SBT Ngữ Văn 8 Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt trang 20 - Kết nối tri thức

Với giải SBT Ngữ Văn lớp 8 Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt trang 20 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 8.

1 234 30/11/2023


Giải SBT Ngữ Văn 8 Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt trang 20 - Kết nối tri thức

Bài tập 1 trang 20 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc lại văn bản Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam (từ Không còn những ước lệ văn hoa sang trọng đến một câu thơ hiếm có) trong SGK (tr. 62 – 63) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 20 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Nội dung chính của đoạn trích là gì? Những câu văn nào thể hiện rõ nhất nội dung ấy?

Trả lời:

Nội dung chính của đoạn trích: Thu âm là bài thơ khái quát về cảnh thu ở nhiều thời điểm khác nhau, và cảnh thu ấy mang về đeo bình dị, chân thực. Ta có thể xác định được nội dung trên dựa vào hai câu văn nằm ở phần đầu, khái quát ý của toàn đoạn trích:

- Không còn những ước lệ văn hoa sang trọng “rèm châu, “lâu ngọc, “chén vàng.... mà bình dân, “nhà cỏ thấp le te, tiến lên hiện thực rồi.

- Bài thơ này, theo tôi, không phải chỉ nói trong một thời điểm, là trong một đêm trăng hạn định, mà là tổng hợp nhiều thời điểm, khái niệm, khái quát về cảnh thu.

Câu 2 trang 20 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Tác giả cho rằng bài thơ Thu ẩm là “tổng hợp của nhiều thời điểm, khái niệm, khái quát về cảnh thu”. Em hãy dẫn ra một vài lí lẽ, bằng chứng mà tác giả sử dụng để làm sáng tỏ điều đó.

Trả lời:

Những lí lẽ, bằng chứng mà tác giả sử dụng để làm sáng tỏ nhận định Thu ẩm là “tổng hợp của nhiều thời điểm, khái niệm, khái quát về cảnh thư”:

– Nếu chỉ nói cảnh một đêm thu có trăng, thì bài thơ tù túng và thiếu lô-gíc.

– Ngõ tối đêm sâu thì mâu thuẫn với Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.

– Đưa Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt vào cảnh một đêm có trăng, thì không hợp, không điển hình gì cả.

– Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt chắc hẳn không phải là trời một đêm trăng, mà phải là trời một buổi chiều.

Như vậy, tác giả đã dùng các lí lẽ, bằng chứng để phủ nhận việc coi Thu ẩm là bài thơ viết về một thời điểm và khẳng định bài thơ là tổng hợp cảnh thu ở nhiều thời điểm khác nhau, bao gồm: đêm có trăng; đêm tối, sâu và buổi chiều.

Câu 3 trang 20 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Xuân Diệu cảm nhận như thế nào về câu thơ “Làn ao lóng lánh bóng trăng loe”? Em có nhận xét gì về cách cảm nhận của Xuân Diệu?

Trả lời:

Câu thơ Làn ao lóng lánh bóng trăng loe được Xuân Diệu cảm nhận như sau:

– Bóng trăng vàng từ mặt nước ao sáng loé ra.

– Bốn chữ "I" khá nặng (làn, lóng, lánh, loe) gợi chất vàng nước kim loại.

– Ba dấu sắc khứ thanh (lóng, lánh, bóng) gợi ánh sáng bắn đi.

– Từ loe với âm oe gợi cái gì tròn (tròn xoe), như cái ao.

– Đây là một câu thơ hiếm có của một thi sĩ thật có tài.

Xuân Diệu đã cảm nhận về vẻ đẹp của câu thơ trên cả phương diện nội dung và hình thức. Ông đã tưởng tượng, liên tưởng để hình dung về hình ảnh “bóng trăng vàng từ mặt nước ao sáng loé ra”. Đây là cảm nhận về nội dung về đối tượng được nói đến trong câu thơ. Không chỉ vậy, ông còn phân tích kí lưỡng về hình thức nghệ thuật của câu thơ, từ cách dùng bốn phụ âm "l" liền tiếp, đến thanh điệu, vẫn điệu. Trên cơ sở các phân tích đó, ông đánh giá “Đây là một câu thơ hiếm có” “của một thi sĩ thật có tài”. Có thể thấy, Xuân Diệu có cảm nhận rất toàn diện, tinh tế về vẻ đẹp của câu thơ. Những phân tích của ông bám sát từ ngữ, hình ảnh trong câu thơ. Đánh giá, kết luận đưa ra giàu sức thuyết phục dựa trên cơ sở phân tích chi tiết, cụ thể.

Câu 4 trang 20 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Các cụm từ theo tôi, cho nên tôi hiểu trong đoạn trích có tác dụng gì?

Trả lời:

Các cụm từ theo tôi, cho nên tôi hiểu trong đoạn trích thể hiện đây là quan điểm, đánh giá của cá nhân tác giả. Trong văn bản nghị luận văn học, tác giả thường dùng cách diễn đạt này để nhấn mạnh quan điểm của mình.

Câu 5 trang 20 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Tác giả cho rằng các câu 2, 3, 4, 5 của bài thơ Thu ẩm “hay trong cái thực của nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, chứ không bay đi đâu xa khác”. Em hiểu như thế nào về đánh giá trên?

Trả lời:

Khi đánh giá các câu 2,3,4,5 của bài thơ Thu ẩm” hay trong cái thực của nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, chứ không bay đi đâu xa khác” tức là tác giả cho rằng các câu thơ trên hay ở chỗ chúng gợi ra vẻ đẹp giản dị, chân thực của mùa thu ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. “Cái thực” ở đây là những hình ảnh giản dị, chân thực, thường thấy ở làng quê miền Bắc như ngõ tối đêm sâu, đóm lập loè, lưng giậu, làn ao. “Bay đi đâu xa khác” có nghĩa là mùa thu ở những phương trời khác, thường được thể hiện bằng những hình ảnh ước lệ, văn hoa, sang trọng, xa lạ, không mang đặc trưng của cảnh sắc Việt Nam.

Bài tập 2 trang 20 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc lại văn bản Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam (từ Trong ba bài thơ đến cho nhẹ nhõm trong sáng?) trong SGK (tr. 63) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 20 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đoạn trích thể hiện nội dung gì? Dựa vào đâu em có thể xác định điều đó?

Trả lời:

Đoạn trích thể hiện nội dung: Thu vịnh là bài thơ mang cái hồn, cái thần của cảnh vật mùa thu nhất trong chùm thơ thu của Nguyễn Khuyến.

Có thể xác định nội dung của đoạn trích dựa vào câu chủ đề: “Trong ba bài thơ, bài này mang cái hồn của cảnh vật mùa thu hơn cả, cái thanh, cái trong, cái nhẹ, cái cao.”. Các câu còn lại trong đoạn đều hướng đến làm sáng tỏ ý được nói đến trong câu chủ đề.

Câu 2 trang 20 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Tác giả đã làm sáng tỏ nhận xét “Cái hồn, cái thần của cảnh thu là nằm ở trong bầu trời, ở trên trời thu.” như thế nào?

Trả lời:

Nhận xét “Cái hồn, cái thần của cảnh thu là nằm ở trong bầu trời, ở trên trời thu được làm sáng tỏ qua các lí lẽ, bằng chứng:

– “Trời thu rất xanh rất cao toả xuống cả cảnh vật.

– “Cây tre Việt Nam ta [...] như cái cần câu in lên trời biếc, gió đẩy đưa khe khế, thật là thanh đạm, hợp với hồn thu

“Song thưa để mặc bóng trăng vào cũng thuộc về trời cao.”

Tác giả đã lựa chọn phân tích những hình ảnh gắn với bầu trời, được cảm nhận trong không gian bầu trời để làm rõ cho nhận xét trên.

Câu 3 trang 20 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Xuân Diệu đã diễn giải ý hai câu kết của bài thơ Thu vịnh như thế nào? Em hãy nhận xét về cách phân tích hai câu kết của tác giả.

Trả lời:

Ý của hai câu kết được diễn giải như sau: "Sao ta còn bị buộc chân ở đây, sa lầy trong vòng danh lợi ố bẩn phi nghĩa này? Sao ta chưa trả mũ từ quan quy khứ như Đào Uyên Minh, cho nhẹ nhóm trong sáng?

Hai câu kết được tác giả phân tích bằng cách giải thích rõ ý thơ, khiến cho người đọc hiểu được nỗi “thẹn” của Nguyễn Khuyến là gì, và vì sao có nổi theo đó. Xuân Diệu đã đặt mình vào vị trí của Nguyễn Khuyến, nói hộ nỗi lòng của Tam Nguyên Yên Đổ qua từ ta. Cách xưng hỗ "ta như vậy khiến người đọc thấy được sự đồng cảm sâu sắc giữa tác giả của bài văn nghị luận – Xuân Diệu – và tác giả của bài thơ – Nguyễn Khuyến. Hơn nữa, Xuân Diệu đã diễn giải, phân tích hai câu thơ kết dưới hình thức câu hỏi tu từ. Điều này khiến cách diễn đạt không khô khan, xuôi chiều mà giàu cảm xúc, thu hút sự chú ý của người đọc.

Câu 4 trang 20 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Em có nhận xét gì về cách tác giả nêu bằng chứng trong đoạn trích?

Trả lời:

Trong đoạn trích, tác giả đã sử dụng hai cách nêu bằng chứng:

– Trích dẫn trực tiếp cả câu thơ (các câu Song thưa để mặc bóng trăng vào, Một tiếng trên không ngỗng nước nào, Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái, Nước biếc trông như tầng khói phủ).

– Dẫn ý được nói đến trong câu (các câu Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao, Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu, Nhân hứng cũng vừa toan cất bút, Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào được dẫn ý, diễn giải ý nghĩa của câu thơ chứ không trích nguyên văn).

Có thể thấy, việc nêu bằng chứng theo cả hai cách như trên khiến các bằng chứng đưa ra vừa đảm bảo tính chân thực, cụ thể lại vừa linh hoạt, phong phú.

Câu 5 trang 20 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: So với cách phân tích bằng chứng trong đoạn trích ở bài tập 1, cách phân tích bằng chứng trong đoạn này có gì khác biệt?

Trả lời:

Em tự đối chiếu cách phân tích bằng chứng trong đoạn trích ở bài tập 1 và bài tập 2, từ đó tìm ra sự khác biệt.

Lưu ý: Cách phân tích bằng chứng trong đoạn trích ở bài tập 1 thiên về giải thích, cắt nghĩa từ ngữ, mô tả hình ảnh. Cách phân tích bằng chứng trong đoạn trích ở bài tập 2 thiên về gợi mở ý được nói đến trong câu thơ. Ngoài hai bằng chứng Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao, Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu được nhà thơ diễn giải, mô tả cụ thể, trong những câu thơ sau, Xuân Diệu không hình dung cụ thể vẻ đẹp của cảnh thu, mà chỉ gợi tình – ý được gửi gắm trong đó. Thêm nữa, việc phân tích bằng chứng trong đoạn trích ở bài tập 1 còn gắn với so sánh, liên tưởng, mở rộng. Nhưng việc phân tích bằng chứng trong đoạn trích ở bài tập 2 không có sự so sánh, liên tưởng, mở rộng như vậy.

