Sách bài tập Ngữ Văn 8 Bài 2: Vẻ đẹp cổ điển - Kết nối tri thức

Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Bài 2: Vẻ đẹp cổ điển sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 8.

1 2,383 30/11/2023


Giải SBT Ngữ Văn 8 Bài 2: Vẻ đẹp cổ điển - Kết nối tri thức

Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt trang 13

Bài tập 1. trang 13 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc lại bài thơ Thu điếu (Mùa thu câu cá) trong SGK (tr. 40) và thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1 trang 13 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Kẻ bảng theo mẫu dưới đây (vào vở) và điền thông tin về đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật được thể hiện trong bài thơ:

Câu

Luật bằng trắc

Niêm

Vần

Đối

Trả lời:

Tham khảo gợi ý sau:

Câu

Luật bằng trắc

Niêm

Vần

Đối

1

BBTTTBB

B

2

TTBBTTB

Câu 2 với câu 3

B

3

TTBBBTT

Câu 3, 4

4

TBTTTBB

Câu 4 với câu 5

B

5

BBBTBBT

Câu 5, 6

6

TTBBTTB

Câu 6 với câu 7

B

7

TTBBBTT

8

TBTTTBB

B

Câu 2 trang 13 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Nhan đề Thu điếu có mối liên hệ với những hình ảnh nào trong bài thơ? Chọn phương án trả lời đúng.

A. Ao, lá vàng, sóng, ngõ trúc, khách, cá, chân bèo

B. Ao, thuyền câu, tầng mây, ngõ trúc, khách, tựa gối buông cần

C. Ao, thuyền câu, sóng, tựa gối buông cần, cá, chân bèo

D. Ao, sóng, lá vàng, gió, bầu trời, ngõ trúc, khách

Trả lời:

Đáp án C

Câu 3 trang 13 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc sáu câu thơ đầu và trả lời các câu hỏi sau:

a. Bức tranh thiên nhiên được tái hiện trong những khoảng không gian nào?

b. Chọn phân tích các từ ngữ tiêu biểu được nhà thơ sử dụng để miêu tả ao thu, thuyền câu, sóng nước, lá vàng, bầu trời, lối ngõ.

c. Hãy nhận xét về trình tự miêu tả không gian và đặc điểm của bức tranh thiên nhiên (đường nét, hình dáng, màu sắc, chuyển động, âm thanh,...).

Trả lời:

a. Bức tranh thiên nhiên được tái hiện trong những khoảng không gian: ao, bầu trời, lối ngõ

b. Em chọn một số từ ngữ tiêu biểu được nhà thơ sử dụng để miêu tả ao thu, thuyền câu, sóng nước, lá vàng, bầu trời, lối ngõ. Khi phân tích, cần nêu được các ý cơ bản sau:

– Ao thu: lạnh lẽo, trong veo – gợi tiết trời se lạnh, làn nước trong trẻo của mùa thu.

– Thuyền câu: bé tẻo teo – hình ảnh con thuyền bé nhỏ, xinh xắn.

– Sóng nước: biếc, hơi gợn tí – làn nước trong xanh, chỉ khẽ lăn tăn.

– Lá vàng: sẽ đưa vèo – rơi nhanh và rất nhẹ.

– Bầu trời: tầng mây lơ lửng, xanh ngắt – cao rộng, trong trẻo, tươi sáng.

– Lối ngõ: quanh co, vắng teo – nhỏ, ngoằn ngoèo, sâu hút, vắng vẻ.

c. Nhận xét về trình tự miêu tả không gian, về đặc điểm của bức tranh thiên nhiên (đường nét, hình dáng, màu sắc, chuyển động, âm thanh,...)

– Trình tự miêu tả không gian: từ gần đến xa, từ xa đến gần; từ thấp đến cao, từ cao xuống thấp (ao – bầu trời – ngõ trúc).

– Bức tranh thiên nhiên được miêu tả với những nét đẹp đặc trưng của mùa thu ở làng quê Bắc Bộ:

+ Đường nét, hình dáng: hài hoà, thanh thoát (ao thu xinh xắn, chiếc thuyền câu bé nhỏ,...).

+ Màu sắc: tươi sáng, thanh nhã (màu xanh của làn nước mùa thu trong trẻo, sắc xanh ngắt của bầu trời thu, điểm xuyết màu vàng của lá,...).

