SBT Ngữ Văn 8 Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt trang 3 - Kết nối tri thức

Với giải SBT Ngữ Văn lớp 8 Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt trang 3 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 8.

1 244 30/11/2023


Giải SBT Ngữ Văn 8 Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt trang 3 - Kết nối tri thức

Bài tập 1 trang 3 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc lại văn bản Mắt sói (từ Tới chỗ dựng trại của toán đi săn đến rơi mãi trong màn đêm đầy tia lửa) trong SGK (tr. 8) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 3 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Nhận xét sau đây đúng hay sai?

Câu chuyện trong đoạn trích được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ nhất.

A. Đúng

B. Sai

Trả lời:

Đáp án B

Câu 2 trang 3 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Trong đoạn trích, câu nào sau đây là lời nhân vật?

A. Một việc chẳng hay ho gì với một con sói.

B. Đám người và chó còn đang nhìn hết lên trời.

C. Chạy đi, anh giao cả nhà cho em đấy!

D. Sói Lam chưa kịp mừng vì em chạy thoát.

Trả lời:

Đáp án C

Câu 3 trang 3 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Trong đoạn trích, nhân vật Sói Lam KHÔNG được khắc hoạ ở phương diện nào?

A. Ngoại hình

B. Suy nghĩ

C. Hành động

D. Lời nói

Trả lời:

Đáp án A

Câu 4 trang 3 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Khi được Sói Lam cứu, Ánh Vàng đã nói gì với Sói Lam? Những lời nói đó cho thấy Ánh Vàng có suy nghĩ như thế nào?

Trả lời:

Ánh Vàng đã nói với Sói Lam:

– Anh Sói Lam, tha lỗi cho em, tha...

– Không! Em không muốn bỏ anh lại một mình!

Những lời nói đó cho thấy Ánh Vàng mong muốn Sói Lam tha lỗi cho mình, ân hận về hành động dại dột của mình. Chỉ vì sự tò mò, muốn biết thêm về con người mà Ánh Vàng đã đẩy Sói Lam vào tình huống nguy hiểm. Cô đau đớn không muốn chạy đi, không muốn bỏ sói anh ở lại.

Bài tập 2 trang 3, 4 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc lại văn bản Mắt sói (từ Với tên Báo thì Phi Châu nói chuyện lâu hơn đến không thể tách rời) trong SGK (tr. 11 – 12) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 3 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Điều gì khiến Bảo vô cùng ngạc nhiên khi mới gặp Phi Châu?

A. Tai Phi Châu rất thính.

B. Phi Châu nói chuyện rất lâu với Báo.

C. Phi Châu đến từ Châu Phi Vàng.

D. Phi Châu là một tay đi săn tuyệt vời.

Trả lời:

Đáp án A

Câu 2 trang 4 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Câu nào sau đây KHÔNG nêu đúng lí do Báo kết bạn với Phi Châu?

A. Phi Châu nhận ra Bảo trong đêm tối.

B. Phi Châu khen ngợi ưu điểm của Báo.

C. Phi Châu rủ Báo chăn cừu cùng.

D. Phi Châu muốn Báo đi săn cùng.

Trả lời:

Đáp án D

Câu 3 trang 4 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Theo em, tại sao khi nói chuyện cùng Phi Châu, Báo đã khóc (Hai giọt nước mắt khóc từ lúc nào, giờ đã khô lại làm thành hai vệt đen dài tới tận mép.)?

Trả lời:

Giọt nước mắt của Báo thể hiện nỗi buồn thẳm sâu, sự xúc động, niềm hạnh phúc khi gặp được một người hiểu mình, trò chuyện cùng và làm bạn với mình.

Câu 4 trang 4 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Điều gì ở Phi Châu khiến Báo trở thành “bạn thân thiết, không thể tách rời” của cậu?

Trả lời:

Báo đã trở thành bạn thân của Phi Châu vì nhận thấy những nét đẹp đáng quý của cậu:

– Phi Châu có tâm hồn tinh tế, tĩnh lặng, nghe được âm thanh khi Báo đến gần, nghe thấy được cả “hai con rận đang cãi nhau” trên vai Báo.

– Phi Châu khen ngợi, trân trọng ưu điểm tuyệt vời của Báo: “Anh là một tay đi săn tuyệt vời, Báo ạ”.

– Phi Châu nhận thấy sự tương đồng giữa mình và Báo: đều buồn bã, cô đơn và cần có một người bạn để sẻ chia (Báo này, anh cần có một người bạn, và tôi cũng vậy).

Câu 5 trang 4 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Nếu một bài học em rút ra được từ đoạn trích.

Trả lời:

Em nêu một bài học rút ra từ đoạn trích. Ví dụ: bài học về sự trân trọng thế giới tự nhiên, yêu thương loài vật; cần có cái nhìn sâu sắc để đồng cảm và thấu hiểu người khác...

Câu 6 trang 4 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Tìm một câu trong đoạn trích có thán từ gọi – đáp.

Trả lời:

Em tìm một câu trong đoạn trích có thân tử gọi – đáp. Ví dụ “Bác ơi, anh chuẩn cừu với tôi nhé”.

Bài tập 3 trang 4, 5 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Tối đến, chúng tôi ngủ trong hang cáo. (Lũ cáo lười nhác không thích đi săn, chúng sẵn sàng đổi hang của mình cho bầy sói để lấy ít đồ ăn.) Sói Xám Em Họ ra ngoài canh gác, nó ngồi chót vót trên tảng đá cao nhất giữa thung lũng. Sói Lam nằm ngay lối vào hang, còn Sói Mẹ Hắc Hoả ru bầy sói con trong đáy hang. Bà vừa ru vừa kể chuyện cho chúng nghe. Tất nhiên là những câu chuyện về Con Người. Phần vì trời đã tối, và chúng đã quá mệt chẳng muốn đùa nghịch nữa, và phần vì chúng khoái có cảm giác sợ, và hơn nữa đã có Hắc Hoả mẹ chúng ở bên cạnh để bảo vệ nên bầy sói anh và Ánh Vàng nằm yên lắng nghe.

Ngày xửa ngày xưa...

Vẫn câu chuyện ấy: chuyện về một chú sói con rất vụng về có bà ngoại sói già lụ khụ.

Ngày xửa ngày xưa, có một chú sói con vụng về tới mức cả đời chẳng bao giờ bắt được thứ gì. Ngay cả đến những con tuần lộc già cũng chạy nhanh hơn chú, những con chuột nhắt rừng lượn trước mũi chú [...]... Chú chẳng hề bắt được gì. Ngay đến cái đuôi của mình cũng không! Thật vụng về quá thể.

Nói vậy, nhưng chẳng nhẽ chú không được việc gì? May sao, chú còn có Sói Bà. Sói Bà già lắm. Già tới mức cũng chẳng thể bắt được gì nữa. [...] Bà chậm chạp chỉnh trang bộ lông, rồi cẩn thận lau rửa. Vì Sói Bà có một bộ lông đẹp tuyệt vời. Sáng lấp lánh như bạc. [...] Việc của Vụng Về là vầy: nuôi Sói Bà. Khi có con tuần lộc bị tóm, hốp! Cái đùi nó để phần bà.

– Cháu không thấy nặng quá chứ Vụng Về?

– Chẳng nặng tí nào, bà ạ.

– Tốt, đừng lang thang trên đường nhé!

– Hãy đi đứng cho cẩn thận!

– Và phải dè chừng Con Người đấy!

[...]

– Con Người đã giết Sói Bà, họ lấy bộ lông của bà đem làm áo choàng, lấy đôi tại bà làm mũ và, lấy mõm bà làm thành chiếc mặt nạ.

Thế... rồi sao nữa ạ?

– Sao ư? Thôi, đến giờ đi ngủ rồi các con ạ, mai mẹ kể tiếp.

(Đa-ni-en Pen-nắc, Mắt sói, Ngân Hà dịch, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2014, tr. 35 - 40)

Câu 1 trang 5 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Trong đoạn trích có những tuyến truyện nào được lồng ghép với nhau?

A. Tuyến truyện về mẹ Hắc Hoả và tuyến truyện về đàn sói con

B. Tuyến truyện về Sói Lam và tuyến truyện về sói em Ánh Vàng

C. Tuyến truyện về Sói Bà và tuyến truyện về sói cháu Vụng Về

D. Tuyến truyện về gia đình Sói Lam và tuyến truyện về hai bà cháu sói Vụng Về

Trả lời:

Đáp án D

Câu 2 trang 5 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Câu nào sau đây KHÔNG nêu đúng chi tiết thể hiện sự cảnh giác của nhà sói trong đêm tối?

A. Sói Xám Em Họ ngồi chót vót trên tảng đá cao nhất giữa thung lũng.

B. Sói Lam nằm ngay lối vào hang.

C. Sói Mẹ Hắc Hoả ru bầy sói con trong đáy hang.

D. Sói mẹ vừa ru vừa kể chuyện cho bầy sói con nghe.

Trả lời:

Đáp án D

Câu 3 trang 5 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Tại sao sói mẹ kể chuyện về hai bà cháu sói Vụng Về cho các con nghe?

Trả lời:

Sói mẹ kể chuyện về hai bà cháu sói Vụng Về đề ra các con ngủ và cũng là để bầy sói hiểu hơn về con người, cảnh giác trước sự săn lùng của con người.

Câu 4 trang 5 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Nêu cảm nhận của em về nhân vật Sói Bà trong đoạn trích.

Trả lời:

Từ các chi tiết về vẻ ngoài và lời nói của Sói Bà với sói Vụng Về, em nêu cảm nhận về nhân vật Sỏi Bà. Ví dụ: Sói Bà có bộ lông đẹp tuyệt vời. Sói Bà rất yêu thương, quan tâm sói Vụng Về. Bà nhắc nhở soi Vụng Về cần cẩn thận, cảnh giác với con người trong cuộc mưu sinh đầy nhọc nhằn và nguy hiểm. Nhưng cuối cùng, Sói Bà đã bị con người giết chết.

Câu 5 trang 5 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Chỉ ra sự thay đổi lời người kể chuyện trong đoạn trích.

Trả lời:

Câu chuyện trong phần đầu đoạn trích được kể theo ngôi thứ nhất qua lời của nhân vật Sói Lam (Tối đến, chúng tôi ngủ trong hang cáo.). Sau đó, cầu chuyện được kể theo lời người kể chuyện ngôi thứ ba (Sói Lam nằm ngay lối vào hang, còn Sói Mẹ Hắc Hoả ru bầy sói con trong đáy hang.). Lời kể lại được chuyển sang nhân vật Sói Mẹ trong câu chuyện ra bầy sói con ngủ (Ngày xửa ngày xưa... Thôi, đến giờ đi ngủ rồi các con ạ, mai mẹ kể tiếp.).

Câu 6 trang 5 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Tìm và nêu tác dụng của việc sử dụng trợ từ trong các câu sau:

a. Sói Lam nằm ngay lối vào hang, còn Sói Mẹ Hắc Hoả ru bầy sói con trong đáy hang.

b. Ngay cả đến những con tuần lộc già cũng chạy nhanh hơn chú, những con chuột nhắt rừng lượn trước mũi chú...

Trả lời:

a. Trợ từ ngay biểu thị ý nhấn mạnh khoảng cách rất gần giữa vị trí của sự vật được nói đến (nơi Sói Lam nằm) so với địa điểm được lấy làm mốc (lối vào hang).

b. Trợ từ ngay, cả, đến biểu thị ý nhấn mạnh sự chậm chạp của sói Vụng Về, thậm chí những con tuần lộc già cũng chạy nhanh hơn chú.

Bài tập 4 trang 5, 6, 7 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Khi tỉnh lại, Sói Lam chỉ mở được một mắt. Nó đã không bị giết. Bộ lông nó quá tơi tả sau cuộc giao tranh với con người nên chẳng bán được nữa. Vì thế mà nó được đưa tới vườn thú này. [...]

Lẻ loi vô cùng. Cho tới ngày người ta cho một con sói cái vào chuồng của nó.

Lúc đầu, Sói Lam không thích chút nào. Vì nó đã quen sống có độc. Nó thích hồi tưởng về những kỉ niệm của mình hơn là cần một người bạn đồng hành. Con sói cái thì hỏi đủ thứ chuyện. [...]

- Tôi đến từ Ba-ren Len (Barren Lands), ở Bắc Cực

Sói Lam như ngừng thở. Vùng “Ba-ren Len” ư? Đúng là tên mà con người đã đặt cho nơi họ bắt nó. [...]

– Cô có biết một cô sói con màu vàng không?

– Ánh Vàng à? Có phải con gái của Mẹ Hắc Hoả và Bố Đại Sói không? Tất nhiên tôi biết chứ! Nhưng cô ấy đâu có bé, cô ấy to lắm. To hơn cả những con sói to. Hơn nữa, cô ấy không phải lông vàng...

– Sao lại không phải lông vàng, cô nói gì lạ vậy?

– Thật mà, tôi không bao giờ nói dối đâu. Đúng là cô ấy đã từng có bộ lông vàng. Nhưng giờ thì không còn nữa rồi. Nó đã bị cháy.

– Bị cháy ư?

– Vâng. Có một đêm, cô ấy đi đâu đó với một người anh mà chẳng ai biết, và sáng hôm sau, cô ấy trở về một mình. Bộ lông đã bị cháy. Nó không sáng lấp lánh dưới ánh mặt trời nữa. Chỉ còn màu rơm vàng! Mọi người nói là cô để tang cho anh mình. [...]

Gà Gô kể lại. Chuyện xảy ra vào mùa hè. Ba gia đình sói vây quanh một cái đầm lúc nhúc vịt. Trong đó có gia đình Ánh Vàng và gia đình Gà Gô. Ai nấy căng thẳng. Im phăng phắc. Bỗng có tiếng đập không khí phía trên đầu mà ai cũng nhận ra ngay. Đó là tiếng máy bay trực thăng! (Phải rồi, họ đã bắt đầu đi săn bằng trực thăng!) Và ... Pằng! Pằng! Tiếng những phát súng đầu tiên. Cả bầy hoảng loạn! Bầy sói tán loạn chạy tứ phía, cứ như chúng bị gió từ chân cánh quạt đẩy bắn ra. May sao họ bắn trượt. [...] Có Ánh Vàng lẫn trong đám cỏ mà không ai phát hiện ra, vì cùng màu rơm vàng! Bỗng, hấp, một cú nhảy tung lên! Cắc! Một miếng ngoạm vào cẳng chân viên phi công. Chiếc trực thăng cất cánh bay lên, lượn một vòng rất lạ, và bùm, nó rơi xuống giữa đầm!

Gà Gô chạy vội về phía Ánh Vàng: “Bạn làm thế nào giỏi thế hả Ánh Vàng, kể điện [...]

– Vâng. Sau đó chiếc trực thăng nằm ngay giữa đầm, người lõm bõm lẫn trong lũ vịt (lũ vịt giận điên cuồng!), còn bầy sói ngồi trên bờ xung quanh đầm, và lăn ra cười,... anh không tưởng tượng được cười ghê gớm tới mức nào đâu! Mỗi Ánh Vàng

là không cười.

– Sao cô ấy không cười?

– Chẳng bao giờ thấy cô ấy cười.

(Đa-ni-en Pen-nắc, Mắt sói, Ngân Hà dịch, Sdd, tr 61 – 68)

Câu 1 trang 7 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Trong đoạn trích có những tuyến truyện nào được lồng ghép với nhau?

A. Tuyến truyện về Sói Lam và tuyến truyện về sói Gà Gô

B. Tuyến truyện về Sói Lam, Gà Gô và tuyến truyện về mẹ Hắc Hỏa

C. Tuyến truyện về gia đình Sói Lam và tuyến truyện về gia đình sói Gà Gô

D. Tuyến truyện về Sói Lam, Gà Gô và tuyến truyện về Ánh Vàng

Trả lời:

Đáp án D

Câu 2 trang 7 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Câu chuyện trong đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ mấy?

Trả lời:

Câu chuyện trong đoạn trích trên được kể theo ngôi thứ ba.

Câu 3 trang 7 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Sói Lam có tâm trạng như thế nào khi ở trong vườn thú?

Trả lời:

Em tìm trong đoạn trích những cụm từ, câu văn thể hiện tâm trạng của Sói Lam trong vườn thú. Ví dụ: lẻ loi vô cùng; quen sống cô độc; Nó thích hồi tưởng về những kỉ niệm của mình hơn là cần một người bạn đồng hành.

Câu 4 trang 7 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Trong đoạn trích, Ánh Vàng đã giải cứu bầy sói như thế nào trước mối nguy hiểm từ những kẻ đi săn? Qua hành động đó, em hãy nhận xét về nhân vật Ảnh Vàng.

Trả lời:

Em tìm chi tiết miêu tả hành động giải cứu bầy sói của Ánh Vàng: Ánh Vàng lẫn trong đám cỏ mà không ai phát hiện ra. Ánh Vàng nhảy tung lên ngoạm vào cẳng chân viên phi công làm chiếc trực thăng rơi xuống giữa đầm. Từ đó, em nhận xét về đặc điểm của nhân vật Ánh Vàng. Ví dụ: Ánh Vàng thông minh, nhanh nhẹn và rất dũng cảm.

Câu 5 trang 7 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Theo em, tại sao sói Gà Gô chẳng bao giờ thấy Ánh Vàng cười?

Trả lời:

Ánh Vàng buồn đau và không thể quên người anh Sói Lam của mình.

Bài tập 5 trang 7, 8 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc lại văn bản Lặng lẽ Sa Pa (từ Phải, người hoạ sĩ già vừa nói chuyện đến lo nghĩ như vậy cho đất nước) trong SGK (tr. 20) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 7 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Dòng nào sau đây KHÔNG phải suy nghĩ của người hoạ sĩ khi vẽ anh thanh niên?

A. Ông cảm thấy bất lực khi vẽ chân dung anh thanh niên

B. Vẽ là một việc khó, nặng nhọc, gian nan

C. Cần làm cho người thanh niên hiện lên đẹp như một ngôi sao xa

D. Hoàn thành được bức vẽ về người thanh niên còn là chặng đường dài

Trả lời:

Đáp án C

Câu 2 trang 7 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Trong đoạn trích trên, nhân vật anh thanh niên được khắc hoạ chủ yếu ở phương diện nào?

A. Ngoại hình

C. Hành động

B. Suy nghĩ

D. Lời nói

Trả lời:

Đáp án D

Câu 3 trang 7 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Em hiểu thế nào về suy nghĩ của người hoạ sĩ: “Hơn bao nhiêu người khác, ông biết rất rõ sự bất lực của nghệ thuật, của hội hoạ trong cuộc hành trình vĩ đại là cuộc đời.”?

Trả lời:

Người hoạ sĩ nhận thấy cuộc đời quá phong phú và rộng lớn mà nghệ thuật dù nỗ lực đến đâu cũng khó nắm bắt, khám phá và thể hiện được hết.

Câu 4 trang 7 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Anh thanh niên đã giới thiệu những ai để ông hoạ sĩ có thể vẽ? Điều đó cho thấy nét tính cách gì ở nhân vật anh thanh niên?

Trả lời:

Anh thanh niên giới thiệu cho người hoạ sĩ ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa, anh cán bộ nghiên cứu lập bản đồ sét. Điều đó cho thấy anh thanh niên rất khiêm tốn. Anh thấy công việc và những đóng góp của mình chỉ là nhỏ bé.

Câu 5 trang 8 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Tìm một câu trong đoạn trích có thán từ và nêu tác dụng của việc dùng thán từ đó trong câu.

Trả lời:

Em tìm một câu trong đoạn trích có thán từ. Ví dụ: "Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hãn hữu cho sáng tác, những hoàn thành được sáng tác còn là một chặng đường dài.". Thán từ chao ỗi thể hiện sự xúc động, trăn trở của ông hoạ sĩ khi ông nhận thấy gặp được anh thanh niên là cơ hội hiếm có trong sáng tác nhưng hoàn thành được sáng tác đó còn là một chặng đường dài.

Bài tập 6 trang 8 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc lại văn bản Chiếc lá cuối cùng (từ Khi trời vừa hửng sáng đến chiếc lá cuối cùng đã rụng) trong SGK (tr. 34 – 35) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 8 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Câu chuyện trong đoạn trích được kể bằng lời của ai?

A. Lời của người kể chuyện ngôi thứ ba

B. Lời của nhân vật Xiu

C. Lời của nhân vật Giôn-xi

D. Lời của vị bác sĩ

Trả lời:

Đáp án A

Câu 2 trang 8 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Câu nào sau đây KHÔNG phản ánh đúng tâm trạng của Giôn-xi khi nằm nhìn chiếc lá thường xuân cuối cùng?

A. Giôn-xi không còn bi quan, tuyệt vọng nữa.

B. Giôn-xi thấy cuộc sống có nhiều ý nghĩa.

C. Giôn-xi thấy ân hận về tâm trạng trước đây của mình.

D. Giôn-xi chán nản và muốn chết.

Trả lời:

Đáp án D

Câu 3 trang 8 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Câu nào sau đây chứa thán từ?

A. Muốn chết là một tội.

B. Xiu ơi, em hi vọng một ngày nào đó sẽ được vẽ vịnh Na-plơ.

C. Và bây giờ tôi phải xuống dưới nhà thăm một bệnh nhân khác.

D. Cô ấy khỏi nguy hiểm rồi, chị đã thắng.

Trả lời:

Đáp án B

Câu 4 trang 8 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Xiu cho rằng chiếc lá thường xuân “chính là tác phẩm kiệt xuất của cụ Bơ-men”. Em có đồng tình với điều đó không? Vì sao?

Trả lời:

Em bày tỏ ý kiến đồng tình hoặc không đồng tình với đánh giá của Xiu về tác phẩm chiếc lá thường xuân của cụ Bơ-men. Em cần lí giải cho quan của mình. Ví dụ: Em cho rằng chiếc lá cụ Bơ-men vẽ đúng là một kiệt tác. Chiếc lá vẽ xuất sắc đến mức khiến Giôn-xi tưởng đó là chiếc lá thật. Chiếc lá điểm được cụ Bơ-men vẽ trong đêm mưa tuyết với tình yêu thương lớn lao và đức hi sinh cao thượng. Bức vẽ ấy đã đem lại sự sống cho Giôn-xi.

Câu 5 trang 8 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Nếu một bài học em rút ra được từ đoạn trích.

Trả lời:

Em nêu một bài học rút ra từ đoạn trích. Ví dụ: bài học về sự lạc quan, niềm hi vọng trong cuộc sống; tình yêu thương, lòng nhân hậu của con người,...

Bài tập 7 trang 8, 9, 10 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

BÂY GIỜ BẠN Ở ĐÂU?

Đó là một buổi học bình thường gần cuối năm học lớp Tám.

Vừa bước chân vào lớp, tôi cảm thấy ngay một không khí khác thường bao trùm đến cả hơi thở. [...]

– Nhân vật chính đã đến! – Tiếng thằng Đinh, một trong những miệng lưỡi ác nhất đám con trai.

Tôi nhét cặp vào hộp bàn, ngẩng lên chợt bắt gặp nhiều đôi mắt đang đổ dồn về phía mình. Tôi lập tức hiểu rằng “nhân vật chính” chẳng phải ai khác, cũng lập tức nghĩ xem mình có làm điều gì khiến mấy chục cặp mắt phải có cái nhìn khác thường kia. [...]...

Cô giáo vừa ra khỏi lớp, thăng Đinh lại oang oang:

– E hèm, bọn mày chú ý này, xem có hay như tiểu thuyết không nhé. Nàng có hai bím tóc xinh xinh như hai quả đào, vầng trán sao mà tinh khiết, thông minh, riêng đôi mắt thì lại buồn buồn thế nào ấy...

Mấy đứa con trai to mồm cười lên hô hố. Có vài đứa con gái cũng khúc khích cười theo.

Bấy giờ cái Thuỷ ngồi cạnh tôi mới thì thào vào vai tôi:

– Bọn nó đang đọc nhật kí của thằng Bình viết về mày đấy! Chả biết thằng Bình để quên sổ thế nào mà thẳng Lượng trọ cùng nhà lại vớ được. [...]

Những ngày sau đó thật khủng khiếp đối với tôi. Tin về cuốn nhật kí của thằng Bình lan nhanh như gió từ lớp tôi ra khắp trường. [...]

Tôi bắt đầu thấy căm ghét thằng Bình. Nó chính là kẻ đã gây ra tai hoạ cho tôi – còn ai vào đây nữa! [...]

Chuyện cuốn nhật kí của Bình rồi cũng lùi vào quên lãng, nếu không có một hôm, vào năm thứ tư của tôi ở trường đại học, Đinh đột ngột xuất hiện. Chỉ tiếc là hôm Đinh đến tôi lại đi vắng. Lúc về, người ta chuyển cho tôi một gói quà nhỏ. Kẹp bên ngoài gói quà là lá thư ngắn Đinh gửi lại: “Tâm! Tìm mãi mới thấy Tâm. Mình vừa ra Bắc được ít tháng nay. Mình đã gặp Bình ở trong ấy và đã hứa chuyển tận tay Tâm “món quà” của Bình. Hãy coi đây là việc làm chuộc cái lỗi ngày xưa của mình với hai bạn. Bình nhắn “Một lần nữa xin lỗi Tâm!” đấy. Hẹn gặp lại”.

Tôi đã quên chuyện cũ từ lâu, giờ cầm cuốn sổ bìa nâu sậm, nỗi ám ảnh kinh hoàng xưa chợt trở về. Lại nhớ lần chuyện trò duy nhất giữa tôi và Bình hồi đó. [...]

– Mình xin lỗi Tâm! Nhưng mình thề là trong cuốn sổ ấy không hề có một điều gì xúc phạm Tâm. Nếu Tâm muốn, mình sẽ đưa Tâm xem...

Tôi, với nỗi uất ức dồn nén bao nhiêu ngày, bởi bao nhiêu người (mà mãi sau này tôi mới hiểu không hề có Bình trong số họ) bỗng hét lên:

– Đi đi, tớ không muốn nghe nữa! Không bao giờ tớ thèm đọc cuốn sổ của cậu đâu mà đưa

Hè năm đó, gia đình Bình chuyển đi nơi khác. Tôi thật nhẹ cả người khi được bọn bạn thông báo tin ấy, hôm khai giảng năm học mới.

Thời buổi chiến tranh. Mỗi đứa mỗi nơi, ngay cả bạn bè cùng học với tôi đến hết cấp ba giờ nhiều đứa không liên lạc được gì với nhau huống chi Bình. [...]

Chữ Bình cứng cáp và phóng khoáng, rất dễ đọc. Đầy cuốn sổ là những trang nhật kí của một cậu học trò đang lớn, được giáo dục cẩn thận, quan tâm đến nhiều vấn đề ở xung quanh, giàu tình thương và trách nhiệm. Dành cho cô bé Tâm lớp 8A dạo đó là một số trang rải rác, bắt đầu như thế này. “Hôm nay minh nhận nhiệm vụ hộ tống mẹ đi chợ Tết. Chợ tỉnh có khác, đông quá, khác hẳn cái chợ huyện ngoài quê mình. Qua dãy hàng rau, mình chợt nhìn thấy một gương mặt quen (tuy rằng chưa quen lắm, vì mình mới đi học ở trường mấy buổi). Thì ra đó là một bạn gái cùng lớp mình, ngồi cạnh cửa sổ, ngay trước bàn mình. Đúng rồi, hai bím tóc như hai quả đào, gương mặt bầu bầu hiến hậu và đôi mắt buồn buồn mà mình chú ý ngay buổi đầu đến lớp. Tên bạn ấy là Tâm thì phải. Bữa nay Tâm mặc cái áo cánh gụ vá một miếng ở vai, nhìn lạ hẳn so với khi đi học. Không hiểu vì sao, nhìn bạn ấy ngồi bán rau giữa những người bán rau tiều tụy khác, mình thấy thương Tâm quá. Chắc là nhà Tâm nghèo lắm. Minh thì quá sướng. Chỉ có cái việc nấu bữa cơm chiều mà cũng không xong…”

Trở đi trở lại các trang nhật kí của Bình là nỗi day dứt về hoàn cảnh sống của gia đình tôi (không hiểu Bình biết được bằng cách nào?). Tôi càng đọc càng bồi hỏi vì tấm lòng bạn. Lũ bạn lớp tôi hồi ấy quá vô tư, hầu như không đứa nào để ý đến gánh rau tôi đi bán hằng ngày. Duy chỉ có Bình – Bình ơi!

Thế mà Bình đã hi sinh dạo mùa xuân năm 1975, không cho tôi có được một lần gặp lại và xin lỗi. Cuốn sổ của Bình sẽ theo tôi đến hết đời....

(Trần Thiên Hương, Bây giờ bạn ở đâu? in trong Tuyển tập truyện ngắn hay Việt Nam dành cho thiếu nhi, tập 5, Trần Hoài Dương tuyển chọn, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, tr. 69 – 76)

Câu 1 trang 10 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Câu nào sau đây KHÔNG thể hiện lí do Đinh chuyển gói quà cho Tâm?

A. Đinh muốn gặp Tâm để ôn lại những kỉ niệm thời học trò.

B. Đinh đã hứa với Bình sẽ chuyển tới Tâm món quà của Bình.

C. Đinh muốn chuộc lỗi ngày xưa với Tâm và Bình.

D. Đinh muốn chuyển lời xin lỗi của Bình đến Tâm.

Trả lời:

Đáp án A

Câu 2 trang 10 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu: “Tin về cuốn nhật kí của thằng Bình lan nhanh như gió từ lớp tôi ra khắp trường”.?

A. Ẩn dụ

B. Hoán dụ

C. Nhân hoá

D. So sánh

Trả lời:

Đáp án D

Câu 3 trang 10 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Câu chuyện trong văn bản trên được kể bằng lời của nhân vật nào? Kể theo ngôi thứ mấy?

Trả lời:

Câu chuyện trong văn bản trên được kể bằng lời của nhân vật Tâm. Kể theo ngôi thứ nhất.

Câu 4 trang 10 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Trong văn bản, các nhân vật Đinh, Bình, Tâm xin lỗi nhau vì điều gì?

Trả lời:

Đinh xin lỗi Tâm và Bình vì trò đùa thời học trò (Đinh đọc nhật kí của Bình cho cả lớp nghe khiến Bình và Tâm bị tổn thương và mắc kẹt trong sự hiểu lầm).

Câu 5 trang 10 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Phân tích sự thay đổi thái độ, cảm xúc của nhân vật Tâm với Bình trong văn bản.

Trả lời:

- Bình nhận “Một lần nữa xin lỗi Tâm" vì Bình đã vô tình làm tổn thương Tăng và Bình vẫn ân hận, day dứt vì chưa thể giải thích cho Tìm hiểu rồi trí hiểu làm đáng tiếc đó.

- Tâm muốn xin lỗi Bình vì Tâm đã không hiểu được tấm lòng nhân hậu, trong sáng, đẹp đẽ của bạn.

- Khi Tâm học lớp 8, tin về cuốn nhật kí lan ra khắp trường, Tâm bị các bạn. chú ý, trêu chọc, Tâm thấy “căm ghét” Bình, không muốn nói chuyện với Bình, từ chối lời xin lỗi và thanh minh của bạn với “nỗi uất ức dồn nén” và cảm thấy “nhẹ cả người” khi nghe tin gia đình Bình chuyển đi nơi khác.

- Khi đọc những trang nhật kí của Bình, Tâm cảm động vì sự quan tâm và tấm lòng nhân hậu, trong sáng, ấm áp của bạn. Tâm muốn một lần được gặp lại và xin lỗi Bình vì sự hiểu lầm trước đây nhưng không thể.

Câu 6 trang 10 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Nêu cảm nhận của em về nhân vật Bình trong văn bản.

Trả lời:

Từ lời nói, hành động của Bình với Tâm, em nêu cảm nhận về nhân vật Bình Ví dụ: Bình có trách nhiệm, không muốn làm người khác hiểu lầm (Bình gặp Tâm xin lỗi và thanh minh với bạn). Bình có tấm lòng nhân hậu, yêu thương, tâm đến bạn bè (thấy bạn ngồi bán rau, Bình thương bạn). Bình có tâm hồn đẹp đẽ, tinh tế và sâu sắc khi luôn cảm thấy có lỗi với Tâm (từ khói lửa chiến tranh miền Nam, Bình nhờ Đinh chuyển tới Tâm món quà là cuốn số nhật kí để Tâm hiểu mình và muốn gửi tới Tâm lời xin lỗi).

Câu 7 trang 10 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Nêu một bài học em rút ra được từ văn bản.

Trả lời:

Em nêu một bài học rút ra từ văn bản. Ví dụ: bài học về sự cẩn trọng khi đánh giá một con người hay sự việc; tấm lòng yêu thương, nhân hậu và sự quan tâm đến người khác; việc nói lời xin lỗi với người khác về những sai lầm và hiểu lầm;...

Xem thêm lời giải bài tập SBT Ngữ văn 8 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Viết trang 11

Nói và Nghe trang 11

1 244 30/11/2023


Xem thêm các chương trình khác: