Sách bài tập Ngữ Văn 8 Bài 1: Câu chuyện của lịch sử - Kết nối tri thức

Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Bài 1: Câu chuyện của lịch sử sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 8.

1 4,853 30/11/2023


Giải SBT Ngữ Văn 8 Bài 1: Câu chuyện của lịch sử - Kết nối tri thức

Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt trang 4

Bài tập 1 trang 4 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc từ câu “Hoài Văn nằn nì thế nào, quân Thánh Dực cũng không cho chàng xuống bến”. đến câu “Mắt Hoài Văn giương to đến rách, nhìn những lá cờ bay múa trên những đoàn thuyền đẹp như gấm như hoa” trong văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng (SGK, tr. 10 – 11) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 4 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Những dấu hiệu nào cho biết đây là đoạn được trích từ một tác phẩm truyện lịch sử?

Trả lời:

Những dấu hiệu cho thấy đây là đoạn được trích từ một tác phẩm truyện lịch sử:

- Đoạn trích nhắc đến tên các nhân vật trong lịch sử, cụ thể là ở thời nhà Trần (nhân vật quen thuộc nhất là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn).

- Một số từ ngữ được sử dụng, chẳng hạn: vương hầu, đại vương, triều đình, thuyền ngự, đấng thiên tử,...

Câu 2 trang 4 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Sự kiện gì được đề cập trong đoạn trích? Sự kiện đó có tầm quan trọng như thế nào?

Trả lời:

Đoạn trích đề cập đến sự kiện vua Trần Nhân Tông họp các tướng lĩnh tại bến Bình Than để bàn kế sách chống giặc Nguyên. Vào thời điểm có một kẻ thù hùng mạnh đang âm mưu xâm lược nước ta, sự kiện này có tầm quan trọng đặc biệt, liên quan đến sự tồn vong của đất nước.

Câu 3 trang 4 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Những người như thế nào mới đủ điều kiện tham dự sự kiện được nói đến ở đoạn trích?

Trả lời:

Tham gia dự họp cùng vua bàn việc chống giặc ở bến Bình Than phải là những người có hai điều kiện:

- Phải thuộc dòng tộc nhà Trần.

- Phải đến tuổi trưởng thành theo quy định.

Câu 4 trang 4 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Những chi tiết nào trong đoạn trích có tác dụng khắc hoạ nhân vật Hoài Văn Hầu?

Trả lời:

Trong đoạn trích, có một số chi tiết có tác dụng khắc hoạ rõ nét về nhân vật Hoài Văn Hầu:

- Nằn nì quân Thánh Dực để được xuống bến.

- Nhìn bến Bình Than – nơi vua Trần và các vương hầu đang họp bàn việc đánh giặc với ánh mắt thẫn thờ.

- Đăm đăm nhìn, mắt giương to đến rách nhìn thuyền của những người anh em chỉ hơn mình dăm sáu tuổi mà đã được dự họp, cảm thấy một nỗi nhục nhã vì phải đứng rìa.

Câu 5 trang 4 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đoạn trích là lời của người kể chuyện hay lời của nhân vật? Em căn cứ vào đâu để nhận biết điều đó?

Trả lời:

- Đoạn trích chủ yếu là lời của người kể chuyện ngôi thứ ba. Nhờ lời người kể chuyện mà ta biết được điều gì đang xảy ra ở bến Bình Than. Tuy nhiên, trong đoạn trích còn xen vào lời nói thầm của nhân vật Hoài Văn: Cha ta mắt sớm nên ta mới phải đứng rìa nhục nhã thế này! Chính đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất và ý nghĩa của câu nói đó đã giúp ta nhận biết đây là lời nhân vật.

Câu 6 trang 4 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: “Thuyền của các vị đại vương chức trọng quyền cao nhất của triều đình đều ở gần thuyền ngự”. Thuyền ngự nghĩa là thuyền của vua. Theo em, nếu thay thuyền ngự bằng thuyền của vua, sắc thái nghĩa của câu sẽ thay đổi như thế nào?

Trả lời:

Trong câu văn “Thuyền của các vị đại vương chức trọng quyền cao nhất của triều đình đều ở gần thuyền ngự”, nếu thay từ thuyền ngự bằng cụm từ thuyền của vua thì câu văn sẽ không còn sắc thái trang trọng, cổ kính.

Bài tập 2 trang 4 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc từ câu “Suốt ngày hôm qua, Hoài Văn ruổi ngựa đi tìm vua, quên không ăn uống!” đến câu “Tiếng kêu, tiếng thét náo động cả bến sông”. trong văn bản Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng (SGK, tr. 12) và chọn phương án trả lời đúng:

Câu 1 trang 4 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Trong đoạn trích có câu “Hoài Văn không chịu được nữa.”. Lí do nào khiến Hoài Văn có tâm trạng như vậy?

A. Đường sá xa xôi, cưỡi ngựa đi lại suốt hai ngày, quá đói, quá mệt

B. Giặc Nguyên đã đến tận bờ cõi đất nước, tình hình nguy cấp

C. Bị quân Thánh Dực ngăn cản, không cho xuống gặp vua

D. Bức xúc vì chưa nói được điều nung nấu trong lòng

Trả lời:

Đáp án D. Bức xúc vì chưa nói được điều nung nấu trong lòng

Câu 2 trang 5 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Câu văn nào sau đây tóm lược đúng về sự kiện được kế lại ở đoạn trích?