+ Chuyển động và âm thanh: mọi chuyển động của sự vật đều rất nhẹ (song theo làn “hơi gợn tí”, lá vàng theo gió“sẽ đưa vèo”); âm thanh thoảng nhẹ, mơ hồ của tiếng gió, tiếng lá rơi,..

Câu 4 trang 13 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Trong hai câu thơ cuối, hình ảnh con người được miêu tả trong không gian nào? Trên nền không gian ấy, con người hiện lên với tư thế, trạng thái như thế nào?

Trả lời:

Em chú ý các từ ngữ gợi không gian (hình ảnh người ngồi câu cá, tiếng cá đớp động, chân bèo); các từ ngữ miêu tả tư thế và trạng thái của con người (tựa gối, buông cần, lâu,...). Tư thế như thu mình lại, trạng thái tĩnh của con người và âm thanh của tiếng cá đớp động đâu đó dưới chân bèo gợi cái im vắng, tĩnh lặng của không gian và trạng thái suy tư của con người.

Câu 5 trang 13 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc bài thơ, em cảm nhận được điều gì về tâm hồn tác giả?

Trả lời:

Bức tranh mùa thu nơi làng quê được tái hiện một cách chân thực, tài hoa cho thấy tâm hồn nhạy cảm, tinh tế, chan hoà với thiên nhiên; hình ảnh con người ẩn chứa nỗi buồn thời thế của một nhà thơ thiết tha gắn bó với vận mệnh của nhân dân, đất nước.

Câu 6 trang 13 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Phân tích tác dụng của 2 từ tượng hình trong bài thơ.

Trả lời:

Từ quanh co trong câu thơ Ngõ trúc quanh co khách vắng teo đã gợi được hình ảnh những lối ngõ nhỏ, ngoằn ngoèo và sâu; khi kết hợp với khách vắng teo, nó góp phần gợi lên không khí vắng vẻ, êm đềm của mùa thu nơi làng quê...

Bài tập 2. trang 14 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc bài thơ Thiên Trường vãn vọng (Ngắm cảnh Thiên Trường trong buổi chiều tà) trong SGK (tr. 43) và thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1 trang 14 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Kẻ bảng theo mẫu dưới đây (vào vở) để chỉ ra đặc điểm của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật được thể hiện trong bài thơ (bản phiên âm):

Câu

Luật bằng trắc

Niêm

Vần

Trả lời:

Câu

Luật bằng trắc

Niêm

Vần

1

BTBBTTB

B

2

TBTTTBB

Câu 2 với câu 3

B

3

TBTTBBT

4

TTBBBTB

B

Câu 2 trang 14 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Cho biết nhan đề bài thơ gợi khoảng thời gian, không gian nào.

Trả lời:

Nhan đề Ngắm cảnh Thiên Trường trong buổi chiều tà gợi thời gian buổi hoàng hôn và không gian phủ Thiên Trường.

Câu 3 trang 14 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Hãy chỉ ra mối liên hệ giữa nhan đề và một số hình ảnh được miêu tả trong bài thơ.

Trả lời:

Nhan đề bài thơ đã nêu yếu tố thời gian (chiều tà) và không gian (phủ Thiên Trường). Em dựa vào thời gian, không gian đó để chỉ ra mối liên hệ giữa nhan đề với một số hình ảnh như: thôn xóm, bóng chiều, trẻ mục đồng dắt trâu về, cò trắng đậu xuống cánh đồng,...

Câu 4 trang 14 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Trong bài thơ, hình ảnh từng đôi cò trắng đậu xuống cánh đồng gợi khung cảnh của một cuộc sống như thế nào?

Trả lời:

Hình ảnh từng đôi cò trắng đậu xuống cánh đồng trong bài thơ gợi khung cảnh của một cuộc sống bình yên, no ấm.

Câu 5 trang 14 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Nêu cảm nhận về thái độ, tình cảm của tác giả dành cho thiên nhiên và cuộc sống con người.

Trả lời:

Thái độ nâng niu, trân trọng và tình cảm gắn bó, yêu thương của tác giả dành cho thiên nhiên (cảnh hoàng hôn êm đềm, thơ mộng) và cuộc sống con người (thôn xóm bình yên, cuộc sống đời thường bình dị, thân thuộc,...) trong bài thơ.

Bài tập 3. trang 14 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc bài thơ Qua Đèo Ngang trong SGK (tr. 56) và trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1 trang 14 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?

A. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

B. Thất ngôn bát cú Đường luật

C. Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật

D. Ngũ ngôn bát cú Đường luật

Trả lời:

Đáp án B

Câu 2 trang 14 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Bức tranh thiên nhiên và cuộc sống con người trong bài thơ được miêu tả vào khoảng thời gian nào?

A. Buổi sáng

C. Buổi chiều

B. Buổi trưa

D. Buổi hoàng hôn

Trả lời:

Đáp án D

Câu 3 trang 14 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Dòng nào nêu đúng tác dụng của biện pháp tu từ điệp ngữ ở hai câu thơ đầu?

A. Nhấn mạnh cảm giác ngột ngạt của nhà thơ trước cảnh cỏ hoa chen chúc

B. Nhấn mạnh cảm giác mệt mỏi và nỗi buồn nhớ gia đình, quê hương của nhà thơ

C. Nhấn mạnh khung cảnh hùng vĩ, hoang sơ, thơ mộng của Đèo Ngang

D. Nhấn mạnh khung cảnh xơ xác, tiêu điều, hoang vắng ở Đèo Ngang

Trả lời:

Đáp án C

Câu 4 trang 14 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Nêu ấn tượng của em về khung cảnh cuộc sống được miêu tả trong hai câu thơ 3, 4.

Trả lời:

Để thực hiện yêu cầu này, em chú ý cách nhà thơ miêu tả bức tranh cuộc sống nơi Đèo Ngang; đặc biệt là tác dụng của các từ láy tượng hình và biện pháp tu từ đảo ngữ. Các từ lom khom, lác đác được đảo lên vị trí đầu câu; các từ tiểu, chợ được đảo lên trước trong cụm từ có tác dụng nhấn mạnh sự nhỏ bé của “tiều vài chú”, sự ít ỏi, thưa thớt của “chợ mấy nhà”; từ đó làm nổi bật khung cảnh cuộc sống vắng vẻ, tiêu điều nơi rừng núi hoang sơ.

Câu 5 trang 15 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Phân tích cảm xúc, tâm trạng được nhà thơ thể hiện trong hai câu thơ 5, 6.

Trả lời:

Khi phân tích cảm xúc, tâm trạng được nhà thơ thể hiện trong hai câu thơ 5, 6, em cần chú ý nghệ thuật tả cảnh ngụ tình (miêu tả cảnh vật để bộc lộ cảm xúc, tâm trạng của con người) và biện pháp tu từ đảo ngữ. Đặc biệt, các từ tượng thanh được sử dụng một cách linh hoạt, sáng tạo: từ quốc quốc mô phỏng tiếng kêu của con chim cuốc và đồng âm với từ quốc (đất nước); từ gia gia mô phỏng tiếng kêu của con chim đa đa và đồng âm với từ gia (nhà). Qua đó, nhà thơ thể hiện tâm trạng hoài cổ (nhớ nước) và hoài hương (thương nhà).

Câu 6 trang 15 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Hình ảnh con người trong hai câu thơ cuối được miêu tả trên nền không gian như thế nào? Hình ảnh đó thể hiện nỗi niềm tâm sự gì của nhà thơ?

Trả lời:

Để trả lời câu hỏi này, em chú ý góc nhìn của nhà thơ (từ trên cao), các từ ngữ để hoàn thành bài tập: gợi không gian vũ trụ (trời, non, nước). Em dựa vào các câu hỏi gợi ý sau đây

- Trên nền không gian rộng lớn, hình ảnh con người có trở nên bé nhỏ, cô đơn không?

– Hai từ ta trong cụm từ ta với ta được dùng để chỉ ai? Cách sử dụng từ ngữ như vậy thể hiện cảm xúc, tâm trạng gì?

Câu 7 trang 15 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Tìm và phân tích tác dụng của hai từ tượng hình hoặc hai từ tượng thanh trong bài thơ.

Trả lời:

Em vận dụng tri thức tiếng Việt về từ tượng hình và từ tượng thanh, dựa vào nghĩa của từ và ngữ cảnh để phân tích tác dụng của hai từ tượng hình hoặc hai từ tượng thanh. Ví dụ: từ tượng hình lác đác miêu tả số lượng ít ỏi và sự phân bố thưa thớt của “chợ mấy nhà” bên sông; từ đó gợi không khí vắng vẻ, quạnh hiu của cuộc sống ở Đèo Ngang lúc hoàng hôn.

Bài tập 4. trang 15 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Thu Vịnh

(Vịnh mùa thu)

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,

Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.

Nước biếc trông như tầng khói phủ,

Song thưa để mặc bóng trăng vào.

Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,

Một tiếng trên không ngỗng nước nào.

Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,

Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào

(Thơ văn Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu giới thiệu, NXB Văn học, Hà Nội, 1971, tr. 106)

Câu 1 trang 15 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Nhận xét dưới đây về thể thơ được sử dụng trong bài Thu vịnh đúng hay sai?

Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu cơ bản về luật bằng trắc, niêm, vần, đối.

A. Đúng

B. Sai

Trả lời:

Đáp án A

Câu 2 trang 15 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Câu nào nhận xét đúng về yếu tố thời gian của bức tranh thiên nhiên mùa thu được miêu tả trong bài thơ?

A. Bức tranh thiên nhiên mùa thu được miêu tả trong buổi bình minh.

B. Bức tranh thiên nhiên mùa thu được miêu tả trong buổi hoàng hôn.

C. Bức tranh thiên nhiên mùa thu được miêu tả trong đêm trăng.

D. Bức tranh thiên nhiên mùa thu được miêu tả trong nhiều khoảng thời gian.

Trả lời:

Đáp án D

Câu 3 trang 16 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc lại bốn câu thơ đầu và thực hiện các yêu cầu sau:

a. Cho biết bức tranh thiên nhiên được miêu tả theo trình tự nào của không gian.

b. Tác giả đã lựa chọn những sự vật nào để tái hiện bức tranh thiên nhiên mùa thu? Chỉ ra các từ ngữ được dùng để miêu tả từng sự vật đó.

c. Nêu ấn tượng của em về bức tranh thiên nhiên mùa thu.

Trả lời:

a. Không gian được miêu tả trong đoạn thơ theo trình tự: từ cao xuống thấp, từ xa đến gần.

b. Những sự vật được nhà thơ lựa chọn để tái hiện bức tranh thiên nhiên mùa thu: bầu trời, cần trúc, làn gió, mặt nước, ánh trăng,... Em đọc kĩ từng câu thơ để tìm các từ ngữ miêu tả sự vật. Ví dụ: bầu trời mùa thu được miêu tả bằng các từ ngữ xanh ngắt, mấy tầng cao,

c. Bốn câu thơ đã tái hiện được bức tranh thiên nhiên với những nét đẹp đặc trưng của mùa thu đất Bắc. Em dựa vào các sự vật được miêu tả qua cái nhìn tinh tế và ngòi bút tài hoa của tác giả để nêu một vài ấn tượng (bầu trời cao rộng, trong xanh; không gian thanh tĩnh, cảnh vật hài hoà, êm đềm, thơ mộng,...).

Câu 4 trang 16 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Theo em, trong hai câu thơ 5, 6, tác giả miêu tả cảnh vật hay mượn cảnh vật để thể hiện tâm trạng? Hãy nêu nội dung chính của hai câu thơ này.

Trả lời:

Các sự vật được miêu tả trong hai câu thơ 5, 6 đều có mục đích “ngụ tình” (mượn cảnh vật để thể hiện cảm xúc, tâm trạng). Nhìn hoa của mùa thu năm nay mà ngỡ đó là “hoa năm ngoái” cho thấy nỗi nhớ tiếc quá khứ và nỗi buồn trước hiện tại của nhà thơ. Câu hỏi tu từ “ngỗng nước nào cũng thể hiện nỗi niềm thời thế, gợi nỗi đau mất nước,...

Câu 5 trang 16 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Tác giả đã gửi vào hai câu kết của bài thơ những nỗi niềm tâm sự gì?

Trả lời:

Tác giả nhắc tới Đào Tiềm, người nổi tiếng về tài thơ và đã từ quan về ở ẩn đề giữ trọn khí tiết thanh cao. Miêu tả cảm xúc “thẹn với ông Đào”, hai câu kết đã thể hiện nỗi buồn thời thế và mong muốn tìm về cuộc sống ẩn dật của nhà thơ.

Câu 6 trang 16 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Phân tích tác dụng của việc sử dụng từ tượng hình lơ phơ trong câu thơ thứ hai

Trả lời:

Khi phân tích tác dụng của việc sử dụng từ lơ phơ, em cần chú ý ngữ cảnh và mối liên hệ với các từ ngữ chỉ sự vật: cần trúc (thân trúc mảnh mai, dáng cong như chiếc cần câu), gió hắt hiu (làn gió heo may thoảng nhẹ). Từ lơ phơ gợi được hình ảnh những chiếc lá trúc thưa thớt, khẽ lay động trong làn gió nhẹ của mùa thu.

Bài tập 5. trang 16 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Mời trầu

Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi,

Này của Xuân Hương mới quệt rồi.

Có phải duyên nhau thì thắm lại,

Đừng xanh như lá, bạc như vôi.

(Thơ Nôm Hồ Xuân Hương, Kiều Thu Hoạch tuyển chọn, giới thiệu, NXB Văn học, Hà Nội, 2008)

Câu 1 trang 16 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?

A. Thất ngôn bát cú Đường luật

B. Ngũ ngôn bát cú Đường luật

C. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

D. Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật

Trả lời:

Đáp án C

Câu 2 trang 16 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Nhận xét nào đúng với đặc điểm của miếng trầu được miêu tả ở câu thơ thứ nhất?

A. Miếng trầu bình thường, bé nhỏ.

B. Miếng trầu bé nhỏ nhưng rất quý giá.

C. Miếng trầu đặc biệt, hiếm hoi.

D. Miếng trầu tầm thường, xấu xí.

Trả lời:

Đáp án A

Câu 3 trang 16 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Theo em, nhà thơ muốn thể hiện thái độ gì qua cách xưng tên ở câu thơ thứ hai?

Trả lời:

Thời trung đại, các tác giả rất hiếm khi xưng tên trong thơ. Trong Mời trầu, cách xưng tên đã thể hiện thái độ vừa chân thành, tha thiết vừa tự tin, mạnh mẽ của nhà thơ.

Câu 4 trang 16 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Hai câu kết bộc lộ quan niệm và khát vọng gì của nhà thơ trong tình yêu đôi lứa?

Trả lời:

Để trả lời câu hỏi này, em cần hiểu ý nghĩa ẩn dụ của các từ ngữ: thắm lại, xanh như lá, bạc như vôi. Ở lớp nghĩa gốc, đây là các từ ngữ gắn với miếng trầu: lá trầu xanh, vôi trắng (bạc) và khi nhai trầu thì cau, trầu và vôi hoà quyện với nhau tạo thành màu thắm đỏ. Ở lớp nghĩa chuyển, các từ ngữ đó thể hiện thái độ phủ định đối với sự hời hợt, bội bạc và bày tỏ khát vọng về một tình yêu thắm thiết, thuỷ chung.

Câu 5 trang 16 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Nêu chủ đề của bài thơ.

Trả lời:

Để trả lời câu hỏi này, em nhớ lại tri thức ngữ văn về chủ đề và cách khái quát chủ đề của tác phẩm đã được học ở lớp dưới. Mượn lời mời trầu, Hồ Xuân Hương đã thể hiện được ý thức cá nhân và khát vọng tình yêu, hạnh phúc của người phụ nữ.

Viết trang 17

Bài tập 1 trang 17 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Lập dàn ý cho đề bài sau: Viết bài văn phân tích bài thơ Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan).

Trả lời:

- Mở bài: Giới thiệu khái quát về bài thơ Qua Đèo Ngang (tác giả, đề tài, thể thơ,...).

- Thân bài: Phân tích nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

+ Về nội dung: phân tích đặc điểm của bức tranh thiên nhiên Đèo Ngang cảm giác cô đơn,...) của nhà thơ. (hùng vĩ, hoang sơ, thơ mộng) và nỗi niềm tâm sự (nhớ nước, thương nhà,

+ Về nghệ thuật: nêu nhận xét về một số yếu tố thi luật của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật (luật bằng trắc, niêm, vần, nhịp, đối); chú ý nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ (từ tượng hình, từ tượng thanh, biện pháp tu từ điệp ngữ, biện pháp tu từ đảo ngữ,...), nghệ thuật tả cảnh ngụ tình,...

- Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của tác phẩm (Bài thơ khơi gợi những cảm xúc, tình cảm gì ở người đọc?).

Bài tập 2 trang 17 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Viết bài văn phân tích bài thơ Cảnh khuya (Hồ Chí Minh).

Cảnh khuya

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 377)

Trả lời:

- Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Chí Minh và bài thơ Cảnh khuya.

- Thân bài:

+ Phân tích nội dung cơ bản của bài thơ: Bức tranh thiên nhiên êm đềm, thơ mộng nơi núi rừng Việt Bắc (chú ý âm thanh, hình ảnh,...) và hình tượng con người thao thức với niềm trăn trở, nỗi âu lo dân, nước,... Qua đó, khái quát được chủ đề của bài thơ (thể hiện tình yêu thiên nhiên, nhiệt huyết cứu nước,...).

+ Phân tích một số yếu tố thi luật của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, tác dụng của các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá, điệp ngữ,...

- Kết bài: Nêu ý nghĩa của bài thơ (thể hiện vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ, khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước,...).

Bài văn mẫu tham khảo:

Chủ tịch Hồ Chí Minh vốn là một con người có tâm hồn nghệ sĩ. Người có tình yêu thiết tha với thiên nhiên vạn vật, ngay lúc còn trong ngục tối, thời gian bị giam hãm nhưng đứng trước vẻ đẹp của thiên nhiên, bằng những rung cảm mãnh liệt Bác đã tạo ra những bài thơ tuyệt tác. Cho đến những ngày hoạt động ở chiến khu Việt Bắc đầy gian lao, vất vả nhưng tâm hồn Bác vẫn không thôi hướng về thế giới. Và bài thơ Cảnh khuya là một trong những bài thơ được tạo ra từ những rung động trước cuộc sống như thế.

Bài thơ Cảnh khuya được viết bằng chữ quốc ngữ mang đậm tính hiện đại. Cũng vẫn là khung cảnh núi rừng Việt Bắc nhưng lại là khung cảnh thiên nhiên ở một chiều kích không gian khác. Mở đầu bài thơ là âm thanh vang vọng núi rừng:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Tiếng suối hay tiếng người? Có lẽ là cả hai âm thanh này đã hòa quyện vào nhau chăng? Thật khó để có thể phân biệt được. Trường liên tưởng và sự so sánh của Bác thật đặc biệt mà cũng thật đúng, tạo nên hình ảnh thơ sinh động, làm sống động cả khung cảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc. Đọc câu thơ này ta lại bất giác nhớ đến câu thơ của Nguyễn Trãi:

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.

Nếu như trong hai câu thơ của Nguyễn Trãi lấy thiên nhiên làm chuẩn mực của cái đẹp, của sự toàn mĩ thì ngược lại trong thơ Bác lại lấy con người làm chuẩn mực của cái đẹp. Đây có thể coi là một bước tiến, đánh dấu sự chuyển mình của thơ ca hiện đại. Bác đã so sánh tiếng suối với tiếng hát một cách tinh tế, gợi cảm, hình ảnh so sánh này khiến cho âm thanh của tiếng suối xa càng trở nên gần gũi, thân mật với con người hơn.

Câu thơ tiếp theo lại cho thấy sự hòa hợp, hòa quyện của cảnh vật: Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Cảnh vật thiên nhiên vô cùng huyền ảo, chúng đan cài, hòa quyện vào nhau để tôn lên vẻ đẹp của nhau. Ta có thể thấy bức tranh chồng lên nhau thành nhiều tầng, nhiều lớp, đường nét, hình khối đan cài, hòa hợp với nhau đến thần kì. Có dáng cổ thụ vươn tỏa, trên cao là ánh trăng trong trẻo, lấp lánh, dưới mặt đất in hình muôn ngàn hoa cỏ, cây cối, bức tranh về đêm mà không hề tăm tối, u buồn, ngược lại đầy sinh động và tràn sức sống.

Trong khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ, hữu tình ấy con người xuất hiện và đó cũng chính là hình ảnh của thi nhân. Nhà thơ say mê ngắm nhìn, chiêm ngưỡng và cảm nhận vẻ đẹp lung linh, huyền ảo. Dòng thơ thứ tư bất ngờ mở ra chiều sâu mới trong tâm hồn nhà thơ: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. Thì ra, Bác thao thức chưa ngủ được là còn vì đang lo lắng cho vận mệnh của nhân dân, đất nước, chính trong những phút trầm lắng suy tư đó Bác đã bắt gặp được vẻ đẹp của thiên nhiên, vạn vật.

Điệp từ “chưa ngủ” được đặt ở cuối câu thứ ba và đầu câu thứ tư như một bản lề mở ra hai dòng tâm trạng của con người: một con người say mê trước vẻ đẹp thiên nhiên, một con người đầy ắp nỗi ưu tư về sự nghiệp giải phóng đất nước. Hai khía cạnh này không mâu thuẫn mà hòa hợp thống nhất với nhau trong tâm hồn Bác. Chân dung Bác hiện lên thật đẹp đẽ, cảm động, đó là hình ảnh vị lãnh tụ hết lòng lo cho đất nước. Câu thơ đã làm sáng ngời phẩm chất, nhân cách cao đẹp của Bác.

Bài thơ có sự kết hợp linh hoạt các biện pháp nghệ thuật: so sánh, điệp từ (lồng, chưa ngủ) nối kết hai tâm trạng, bộc lộ chiều sâu tâm hồn cao đẹp của Bác. Ngôn ngữ thơ hiện đại, giản dị mà cũng hết sức tinh tế, hàm súc.

Cảnh khuya đã cho ta thấy một tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, sâu nặng. Cùng với đó là tấm lòng luôn lo nghĩ cho vận mệnh đất nước, dân tộc. Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển và yếu tố hiện đại, tạo nên nét đặc sắc cho tác phẩm.

Nói và Nghe trang 17

Bài tập 1 trang 17 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Chuẩn bị nội dung cho bài nói theo đề tài: Trình bày ý kiến của em về giá trị của một sản phẩm văn hoá truyền thống mà em yêu thích.

Trả lời:

Em có thể tìm ý cho bài trình bày bằng cách tự đặt ra và trả lời các câu hỏi.

Chẳng hạn:

– Sản phẩm văn hoá truyền thống mà em yêu thích là gì?

– Sản phẩm văn hoá truyền thống đó có những giá trị vật chất và tinh thần như thế nào?

– Em sẽ trình bày ý kiến về phương diện nào của sản phẩm văn hoá truyền thống? Lí do em lựa chọn phương diện đó?

– Em sẽ sử dụng những lí lẽ và bằng chứng nào làm cơ sở cho ý kiến của mình?

– Sản phẩm văn hoá truyền thống ấy có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống hiện tại?

Bài tập 2 trang 17 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Viết bài văn phân tích bài thơ Cảnh khuya (Hồ Chí Minh).

Cảnh khuya

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.

Cảnh khuya như vẽ, người chưa ngủ,

Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr. 377)

Trả lời:

- Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả Hồ Chí Minh và bài thơ Cảnh khuya.

- Thân bài:

+ Phân tích nội dung cơ bản của bài thơ: Bức tranh thiên nhiên êm đềm, thơ mộng nơi núi rừng Việt Bắc (chú ý âm thanh, hình ảnh,...) và hình tượng con người thao thức với niềm trăn trở, nỗi âu lo dân, nước,... Qua đó, khái quát được chủ đề của bài thơ (thể hiện tình yêu thiên nhiên, nhiệt huyết cứu nước,...).

+ Phân tích một số yếu tố thi luật của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật, tác dụng của các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá, điệp ngữ,...

- Kết bài: Nêu ý nghĩa của bài thơ (thể hiện vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ, khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước,...).

Bài văn mẫu tham khảo:

Chủ tịch Hồ Chí Minh vốn là một con người có tâm hồn nghệ sĩ. Người có tình yêu thiết tha với thiên nhiên vạn vật, ngay lúc còn trong ngục tối, thời gian bị giam hãm nhưng đứng trước vẻ đẹp của thiên nhiên, bằng những rung cảm mãnh liệt Bác đã tạo ra những bài thơ tuyệt tác. Cho đến những ngày hoạt động ở chiến khu Việt Bắc đầy gian lao, vất vả nhưng tâm hồn Bác vẫn không thôi hướng về thế giới. Và bài thơ Cảnh khuya là một trong những bài thơ được tạo ra từ những rung động trước cuộc sống như thế.

Bài thơ Cảnh khuya được viết bằng chữ quốc ngữ mang đậm tính hiện đại. Cũng vẫn là khung cảnh núi rừng Việt Bắc nhưng lại là khung cảnh thiên nhiên ở một chiều kích không gian khác. Mở đầu bài thơ là âm thanh vang vọng núi rừng:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa

Tiếng suối hay tiếng người? Có lẽ là cả hai âm thanh này đã hòa quyện vào nhau chăng? Thật khó để có thể phân biệt được. Trường liên tưởng và sự so sánh của Bác thật đặc biệt mà cũng thật đúng, tạo nên hình ảnh thơ sinh động, làm sống động cả khung cảnh thiên nhiên núi rừng Việt Bắc. Đọc câu thơ này ta lại bất giác nhớ đến câu thơ của Nguyễn Trãi:

Côn Sơn suối chảy rì rầm

Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai.

Nếu như trong hai câu thơ của Nguyễn Trãi lấy thiên nhiên làm chuẩn mực của cái đẹp, của sự toàn mĩ thì ngược lại trong thơ Bác lại lấy con người làm chuẩn mực của cái đẹp. Đây có thể coi là một bước tiến, đánh dấu sự chuyển mình của thơ ca hiện đại. Bác đã so sánh tiếng suối với tiếng hát một cách tinh tế, gợi cảm, hình ảnh so sánh này khiến cho âm thanh của tiếng suối xa càng trở nên gần gũi, thân mật với con người hơn.

Câu thơ tiếp theo lại cho thấy sự hòa hợp, hòa quyện của cảnh vật: Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa. Cảnh vật thiên nhiên vô cùng huyền ảo, chúng đan cài, hòa quyện vào nhau để tôn lên vẻ đẹp của nhau. Ta có thể thấy bức tranh chồng lên nhau thành nhiều tầng, nhiều lớp, đường nét, hình khối đan cài, hòa hợp với nhau đến thần kì. Có dáng cổ thụ vươn tỏa, trên cao là ánh trăng trong trẻo, lấp lánh, dưới mặt đất in hình muôn ngàn hoa cỏ, cây cối, bức tranh về đêm mà không hề tăm tối, u buồn, ngược lại đầy sinh động và tràn sức sống.

Trong khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ, hữu tình ấy con người xuất hiện và đó cũng chính là hình ảnh của thi nhân. Nhà thơ say mê ngắm nhìn, chiêm ngưỡng và cảm nhận vẻ đẹp lung linh, huyền ảo. Dòng thơ thứ tư bất ngờ mở ra chiều sâu mới trong tâm hồn nhà thơ: Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà. Thì ra, Bác thao thức chưa ngủ được là còn vì đang lo lắng cho vận mệnh của nhân dân, đất nước, chính trong những phút trầm lắng suy tư đó Bác đã bắt gặp được vẻ đẹp của thiên nhiên, vạn vật.

Điệp từ “chưa ngủ” được đặt ở cuối câu thứ ba và đầu câu thứ tư như một bản lề mở ra hai dòng tâm trạng của con người: một con người say mê trước vẻ đẹp thiên nhiên, một con người đầy ắp nỗi ưu tư về sự nghiệp giải phóng đất nước. Hai khía cạnh này không mâu thuẫn mà hòa hợp thống nhất với nhau trong tâm hồn Bác. Chân dung Bác hiện lên thật đẹp đẽ, cảm động, đó là hình ảnh vị lãnh tụ hết lòng lo cho đất nước. Câu thơ đã làm sáng ngời phẩm chất, nhân cách cao đẹp của Bác.

Bài thơ có sự kết hợp linh hoạt các biện pháp nghệ thuật: so sánh, điệp từ (lồng, chưa ngủ) nối kết hai tâm trạng, bộc lộ chiều sâu tâm hồn cao đẹp của Bác. Ngôn ngữ thơ hiện đại, giản dị mà cũng hết sức tinh tế, hàm súc.

Cảnh khuya đã cho ta thấy một tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, sâu nặng. Cùng với đó là tấm lòng luôn lo nghĩ cho vận mệnh đất nước, dân tộc. Bài thơ là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố cổ điển và yếu tố hiện đại, tạo nên nét đặc sắc cho tác phẩm.

Xem thêm lời giải bài tập SBT Ngữ văn 8 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 1: Câu chuyện của lịch sử

Bài 3: Lời sông núi

Đọc mở rộng trang 26 Tập 1

Bài 4: Tiếng cười trào phúng trong thơ

Bài 5: Những câu chuyện hài

1 2,383 30/11/2023


Xem thêm các chương trình khác: