhở chúng ta phải biết kính trọng, yêu thương cha mẹ, có hiếu với cha mẹ

Trong tình cảm gia đình, chúng ta còn thấy nỗi niềm của người con gái đi lấy chồng xa nhớ về mẹ, nhớ quê hương

“Chiều chiều ra đứng ngõ sau

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều”

Những từ ngữ chỉ không gian thời gian cụ thể để nói đến nỗi buồn nhớ của người con gái. Ai thấu được nỗi nhớ của người con gái đi lấy chồng xa. “Chiều chiều” gợi khoảng thời gian, kéo dài, chiều chiều gợi nỗi buồn, nỗi nhớ. Khoảng thời gian đó, người con gái “ đứng ngõ sau” thì ngõ sau đấy càng vắng lặng, heo hút. Không gian ấy gợi đến cảnh ngộ cô đơn của nhân vật trữ tình. “Ruột đau chín chiều”: Chín chiều là chín bề là nhiều bề. Người con gái đi lấy chồng xa quê chiều chiều ra đứng ngõ sau để nhớ về quê hương, nhớ về mẹ. Đây là nỗi đau, buồn tủi của kẻ làm con khi phải xa cách cha mẹ, không đỡ đần chăm sóc được cha mẹ khi về già.

Tiếp theo, có thể nói đến lòng nhớ thương của con cháu với ông bà mình.

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”

Tình cảm của con cháu với ông bà của mình đó là một tình cảm huyết thống, thể hiện công lao to lớn của ông bà khi xây dựng gia đình. Cụm từ “ Ngó lên” ý nói trông lên thể hiện sự tôn kính của con cháu với ông bà. Hình ảnh cụ thể thể hiện sự gắn kết, kết nối tình cảm đó một cách bền chặt gắn bó nhất qua cụm từ “ Nuộc lạt mái nhà”. Tình cảm thật sâu đậm qua cặp quan hệ từ “ bao nhiêu- bấy nhiêu” gợi nỗi nhớ da diết của con cháu .Qua câu ca dao, nhắc nhở con cháu, dù đi đâu làm gì cũng nên nhớ về ông bà, cha mẹ, huyết thống của gia đình. Luôn biết ơn họ.

Cuối cùng là tình cảm anh em ruột thịt trong gia đình

“Anh em nào phải người xa

Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân

Yêu nhau như thể tay chân

Anh em hòa thuận hai thân vui vầy”

tình cảm anh em trong gia đình là tình cảm không bao giờ có thể tách rời, mất đi được. Vì họ cùng một mẹ sinh ra, cùng được cha mẹ nuôi dưỡng, dạy dỗ từ khi còn cất tiếng khóc oe oe cho đến khi trưởng thành và mãi về sau. Vậy nên, tình cảm đó được diễn tả một cạnh cụ thể . Lời khẳng định anh em không phải người xa lạ gì. Bởi cùng chung máu thịt. Nhưng chữ “cùng, chung, một” để diễn tả anh em là hai mà như là một, cùng một cha mẹ, cùng chung sống trong một gia đình, được cha mẹ nuôi dưỡng. Sử dụng hình ảnh tay, chân là những bộ phận rất quan trọng, luôn gắn liền với cơ thể, có quan hệ mật thiết với nhau để nói đến sự bền chặt của tình cảm anh em trong một gia đình. Lấy tay, chân để so sánh ví với tình anh em để thể hiện tình cảm anh em trong gia đình gắn bó thân thiết như chân với tay, không thể xa rời phải biết nương tựa nhau. Bài ca dao cũng nhắc nhở anh em trong gia đình phải hòa thuận để cha mẹ vui lòng, biết thương yêu, đùm bọc nhau “ Anh em hòa thuận hai thân vui vầy”

Bài ca dao, dân ca về tình cảm gia đình đã cho chúng ta những bài học lời nhắc nhở bổ ích đối với ông bà, cha mẹ, anh em trong gia đình. Những tình cảm đó thật thiêng liêng và đáng trân trọng giữ gìn. Chúng ta nên ghi nhớ những câu ca dao này để luôn nhắc nhở, tình cảm gia đình phải luôn được gìn giữ và bảo tồn.

Cảm nghĩ của em về bài ca dao 1 trong Những câu hát về tình cảm gia đình (mẫu 10)

Trong văn học dân gian Việt Nam, ca dao là thể loại văn học chiếm số lượng lớn nhất, ca dao Việt Nam có sự đa dạng về đề tài, giàu có về nội dung, thể hiện được các khía cạnh của cuộc sống. Đó là những lời tâm sự, giãi bày đầy chân thành của con người trong xã hội xưa. Ngoài ca dao về tình yêu đôi lứa, về lao động sản xuất thì ca dao về tình cảm gia đình cũng chiếm một số lượng khá lớn, thể hiện được tình cảm sâu nặng của tình máu mủ ruột rà trong gia đình, cùng với đó là sự nhận thức về công lao dưỡng dục, sinh thành của bậc cha mẹ.

Ca dao nói về tình cảm gia đình vô cùng phong phú và đa dạng, đó là tình cảm của cha mẹ dành cho con cái, là sự biết ơn, kính trọng của con cái với cha mẹ hay sự yêu thương, đùm bọc lẫn nhau của anh em ruột thịt. Những câu ca dao viết về tình cảm gia đình đều vô cùng cảm động, thể hiện chân thực đời sống tình cảm của những con người trong một gia đình. Trước hết, ta có thể kể đến công lao trời bể của cha mẹ đối với con cái qua bài ca dao sau:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Bài ca dao là lời nhắc nhở về công lao sinh thành trời bể của bậc cha mẹ, đó là công lao to lớn không thể đong đếm, là tình cảm chân thành, thiêng liêng nhất của các đấng sinh thành ấy dành cho những người con yêu dấu của mình. Công cha vĩ đại, cao lớn như ngọn Thái Sơn, không thể lường hết được độ cao của ngọn núi ấy cũng như không thể đo được tình cảm của cha dành cho con. Nghĩa mẹ dạt dào, mênh mông tựa nước trong nguồn chảy ra, đó là thứ tình cảm cao quý, chân thành, trong sáng, tự nhiên nhất.

Không phải tự nhiên mà tác giả dân gian lựa chọn hình ảnh núi Thái Sơn để nói về tình cha, nước trong nguồn để nói về mẹ. Những sự so sánh này đều nhằm một dụng ý nghệ thuật nhất định, tình cảm của cha luôn thầm lặng như đá núi, tuy to lớn không có giới hạn cuối cùng nhưng đó là thứ tình cảm lặng lẽ mà chỉ có thể cảm nhận được bằng tâm hồn. Tình cảm của mẹ thì khác, dạt dào sâu sắc, luôn vỗ về, động viên, bên cạnh các con mỗi khi có những khó khăn, bởi vậy mà tình mẹ thường dễ dàng nhận biết hơn, hay nói cách khác, tình mẹ dạt dào như nước, tình cha thâm trầm, sâu sắc như đá núi.

Xem thêm các bài văn mẫu Ngữ văn 7 hay, chi tiết khác:

Cảm nghĩ về câu ca dao Thân em như trái bần trôi/ Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu?

Cảm nghĩ về người thân trong gia đình

Tả người bạn thân của em

Cảm nghĩ về đêm trăng trung thu

Hãy kể lại một sự việc em lỡ gây ra khiến bố mẹ buồn phiền

1 724 08/06/2022
Tải về