A. Do nóng lòng muốn tâu trình ý nguyên đánh giặc, Hoài Văn Hậu đã làm liều, xung đột với quân Thánh Dực để được gặp vua.

B. Quân Thánh Dực bực bội, ngăn cản quyết liệt hành động khinh thường phép nước của Hoài Văn Hầu.

C. Hoài Văn Hầu tự ái vì không được xuống bến Bình Than dự họp, đã tuốt gươm doạ quân Thánh Dực.

D. Hoài Văn Hầu biết mình thuộc hoàng tộc nên đã coi thường phép nước, vượt sự ngăn cản của quân Thánh Dực.

Trả lời:

Đáp án A. Do nóng lòng muốn tâu trình ý nguyên đánh giặc, Hoài Văn Hậu đã làm liều, xung đột với quân Thánh Dực để được gặp vua.

Câu 3 trang 5 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Trong các câu văn sau, câu nào giúp ta hiểu và thông cảm với hành động gây náo loạn của Hoài Văn Hầu?

A. Suốt ngày hôm qua, Hoài Văn ruổi ngựa đi tìm vua, quên không ăn uống.

B. Ta cứ xuống, chỉ nói hai tiếng xin đánh, rồi mặc cho triều đình luận tội.

C. Hoài Văn xô mấy người lính Thánh Dực ngã chúi, xăm xăm xuống bến.

D. Thực ra, vì nể chàng là một vương hầu, nên họ đã để cho chàng đứng đấy từ sáng.

Trả lời:

Đáp án B. Ta cứ xuống, chỉ nói hai tiếng xin đánh, rồi mặc cho triều đình luận tội.

Câu 4 trang 5 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Những câu nào nêu ĐÚNG đặc điểm của truyện lịch sử được thể hiện qua đoạn trích?

A. Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba.

B. Đoạn trích kể về Trần Quốc Toản – một người anh hùng trẻ tuổi sống vào thời nhà Trần.

C. Trong đoạn trích có các nhân vật thời xưa (vua, các vương hầu, quân Thánh Dực,...).

D. Lời đối thoại giữa các nhân vật mang đặc điểm cách nói năng của người thời xưa.

Trả lời:

Đáp án B, C, D

Câu 5 trang 5 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Quân pháp vô thân, hầu không có phận sự ở đây, nên trở ra cho anh em làm việc. Trong câu này, quân pháp vô thân là:

A. Một thành ngữ thuần Việt

B. Một cụm động từ có yếu tố Hán Việt

C. Một cụm tính từ có yếu tố Hán Việt

D. Một thành ngữ có yếu tố Hán Việt

Trả lời:

Đáp án D. Một thành ngữ có yếu tố Hán Việt

Bài tập 3 trang 6 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc lại văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh trong SGK (tr. 17 – 23) và chọn phương án trả lời đúng cho các câu hỏi:

Câu 1 trang 6 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Lời nói của vua Quang Trung: “Chở có quen theo thói cũ, ăn ở hai lòng, nếu như: việc phát giác ra, sẽ bị giết chết ngay tức khắc, không tha một ai, chớ bảo là ta không nói trước!” đã thể hiện tình cảm, thái độ gì của người anh hùng?

A. Ý thức sâu sắc về chủ quyền của đất nước, độc lập của dân tộc

B. Tự hào về truyền thống oanh liệt của cha ông, quyết tâm tiêu diệt kẻ thù xâm lược

C. Căm ghét hành động bán nước của Lê Chiêu Thống, quyết tâm trừng trị

D. Cảnh báo trước những kẻ có ý đồ phản trắc, không chịu đồng tâm hiệp lực để chống giặc

Trả lời:

Đáp án D. Cảnh báo trước những kẻ có ý đồ phản trắc, không chịu đồng tâm hiệp lực để chống giặc

Câu 2 trang 6 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Từ ngữ nào sau đây KHÔNG thể hiện đúng thái độ của tác giả khi miêu tả kết cục của vua Lê Chiêu Thống?

A. Phê phán, chê bai

B. Nuối tiếc, xót xa

C. Hả hê, vui sướng

D. Thương xót, ngậm ngùi

Trả lời:

Đáp án C. Hả hê, vui sướng

Câu 3 trang 6 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Dòng nào sau đây khái quát đầy đủ nhất nội dung của đoạn trích?

A. Được tin báo quân Thanh chiếm Thăng Long, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế.

B. Ca ngợi người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ, đồng thời lên án gay gắt quân cướp nước và bè lũ bán nước

C. Cuộc hành quân thần tốc và chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung

D. Sự đại bại của quân tướng nhà Thanh và tình trạng thảm bại của vua tôi Lê Chiêu Thống

Trả lời:

Đáp án B. Ca ngợi người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ, đồng thời lên án gay gắt quân cướp nước và bè lũ bán nước

Câu 4 trang 6 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Vì sao các tác giả là những bề tôi của nhà Lê nhưng lại ca ngợi vua Quang Trung?

A. Vì căm ghét, muốn nhà Lê bị lật đổ

B. Vì họ nhận được nhiều ân huệ của vua Quang Trung

C. Vì tinh thần dân tộc và sự tôn trọng lịch sử

D. Vì họ luôn ủng hộ kẻ mạnh, kẻ chiến thắng

Trả lời:

Đáp án C. Vì tinh thần dân tộc và sự tôn trọng lịch sử

Câu 5 trang 6 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Thật là: “Tướng ở trên trời xuống, quân chui dưới đất lên.”. Cụm từ in đậm trong câu trên nói về điều gì của quân Tây Sơn?

A. Sự dũng cảm, gan dạ

B. Sự đông đúc, mạnh mẽ

C. Sự thần tốc, bất ngờ

D. Sự quyết tâm, bền chí

Trả lời:

Đáp án C. Sự thần tốc, bất ngờ

Bài tập 4 trang 7 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc đoạn trích từ “Vua Quang Trung cưỡi voi ra doanh yên ủi quân lính” đến “Vua Quang Trung bèn sai mở tiệc khao quân, chia quân số ra làm năm đạo, hôm đó là ngày 30 tháng Chạp.” trong văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh (SGK, tr. 19 – 20) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 7 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Các sự việc trong đoạn trích được kể theo trình tự như thế nào?

Trả lời:

Các sự việc trong đoạn trích được kể theo trình tự thời gian, việc nào diễn ra trước thì kể trước, việc nào diễn ra sau thì kể sau.

Câu 2 trang 7 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: “Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị”. Theo em, câu nói của vua Quang Trung trong văn bản này có điểm gì tương đồng với lời của Nguyễn Trãi trong Bình Ngô đại cáo: “Như nước Đại Việt ta từ trước/ Vốn xưng nền văn hiến đã lâu/ Núi sông bờ cõi đã chia/ Phong tục Bắc Nam cũng khác”? Điểm tương đồng đó cho thấy điều gì ở các bậc anh hùng hào kiệt của nước ta trong các thời kì lịch sử?

Trả lời:

Câu nói của Nguyễn Huệ gợi nhắc tới câu của Nguyễn Trãi trong Bình Ngô đại cáo. Ta dễ nhận thấy tư tưởng của Nguyễn Trãi với Quang Trung có nhiều điểm tương đồng: Cả hai đều khẳng định sự tồn tại độc lập, bình đẳng của một quốc gia phương Nam trước quốc gia phương Bắc; khẳng định ở nước ta đời nào cũng có anh hùng hào kiệt. Qua đây, ta cảm nhận được phẩm chất của những anh hùng trong các thời kì lịch sử khác nhau: đó là tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc; ý chí quyết tâm bảo vệ nền độc lập dân tộc, chủ quyền lãnh thổ trước mọi kẻ thù xâm lược.

Câu 3 trang 7 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Qua cách hành xử của vua Quang Trung đối với Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân và Ngô Thì Nhậm, em cảm nhận được vẻ đẹp gì của người anh hùng này?

Trả lời:

Qua đoạn văn thuật lại cách hành xử của vua Quang Trung đối với Ngô Văn Sở, Phan Văn Lân và Ngô Thì Nhậm ở Tam Điệp, ta thấy vua Quang Trung là người sáng suốt, nhạy bén trong việc xét đoán và dùng người. Ông hiểu được điểm mạnh cũng như điểm yếu của các tướng sĩ, khen chê đúng người, đúng việc nên làm cho tướng sĩ kính phục và một lòng trung thành để làm nên việc lớn.

Câu 4 trang 7 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: “Các ngươi đều là những kẻ có lương tri lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn”. Theo em, việc vua Quang Trung dùng từ lương tri, lương năng để nói với các tướng sĩ nhằm mục đích gì?

Trả lời:

Từ lương tri được dùng để chỉ người có lương tâm, biết nhận thức đúng đắn, soi xét đúng sai; còn từ lương năng là để chỉ người có phẩm cách tốt đẹp. Như vậy, với việc dùng từ lương tri, lương năng, vua Quang Trung muốn khẳng định: tất cả các tướng lĩnh, quân sĩ đều là những người biết phải trái, đúng sai, đều là những người có lương tâm, biết yêu nước, thương dân. Dùng cách nói này, vua Quang Trung đã khích lệ được lòng tự trọng, tinh thần tự tôn dân tộc của quân sĩ.

Câu 5 trang 7 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Qua đoạn trích, em thấy vua Quang Trung là người như thế nào? Em có nhận xét gì về thái độ của tác giả khi miêu tả nhân vật này?

Trả lời:

Vua Quang Trung trong đoạn trích được khắc hoạ là người mạnh mẽ, quyến đoán; sáng suốt, nhạy bén trong việc nhận định tình hình địch, ta. Quang Trung đã khích lệ tướng sĩ bằng lời nói chân thành, bằng việc nêu những tấm chiến đấu dũng cảm chống giặc ngoại xâm, giành lại độc lập trong lịch sử Tầm nhìn chiến lược, ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập của vua Quang Trung đã góp phần làm nên chiến thắng thần tốc đại phá quân Thanh.

Qua đoạn trích, ta cũng cảm nhận được thái độ của các tác giả: Ca ngợi trí tuệ và phẩm cách đẹp đẽ của vua Quang Trung.

Bài tập 5 trang 7 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc lại đoạn trích Minh sư trong SGK (tr. 35 – 37) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 7 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đoạn trích đề cập đến sự kiện lịch sử nào?

Trả lời:

Đoạn trích Minh sư đề cập đến sự kiện lịch sử Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng vào Nam mở rộng bờ cõi, gây dựng đất nước.

Câu 2 trang 7 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Chi tiết “Vào năm Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng gần tròn tám mươi tuổi, ông lên Hải Vân để vào Quảng Nam. Suốt chặng đường lên đèo ông chỉ phải nằm cáng hai lần còn thì ngồi trên lưng ngựa.” gợi cho em cảm nhận gì về nhân vật Nguyễn Hoàng?

Trả lời:

Chi tiết “Vào năm Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng gần tròn tám mươi tuổi, ông lên Hải Vân để vào Quảng Nam. Suốt chặng đường lên đèo ông chỉ phải nằm cáng hai lần còn thì ngồi trên lưng ngựa.” cho thấy tâm huyết của Nguyễn Hoàng đối với đất nước. Dù tuổi cao sức yếu, ông vẫn không ngại đường xa gian khổ để hoàn thành tâm nguyện của mình.

Câu 3 trang 7 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Hãy cho biết hai người lính đã bàn tán những gì về Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng. Khi nghe những lời bàn tán về mình, Đoan Quốc công đã có phản ứng như thế nào? Từ đó, em hiểu thêm gì về tính cách của nhân vật này?

Trả lời:

- Bàn tán về Đoan Quốc công, người lính cho rằng: việc mở mang bờ cõi của ông chủ yếu là do gặp may mắn, chẳng phải là kết quả của những tính toán gì cho đất nước. Chẳng qua Quốc công sợ bị Trịnh Kiểm giết, tìm đường chạy thoát thân vào đây, gặp đất rộng thì mở mang.

- Khi nghe những lời bàn tán về mình của hai người lính, Đoan Quốc công đi thụt lùi để họ không nhận ra mình. Sau đó, ông cũng không hề quở trách mà chỉ bảo họ đừng làm ảnh hưởng tới quân lính đang ngủ, mời họ ra uống trà cùng mình. Sau khi nghe những lời van xin của hai người lính, ông chỉ nhìn họ đầy hồn hậu, nói chuyện ân cần, nhỏ nhẹ, gợi nhiều ý nghĩa triết lí về cuộc đời.

Qua đây, ta thấy Đoan Quốc công là một người có tấm lòng bao dung, độ lượng, có thái độ cầu thị, muốn lắng nghe những lời nhận xét thẳng thắn, không xu nịnh về mình.

Câu 4 trang 7 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Em hiểu như thế nào về câu nói: “Không phải chỉ có nhiều người gần gũi ta, những người nói điều hợp với lòng ta mà ngay cả những người nói điều trái ý ta [...] họ đều là những bậc thầy sáng suốt của ta, ta tri ân họ vì họ đã dạy ta nhiều điều?

Trả lời:

Câu nói có ý nghĩa rất sâu sắc, đã góp phần nêu bật chủ đề của tác phẩm. Qua câu nói này, Đoan Quốc công muốn khuyên nhủ hai người lính: Chúng ta không chỉ nên nghe những lời thuận tai, mà còn phải lắng nghe, tiếp thu những ý kiến, quan điểm trái chiều bởi vì nhờ những lời chê trách mà ta biết tự hoàn thiện mình. Đây cũng là chủ đề của tác phẩm.

Câu 5 trang 7 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Nhan đề Minh sư gợi cho em những suy nghĩ gì?

Trả lời:

Minh sư có nghĩa là người thầy sáng suốt, thấu tỏ nhiều điều, khôn ngoan trong đối nhân xử thế.

Câu 6 trang 7 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Nêu cảm nhận của em về tình cảm, tư tưởng của tác giả được thể hiện trong đoạn trích.

Trả lời:

Đoạn trích cho ta thấy niềm kính trọng, ngưỡng mộ của tác giả đối với người anh hùng Nguyễn Hoàng; đó cũng là cách tác giả thể hiện lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc.

Bài tập 6 trang 8 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Bữa nay, điện Diên Hồng được trang trí rất khéo. Điện không có những hàng cột thếp vàng lộng lẫy và những bức tường chạm nổi bằng gỗ trầm như Thiên An. Điển cũng không có những bậc thềm rộng mà người lên hoặc xuống thềm cảm thấy thăm thẳm triền miên. Diên Hồng là một ngôi điện rộng làm từ cuối triều trước, có một vẻ đẹp trầm mặc, hùng vĩ với lớp mái vảy cá chót cong và hàng cột chò chỉ trơn, màu đã xuống với tuổi gần một thế kỉ. Nền điện trải toàn chiếu cạp điều sát vào nhau và nhà vua đã sai bày tiệc yến lên đó để thết đãi các bộ lão. [...]

- Xin Quan gia cho đánh! Sát Thát! Sát Thát!

Nhân Tông thoáng lấp lánh cặp mắt, nhà vua sai nội giám rót rượu vào chén của các cụ, rót sao cho đầy bồng mắt thỏ. Nhà vua phán:

- Mời các cụ hãy uống đi! Ta mời các cụ. Các cụ để ta suy nghĩ giây lát rồi sẽ trả lời sau.

Nhưng cụ Nhiệu lại đứng dậy, nói:

- Quan gia chưa truyền chỉ, chúng tôi chưa an tâm. Quan gia chưa cho đánh, chúng tôi không đành lòng nhắp một giọt rượu.

Nhân Tông nhìn Trần Quang Khải, Trần Quốc Tuấn, Trần Nhật Duật, Trần Bình Trọng,... nhìn các tướng đang im lặng mở to mắt trước quang cảnh và không khí trang nghiêm, chờ đợi tiếng nói tiêu biểu cho cả nước.

Nhà vua khẽ nhắm mắt lại. Cả lịch sử oai hùng hàng nghìn năm của dân tộc trở về thét vang trong tâm hồn Nhân Tông. Trưng Trắc thét: “Đánh”. Triệu Trinh Nương thét: “Đánh”. Lý Bí và Triệu Quang Phục thét: “Đánh”. Ngô Quyền rồi Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt,... biết bao nhiêu anh hùng thuở trước vụt hiện ra lẫm liệt nghiêm nghị trước mặt Nhân Tông và vị nào cũng thét: “Đánh”

Nhân Tông mở to cặp mắt. Điện Diên Hồng im phăng phắc trong sự chờ đợi căng thẳng. Nhân Tông nói rất chậm nhưng rành rẽ:

- Vậy thì... các bô lão hãy nghe chỉ ta. Các bô lão hãy uống với ta một chén rượu thề vua tôi đồng lòng, cả nước đấu sức. Ta truyền: “Đánh!”

Điện Diên Hồng rung lên trong tiếng thét như sét nổ: “Đánh! Đánh! Đánh!” [..] Trần Quốc Tuấn thấy tất cả sức mạnh của dân tộc từ nghìn xưa truyền lại nâng cao tâm hồn ông lên khiến cho hai vai ông dư sức gánh sứ mạng nặng nề.

Ông thét lớn:

- Bớ ba quân!

Tiếng dạ vang dậy kinh thành và sông nước. Trần Quốc Tuấn lại thét tiếp:

- Quan gia đã hạ chỉ cho ta lĩnh cờ Tiết chế cùng các ngươi xuất sư phá giặc. Kiếm Thượng Phương đây! – Trần Quốc Tuấn nâng cao kiếm lên khỏi đầu. – Ai trái mệnh, phản dân, hại nước, ta sẽ nghiêm trị không tha.

Quân sĩ lại đồng thanh dạ ran.

Nhân Tông vẫy Dã Tượng lại gần, cầm lấy cái gậy trúc xương cá của Trần Quốc Tuấn. Nhà vua ân cần trao cây gậy lại cho vị tướng già và dặn dò:

– Trọng phụ tuổi đã cao, xin vì trẫm, vì đất nước và trăm họ mà giữ gìn sức khoẻ. Sau đó, Trần Quốc Tuấn ra lệnh cho đạo quân bộ lên đường. Khi các cánh quân bắt đầu chuyển, Trần Quốc Tuấn cũng xuống bến thuyền. [...]

Từ đài cao, Dã Tượng đường hoàng, giương cao ngọn cờ Tiết chế đi xuống bến. Yết Kiêu đã đứng đón sẵn ở đấy. Dã Tượng trao cán cờ Tiết chế cho Yết Kiêu. Họ không nói với nhau một lời nào nhưng bốn mắt nhìn nhau đăm đắm như đang truyền cho nhau tình cảm dạt dào. Trần Quốc Tuấn chờ Yết Kiêu cắm lá cờ Tiết chế thật thẳng rồi ra lệnh nhổ sào.

Thuyền tướng từ từ kéo buồm. Khi con thuyền bắt đầu chuyển, Nhân Tông để hai tay vào đuôi thuyền khẽ đẩy. Thuyền tướng rời bến. Mặt sông la liệt buồm và cờ. Đội trống đồng đánh nhịp xuất quân. Tiếng trống thì thùng thì thùng rạo rực.

[...] Trần Quốc Tuấn lên mui thuyền. Sông bao la chan hoà ánh nắng. Thăng Long từ từ xa dần, và trong tâm hồn vị tướng già bỗng đinh ninh lời thề khải hoàn với kinh thành yêu dấu.

(Hà Ân, Trên sông truyền hịch, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1973, tr. 125 – 133)

Câu 1 trang 9 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Sự kiện được kể lại trong đoạn trích thuộc thời nào trong lịch sử nước ta? Hãy liệt kê những nhân vật lịch sử được tác giả nhắc đến trong đoạn trích.

Trả lời:

- Đoạn trích miêu tả sự kiện Hội nghị Diên Hồng do thượng hoàng Trần Thánh Tông và hoàng đế Trần Nhân Tông đích thân chủ trì. Triều đình nhà Trần đã mời các vị bô lão đại diện cho nhân dân các làng, xã về dự một hội nghị đặc biệt, tới chức tại cung điện Diên Hồng ở kinh thành Thăng Long để trưng cầu ý dân về việc nên đánh hay hoà hoãn với quân Nguyên.

Những nhân vật lịch sử được tác giả nhắc đến trong đoạn trích: Trần Nhân Tông, Trần Quang Khải, Trần Quốc Tuấn, Trần Nhật Duật, Trần Bình Trọng, Yết Kiêu, Dã Tượng,...

Câu 2 trang 9 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Tác giả đã dùng những chi tiết nào để miêu tả điện Diên Hồng? Qua cách miêu tả đó, em hình dung như thế nào về ngôi điện này?

Trả lời:

Điện Diên Hồng được tác giả miêu tả “là một ngôi điện rộng làm từ cuối triều trước, có một vẻ đẹp trầm mặc, hùng vĩ với lớp mái vảy cá chót cong và hàng cột chò chỉ trơn, màu đã xuống với tuổi gần một thế kỉ. Nền điện trải toàn chiếu cạp điều sát vào nhau”. Qua những chi tiết miêu tả đó, ta thấy được vẻ đẹp cổ kính, trầm mặc và trang nghiêm của nơi diễn ra một sự kiện có ý nghĩa vô cùng thiêng liêng, quan trọng của đất nước ta lúc bấy giờ: thượng hoàng Trần Thánh Tông và hoàng đế Trần Nhân Tông cho mở Hội nghị Diên Hồng, mời các vị bô lão trong nước họp, hỏi kế sách giữ nước và cho ý kiến về chủ trương nên đánh hay nên hoà.

Câu 3 trang 9 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Câu nói “Ai trái mệnh, phản dân, hại nước, ta sẽ nghiêm trị không tha.” đã làm nổi bật tính cách gì của nhân vật Trần Quốc Tuấn?

Trả lời:

Câu nói “Ai trái mệnh, phản dân, hại nước, ta sẽ nghiêm trị không tha.” đã cho thấy lòng yêu nước, thương dân, tinh thần quyết tâm chống giặc cứu nước; thái độ nghiêm minh, dứt khoát, kiên quyết diệt trừ mầm mống gây nguy hại tới nền thái bình đất nước của Trần Quốc Tuấn.

Câu 4 trang 9 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Trong đoạn trích, tác giả đã sử dụng nhiều chi tiết sinh động để miêu tả tinh thần quyết tâm đánh giặc của quân đội nhà Trần. Hãy phân tích một chi tiết mà em có ấn tượng mạnh nhất.

Trả lời:

- Trong đoạn trích, tác giả đã sử dụng nhiều chi tiết sinh động để miêu tả tinh thần quyết tâm đánh giặc của quân đội nhà Trần: “Trần Quốc Tuấn nâng cao kiếm lên khỏi đầu: – Ai trái mệnh, phản dân, hại nước, ta sẽ nghiêm trị không tha.; “Quân sĩ lại đồng thanh dạ ran”; “Yết Kiêu đã đứng đón sẵn ở đấy. Dã Tượng trao cán cờ Tiết chế cho Yết Kiêu. Họ không nói với nhau một lời nào nhưng bốn mắt nhìn nhau đắm đắm như đang truyền cho nhau tình cảm dạt dào....

Về chi tiết ấn tượng nhất, có thể chọn: “Điện Diên Hồng rung lên trong tiếng thét như sét nổ: Đánh! Đánh! Đánh!”. Qua chi tiết đó, ta thấy được tinh thần quyết chiến, quyết thắng, không cam chịu làm nô lệ và sức mạnh đoàn kết, trên dưới một lòng của quân dân nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược.

Câu 5 trang 9 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Nêu cảm nhận của em về tinh thần, nghĩa khí của quân đội nhà Trần trong buổi xuất quân được tác giả khắc hoạ ở phần cuối của đoạn trích.

Trả lời:

- Ở phần cuối của đoạn trích, khí thế hào hùng, tinh thần hừng hực quyết tâm chiến đấu của quân sĩ trong buổi xuất quân đã được tác giả khác hoạ qua một số hình ảnh: mặt sông la liệt buồm và cờ; đội trống đồng đánh nhịp xuất quân, tiếng trống thì thùng thì thùng rạo rực...

Câu 6 trang 10 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Hãy chỉ ra biện pháp tu từ được dùng trong đoạn văn sau và phân tích tác dụng của nó: “Cả lịch sử oai hùng hàng nghìn năm của dân tộc trở về th vang trong tâm hồn Nhân Tông. Trưng Trắc thét: “Đánh” Triệu Trinh Nương thét: “Đánh” Lý Bí và Triệu Quang Phục thét: “Đánh”. Ngô Quyền rồi Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt,... biết bao nhiêu anh hùng thuở trước vụt hiện ra lẫm liệt nghiêm nghị trước mặt Nhân Tông và vị nào cũng thét: “Đánh”.

Trả lời:

- Trong đoạn văn, tác giả đã sử dụng thành công biện pháp tu từ điệp ngữ cấu trúc thét:“Đánh” được lặp lại nhiều lần. Với việc sử dụng biện pháp tu từ đó tác giả đã nhấn mạnh tinh thần quyết tâm chiến đấu chống giặc, cứu nước bảo vệ nền độc lập, chủ quyền đất nước của vua và các tướng lĩnh

Bài tập 7 trang 10 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc đoạn trích sau và chọn phương án trả lời đúng:

Khi cha con Hồ Quý Ly hiệp binh lại với nhau rồi thì lại phân ra làm ba đạo, hai đạo binh bộ thì đi hai bên bờ sông, còn một đạo binh thuỷ thì đi chính giữa; kéo lên đánh Hàm Tử quan.

Chẳng dè quân Minh hay trước, đã phân binh ra phục sẵn mấy chỗ hiểm yếu mà chờ, cho nên khi quân Hồ vừa mới kéo tới nơi, thì quân Minh ba bên bốn bề khắc ki với nhau ào ra một lượt, đánh rát quá quân họ Hồ chịu không nổi, nên phải vỡ tan chạy ráo, hai đạo binh bộ thua rồi, lớp thì đầu giặc, lớp thì chạy nhào xuống sông mà chết rất nhiều. Hồ Nguyên Trừng cũng tử trận.

Còn đạo binh thuỷ tuy chạy thoát khỏi được, song những thuyền chở lương đều bị chìm mất hết nhiều.

Lúc bấy giờ, những quan tướng An Nam mà bị quân Minh bắt được, không chịu đầu nó thì nó giết đi; cái lòng độc ác của quân Minh đối đãi với An Nam ta, thiệt là cực kì tàn nhẫn.

Hồ Quý Ly dẫn cả đạo binh thuỷ chạy thẳng ra biển, rồi dò theo đường biển chạy về Thanh Hoá; nhưng mới vừa đến Mã Giang, lại gặp quân Minh chặn đánh, làm cho quân nhà Hồ tan tác như cua gãy càng. Cha con Hồ Quý Ly không dám vào Thanh Hoá, phải chạy thẳng vào Nghệ An mà trốn.

Trương Phụ cho người đi thám dọ, biết cha con họ Hồ đã chạy vào Nghệ An, bèn cho mời Mộc Thạnh đến mà nghị kế rằng: “Nay cha con Hồ Quý Ly đã thế cùng lực tận rồi, chúng nó vào Nghệ An mà trốn đó, thì thế nó đã cùng đường, chúng ta phải đồng tâm hiệp lực, phân binh thuỷ lục kéo vào, thì thế nào cũng bắt được, chứ nếu chúng ta mà dụ dự lôi thôi, dung dưỡng nó nhiều ngày, để cho nó nảy nhánh đâm chồi, thì ắt sanh hậu hoạn đó”. Mộc Thạnh cùng chư tướng thảy đều bái phục.

Rồi đó Trương Phụ và Mộc Thạnh thì dẫn đại binh đi đường bộ kéo vào. Lại khiến Liễu Thăng dẫn một đạo hải quân kéo đi đường thuỷ.

Quân Minh rần rộ kéo đi, đánh đến đầu thì chúng nó cứ bắt đàn bà con gái tới đó, lại cướp giật của dân, cách chúng nó ngược đãi người mình thiệt là nhiều bé khắc bạc

Còn Hồ Quý Ly, khi chạy vào vừa đến cửa Kì La, bị quân Minh bắt được, bọn Hồ Hán Thương... thì dắt hết gia quyến và con cháu nhà Hồ chạy vào trốn nơi núi Cao Vọng; lại đụi chẳng mấy ngày, rồi cũng bị quân Minh bắt sạch.

Lúc bấy giờ, những quan tướng của nhà Hồ, lớp ra đầu hàng, lớp bị bắt, còn lớp thì không chịu nhục, nên phải tự tử mà chết rất nhiều.

Nhà Hồ từ ngày soán đoạt ngôi Trần mà làm vua từ năm Canh Thìn (1400), qua đến năm Đinh Hợi (1407) thì mất nước; có hai đời vua, trị được có 7 năm.

(Nguyễn Chánh Sắt, Việt Nam Lê Thái Tổ, NXB Hồng Đức, 2015, tr. 130 – 132)

Câu 1 trang 11 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Câu nào sau đây khái quát chính xác nhất về nội dung đoạn trích?

A. Sự tàn ác của giặc Minh và nỗi thống khổ của nhân dân ta dưới ách xâm lược.

B. Quân Minh sang xâm lược nước ta, cha con Hồ Quý Ly hợp binh chống giặc nhưng cuối cùng thất bại.

C. Tinh thần chống giặc kiên cường, bất khuất của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Hồ Quý Ly.

D. Những trận chiến ác liệt giữa quân Minh xâm lược và quân ta dưới sự lãnh đạo của Hồ Quý Ly.

Trả lời:

Đáp án B. Quân Minh sang xâm lược nước ta, cha con Hồ Quý Ly hợp binh chống giặc nhưng cuối cùng thất bại.

Câu 2 trang 11 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Nguyên nhân thua trận của quân Hồ Quý Ly được đoạn trích miêu tả:

A. Không có tinh thần hăng hái chiến đấu

B. Lực lượng yếu hơn quân giặc

C. Bị trúng kế mai phục của quân Minh

D. Vũ khí không tối tân bằng vũ khí của giặc

Trả lời:

Đáp án C. Bị trúng kế mai phục của quân Minh

Câu 3 trang 11 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Dựa vào nội dung của đoạn trích, hãy cho biết ý nào sau đây KHÔNG khái quát đúng bản chất của quân xâm lược nhà Minh?

A. Đối xử tàn tệ đối với nhân dân ta

B. Lập lại kỉ cương cho nhà nước phong kiến của ta

C. Truy diệt đến cùng cha con Hồ Quý Ly

D. Thể hiện sự độc ác đối với quan tướng nhà Hồ

Trả lời:

Đáp án B. Lập lại kỉ cương cho nhà nước phong kiến của ta

Câu 4 trang 12 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Câu “Nhà Hồ từ ngày soán đoạt ngôi Trần mà làm vua từ năm Canh Thìn (1400), qua đến năm Đinh Hợi (1407) thì mất nước; có hai đời vua, trị được có 7 năm.” có ý nghĩa gì?

A. Bình luận, đánh giá về triều đại nhà Hồ ở nước ta

B. Tóm lược về lịch sử thời phong kiến ở nước ta

C. Tóm lược về triều đại nhà Hồ ở nước ta

D. Rút ra bài học lịch sử qua triều đại nhà Hồ

Trả lời:

Đáp án A. Bình luận, đánh giá về triều đại nhà Hồ ở nước ta

Câu 5 trang 12 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Những dòng nào sau đây thể hiện đúng thái độ của người kể chuyện?

A. Căm ghét quân xâm lược nhà Minh

B. Cảm thông với nỗi khổ của nhân dân ta

C. Khách quan khi thuật lại thất bại của Hồ Quý Ly

D. Hả hê trước sự thất bại của Hồ Quý Ly

Trả lời:

Đáp án A, B, C

Viết trang 12

Bài tập 1 trang 12 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Em hãy nêu một số đề tài có thể viết theo yêu cầu của kiểu bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hoá).

Trả lời:

Một số đề tài em có thể lựa chọn cho kiểu bài văn kể lại một chuyến đi (tham quan một di tích lịch sử, văn hoá):

– Kể về chuyến tham quan di tích lịch sử Đền Hùng

– Kể về chuyến tham quan di tích lịch sử và văn hoá Văn miếu – Quốc Tử Giám

– Kể về chuyến tham quan di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Chàm

– Kể về chuyến tham quan di tích lịch sử Cố đô Huế

– Kể về chuyến tham quan di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư,..

Bài tập 2 trang 12 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Em hãy lựa chọn một trong những đề tài đã nêu ở bài tập 1 và viết một đoạn văn ngắn (khoảng 8 – 10 câu) kể lại chuyến đi đó.

Trả lời:

Đoạn văn mẫu tham khảo:

Hè vừa qua trường chúng em có tổ chức đi thăm di tích đền Hùng với mục đích giúp các em học sinh hiểu hơn về lịch sử nước nhà. Chuyến đi rất bổ ích và giúp em cùng các bạn biết thêm nhiều kiến thức mới. Đền Hùng khu di tích thờ phụng Vua Hùng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ, hàng năm vào ngày 10 tháng 3 âm lịch nơi này tổ chức lễ hội Đền Hùng rất lớn. Bắt đầu từ chân núi đi lên chúng em bắt gặp đền Hạ, tương truyền kể rằng đây là nơi Mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng; tiếp tục di chuyển lên sẽ là đền Trung, vị trí quan trọng nơi tổ chức họp bàn việc nước của vua và quan; cao nhất là đền Thượng, vị trí tối cao dùng để thờ cúng các vị thần theo tín ngưỡng xưa; kế bên đó là đền Giếng, ngôi đền xây dựng trong thế ký 18, theo dân gian tương truyền đây là nơi công chúa Tiên Dung và công chúa Ngọc Hoa soi gương. Trước mỗi cảnh vật bên trong chúng em đều bước đi chậm rãi, bồi hồi trước khung cảnh cổ kính, thiêng liêng. Điều đặc biệt mà em chú ý nhất là được tham quan bảo tàng Hùng Vương, nơi lưu giữ và trưng bày hiện vật, hình ảnh, tư liệu về Vua Hùng. Trong thời gian tham quan chúng em còn được biết đến phần lễ quan trọng trong hội Đền Hùng đó là lễ rước kiệu vua gồm có nhiều cờ, hoa, trang phục truyền thống. Lễ dâng hương đền Hùng, trước tiên là lãnh đạo nhà nước và sau đó là những người dân thắp nén hương cho các vua Hùng. Tham gia các trò chơi truyền thống như thi vật, thi kéo co, thi bơi…Một chuyến đi chỉ vỏn vẹn một buổi nhưng đã để lại nhiều bài học sâu sắc, giúp chúng em hiểu thêm về lịch sử dụng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đền Hùng là nơi thiêng liêng mà mỗi người dân Việt Nam đều nhớ đến, đó là cội nguồn của mỗi chúng ta.

Nói và Nghe trang 12

Bài tập 1 trang 12 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Hãy trình bày nội dung đã được thực hiện ở bài tập 2 của phần Viết cho các bạn trong nhóm học tập hoặc cả lớp cùng nghe.

Trả lời:

Dựa vào nội dung đã thực hiện ở bài tập 2 phần Việt đã thực hiện bài nói

- Viết ra giấy các chi tiết quan trọng của bài nói, sắp xếp ý và lựa chọn từng

- Tập luyện cách trình bày từng phần, từng ý (mở đầu hấp dẫn triển khai nội dung rõ ràng, mạch lạc; kết thúc gây được ấn tượng sâu sắc cho người nghe.

- Có thể thuyết trình cho các bạn trong nhóm học tập hoặc cả lớp cùng nghe.

Bài tập 2 trang 12 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Giả sử em được nghe một bài thuyết trình về một cuốn sách, với tư cách người nghe, em hãy lập một phiếu đánh giá với những tiêu chí và nội dung cụ đánh giá bài thuyết trình đó.

Trả lời:

Với tư cách người nghe, em hãy lập một phiếu đánh giá bài thuyết trình về một cuốn sách mà bạn vừa thực hiện. Phiếu đánh giá bài thuyết trình cần có các tiêu chí và nội dung cụ thể như sau:

Xem thêm lời giải bài tập SBT Ngữ văn 8 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 2: Vẻ đẹp cổ điển

Bài 3: Lời sông núi

Đọc mở rộng trang 26 Tập 1

Bài 4: Tiếng cười trào phúng trong thơ

Bài 5: Những câu chuyện hài

1 4,853 30/11/2023


Xem thêm các chương trình khác: