Sách bài tập Ngữ Văn 8 Bài 6: Chân dung cuộc sống - Kết nối tri thức

Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Bài 6: Chân dung cuộc sống sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 8.

1 1,921 30/11/2023


Giải SBT Ngữ Văn 8 Bài 6: Chân dung cuộc sống

Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt trang 3

Viết trang 11

  • Bài tập 1 trang 11 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Lập dàn ý cho đề văn sau: Phân tích truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O. Hen-ry.

    Trả lời:

    Em có thể lập dàn ý cho bài viết theo gợi ý sau:

    - Mở bài: Giới thiệu về tác phẩm (truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của O. Hen-ry), nêu ý kiến khái quát về tác phẩm.

    - Thân bài:

    Nêu nội dung chính của tác phẩm. (Ví dụ: Xiu và Giôn-xi là hai nữ hoạ sĩ nghèo cùng nhau thuê và sống trong một căn hộ giá rẻ. Vào mùa đông, Giôn-xi bị mắc chứng viêm phổi rất nặng. Cô đếm ngược từng chiếc lá còn lại trên cây thường xuân ở bức tường gạch phía trước mặt và tin rằng khi nào chiếc lá cuối cùng rụng thì cô cũng ra đi. Biết được ý nghĩ đó của Giôn-xi, cụ Bơ-men đã âm thầm vẽ chiếc lá thường xuân trong một đêm mưa tuyết khủng khiếp. Chiếc lá cuối cùng đã không rụng khiến Giôn-xi lạc quan hơn và muốn được sống. Tuy nhiên, cụ Bơ-men lại chết vì sưng phổi sau đêm vẽ chiếc lá cuối cùng ấy.

    + Nếu chủ đề của tác phẩm. (Ví dụ: Tác giả thể hiện tình yêu thương với những người nghèo khó và ca ngợi tám lòng nhân hậu, cao thượng của họ.) + Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm. (Ví dụ: nghệ thuật xây dựng nhân vật, nghệ thuật kể chuyện độc đáo,...)

  • Bài tập 2 trang 11 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Chọn một luận điểm trong phần Thân bài của dàn ý đã thực hiện ở bài tập 1 để viết thành một đoạn văn.

    Trả lời:

    Đoạn văn mẫu tham khảo:

    Tình thương và lòng trắc ẩn đã khơi dậy trong tâm hồn cụ Bơ-men một ý tưởng sáng tạo tuyệt vời. Cụ lẳng lặng làm theo lời trái tim mách bảo, không hé răng cho ai biết ý định của mình. Tác giả không tiết lộ ngay việc cụ Bơ-men vẽ chiếc lá trong đêm mưa tuyết ra sao mà đợi đến những dòng cuối cùng của truyện mới cho mọi người biết qua lời của chị Xiu. Cách kể chuyện như thế tạo được bất ngờ và hứng thú cho người đọc. Chiếc lá cụ Bơ-men vẽ lên bức tường gạch đối diện với cửa sổ căn gác nhỏ của Giôn-xi đúng là một kiệt tác vì trước hết trông nó giống y như thật: Ở gần cuống lá còn giữ màu xanh sẫm, nhưng với rìa lá hình răng cưa đã nhuốm màu vàng úa, chiếc lá vẫn dũng cảm treo bám vào cành cách mặt đất chừng hai mươi bộ, khiến Giôn-xi tưởng đấy chính là chiếc lá cuối cùng. Quan trọng hơn cả là chiếc lá do cụ Bơ-men vẽ đã đem lại sự sống cho Giôn-xi. Chiếc lá không phải chỉ được vẽ bằng bút lông, bột màu, mà bằng cả tình cảm chân thành và lòng vị tha cùng đức hy sinh cao cả của cụ Bơ-men. Người họa sĩ già đã quên cả tuổi tác lẫn sức khỏe của mình để cố gắng nhen nhóm lại hi vọng sống trong lòng cô gái trẻ đáng thương.

  • Bài tập 3 trang 11 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Viết bài văn phân tích truyện ngắn Bây giờ bạn ở đâu? của Trần Thiên Hương.

    Trả lời:

    “Bây giờ bạn ở đâu?” là một truyện ngắn hay viết cho thiếu nhi của tác giả Trần Thiên Hương.

    Truyện ngắn “Bây giờ bạn ở đâu?” được kể theo ngôi thứ nhất, cô bé Tâm là người kể chuyện. Truyện nói về những cảm xúc đầu đời của tuổi học trò thật đẹp của đôi bạn Bình và Tâm. Bình, cậu học sinh nhút nhát, để ý đến cô bạn Tâm trong lớp và cậu viết những tình cảm trong trẻo của mình vào quyển nhật ký . Tình cảm ấy Tâm cũng cảm nhận được, nhưng đôi bạn nhỏ cũng đã không còn gặp nhau. Thời gian trôi đi, quyển nhật ký ngày nào cũng đến tay Tâm nhưng Bình đã hy sinh vào xuân đại thắng 1975. Một truyện ngắn cảm động và rất nhân văn.

    Từ lời nói, hành động của Bình với Tâm, chúng ta cảm nhận về nhân vật Bình là người có trách nhiệm, không muốn làm người khác hiểu lầm (Bình gặp Tâm xin lỗi và thanh minh với bạn). Bình có tấm lòng nhân hậu, yêu thương, tâm đến bạn bè (thấy bạn ngồi bán rau, Bình thương bạn). Bình có tâm hồn đẹp đẽ, tinh tế và sâu sắc khi luôn cảm thấy có lỗi với Tâm (từ khói lửa chiến tranh miền Nam, Bình nhờ Đinh chuyển tới Tâm món quà là cuốn số nhật kí để Tâm hiểu mình và muốn gửi tới Tâm lời xin lỗi).

    Qua câu chuyện chúng ta cũng thấy được bài học về sự cẩn trọng khi đánh giá một con người hay sự việc; tấm lòng yêu thương, nhân hậu và sự quan tâm đến người khác; việc nói lời xin lỗi với người khác về những sai lầm và hiểu lầm;...

    Bằng tấm lòng yêu trẻ thơ, vốn văn chương sâu rộng và cái nhìn nhân văn sâu sắc, cố nhà văn Trần Hoài Dương đã mang đến trong truyện ngắn “Bây giờ bạn ở đâu?” một khung trời ấu thơ với nhiều gam màu đan xen, dẫu sáng dẫu tối vẫn đẹp ngời bởi những giá trị nhân văn không bao giờ xưa cũ.

Nói và Nghe trang 11

Bài tập 1 trang 11 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Em hãy điền những thông tin về hai cuốn sách (truyện) mà em yêu thích vào bảng (kẻ vào vở) theo gợi ý dưới đây:

Tên cuốn sách

Tác giả

Thể loại

Nhà xuất bản, năm xuất bản

Nội dung

Chủ đề

Đặc điểm nghệ thuật nổi bật

Sự đón nhận của độc giả

Đánh giá của em

Trả lời:

Tên cuốn sách

Mắt sói

Tác giả

Đa-ni-en Pen-nắc

Thể loại

Tiểu thuyết

Nhà xuất bản, năm xuất bản

NXB Hội nhà văn, 2005

Nội dung

Cuốn tiểu thuyết dày hơn 100 trang kể về cuộc gặp gỡ kỳ lạ giữa Sói Lam và Phi Châu tại một vườn bách thú nọ. Cả hai đăm đắm nhìn nhau bằng một mắt từ ngày này qua ngày khác. Và diệu kỳ thay, mỗi con mắt là một con đường đưa người kia trở lại với quá khứ của bạn mình. Từ những ngày lang thang qua Châu Phi Vàng, Châu Phi Xám, Châu Phi Xanh của cậu bé Phi Châu tới những cuộc trốn chạy triền miên trước bọn săn trộm của gia đình Sói Xám tại quê hương Bắc cực, tất cả đều hiện lên sống động, ly kỳ. Ở cuối mỗi con đường nhiều buồn hơn vui ấy, họ gặp lại gương mặt của nhau, bởi lẽ, họ đã trở thành bạn thân, và cùng nhau mở to mắt để ngắm nhìn những người thân yêu đang xum vầy.

Chủ đề

Thiếu nhi, mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên,…

Đặc điểm nghệ thuật nổi bật

Cách kể chuyện đầy sáng tạo của tác giả : ý tưởng mới lạ, cốt truyện lồng ghép, sự di chuyển điểm nhìn, văn phong trong sáng. Bên cạnh đó, có thể nói Mắt sói là câu chuyện của những đối cực, vừa hài hước, ngộ nghĩnh, nhẹ nhàng vừa sâu sắc, đau đớn, mất mát.

Sự đón nhận của độc giả

Nồng nhiệt, thích thú, yêu thích. Nhiều người tin rằng đây sẽ là cuốn sách có thể ru trẻ ngủ nhưng cũng khiến người lớn phải ngỡ ngàng vì chiều sâu triết lý..

Đánh giá của em

Hay, rất nên đọc và giàu ý nghĩa

Bài tập 2 trang 11 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Từ kết quả thực hiện bài tập 1, hãy giới thiệu trong nhóm học tập về một cuốn sách (truyện) mà em yêu thích.

Trả lời:

– Mở đầu: Nêu tên cuốn sách (truyện) và lí do em giới thiệu cuốn sách (truyện) đó với người nghe.

- Triển khai: Trình bày một số thông tin quan trọng về cuốn sách (tác giả, nhà xuất bản, năm xuất bản, nội dung chính, chủ đề, một vài nét nổi bật về hình thức nghệ thuật, sự đón nhận của độc giả,...)

- Kết thúc: Nêu cảm nghĩ, đánh giá của em về cuốn sách và khích lệ người nghe tìm đọc.

Em có thể giới thiệu cuốn sách cho các bạn trong lớp, trong nhóm học tập nghe hoặc quay phim bài trình bày của mình để chia sẻ với nhiều người.

Xem thêm các bài giải SBT Ngữ Văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 7: Tin yêu và ước vọng

Đọc mở rộng trang 19 Tập 2

Bài 8: Nhà văn và trang viết

Bài 9: Hôm nay và ngày mai

Đọc mở rộng trang 34 Tập 2

1 1,921 30/11/2023


Xem thêm các chương trình khác: