Cảm nghĩ về câu ca dao Thân em như trái bần trôi/ Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu? (4 mẫu)

Cảm nghĩ về câu ca dao Thân em như trái bần trôi/ Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu? lớp 7 gồm dàn ý và 4 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 7 hay hơn.

1 4,800 08/06/2022
Tải về


Cảm nghĩ về câu ca dao Thân em như trái bần trôi/ Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu? - Ngữ văn 7

Dàn ý số 1

A, Mở bài

Trong xã hội phong kiến ngày trước còn mang rất nặng tư tưởng trọng nam khinh nữ. Chính vì lẽ đó mà thân phận người phụ nữ luôn luôn bị coi khinh đến rẻ rúm. Không thể giãi bày cùng ai cho nên người phụ nữ gửi gắm trong lời ca tiếng hát, trong những câu ca dao than thân.

-Khẳng định trong kho tàng ca dao thì những câu hát than thân của người phụ nữ ngày xưa chiếm một vị trí quan trọng. Có rất nhiều câu ca dao hay về tình cảnh của người phụ nữ một trong số những bài ca dao đó thì bài:

“Thân em như trái bần trôi

“Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu?”

cũng được coi là một trong số những câu hát đặc sắc.

B, Thân bài:

– Vẻ đẹp và thân phận người phụ nữ trong các bài ca dao mở đầu bằng "Thân em tội nghiệp vì đâu" Ca dao diễn tả đời sống tư tưởng, tình cảm muôn màu muôn vẻ của người lao động. Sống dưới xã hội cũ, người lao động Việt Nam chịu nhiều nỗi đắng cay, tủi cực. Vì vậy xuất hiện không ít những bài ca dao than thân. Trong những bài thuộc loại này, có một số bài được mở đầu bằng từ Thân em, một lối diễn đạt công thức mang đậm sắc thái dân gian.

-Vẻ đẹp và thân phận người phụ nữ trong bài ca dao

Ca dao diễn tả đời sống tư tưởng, tình cảm muôn màu muôn vẻ của người lao động. Sống dưới xã hội cũ, người lao động Việt Nam chịu nhiều nỗi đắng cay, tủi cực. Vì vậy xuất hiện không ít những bài ca dao than thân. Trong những bài thuộc loại này, có một số bài được mở đầu bằng từ Thân em, một lối diễn đạt công thức mang đậm sắc thái dân gian.

Những bài ca dao mở đầu bằng từ “Thân em”, trước hết, đều là lời than thân của người phụ nữ.

Nhưng phổ biến nhất trong những lời than thân đó là lời than vì duyên phận bị phụ thuộc, không được chủ động trong tình yêu:

Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu?

– Với những hình ảnh trên ta đoán biết được xuất xứ câu ca dao này là ở miền Nam, xứ sở của sông ngòi, kênh rạch. Cây bần thường mọc ở ven bờ. Trái bần non có vị chua chua chát chát, xắt mỏng chấm mắm ăn thay rau. Trái già rụng xuống nước, bập bềnh nổi trôi theo sóng, Ngay cái tên gọi cũng chỉ rõ nó là loại cây tầm thường (bần: nghèo), chẳng có mấy giá trị.

-Trái bần trôi hoàn toàn phụ thuộc vào gió, vào sóng. Dường như gió thổi rất nhẹ, sóng lại êm thì từ từ, thanh thản, chẳng may gió dập, sóng dồi thì cũng phải đành cam chịu cảnh ba chìm bảy nổi chín lênh đênh, biết tấp vào đâu? Vào bờ bến nào để đổi thay số phận?

Sống một cuộc đời đầy éo le, sống không được làm chủ bản thân, người phụ nữ buộc phải lâm vào cảnh: Cũng đành nhắm mắt đưa chân. Mặc cho con tạo xoay vần đến đâu.

=> Tất cả các bài ca dao đều bắt đầu bằng từ “Thân em” đều đã diễn tả thân phận, cuộc đời bị phụ thuộc, không được quyền quyết định, chịu cảnh hôn nhân không có tình yêu. Từ đó, gợi cho người nghe sự chia sẻ và đồng cảm sâu sắc. Đó là lời chung của người phụ nữ về thân phận nhỏ bé, yếu ớt, đắng cay, tội nghiệp của họ dưới chế độ xưa.

-Trong ca dao các vật đem ra so sánh đều là những vật gần gũi, quen thuộc và có những nét tương đồng độc đáo với thân phận của người con gái trong xã hội cũ. Cách đem các sự vật ấy ra so sánh khiến cho đối tượng được so sánh (người phụ nữ) hiện lên một cách rõ ràng, đồng thời cũng làm nổi bật được thân phận không ra gì của họ. Miếng cau khô, hạt mưa rơi, quả xoài… vốn có giá trị gì nhiều lắm đâu, thậm chí nó chỉ là đồ bỏ đi: quả bần trôi trên sông. Trong các vật nêu trên, nếu quả bần trôi trên sông kém giá trị hơn cả, tội nghiệp hơn cả thì tấm lụa đào không chỉ có giá trị hơn mà còn gợi được vẻ đẹp duyên dáng, tươi mát. Như vậy, ở bài ca dao Thân em như tấm lụa đào… người con gái không chỉ than thân mà còn ý thức được sắc đẹp, tuổi xuân và giá trị của mình. Chính vì vậy, nỗi đau thân phận của nhân vật trữ tình trong bài ca dao đã được nhân lên. Đã đau lại càng đau hơn!

– Trong các vật được đem ra so sánh thì việc so sánh phận mình với trái bần các câu thơ đầu tiên, tác giả dân gian chủ yếu đưa ra các sự vật để so sánh, còn câu tiếp theo là những câu miêu tả bổ sung, khắc hoạ rõ nét thân phận, cuộc đời bị phụ thuộc, không được quyền quyết định, phải chịu cảnh hôn nhân không có tình yêu, may nhờ rủi chịu. Tuy nhiên, những bài ca dao kết thức bằng các câu hỏi:

C, Kết bài:

Câu ca dao như một lời than than trách phận vẫn còn vang vọng. Làm cho lời than thêm não nuột. Đó là tiếng kêu đầy ai oán, khắc sâu vào lòng người nghe một nỗi đau thân phận.

Dàn ý số 2

a. Mở bài: Dẫn dắt, giới thiệu câu ca dao.

Mẫu: Trong xã hội phong kiến ngày xưa, thân phận người phụ nữ luôn khiến người ta phải cảm thương sâu sắc bởi những bấp bênh, cay đắng mà họ gánh chịu. Bởi vậy, tác giả dân gian đã thay lời người phụ nữ, viết nên những câu ca dao than thân:

Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu

b. Thân bài

- Môtip “thân em”: cụm từ quen thuộc bắt đầu cho các câu ca dao than thân, tự than thở về số phận bấp bênh, bất hạnh của các cô gái trong xã hội xưa

- Lớp nghĩa đen:

Trái bần: loại quả mọc ở ven sông nước ở miền Nam, khi trái già sẽ rụng thẳng xuống và nổi trên mặt nước

Gió, sóng: 2 yếu tố bên ngoài sẽ quyết định xem trái bần sẽ trôi về hướng nào, tấp vào bờ nào của dòng sông

→ Chỉ một hiện tượng thường thấy trong tự nhiên

- Lớp nghĩa bóng:

Trái bần: ẩn dụ cho thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa

Gió, sóng: ẩn dụ cho các thế lực trong xã hội phong kiến (vua chúa, quan lại, cha mẹ, đàn ông…)

→ Người phụ nữ trong xã hội phong kiến không thể tự quyết định cuộc đời mình, hạnh phúc của họ hoàn toàn phụ thuộc vào người khác. Nếu may mắn thì sẽ được hưởng hạnh phúc, còn không thì sẽ là khổ đau

→ Điều người phụ nữ có thể làm là mong chờ và cầu nguyện được gả cho người chồng tốt (người mà cha mẹ quyết định), và chờ đợi sự yêu thương của chồng (điều họ không thể tự tạo nên)

→ Khắc họa số phận bấp bênh, lênh đênh, đầy thấp thỏm và bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội xưa khi không thể tự tìm kiếm và quyết định cho cuộc đời mình

c. Kết bài: Suy nghĩ, cảm nhận của em về câu ca dao

Mẫu: Qua câu ca dao Thân em như trái bần trôi, em phần nào hiểu được thân phận bất hạnh của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến ngày xưa. Từ đó, thêm đồng cảm và trân trọng những thân phận ấy trong cuộc sống hiện tại.

Cảm nghĩ về câu ca dao Thân em như trái bần trôi/ Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu? (mẫu 1)

Xã hội phong kiến bất công như chiếc cùm gông giam cầm cuộc đời và số phận của người phụ nữ, tước đi quyền sống, quyền làm chủ, quyền hạnh phúc của họ. Đau đớn, xót thương tủi phận nhưng không biết tỏ bày cùng ai, người phụ nữ chỉ biết gửi gắm vào những câu ca, lời hát than thân, trách phận.

"Thân em như trái bần trôi,

Gió đạp sóng dồi biết tấp vào đâu?”

Bài ca dao trên là câu hát nỉ non được cất lên từ mảnh đời nhỏ bé, tội nghiệp của người phụ nữ bất hạnh. Với hình ảnh so sánh đặc biệt câu ca đã phản ánh sâu sắc số phận cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Bài ca dao mở đầu bằng mô típ quen thuộc “thân em”. Hai tiếng “thân em” thốt lên gợi cảm giác mềm mỏng, yếu đuối, rụt rè, khiêm nhường. Người phụ nữ nhỏ bé đang tự than cho chính số phận mình.

“Thân em” được so sánh với “trái bần trôi”, đây là loại quả dại mọc ở ven sông vùng Nam bộ. Đặc trưng của trái bần mang nhiều nét tương đồng với cuộc đời và thân phận của người phụ nữ. Trái bần có vị vừa chua, vừa chát giống với cuộc đời hẩm hiu, chát chứa, đắng cay của người phụ nữ. Khi già, những trái bần ấy rụng xuống sông ngòi, bập bềnh theo sóng, lênh đênh vô định giống như cuộc đời chìm nổi không phương hướng của những người phụ nữ. Ngay cả tên gọi của nó đã khiến ta liên tưởng đến sự bần hàn, túng thiếu, khổ sở. Trong ca dao than thân, hơn một lần ta thổn thức chứng kiến người phụ nữ xé lòng đau đớn, đem thân phận của mình gắn với ấy những vật tầm thường, nhỏ nhoi để than, để trách: Thân em như giếng giữa đàng, thân em như quả cau khô, thân em như củ ấu gai,...Hình ảnh so sánh gợi hình đặc sắc ấy đã nói lên thân phận nhỏ bé, bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Trái bần tự thân nó đã nhỏ bé, thấp hèn, cũng như số phận của người phụ nữ vốn dĩ đã mong manh, yếu đuối. Rồi sẽ ra sao đây khi những dòng đời nhỏ bé ấy bị xô ngã bởi gió dập, sóng dồn?

    “Gió đạp sóng dồn biết tấp vào đâu?”

Câu hỏi từ như một lời than thân trách phận đầy đau đớn, não nề, bất lực của người phụ nữ không được làm chủ cuộc đời của chính mình. Nếu như trái bần nổi lênh, dập dềnh trước bão tố, sóng gió của dòng sông vô định thì người phụ nữ cũng bấp bênh, trôi nổi, mất phương hướng trong cuộc đời của chính mình. Câu hỏi cũng là nỗi băn khoăn từ ngàn đời của người phụ nữ mà không bao giờ có tiếng vọng hồi đáp. Lễ giáo phong kiến trọng nam khinh nữ, quan niệm Nho giáo tam tòng tứ đức khắc nghiệt đã trói chặt quyền sống và quyền hạnh phúc của người phụ nữ, họ chấp nhận và tuân theo như một định mệnh. Bài ca dao không chỉ là tiếng nói cảm thông, chua xót của nhân dân đối với thân phận nhỏ bé, hẩm hiu, lênh đênh, trôi nổi của người phụ nữ mà còn là lời lên án, tố cáo đanh thép đối với những thế lực tước đoạt quyền sống, quyền tự do, quyền hạnh phúc của con người.

Với hình ảnh so sánh đặc sắc “trái bần trôi” đã khắc họa rõ nét cuộc đời nhỏ bé, tội nghiệp, lênh đênh, vô định của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Thân phận của người phụ nữ trở thành mạch nguồn xuyên suốt dòng chảy văn học. Từ ca dao than thân đến văn học trung đại, các tác giả vẫn luôn quan tâm đến thân phận của người phụ nữ như “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều của Nguyễn Du,...

Cảm nghĩ về câu ca dao Thân em như trái bần trôi/ Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu? (mẫu 2)

Trong xã hội phong kiến xưa kia, quan niệm trọng nam khinh nữ đã biến cuộc đời người phụ nữ thành chuỗi bi kịch kéo dài. Biết than cùng ai, biết ngỏ cùng ai? Trời thì cao mà đất thì dày. Thôi thì đành giãi bày qua tiếng hát, lời ru chan chứa nước mắt:

Thân em như trái bần trôi,

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu?

Xuất xứ câu ca dao này là ở miền Nam, xứ sở của sông ngòi, kênh rạch. Cây bần thường mọc ở ven bờ. Trái bần non có vị chua chua, chát chát, xát mỏng chấm mắm ăn thay rau. Trái già rụng xuống nước, bập bềnh trôi nổi theo sóng. Ngay cái tên gọi cũng chỉ rõ nó là loại cây tầm thường (bần: nghèo), chẳng có mấy giá trị.

Người phụ nữ chân lấm tay bùn nhìn trái bần trôi mà cám cảnh, thấy mình nào có khác chi? Trái bần trôi hoàn toàn phụ thuộc vào gió, vào sóng. Gió nhẹ, sóng êm thì từ từ thanh thản, chẳng may gió dập, sóng dồi thì cũng đành cam chịu cảnh ba chìm bảy nổi chín lênh đênh, biết tấp vào đâu? Vào bờ bến nào để đổi thay số phận?

Không được làm chủ bản thân, người phụ nữ buộc phải lâm vào cảnh: Cũng đành nhắm mắt đưa chân, Mà xem con tạo đưa vần đến đâu. Luật tam tòng khắc nghiệt trói buộc họ, biến họ thành những con người cam chịu định mệnh bất công: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử và thực tế thì người phụ nữ đã bị xã hội khinh rẻ, coi thường. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra mặc cảm tự ti từ bao đời nay ở người phụ nữ.

Có điều gì đó thật xót xa, buồn thảm trong hình ảnh so sánh: Thân em như trái bần trôi . Trái bần trôi dập dềnh theo dòng sông vô định, còn người phụ nữ nghèo thì cũng nổi trôi trong vòng đời vô định. Hiện thực nghiệt ngã, tương lai mờ mịt, không một chút vui, không một niềm hi vọng. Câu ca dao với hình tượng gợi cảm và âm điệu ngậm ngùi đã gợi lên số phận hẩm hiu đáng thương của người phụ nữ nghèo khổ trong xã hội phong kiến cũ.

Ta hãy thử hình dung trong tâm tưởng một trưa hè ở đồng bằng Nam Bộ, gió thổi lao xao trong rừng đước, rừng tràm; chợt nghe tiếng ru con vọng ra từ ngôi nhà nhỏ ven sông lẫn với tiếng võng đưa kẽo kẹt: Ầu ơ... Thân em như trái bần trôi, Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu? Câu hỏi vừa là nỗi băn khoăn muôn thuở không lời giải đáp, vừa là lời than thân trách phận buồn đến não nề. Nhìn những trái bần nổi chìm theo sóng, ta sẽ thấm thía và rúng động đến tận sâu thẳm tâm hồn trước lời ru rưng rưng nước mắt của những người phụ nữ lao động nghèo khó trong một quá khứ chưa xa.

Cảm nghĩ về câu ca dao Thân em như trái bần trôi/ Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu? (mẫu 3)

Trong kho tàng văn học Việt Nam có biết bao nhiêu bài thơ nói về số phận hẩm hiu của người phụ nữ trong thời phong kiến như Truyện Kiều của Nguyễn Du, Cung oán ngâm khúc…Từ lâu trong ca dao cũng thể hiện được số phận không may mắn của người phụ nữ trong xã hội xưa:

Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu

Bài ca dao thể hiện được số phận của người phụ nữ. Bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “thân em” để chỉ cho thân phận những người phụ nữ xưa. Nghệ thuật so sánh ví thân phận người con gái như trái bần trôi. Trái bần nhỏ bé trước những sóng gió của cuộc đời. Trái bần ấy lẻ loi trên dòng sông trôi đi đâu thì chưa ai biết. “Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu” câu thơ thể hiện được sự lênh đênh của thân phận người phụ nữ.

Họ không được quyết định thân phận và số phận của mình, họ nhỏ bé lẻ loi đơn độc như trái bần trôi để mặc cho sóng gió táp dồi trôi dạt khắp nơi. Động từ “dồi”, “tấp” thể hiện được sự nghiệt ngã của dòng đời. Nó như muốn nhấn chìm người phụ nữ, nhấn chìm họ xuống dưới đáy của đại dương kia. Nhưng rồi lại thôi trêu đùa người phụ nữ như một thứ đồ chơi. Sóng gió kia không phải sóng gió của tự nhiên mà chính là xã hội phong kiến là chế độ bất công nam quyền. Người phụ nữ phải chịu biết bao nhiêu đắng cay nhưng không thể làm gì chỉ biết than thân trách phận.

Có thể thấy bài ca dao đã thể hiện được số phận lênh đênh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Họ không được sống những ngày tháng yên bình, không được yêu thương trân trọng. Cuộc đời của họ là phải đương đầu với sóng gió.

Cảm nghĩ về câu ca dao Thân em như trái bần trôi/ Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu? (mẫu 4)

Trong văn học dân gian Việt Nam có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về thân phận chua xót của người phụ nữ trong chế độ cũ.

Người phụ nữ xưa đã trở thành đề tài cho nhiều nhà văn, nhà thơ lấy làm nguồn cảm hứng sáng tạo. Như tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, Cung oán ngâm khúc, Độc Tiểu Thanh Ký…

Thân phận những người phụ nữ trong xã hội phong kiến được phác họa lên với những đau đớn, tủi hờn, khi họ sống mà không có quyền hưởng hạnh phúc, không có quyền quyết định số phận của chính mình. Người phụ nữ xưa luôn phải phụ thuộc vận mệnh của mình vào người đàn ông của gia đình, phải chịu luật tam tòng, tứ đức trói buộc đời họ.

Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu

Bài ca dao, là nỗi lòng của người phụ nữ trong trong chế độ nghiệt ngã xưa. Chính cụm từ “thân em” đã nói lên những ai oán của người phụ nữ, khi họ biết số phận của mình luôn phải chịu nhiều cay đắng, nghiệt ngã hẩm hiu.

Nghệ thuật so sánh ví von thân phận của người con gái với trái bần trôi. Một trái nhỏ quả chín thơm và ngọt nhưng trước những sóng gió nghiệt ngã của cuộc đời, quả ngọt đó không thể nào được giữ gìn nguyên vẹn, mà bị vùi dập tan nát tơi bời.

Trái bần trôi đó, nhỏ bé, cô đơn rơi trên dòng sông cuộc đời chưa biết đi đâu về đâu, chưa biết sẽ bị xô dạt tới phương trời nào. Câu thơ nói lên sự lênh đênh của số phận người phụ nữ xưa. Cuộc sống của họ luôn chịu cảnh “ba chìm bảy nổi” chẳng biết sẽ trôi dạt phương nào. Đúng như lời thơ trong bài “Bánh trôi nước” của bà Hồ Xuân Hương viết:

”Thân em vừa trắng lại vừa tròn’

Ba chìm bảy nổi với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Người phụ nữ không bao giờ có quyền quyết định số phận của mình họ chỉ như trái bần trôi, như những viên bánh trôi nước mà thôi, lênh đênh phiêu dạt khắp cuộc đời, không biết chốn nào là nơi hạnh phúc.

Những sóng gió cuộc đời luôn tìm cách nhấn chìm những người phụ nữ xuống đáy bùn lầy, khiến cuộc sống của họ trở thành địa ngục trần gian. Những sóng gió kia chính là những định kiến xã hội, những đạo luật vô lý khoác lên thân phận người phụ nữ.

Trong một xã hội “trọng nam khinh nữ” người phụ nữ chỉ là thân phận hèn mọn, sống như nô lệ núp bóng bên cạnh người đàn ông của mình. Mọi quyền hành đều do người đàn ông quyết định.

Một cuộc sống vô lý như vậy khiến cho người phụ nữ chỉ biết than thân, trách phận biết kêu lên ai oán, cho ông trời nhìn “thấu” cảnh nhục của trần gian.

Bài ca dao đã tái hiện số phận người phụ nữ trong chế độ xưa. Họ không có quyền sống cho mình mà luôn phải sống vì người khác, sống theo ý kiến của người khác. Hạnh phúc là điều gì đó xa xỉ với người phụ nữ xưa.

Cảm nghĩ về câu ca dao Thân em như trái bần trôi/ Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu? (mẫu 5)

Trong xã hội phong kiến xưa kia, quan niệm trọng nam khinh nữ đã biến cuộc đời người phụ nữ thành chuỗi bi kịch kéo dài. Biết than cùng ai, biết ngỏ cùng ai? Trời thì cao mà đất thì dày. Thôi thì đành giãi bày qua tiếng hát, lời ru chan chứa nước mắt:

Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu?

Xuất xứ câu ca dao này là ở miền Nam, xứ sở của sông ngòi, kênh rạch. Cây bần thường mọc ở ven bờ. Trái bần non có vị chua chua, chát chát, xát mỏng chấm mắm ăn thay rau. Trái già rụng xuống nước, bập bềnh trôi nổi theo sóng. Ngay cái tên gọi cũng chỉ rõ nó là loại cây tầm thường (bần: nghèo), chẳng có mấy giá trị.

Người phụ nữ chân lấm tay bùn nhìn trái bần trôi mà cám cảnh, thấy mình nào có khác chi? Trái bần trôi hoàn toàn phụ thuộc vào gió, vào sóng. Gió nhẹ, sóng êm thì từ từ thanh thản, chẳng may gió dập, sóng dồi thì cũng đành cam chịu cảnh ba chìm bảy nổi chín lênh đênh, biết tấp vào đâu? Vào bờ bến nào để đổi thay số phận?

Không được làm chủ bản thân, người phụ nữ buộc phải lâm vào cảnh: Cũng đành nhắm mắt đưa chân, Mà xem con tạo đưa vần đến đâu. Luật tam tòng khắc nghiệt trói buộc họ, biến họ thành những con người cam chịu định mệnh bất công: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử và thực tế thì người phụ nữ đã bị xã hội khinh rẻ, coi thường. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra mặc cảm tự ti từ bao đời nay ở người phụ nữ.

Có điều gì đó thật xót xa, buồn thảm trong hình ảnh so sánh: Thân em như trái bần trôi . Trái bần trôi dập dềnh theo dòng sông vô định, còn người phụ nữ nghèo thì cũng nổi trôi trong vòng đời vô định. Hiện thực nghiệt ngã, tương lai mờ mịt, không một chút vui, không một niềm hi vọng. Câu ca dao với hình tượng gợi cảm và âm điệu ngậm ngùi đã gợi lên số phận hẩm hiu đáng thương của người phụ nữ nghèo khổ trong xã hội phong kiến cũ.

Ta hãy thử hình dung trong tâm tưởng một trưa hè ở đồng bằng Nam Bộ, gió thổi lao xao trong rừng đước, rừng tràm; chợt nghe tiếng ru con vọng ra từ ngôi nhà nhỏ ven sông lẫn với tiếng võng đưa kẽo kẹt: Ầu ơ... Thân em như trái bần trôi, Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu? Câu hỏi vừa là nỗi băn khoăn muôn thuở không lời giải đáp, vừa là lời than thân trách phận buồn đến não nề. Nhìn những trái bần nổi chìm theo sóng, ta sẽ thấm thía và rúng động đến tận sâu thẳm tâm hồn trước lời ru rưng rưng nước mắt của những người phụ nữ lao động nghèo khó trong một quá khứ chưa xa.

Cảm nghĩ về câu ca dao Thân em như trái bần trôi/ Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu? (mẫu 6)

Trong kho tàng văn học Việt Nam có biết bao nhiêu bài thơ nói về số phận hẩm hiu của người phụ nữ trong thời phong kiến như Truyện Kiều của Nguyễn Du, Cung oán ngâm khúc…Từ lâu trong ca dao cũng thể hiện được số phận không may mắn của người phụ nữ trong xã hội xưa:

Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu

Bài ca dao thể hiện được số phận của người phụ nữ. Bài ca dao mở đầu bằng cụm từ “thân em” để chỉ cho thân phận những người phụ nữ xưa. Nghệ thuật so sánh ví thân phận người con gái như trái bần trôi. Trái bần nhỏ bé trước những sóng gió của cuộc đời. Trái bần ấy lẻ loi trên dòng sông trôi đi đâu thì chưa ai biết. “Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu” câu thơ thể hiện được sự lênh đênh của thân phận người phụ nữ.

Họ không được quyết định thân phận và số phận của mình, họ nhỏ bé lẻ loi đơn độc như trái bần trôi để mặc cho sóng gió táp dồi trôi dạt khắp nơi. Động từ “dồi”, “tấp” thể hiện được sự nghiệt ngã của dòng đời. Nó như muốn nhấn chìm người phụ nữ, nhấn chìm họ xuống dưới đáy của đại dương kia. Nhưng rồi lại thôi trêu đùa người phụ nữ như một thứ đồ chơi. Sóng gió kia không phải sóng gió của tự nhiên mà chính là xã hội phong kiến là chế độ bất công nam quyền. Người phụ nữ phải chịu biết bao nhiêu đắng cay nhưng không thể làm gì chỉ biết than thân trách phận.

Có thể thấy bài ca dao đã thể hiện được số phận lênh đênh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Họ không được sống những ngày tháng yên bình, không được yêu thương trân trọng. Cuộc đời của họ là phải đương đầu với sóng gió.

Cảm nghĩ về câu ca dao Thân em như trái bần trôi/ Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu? (mẫu 7)

Trong văn học dân gian Việt Nam có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ nói về thân phận chua xót của người phụ nữ trong chế độ cũ.

Người phụ nữ xưa đã trở thành đề tài cho nhiều nhà văn, nhà thơ lấy làm nguồn cảm hứng sáng tạo. Như tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, Cung oán ngâm khúc, Độc Tiểu Thanh Ký…

Thân phận những người phụ nữ trong xã hội phong kiến được phác họa lên với những đau đớn, tủi hờn, khi họ sống mà không có quyền hưởng hạnh phúc, không có quyền quyết định số phận của chính mình. Người phụ nữ xưa luôn phải phụ thuộc vận mệnh của mình vào người đàn ông của gia đình, phải chịu luật tam tòng, tứ đức trói buộc đời họ.

Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu

Bài ca dao, là nỗi lòng của người phụ nữ trong trong chế độ nghiệt ngã xưa. Chính cụm từ “thân em” đã nói lên những ai oán của người phụ nữ, khi họ biết số phận của mình luôn phải chịu nhiều cay đắng, nghiệt ngã hẩm hiu.

Nghệ thuật so sánh ví von thân phận của người con gái với trái bần trôi. Một trái nhỏ quả chín thơm và ngọt nhưng trước những sóng gió nghiệt ngã của cuộc đời, quả ngọt đó không thể nào được giữ gìn nguyên vẹn, mà bị vùi dập tan nát tơi bời.

Trái bần trôi đó, nhỏ bé, cô đơn rơi trên dòng sông cuộc đời chưa biết đi đâu về đâu, chưa biết sẽ bị xô dạt tới phương trời nào. Câu thơ nói lên sự lênh đênh của số phận người phụ nữ xưa. Cuộc sống của họ luôn chịu cảnh “ba chìm bảy nổi” chẳng biết sẽ trôi dạt phương nào. Đúng như lời thơ trong bài “Bánh trôi nước” của bà Hồ Xuân Hương viết:

”Thân em vừa trắng lại vừa tròn’
Ba chìm bảy nổi với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son”

Người phụ nữ không bao giờ có quyền quyết định số phận của mình họ chỉ như trái bần trôi, như những viên bánh trôi nước mà thôi, lênh đênh phiêu dạt khắp cuộc đời, không biết chốn nào là nơi hạnh phúc.

Những sóng gió cuộc đời luôn tìm cách nhấn chìm những người phụ nữ xuống đáy bùn lầy, khiến cuộc sống của họ trở thành địa ngục trần gian. Những sóng gió kia chính là những định kiến xã hội, những đạo luật vô lý khoác lên thân phận người phụ nữ.

Trong một xã hội “trọng nam khinh nữ” người phụ nữ chỉ là thân phận hèn mọn, sống như nô lệ núp bóng bên cạnh người đàn ông của mình. Mọi quyền hành đều do người đàn ông quyết định.

Một cuộc sống vô lý như vậy khiến cho người phụ nữ chỉ biết than thân, trách phận biết kêu lên ai oán, cho ông trời nhìn “thấu” cảnh nhục của trần gian.

Bài ca dao đã tái hiện số phận người phụ nữ trong chế độ xưa. Họ không có quyền sống cho mình mà luôn phải sống vì người khác, sống theo ý kiến của người khác. Hạnh phúc là điều gì đó xa xỉ với người phụ nữ xưa.

Cảm nghĩ về câu ca dao Thân em như trái bần trôi/ Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu? (mẫu 8)

Câu ca dao trên nằm trong mảng đề tài than thân trách phận mà nhiều câu có cấu trúc khá giống nhau ở cách mở đầu bằng hai chữ đầy xót xa, ngậm ngùi: Thân em...

Trong xã hội phong kiến xưa kia, quan niệm trọng nam kinh nữ đã biến cuộc đời người phụ nữ thành chuỗi bi kịch kéo dài. Biết than cùng ai, biết ngỏ cùng ai? Trời thì cao mà đất thì dày. Thôi thì đành giãi bày qua tiếng hát, lời ru chan chứa nước mắt:

Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu?

Xuất xứ câu ca dao này là ở miền Nam, xứ sở của sông ngòi, kênh rạch. Cây bần thường mọc ở ven bờ. Trái bần non có vị chua chua, chát chát, xát mỏng chấm mắm ăn thay rau. Trái già rụng xuống nước, bập bềnh trôi nổi theo sóng. Ngay cái tên gọi cũng chỉ rõ nó là loại cây tầm thường (bần: nghèo), chẳng có mấy giá trị.

Người phụ nữ chân lấm tay bùn nhìn trái bần trôi mà cám cảnh, thấy mình nào có khác chi?! Trái bần trôi hoàn toàn phụ thuộc vào gió, vào sóng. Gió nhẹ, sóng êm thì từ từm thanh thản, chẳng may gió dập, sóng dồi thì cũng đành cam chịu cảnh ba chìm bảy nổi chín lênh đênh, biết tấp vào đâu? Vào bờ bến nào để đổi thay số phận?

Không được làm chủ bản thân, người phụ nữ buộc phải lâm vào cảnh: Cũng đành nhắm mắt đưa chân, Mà xem con tạo đưa vần đến đâu. Luật tam tòng khắc nghiệt trói buộc họ, biến họ thành những con người cam chịu định mệnh bất công: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử và thực tế thì người phụ nữ đã bị xã hội khinh rẻ, coi thường. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra mặc cảm tự ti từ bao đời nay ở người phụ nữ.

Có điều gì đó thật xót xa, buồn thảm trong hình ảnh so sánh: Thân em như trái bần trôi . Trái bần trôi dập dềnh theo dòng sông vô định, còn người phụ nữ nghèo thì cũng nổi trôi trong vòng đời vô định. Hiện thực nghiệt ngã, tương lai mở mịt, không một chút vui, không một niềm hi vọng. Câu ca dao với hình tượng gợi cảm và âm điệu ngậm ngùi đã gợi lên số phận hẩm hiu đáng thương của người phụ nữ nghèo khổ trong xã hội phong kiến cũ.

Ta hãy thử hình dung trong tâm tưởng một trưa hè ở đồng bằng Nam Bộ, gió thổi lao xao trong rừng đước, rừng tràm; chợt nghe tiếng ru con vọng ra từ ngôi nhà nhỏ ven sông lẫn với tiếng võng đưa kẽo kẹt: Ầu ơ... Thân em như trái bần trôi, Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu? Câu hỏi vừa là nỗi băn khoăn muôn thuở không lời giải đáp, vừa là lời than thân trách phận buồn đến não nề. Nhìn những trái bần nổi chìm theo sóng, ta sẽ thấm thía và rúng động đến tận sâu thẳm tâm hồn trước lời ru rưng rưng nước mắt của những người phụ nữ lao động nghèo khó trong một quá khứ chưa xa.

Cảm nghĩ về câu ca dao Thân em như trái bần trôi/ Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu? (mẫu 9)

Xã hội phong kiến bất công như chiếc cùm gông giam cầm cuộc đời và số phận của người phụ nữ, tước đi quyền sống, quyền làm chủ, quyền hạnh phúc của họ. Đau đớn, xót thương tủi phận nhưng không biết tỏ bày cùng ai, người phụ nữ chỉ biết gửi gắm vào những câu ca, lời hát than thân, trách phận.

"Thân em như trái bần trôi,

Gió đạp sóng dồi biết tấp vào đâu?”

Bài ca dao trên là câu hát nỉ non được cất lên từ mảnh đời nhỏ bé, tội nghiệp của người phụ nữ bất hạnh. Với hình ảnh so sánh đặc biệt câu ca đã phản ánh sâu sắc số phận cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Bài ca dao mở đầu bằng mô típ quen thuộc “thân em”. Hai tiếng “thân em” thốt lên gợi cảm giác mềm mỏng, yếu đuối, rụt rè, khiêm nhường. Người phụ nữ nhỏ bé đang tự than cho chính số phận mình.

“Thân em” được so sánh với “trái bần trôi”, đây là loại quả dại mọc ở ven sông vùng Nam bộ. Đặc trưng của trái bần mang nhiều nét tương đồng với cuộc đời và thân phận của người phụ nữ. Trái bần có vị vừa chua, vừa chát giống với cuộc đời hẩm hiu, chát chứa, đắng cay của người phụ nữ. Khi già, những trái bần ấy rụng xuống sông ngòi, bập bềnh theo sóng, lênh đênh vô định giống như cuộc đời chìm nổi không phương hướng của những người phụ nữ. Ngay cả tên gọi của nó đã khiến ta liên tưởng đến sự bần hàn, túng thiếu, khổ sở. Trong ca dao than thân, hơn một lần ta thổn thức chứng kiến người phụ nữ xé lòng đau đớn, đem thân phận của mình gắn với ấy những vật tầm thường, nhỏ nhoi để than, để trách: Thân em như giếng giữa đàng, thân em như quả cau khô, thân em như củ ấu gai,...Hình ảnh so sánh gợi hình đặc sắc ấy đã nói lên thân phận nhỏ bé, bất hạnh của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Trái bần tự thân nó đã nhỏ bé, thấp hèn, cũng như số phận của người phụ nữ vốn dĩ đã mong manh, yếu đuối. Rồi sẽ ra sao đây khi những dòng đời nhỏ bé ấy bị xô ngã bởi gió dập, sóng dồn?

“Gió đạp sóng dồn biết tấp vào đâu?”

Câu hỏi từ như một lời than thân trách phận đầy đau đớn, não nề, bất lực của người phụ nữ không được làm chủ cuộc đời của chính mình. Nếu như trái bần nổi lênh, dập dềnh trước bão tố, sóng gió của dòng sông vô định thì người phụ nữ cũng bấp bênh, trôi nổi, mất phương hướng trong cuộc đời của chính mình. Câu hỏi cũng là nỗi băn khoăn từ ngàn đời của người phụ nữ mà không bao giờ có tiếng vọng hồi đáp. Lễ giáo phong kiến trọng nam khinh nữ, quan niệm Nho giáo tam tòng tứ đức khắc nghiệt đã trói chặt quyền sống và quyền hạnh phúc của người phụ nữ, họ chấp nhận và tuân theo như một định mệnh. Bài ca dao không chỉ là tiếng nói cảm thông, chua xót của nhân dân đối với thân phận nhỏ bé, hẩm hiu, lênh đênh, trôi nổi của người phụ nữ mà còn là lời lên án, tố cáo đanh thép đối với những thế lực tước đoạt quyền sống, quyền tự do, quyền hạnh phúc của con người.

Với hình ảnh so sánh đặc sắc “trái bần trôi” đã khắc họa rõ nét cuộc đời nhỏ bé, tội nghiệp, lênh đênh, vô định của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Thân phận của người phụ nữ trở thành mạch nguồn xuyên suốt dòng chảy văn học. Từ ca dao than thân đến văn học trung đại, các tác giả vẫn luôn quan tâm đến thân phận của người phụ nữ như “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương, Truyện Kiều của Nguyễn Du,...

Cảm nghĩ về câu ca dao Thân em như trái bần trôi/ Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu? (mẫu 10)

Ca dao thường thể hiện lời xót thương cho số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Một trong số đó là bài ca dao:

“Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu?”

Bài ca dao mở đầu bằng mô-típ quen thuộc - “thân em”. Hai tiếng “thân em” gợi cảm giác yếu đuối, mong manh và khiêm nhường. Cùng với đó “thân em” được so sánh với “trái bần trôi”. Trước hết “trái bần trôi” là loại quả dại mọc ở ven sông vùng Nam bộ. Đặc trưng của trái bần mang nhiều nét tương đồng với cuộc đời và thân phận của người phụ nữ. Trái bần có vị vừa chua, vừa chát cũng giống với cuộc đời lận đận của người phụ nữ xưa. Trái bần đến khi già thường rụng xuống sông ngòi, lênh đênh theo dòng nước.

Trong ca dao than thân, người phụ nữ đã so sánh bản thân với rất nhiều hình ảnh. Ví dụ như “Thân em như giếng giữa đàng”, “Thân em như quả cau khô”, “Thân em như củ ấu gai”... Tất cả hình ảnh so sánh đó đều cho thấy thân phận nhỏ bé, thấp hèn của người phụ nữ. Và ở đây “trái bần” cũng mang ý nghĩa như vậy.

Tiếp đến, câu thơ tiếp theo “Gió đạp sóng dồi biết tấp vào đâu?”. Đó là một câu hỏi từ, hỏi đấy mà như một lời than thân, trách phận nhiều hơn. Nếu như trái bần trôi giữa dòng nước chẳng biết về đâu. Thì cuộc đời của người phụ nữ cũng như vậy. Lễ giáo phong kiến trọng nam khinh nữ khiến cho người phụ nữ không có quyền làm chủ số phận của bản thân. Họ phải sống phụ thuộc vào những người khác - không có quyền tự do yêu đương, hôn nhân.

Bài ca dao “Thân em như trái bần trôi” chính là lời than thân, trách phận cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

Xem thêm các bài văn mẫu Ngữ văn 7 hay, chi tiết khác:

Cảm nghĩ về người thân trong gia đình

Tả người bạn thân của em

Cảm nghĩ về đêm trăng trung thu

Hãy kể lại một sự việc em lỡ gây ra khiến bố mẹ buồn phiền

Biểu cảm về loài hoa em yêu

1 4,800 08/06/2022
Tải về