Từ việc tìm ra các điểm khác biệt, em cần ý thức rằng, trong văn bản nghị luận văn học, tác giả có thể phân tích bằng chứng theo nhiều cách khác nhau Điều đó tạo nên sự phong phú, đa dạng trong cách phân tích, tiếp cận đối tượng, khiến bài văn nghị luận trở nên hấp dẫn, thu hút độc giả.

Bài tập 3 trang 21 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc lại văn bản Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam (từ Bài “Thu vịnh” có thần hơn hết đến sự “đắc đạo” trong nghệ thuật ngôn ngữ) trong SGK (tr. 63 – 64) và chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi:

Câu 1 trang 21 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Nội dung chính của đoạn trích là:

A. Trong chùm thơ thu, bài Thu điếu là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam.

B. Trong chùm thơ thu, bài Thu điếu là điển hình hơn cả cho mùa thu của nông thôn miền Bắc Việt Nam.

C. Trong chùm thơ thu, bài Thu điếu mang cái thần của mùa thu xứ Bắc Việt Nam.

D. Trong chùm thơ thu, bài Thu điếu thể hiện rõ hơn cả nghệ thuật ngôn ngữ thơ Nguyễn Khuyến.

Trả lời:

Đáp án B

Câu 2 trang 21 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Theo tác giả, so với ngôn ngữ thơ của thời Lê Hồng Đức, ngôn ngữ trong bài Thu điếu có đặc điểm gì?

A. Gieo vần khó một cách tài tình

B. Kết hợp từ đúng lúc, đúng chỗ

C. Ngôn ngữ thơ thoải mái, tự nhiên

D. Ngôn ngữ thơ có sự đối xứng hài hoà

Trả lời:

Đáp án C

Câu 3 trang 21 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Câu văn “Bài “Thu vịnh” có thần hơn hết, nhưng ta vẫn phải nhận bài “Thu điếu” là điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam (ở Bắc Bộ).” sử dụng thành phần biệt lập nào?

A. Thành phần tình thái

C. Thành phần chêm xen (phụ chú)

B. Thành phần cảm thán

D. Thành phần gọi – đáp

Trả lời:

Đáp án C

Câu 4 trang 21 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Điểm thú vị nào sau đây của bài Thu điếu KHÔNG được tác giả đề cập trong đoạn trích?

A. Màu sắc của cảnh vật

B. Các chuyển động của cảnh vật, con người

C. Cách gieo vần, kết hợp từ

D. Cách sử dụng từ láy

Trả lời:

Đáp án D

Câu 5 trang 21 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Nhận xét “Cái thú vị của bài “Thu điếu” là ở các điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi.” đã khẳng định điều gì?

A. Màu sắc chủ đạo của mùa thu đồng bằng Bắc Bộ là màu xanh và màu vàng.

B. Bài Thu điếu gợi vẻ đẹp giản dị, chân thực của mùa thu Bắc Bộ, không hề ước lệ, sáo mòn.

C. Gam màu xanh là đặc trưng của bài Thu điếu, khác với hai bài thơ Thu ẩm và Thu vịnh.

D. Các “điệu xanh” thể hiện sự phong phú, đa dạng của màu sắc trong bài Thu điếu.

Trả lời:

Đáp án B

Bài tập 4 trang 22 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc lại đoạn (3) văn bản Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa trong SGK (tr. 67 - 68) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 22 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Theo tác giả, ý nghĩa của văn học nằm ở đâu?

Trả lời:

Theo tác giả, ý nghĩa của văn học nằm ở:

– Trong văn bản;

– Trong mối liên hệ nhiều mặt giữa văn bản với cuộc đời.

Câu 2 trang 22 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Tác giả cho rằng ngoài văn bản, phải tìm hiểu lịch sử, văn hoá, tâm lí,... mới thực sự là đọc hiểu văn bản nghệ thuật. Em hãy lấy ví dụ chứng minh cho điều đó.

Trả lời:

Em căn cứ vào những tác phẩm đã học, đã đọc, tự lấy ví dụ chứng minh. Chẳng hạn, khi hiểu về ý nghĩa của đêm giao thừa là đêm đoàn tụ, mỗi người cho dù đi đâu xa cũng cố gắng trở về quây quần bên gia đình trong buổi tối trước thềm năm mới, người đọc sẽ hiểu hơn về sự bất hạnh của em bé bán diêm, đồng thời hiểu hơn những khao khát cháy bỏng của em khi thắp lên những que diêm bé nhỏ.

Câu 3 trang 22 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Tác giả quan niệm “tác phẩm văn học có nhiều tầng nghĩa, đa nghĩa, mơ hồ không dễ gì tóm lược được vào một câu nhận định hay công thức nào đó”. Bằng trải nghiệm đọc của mình, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Trả lời:

Em căn cứ vào trải nghiệm đọc của mình để làm sáng tỏ ý kiến. Ví dụ, khổ thơ Anh ngồi lặng lẽ/ Dưới cội mai vàng/ Dài bao thương nhớ/ Mùa xuân nhân gian trong bài Đồng dao mùa xuân của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có thể hiểu là nỗi thương nhớ dành cho những mùa xuân tươi đẹp ở trần gian của người lính đã hi sinh, lại vừa có thể hiểu là nỗi thương nhớ của những người ở lại (đồng đội, nhân dân) dành cho người lính ấy.

Câu 4 trang 22 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Trong đoạn trích, có ba câu được bắt đầu bằng cụm từ không ai. Việc lặp lại như vậy có tác dụng gì?

Trả lời:

Trong đoạn trích, có ba câu được bắt đầu bằng cụm từ không ai (“Không ai có thể đọc tác phẩm một lần là xong”, “Không ai có tiếng nói cuối cùng”, “Không ai là người duy nhất đúng”). Việc lặp lại như vậy có tác dụng khẳng định, nhấn mạnh quan điểm của tác giả về tính đa nghĩa của tác phẩm văn học và sự bình đẳng của người đọc trong việc tiếp nhận tác phẩm. Việc lặp lại như vậy cũng khiến lời văn nghị luận trở nên hùng hồn, giàu nhịp điệu, gia tăng sức hấp dẫn cho lời văn.

Câu 5 trang 22 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Em có nhận xét gì về cách sử dụng lí lẽ của tác giả trong đoạn trích?

Trả lời:

Em đọc kĩ văn bản và đưa ra nhận xét về cách sử dụng lí lẽ của tác giả. Lưu ý: Lí lẽ của tác giả vừa dựa trên cơ sở lí thuyết (lí thuyết tiếp nhận), vừa dựa trên cơ sở thực tiễn (thực tế tác phẩm văn học có nhiều tầng nghĩa, đa nghĩa, mơ hồ). Bởi vậy, những lí lẽ mà tác giả đưa ra rất chặt chẽ và giàu sức thuyết phục.

Bài tập 5 trang 22 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc lại văn bản Nắng mới – sự thành thực của một tâm hồn giàu mơ mộng trong SGK (tr. 83 – 85) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 22 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Vấn đề được tác giả bàn luận trong văn bản là gì?

Trả lời:

Văn bản Nắng mới - sự thành thức của một tâm hồn giàu mơ mộng bàn về cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình, đồng thời phân tích vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ (cấu tử, ngôn ngữ, hình ảnh).

Câu 2 trang 22 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Tác giả đã giải thích như thế nào về nghĩa của cụm từ nắng mới?

Trả lời:

Em đọc kĩ đoạn từ Hai chữ "nắng mới" đến được gợi lên từ đó (SGK, tr. 84) để chỉ ra cách giải thích của nhà thơ về ý nghĩa của cụm từ nắng mới.

Câu 3 trang 22 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Trong cảm nhận của tác giả, nắng mới của hiện tại và hoài niệm khác nhau như thế nào? Vì sao lại có sự khác biệt ấy?

Trả lời:

Em đọc kĩ đoạn từ Song có một điều lạ đến điểm son trong nỗi nhớ về tuổi thơ (SGK, tr. 84) để tìm ra sự khác biệt của nắng mới trong hiện tại và hoài niệm. Em cần chỉ ra nắng mới trong hiện tại buồn, mông lung; còn nắng mới trong hoài niệm thì nao nức, tươi vui.

Sở dĩ có sự khác biệt ấy, bởi theo tác giả, nắng mới trong hoài niệm gắn với hình ảnh người mẹ và cậu bé lên mười được mẹ chăm chút. Còn trong hiện tại, mẹ đã không còn, nhà thơ chìm trong tâm trạng “quạnh hiu, xa vắng”.

Câu 4 trang 22 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Tác giả đã phân tích những hình ảnh nào trong bài thơ để đi đến nhận định: “không nhiều hình ảnh nhưng hình ảnh nào cũng linh động, cũng rất có hồn”? Em có nhận xét gì về cách phân tích của tác giả?

Trả lời:

Tác giả cho rằng bài thơ không nhiều hình ảnh nhưng hình ảnh nào cũng linh động, cũng rất có hồn”. Tác giả đã tập trung phân tích các hình ảnh: nắng mới (trong hiện tại – bên song và trong quá vãng – ngoài nội, trước giậu thưa); màu áo đỏ; người mẹ (phơi áo đỏ, nét cười đen nhánh). Nhận xét về cách phân tích của tác giả:

– Phân tích các hình ảnh theo thứ tự xuất hiện trong bài thơ.

– Các hình ảnh trong bài thơ đều được tác giả nói đến, nhưng tác giả không phân tích dàn trải mà lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu, nổi bật để tập trung phân tích kĩ lưỡng và đưa ra lời bình ấn tượng (hình ảnh nắng mới, màu áo đỏ, và nét cười đen nhánh).

– Phân tích bám sát các từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ. Tác giả làm rõ cái hay của ngôn ngữ thơ bằng cách đưa ra các từ gần nghĩa, từ đó khiến người đọc thấy được sự lựa chọn ngôn ngữ của nhà thơ là tinh tế, ấn tượng (đoạn phân tích từ “nét” trong “nét cười đen nhánh”).

– Phân tích gắn với liên tưởng, so sánh (so sánh nét cười của mẹ với nụ cười của những cô hàng xén trong bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm,...). – Các lí giải lô-gíc, chặt chẽ (chú ý các từ ngữ tạo sự liên kết, lô-gíc trong văn bản như sở dĩ, chính vì,...).

Câu 5 trang 22 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Tác giả cho rằng: “Nắng mới là một bài thơ hết sức thành thực của một tâm hồn giàu mơ mộng”. Em hiểu ý kiến trên như thế nào?

Trả lời:

Tác giả cho rằng:“Nắng mới là một bài thơ hết sức thành thực của một tâm hồn

giàu mơ mộng”. Ý kiến này có thể hiểu như sau:

- Nắng mới thể hiện sự thành thực của tâm hồn nhà thơ. Cảm xúc của nhà thơ được thể hiện rất chân thực, từ nỗi buồn trong hiện tại đến niềm vui được có mẹ trong quá vãng.

- Lưu Trọng Lư là nhà thơ có tâm hồn “giàu mơ mộng. Sự mơ mộng ấy thể hiện ở chất mộng của hoài niệm, ở tâm trạng “chập chờn sống lại,

Như vậy, ý kiến trên khẳng định sự chân thành trong cảm xúc của nhà the giàu mơ mộng Lưu Trọng Lư. Theo tác giả, chính bởi sự chân thành ấy mà Nắng mới đã “gợi niềm đồng vọng sâu xa ở tâm hồn nhiều bạn đọc”.

Câu 6 trang 22 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Em hãy chỉ ra trong văn bản một số câu văn thể hiện đánh giá chủ quan của người viết.

Trả lời:

Em đọc kĩ văn bản và chỉ ra những câu văn thể hiện đánh giá chủ quan của người viết. Chú ý những câu văn thể hiện sự phán đoán, ý kiến chủ quan của tác giả. Ví dụ: “Khi viết những dòng ấy, chắc hẳn nhà phê bình có nghĩ đến bài Nắng mới”, “Có lẽ cũng nhờ màu đỏ ấy mà việc phơi áo của mẹ càng trở thành một điểm son trong nỗi nhớ về tuổi thơ”, “Đọc bài thơ này chắc ta chẳng còn thờ ơ với mỗi năm một lần nắng mới”,...

Câu 7 trang 22 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Em hãy xác định thành phần biệt lập trong câu văn sau và chỉ ra tác dụng của nó: “Đọc bài thơ này chắc ta chẳng còn thờ ơ với mỗi năm một lần nắng mới”.

Trả lời:

Từ chắc là thành phần tình thái, có tác dụng thể hiện sự phỏng đoán tương đối chắc chắn của tác giả về tình cảm của độc giả sau khi đã đọc bài thơ Nắng mới.

Bài tập 6 trang 23 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Trong số không nhiều nhân vật của bức tranh mộc mạc mà đầm ấm không khí gia đình ấy, bé Sơn là cậu bé có tâm hồn đa cảm khi em “cầm giơ những cái áo len thấy mát lạnh cả tay” Hoặc “Từ bộ quần áo thoảng ra hơi mốc của vài gấp lâu trong hòm, làm Sơn nhớ lại những buổi đầu mùa rét từ bao giờ lâu lắm... Nếu Thạch Lam chợt dừng ở đó thì tuy chưa phải là một truyện ngắn nhưng đó là một tuỳ bút rất hay với tiêu đề: cảm nhận của Sơn trong cái phút chuyển mùa. Nhưng vì là một truyện ngắn nên bức tranh trở dạ của thiên nhiên có gái thêm vào một chi tiết gi móc nối với phần sau. Nhưng hoàn toàn không hề khiên cưỡng, mà trái lại, rất tự nhiên. Đó là khi tìm áo cho các con, mẹ Sơn có giơ lên một cái áo bóng cánh đã có nhưng còn lành lặn mà nói với mọi người: “Đây là áo của cô Duyên đây. Vị thanh của phần thứ nhất, đầu mối của câu chuyện cũng từ chi tiết bất ngờ tưởng như là “ngoài cuộc” ấy. Sở dĩ gọi nó là vĩ thanh của đoạn đầu bởi đây là thời điểm lắng lại của tình thương mến xa xôi hướng về một người thân đã không còn bao giờ có mặt. Tất cả những người trong gia đình đều bồi hồi xúc động, lẽ ấy đương nhiên. Riêng với Sơn, có lẽ vì gần tuổi với Duyên, nên câu nhắc của mẹ làm Sơn nhớ em mà “cảm động và thương em quá”. Còn người nhắc, có thể cũng do vô tình, nhưng tự nó chạm đến chỗ đau, mẹ Sơn không kém phần thương nhớ Duyên thiệt phận, nhưng bà biết kìm nén lòng mình. Chỉ những ai tinh ý và đồng điệu với nỗi niềm này mới “giải mã” được tiếng nói vô ngôn. Chẳng thế mà khi vú già nhắc đến Duyên, người mẹ đã không nói gì. Nhưng đến lúc Sơn lại gần để mặc áo, “Sơn thấy mẹ hơi rơm rớm nước mắt”. Bởi vậy, “Đây là áo của cô Duyên đây” là một chi tiết bất ngờ mà vô cùng quan trọng. Giả sử không có nó thì chị em Sơn dù có thương Hiện đến mấy cũng đành phải bó tay mà ngậm ngùi thương cảm, không xác lập được hình thức của tình thương. Không có nó thì mạch truyện đứng yên không còn khả năng tung phá, mở những hướng đi bất ngờ để từ đó mỗi nhân vật có một lần tự nhận diện trong sự cọ xát vào nhau mà phát sáng...

(Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường, Thạch Lam và Hồ Dzếnh, Lê Bảo biên soạn và tuyển chọn, NXB Giáo dục, 1999, tr. 66 – 67)

Câu 1 trang 23 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đoạn trích tập trung phân tích tác dụng của chi tiết nào trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa?

Trả lời:

Đoạn trích tập trung phân tích tác dụng của chi tiết mẹ Sơn nói với mọi người về chiếc áo bông cũ của em Duyên trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa.

Câu 2 trang 23 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Nhận xét “bé Sơn là cậu bé có tâm hồn đa cảm” được tác giả làm sáng tỏ qua những bằng chứng nào?

Trả lời:

Nhận xét “bé Sơn là cậu bé có tâm hồn đa cảm” được tác giả làm sáng tỏ qua hai bằng chứng:

- Sơn “cầm giơ những cái áo len thấy mát lạnh cả tay”.

– “Từ bộ quần áo thoảng ra hơi mốc của vải gấp lâu trong hòm, làm Sơn nhớ lại những buổi đầu mùa rét từ bao giờ lâu lắm”.

Câu 3 trang 23 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Theo tác giả, vì sao chi tiết mẹ Sơn nói với mọi người về chiếc áo của em Duyên lại vô cùng quan trọng? Em có nhận xét gì về cách giải thích của tác giả?

Trả lời:

Theo tác giả, chi tiết mẹ Sơn nói với mọi người về chiếc áo bông cũ của em Duyên vô cùng quan trọng, vì:

- Chi tiết này có vai trò như một vĩ thanh của phần đầu, giúp cảm xúc thương mến hướng về người thân đã mất trở nên lắng đọng.

- Chi tiết này kết nối chặt chẽ với hành động cho áo, là biểu hiện cụ thể để nhà văn thể hiện tấm lòng, tình yêu thương của chị em Sơn với bé Hiên, giúp chị em Sơn “xác lập được hình thức của tình thương”.

- Chi tiết này giúp móc nối với phần sau của câu chuyện, đóng vai trò là đầu mối, giúp mạch truyện có khả năng tung phá, mở ra những hướng đi bất ngờ.

Có thể thấy, tác giả đã giải thích ý nghĩa quan trọng của chi tiết mẹ sau nói với mọi người về chiếc áo bóng củ của em Duyên trên cả hai phương diện nội dung và hình thức của tác phẩm. Cách giải thích như vậy là toàn diện chặt chẽ, xác đáng và thuyết phục.

Câu 4 trang 23 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Em hãy tìm trong đoạn trích các câu văn có sử dụng thành phần biệt lập và cho biết tác dụng của thành phần biệt lập đó.

Trả lời:

Các câu văn sử dụng thành phần biệt lập.

- Riêng với Sơn, có lẽ vì gần tuổi với Duyên, nên câu nhắc của mẹ làm Sơn nhỏ em

mà “cảm động và thương em quá.

=> Thành phần tình thái thể hiện qua từ có lẽ.

- Còn người nhắc, có thể cũng do vô tình, nhưng tự nó chạm đến chỗ đau, mẹ Sơn không kém phần thương nhớ Duyên thiệt phận, nhưng bà biết kim nén lòng minh. => Thành phần tình thái thể hiện qua từ có thể.

Em căn cứ vào kiến thức đã học để xác định tác dụng của các thành phần tình thái trên.

Bài tập 7 trang 24, 25, 26 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc đoạn trích sau của Văn Giá và trả lời các câu hỏi:

Nhà văn tập trung bút lực miêu tả hình ảnh màu xanh của nước biển chiều và hình ảnh mặt trời đang lên trên biển. Đến đây, người đọc mới thực sự được chứng kiến cuộc chạy đua của ngôn từ Nguyễn Tuân với tạo hoá. Hay nói cách khác, đây là những màn trình diễn ngôn từ nghệ thuật thật náo nhiệt, ngoạn mục của Nguyễn Tuân. Hãy xem tác giả nói về màu xanh của nước biến chiêu: “xanh quá quắt, “xanh như là chuối non, “xanh như lá chuối già” “xanh như mùa thu ngả cốm làng Vòng" Cách vi von của dân gian thường ví sự vật này với sự vật khác có một vài đặc điểm tương đồng. Ba trường hợp trên, Nguyễn Tuân đã đi theo cách này. Song không chỉ dừng lại ở một cách này, mà ông đã đem ví màu xanh nước biển với những hình ảnh trong vốn liếng văn chương cổ điển: “xanh như cái màu áo Kim Trọng, “xanh như cái với áo nước mắt của ông quan Tư mã” Đi xa hơn nữa, ông ví nó với “trang sử loài người lúc con người còn phải viết vào thân trẻ”; và với “màu xanh dầu xăng của những người thiếu quê hương”. Những cách ví von này, như tác giả thú nhận: vẫn còn hơi trừu tượng. Chúng được huy động ra từ vốn văn hoá rộng rãi và sự nếm trải cuộc đời của tác giả. Đến đây, người đọc bỗng nhớ đến những trang văn trong bút kí “Thiếu quê hương” của nhà văn viết những năm trước cách mạng. Một chàng Nguyễn sống xê dịch, sống dài dạc, hoang mang, bế tắc, sống ngay trong lòng Tổ quốc mà vẫn cảm thấy “thiếu quê hương”. Đó là cái màu xanh ốm yếu, bệnh tật. Nhà văn không ngần ngại nhớ về một mảng đời đã qua, và như thế dường như để cảm nhận cho sâu hơn cái màu xanh trong trẻo và thuần khiết của nước biển Cô Tô chiều nay. Cách vi von một sự vật cụ thể với một ý tưởng trừu tượng vẫn là cách thường dùng của ngòi bút Nguyễn Tuân, và trong nhiều trường hợp, ông đã rất thành công. Cả đoạn văn ở trên, nhà văn không chỉ miêu tả màu nước biển, mà còn miêu tả bản thân quá trình lựa chọn ngôn từ của chính mình. Một cách ví von vừa được đưa ra, ngay sau đó đã là một sự nghi ngờ, phủ định; rồi tiếp tục lại xuất hiện các cách ví von khác. Qua đoạn này, nhà văn đã tiến hành mô tả kép cùng một lúc hai đối tượng: màu xanh nước biển và cuộc săn tìm chữ nghĩa của chính mình. Người đọc thấy được vẻ đẹp trong rất nhiều sắc thái tinh tế của vùng biển Cô Tô, đồng thời thấy một Nguyễn Tuân lao động hết mình trên con chữ. Hai câu văn về cuối được xem như là một sự nhượng bộ dễ thương của nhà văn trong cuộc chạy đua với tạo vật: “Chao ôi, nước biển Cô Tô chiều nay xanh cái màu xanh của ngọc bích. Hoặc là chao ôi, nó xanh như một niềm hi vọng trên cửa bể”. Câu văn hữu tình và hiền lành biết mấy!

(Trần Hoà Bình – Lê Dy – Văn Giá, Bình văn, NXB Giáo dục, 1997, tr. 161 – 163)

Câu 1 trang 24 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đoạn trích trên chủ yếu bàn luận về vấn đề gì?

A. Vẻ đẹp đa dạng, biến ảo của màu nước biển Cô Tô và cảnh mặt trời lên trên biển

B. Những so sánh độc đáo của Nguyễn Tuân khi gợi tả màu xanh của nước biển Cô Tô..

C. Quá trình lựa chọn ngôn từ của Nguyễn Tuân khi miêu tả màu xanh của nước biển Cô Tô

D. Sự hồi tưởng và cảm xúc của nhà văn về quãng đời đã qua khi đứng trước biển Cô Tô

Trả lời:

Đáp án C

Câu 2 trang 25 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Theo tác giả, Nguyễn Tuân sử dụng cách ví von của dân gian trong những trường hợp nào sau đây?

A. Xanh như lá chuối non, xanh như lá chuối già

B. Xanh như cái vạt áo nước mắt của ông quan Tư mã

C. Xanh như cái màu áo Kim Trọng

D. Xanh như trang sử loài người, lúc con người còn phải viết vào thân tre

Trả lời:

Đáp án A

Câu 3 trang 25 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đoạn trích tập trung phân tích biện pháp tu từ gì được sử dụng trong văn bản Cô Tô?

A. Nhân hoá

C. Điệp ngữ

B. So sánh

D. Hoán dụ

Trả lời:

Đáp án B

Câu 4 trang 25 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Theo tác giả, quá trình lựa chọn ngôn từ của Nguyễn Tuân trong Cô Tô diễn ra như thế nào?

A. Mô tả cùng một lúc hai đối tượng: màu xanh nước biển và cuộc săn tìm chữ nghĩa của chính mình

B. Đưa ra một cách ví von, ngay sau đó phủ định, rồi lại đi tìm một cách diễn đạt khác

C. Lựa chọn trong vốn trải nghiệm của mình những hình ảnh phù hợp để so sánh

D. Lựa chọn trong vốn tri thức sách vở của mình những hình ảnh phù hợp để so sánh

Trả lời:

Đáp án B

Câu 5 trang 25 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Trong đoạn trích, tác giả đánh giá Nguyễn Tuân như thế nào?

A. Một nhà văn lao động nghiêm túc với con chữ.

B. Một nhà văn có trí tưởng tượng phong phú.

C. Một nhà văn giàu tri thức và trải nghiệm.

D. Một nhà văn giàu tình yêu với thiên nhiên.

Trả lời:

Đáp án A

Câu 6 trang 25 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: “Nhà văn không ngần ngại nhớ về một mảng đời đã qua, và như thế dường như để cảm nhận cho sâu hơn cái màu xanh trong trẻo và thuần khiết của nước biển Cô Tô chiều nay”. Thành phần tình thái dường như trong câu văn có tác dụng gì?

A. Thể hiện đánh giá chắc chắn của tác giả về mục đích của việc nhà văn Nguyễn Tuân không ngần ngại nhớ lại mảng đời đã qua

B. Thể hiện đánh giá không chắc chắn của tác giả về mục đích của việc nhà Văn Nguyễn Tuân không ngần ngại nhớ lại mảng đời đã qua

C. Thể hiện cảm xúc của tác giả về việc nhà văn Nguyễn Tuân không ngắn ngại nhớ về một mảng đời đã qua

D. Giải thích rõ hơn về mảng đời đã qua của nhà văn Nguyễn Tuân

Trả lời:

Đáp án B

Bài tập 8 trang 26, 27 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

(1) Thành công của “Lặng lẽ Sa Pa” còn có một phần quan trọng là ở chất thơ của truyện. Chất thơ ấy toát lên trong những bức tranh thiên nhiên Sa Pa tuyệt đẹp hiện ra dưới ngòi bút tác giả, đồng thời chất thơ còn thấm vào mọi yếu tố từ cốt truyện tình huống, đến mối quan hệ giữa các nhân vật cùng vẻ đẹp trong tình cảm và suy nghĩ của họ.

(2) Đây là cảnh nắng sớm trên những rừng thông non: “Nắng bây giờ bắt đầu len tới, đốt cháy rừng cây. Những cây thông chỉ cao quá đầu, rung tít trong nắng những ngón tay bằng bạc dưới cái nhìn bao che của những cây tử kinh thỉnh thoảng nhô cái đầu màu hoa cà lên trên màu xanh của rừng. Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe. Ánh nắng càng rực rỡ ở đoạn kết của truyện: “Lúc bấy giờ, nắng đã mạ bạc cả con đèo, đốt cháy rừng cây hừng hực như một bó đuốc lớn. Nắng chiếu làm cho bó hoa càng thêm rực rỡ và làm cho cô gái cảm thấy mình rực rỡ theo”... Những bức tranh đầy ánh sáng và màu sắc rực rỡ, như được nhìn và thể hiện bằng sự cảm nhận của một hoạ sĩ. Hai bức tranh đầy ánh sáng ấy được đặt ở đoạn đầu và đoạn cuối truyện đã tạo một cái nền không gian thật tươi sáng, trong trẻo cho câu chuyện về cuộc gặp gỡ tình cờ của ba nhân vật.

(3) Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” có gì đó gần như một bài thơ, với cái tứ là cuộc gặp gỡ tình cờ để lại nhiều dư vang trong lòng các nhân vật và cả trong tâm trí người đọc. Chất thơ ấy còn ở nhiều chi tiết đặc sắc được tác giả dụng công sáng tạo, có khi bất ngờ nhưng vẫn giữ được vẻ tự nhiên. Chẳng hạn, việc anh thanh niên đẩy cây gỗ chắn ngang đường để kiếm cớ được gặp người, cảnh vườn hoa bất ngờ hiện ra trước mắt hai vị khách và bó hoa mà anh thanh niên tặng cô gái lần đầu gặp gỡ, việc anh vội vã quay lại lúc họ từ biệt nhau mà không tiễn ông hoạ sĩ cùng cô kĩ sư đến tận xe,... đều là những chi tiết khá đặc sắc và để lại được ấn tượng.

(4) Không chỉ nhân vật người thanh niên mà tất cả các nhân vật trong truyện đều đẹp trong những suy nghĩ, cảm xúc, trong các mối quan hệ và cách sống, thậm chí ở nhiều chỗ vẻ đẹp ấy mang màu sắc lí tưởng. Vẻ đẹp và chất thơ của “Lặng lẽ Sa Pa” không phải là không có cơ sở trong hiện thực đời sống, ở thời kì truyện được viết, nhưng nó cũng tạo nên màu sắc lãng mạn cho tác phẩm.

(Nguyễn Văn Long, Phân tích tác phẩm văn học hiện đại Việt Nam từ góc nhìn thế loại. NXB Giáo dục Việt Nam, 2009, tr.192 193

Câu 1 trang 27 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đoạn trích trên tập trung bàn luận về vấn đề gì? Những từ ngữ nào giúp em xác định vấn đề được luận bàn trong đoạn trích?

Trả lời:

Đoạn trích tập trung bàn luận về vấn đề chất thơ trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa. Căn cứ vào các từ ngữ chất thơ, bài thơ, đặc biệt là chất thơ được lặp lại nhiều lần trong đoạn trích, người đọc có thể xác định được vấn đề trên.

Câu 2 trang 27 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Mỗi đoạn văn trong đoạn trích có vai trò như thế nào trong việc thể hiện vấn đề bàn luận?

Trả lời:

Đoạn trích bao gồm bốn đoạn văn. Mỗi đoạn văn có vai trò khác nhau trong việc thể hiện vấn đề bàn luận. Cụ thể:

- Đoạn (1) giới thiệu và nhận xét khái quát về chất thơ trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa.

- Đoạn (2) triển khai ý chất thơ thể hiện trong bức tranh thiên nhiên.

- Đoạn (3) triển khai ý chất thơ thể hiện trong tình huống và các chi tiết đặc sắc của truyện.

- Đoạn (4) triển khai ý chất thơ thể hiện trong những suy nghĩ, cảm xúc, trong các mối quan hệ và cách sống của các nhân vật trong truyện.

Câu 3 trang 27 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Tác giả đã chỉ ra chất thơ trong những yếu tố hình thức nghệ thuật nào của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa? Em hãy dẫn ra một câu văn thể hiện nhận xét, đánh giá của tác giả về những yếu tố hình thức nghệ thuật đó.

Trả lời:

Tác giả đã chỉ ra chất thơ trong những yếu tố hình thức nghệ thuật sau của truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa: cốt truyện, tình huống, các chi tiết đặc sắc.

Em căn cứ vào văn bản, chọn ra một câu văn thể hiện nhận xét, đánh giá của tác giả về các yếu tố hình thức của truyện. Ví dụ, có thể chọn câu: Chất thơ ấy còn ở nhiều chi tiết đặc sắc được tác giả dụng công sáng tạo, có khi bất ngờ nhưng vẫn giữ được vẻ tự nhiên.

Câu 4 trang 27 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Cách nêu bằng chứng trong đoạn (2) và đoạn (3) có gì khác biệt?

Trả lời:

Trong đoạn (2), tác giả nêu bằng chứng bằng cách trích dẫn trực tiếp các câu văn trong tác phẩm. Còn trong đoạn (3), tác giả nêu bằng chứng theo cách dẫn ý từ các chi tiết trong truyện.

Câu 5 trang 27 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Em hãy nêu một số lí lẽ và bằng chứng được tác giả sử dụng trong đoạn trích.

Trả lời:

Em đọc kĩ đoạn trích, căn cứ vào định nghĩa về lí lẽ, bằng chứng trong văn bản nghị luận văn học ở phần Tri thức ngữ văn (SGK, tr.60) để nêu ra một số lí lẽ, bằng chứng được tác giả sử dụng trong đoạn trích.

Xem thêm lời giải bài tập SBT Ngữ văn 8 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Viết trang 27

Nói và Nghe trang 27

1 234 30/11/2023


Xem thêm các chương trình khác: