Sách bài tập Ngữ Văn 8 Bài 10: Sách – người bạn đồng hành - Kết nối tri thức
Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Bài 10: Sách – người bạn đồng hành sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 8.
Giải SBT Ngữ Văn 8 Bài 10: Sách – người bạn đồng hành
Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt trang 35
Trả lời:
Để xây dựng mục tiêu đọc sách và danh mục sách cần đọc trong dự án Sách – người bạn đồng hành, em cần lưu ý:
Đọc kĩ yêu cầu cần đạt của bài học – đây cũng là yêu cầu, mục tiêu chính của dự án đọc sách. Mục tiêu đọc sách của mỗi cá nhân là sự cụ thể hoá mục tiêu chung của bài học. Trong dự án đọc sách này, các mục tiêu quan trọng cần được hiện thực hoá là:
+ Hiểu được nội dung cuốn sách, cách nhìn cuộc sống, con người của tác giả biểu hiện trong sách.
+ Sau khi đọc và tìm hiểu kĩ về cuốn sách, viết được lời giới thiệu và từ đó sử dụng tư liệu đã viết để chuyển thành bài nói nhằm trình bày về đặc điểm nghệ thuật và nội dung của cuốn sách tới cộng đồng.
– Dự án Sách – người bạn đồng hành trong bài 10 được thực hiện sau 9 bài học của Ngữ văn 8, do đó, việc xác định mục tiêu đọc sách và xây dựng danh mục sách của mỗi cá nhân cần chú ý đến sự tương thích với các bài học trước đó về thể loại, loại văn bản và chủ đề. Có thể đưa vào danh mục những tác phẩm có đoạn trích đã được học (Lá cờ thêu sáu chữ vàng của Nguyễn Huy Tưởng, Hoàng Lê nhất thống chí của Ngô gia văn phái, Mắt sói của Đa-ni-en Pen-nắc, Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ của Nguyễn Ngọc Thuần,...) để đọc toàn bộ văn bản nhằm mục đích tìm hiểu sâu hơn đặc điểm nghệ thuật và nội dung của tác phẩm. Cũng có thể mở rộng để đọc thêm các tập thơ trong đó có tác phẩm của những tác giả đã xuất hiện trong các bài học như tác giả: Trần Nhân Tông, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Chính Hữu, Phạm Tiến Duật,... Hoặc, em cũng có thể lựa chọn thêm những cuốn sách mới phù hợp mục tiêu đọc đã xác định.
Bài tập 2 trang 35, 36 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc lời giới thiệu sách sau đây và trả lời các câu hỏi:
Trả lời:
Nhà báo Trương Anh Ngọc nhấn mạnh sự khác biệt của cuốn sách mà ông đang chọn giới thiệu so với các cuốn sách khác thuộc thể loại du kí. Nét đặc Nhà báo Trương Anh Ngọc so sánh hành trình của mình và hành trình của tác biệt đó là ở chính thực tế hành trình mà tác giả Lekima Hùng đã trải nghiệm tin cậy, khả năng thuyết phục mạnh mẽ của lời giới thiệu. Người viết lời giới giả Lekima Hùng để làm nổi bật sự khác biệt. Điều này tạo nên tính chất đáng thiệu không chỉ là độc giả mà còn như một người bạn thấu hiểu, đồng cảm với tác giả Lekima Hùng.
Trả lời:
Để trả lời câu hỏi này, em cần đọc kĩ tất cả các đoạn trong lời giới thiệu khi xác định được đoạn văn nêu bật nội dung chính trong cuốn sách của Lekima Hong hãy tóm tắt lại ý chính để trả lời câu hỏi. Từ đó, có thể rút ra rằng: Bố cục của lời giới thiệu có thể linh hoạt nhưng vẫn luôn cần phải có phần tóm tắt nội dung, vấn đề cốt lõi mà cuốn sách đề cập.
Trả lời:
Đọc kĩ một lần nữa đoạn (3) để có thể tìm ra câu trả lời đúng và xác đáng nhất Hãy chú ý rằng Lekima Hùng vốn không phải nhà văn, cũng không phải người lữ hành. Nhưng cuốn sách lại được viết theo thể loại du kí (như đã được giới thiệu ở đoạn (1). Cùng với việc sử dụng ngôn ngữ để viết, tác giả Lekima Hùng còn dùng phương tiện gì khác để tạo nên sự đặc biệt trong hình thức nghệ thuật của cuốn sách?
Trả lời:
Đọc kĩ đoạn (4) để có thể trả lời câu hỏi này. Em lưu ý: Du kí xanh là nhan đề chính. Hành trình cứu biển là phụ đề của nhan đề đó.
Trả lời:
Quan điểm của nhà báo Trương Anh Ngọc về vấn đề cuốn sách đặt ra được thể hiện trong toàn bài viết nhưng thể hiện tập trung nhất trong đoạn (1) và đoạn (2): – Đoạn (1): Nhấn mạnh tính chất đặc biệt trong hành trình du kí của tác giả cuốn sách so với những hành trình du kí thông thường. Đây cũng là một điểm quan trọng cho thấy sự khác biệt trong đề tài của cuốn du kí này: thông thường người lữ khách đi để tìm kiếm cảnh đẹp, nhưng hành trình du kí của Lekima Hồng là hành trình đến với những nơi ô nhiễm trên cung đường từ Bắc vào Nam của đất nước.
– Đoạn (2): Nhấn mạnh tính chất quan trọng của vấn đề được phản ánh trong cuốn sách: vấn đề mang tính nghiêm trọng, có ý nghĩa cảnh báo, đánh động (thể hiện rõ qua những từ ngữ cụ thể được tác giả lời giới thiệu sử dụng).
Bài tập 3 trang 36, 37, 38, 39 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2:
HẢI PHÒNG VỚI TÁC PHẨM CỬA BIỂN CỦA TÔI
Trả lời:
Đọc nhan đề và các phần trong bài viết, đặc biệt chú ý phần mở đầu để có thể trả lời câu hỏi. Việc trả lời câu hỏi này sẽ giúp em hiểu rõ hơn cái “tôi” của nhà văn Nguyên Hồng trong mối quan hệ với quê hương Hải Phòng, với đất nước và những năm tháng lịch sử của cuộc cách mạng gian khổ, hào hùng _ “Tôi” – Nguyên Hồng – nhà văn trong bài viết này chính là tác giả của tiểu thuyết Cửa biển. Ở đây nhà văn đang tự viết về quá trình sáng tác tác phẩm lớn này của mình.
- “Tôi” – nhà văn Nguyên Hồng – người mà sự nghiệp sáng tác gắn bó máu thịt với đời sống của Hải Phòng (như ông đã tự thuật), bối cảnh đời sống được phản ánh trong toàn bộ tác phẩm Cửa biển của ông.
Từ đó, em có thể nhận diện được tính xác thực, độ tin cậy trong những điều nhà văn chia sẻ về quá trình lao động nghệ thuật.
Trả lời:
- Đoạn từ Hải Phòng với những quần chúng cách mạng đến là tập "Sóng gầm”.
- Đoạn từ Tất cả những nhân vật, những cuộc đời đến phong trào Mặt trận bình dân từ năm 1935 – 1939.
- Đoạn từ 1958, tôi đi thực tế ở Nhà máy xi măng đến tưởng tượng và tưởng tượng.
Trả lời:
Trong bài viết có nhiều chất liệu thực tế cho thấy mối quan hệ giữa cuộc sống và đề tài được khai thác trong tác phẩm Cửa biển. Tuy nhiên, sau khi đọc toàn văn bản, cần chú ý những đoạn có từ khoá đề tài: “Hải Phòng với những quần chúng cách mạng của nó, Hải Phòng với những con người và cuộc sống lầm than, đau khổ của nó, Hải Phòng với những năm từ 1935 đến 1945, qua bao nhiều cuộc biến chuyển với bao nhiêu sự phân hoá trong các tầng lớp xã hội, Hải Phòng thương yêu, đau xót, tin tưởng và chiến đấu của tôi ấy, là đề tài của bộ "Cửa biển" của tôi, mà tôi đã hoàn thành xong phần một là “Sóng gầm”.
Trả lời:
Em đọc toàn văn bản và lưu ý những đoạn có các từ khoá như cuộc đời, cuộc sống, nhân vật, con người:
- Đoạn từ Tất cả những nhân vật, những cuộc đời đến phong trào Mặt trận bình dân từ năm 1935 – 1939.
- Đoạn từ Tôi sống một sự sống rất hằng ngày đến nhưng con người đã có một trên mặt đất với tôi
Lưu ý rằng em có thể chọn được nhiều đoàn trong bài viết này nhận mạnh vấn đề mối quan hệ giữa cuộc sống và thế giới trong tác phẩm, đại thực và trang viết của nhà văn. Trong mối quan hệ này, có thể thay đổi the có vai trò quyết định đối với cảm hứng, với việc lựa chọn xây dựng hình tượng trong tác phẩm, nếu như không có chất sống thực đó, không có vốn hiểu biết về thực tế đó thì nhà văn không thể sáng tạo nên cuộc sống trong tác phẩm văn học.
Trả lời:
Đọc kĩ những câu, đoạn có từ khoá tưởng tượng, sáng tạo để tìm câu trả lời phù hợp: từ 1958, tôi đi thực tế ở Nhà máy xi măng đến Tôi phải sáng tạo.
Chọn một trong hai bài tập sau để thực hành viết:
Trả lời:
Để viết lời giới thiệu sách theo yêu cầu của bài tập này, em cần chú ý:
– Trong vai trò là một độc giả: Em cần đọc kĩ một cuốn sách đã được lựa chọn phù hợp với mục tiêu đọc đã xây dựng. Từ đó:
+ Xác định được hoàn cảnh ra đời, tác giả, thông tin xuất bản của cuốn sách
+ Tìm hiểu và nhận diện được đặc điểm hình thức nghệ thuật của cuốn sách; thể loại, bố cục, những điểm nổi bật về ngôn ngữ, biện pháp nghệ thuật, cách xây dựng nhân vật, cách kể chuyện,...
+ Tìm hiểu nội dung của cuốn sách: đề tài, chủ đề, cảm hứng chủ đạo, cốt truyện (nếu là tác phẩm truyện),...
– Trong vai trò một nhà phê bình, để viết lời giới thiệu cuốn sách, em cần chú ý thêm những vấn đề sau:
+ Mối quan hệ giữa cuốn sách và đời sống: những yếu tố đời sống tác động đến nghệ thuật và nội dung của cuốn sách, tầm ảnh hưởng của cuốn sách với độc giả và các vấn đề xã hội.
+ Sự tương đồng, khác biệt của cuốn sách so với những tác phẩm cùng thể loại hoặc đề tài mà em đã đọc.
+ Cần sáng tạo và linh hoạt trong cách sắp xếp các nội dung quan trọng trong lời giới thiệu sách để bài viết có sự độc đáo và tạo ấn tượng với người đọc.
Trả lời:
Em chuẩn bị ý tưởng và bắt tay vào viết tác phẩm của mình bằng cách thực hiện các bước theo gợi ý sau:
a. Xác định để tài em quan tâm và muốn thể hiện trong tác phẩm.
b. Lựa chọn một thể loại yêu thích và phù hợp: thơ, truyện, tuỳ bút, tản văn.
c. Hình dung về cảm xúc chủ đạo của bài thơ hoặc cốt truyện mà em định xây dựng.
d. Nếu em định làm thơ, hãy thử viết ý tưởng đầu tiên của mình bằng 1 – 2 câu với các thể thơ khác nhau: thơ lục bát hoặc thơ bốn chữ, năm chữ, thơ tự do,... Nếu em định viết truyện, hãy xây dựng cốt truyện và lập dàn ý ngắn gọn cho cốt truyện mà em định triển khai trong tác phẩm: Sự kiện chính của câu chuyện là gì? Sự kiện diễn ra trong thời gian, không gian nào? Những ai là nhân vật chính tham gia vào sự kiện? Họ đã làm gì và suy nghĩ như thế nào? Câu chuyện mở đầu, diễn biến và kết thúc ra sao?
e. Mọi tác phẩm dù dài hay ngắn đều bắt đầu từ những từ ngữ đầu tiên. Một số từ ngữ hoặc những câu đầu tiên em định viết khi bắt đầu tác phẩm có thể là: nhan đề, lời đề từ, câu mở đầu, đoạn mở đầu:
Viết một vài nhan đề mà em yêu thích và định dùng cho tác phẩm của mình. Lựa chọn nhan đề mà em thấy phù hợp nhất.
Viết thêm lời đề từ nếu em muốn làm rõ hơn cho nhan đề và ý tưởng của tác phẩm.
Viết câu mở đầu để gọi ra bối cảnh (thời gian, không gian), cảm xúc hoặc tình huống liên quan đến câu chuyện, bài thơ em định sáng tác.
g. Hoàn thành tác phẩm để thể hiện trọn vẹn ý tưởng của em.
h. Chỉnh sửa và trình bày tác phẩm theo hình thức mà em cảm thấy thú vị nhất.
Trả lời:
Em thích đọc sách, đọc truyện từ hồi còn học lớp 2, những cuốn sách, cuốn truyện của em chất cao trên giá sách theo năm tháng. Có những cuốn em đã tặng hoặc cho đi, nhưng có những cuốn sách em vẫn luôn muốn giữ lại. Một trong số đó là cuốn "Hachiko chú chó đợi chờ".
Lần đầu tiên em đọc cuốn sách này đã rất xúc động và ấn tượng, sau đó em lại được xem phim về chính chú chó trong cuốn sách, chính vì thế mà cảm xúc của em về cuốn sách là rất sâu đậm. Tác giả của cuốn sách là Luis Prats (nằm trong danh mục sách của tổ chức Thư viện Thanh thiếu niên quốc tế). Trang bìa cuốn sách chính là hình vẽ minh họa về chú chó Hachiko, Hachiko là một giống chó akita của Nhật Bản. Với cách trình bày bằng màu nước rất đẹp chắc chắn sẽ đọng lại trong người đọc những sắc màu khó phai. Cuốn sách kể về cuộc sống và tình cảm, sự trung thành của chú chó Hachiko dành cho người chủ của mình. Giáo sư Eisaburo Ueno là chủ của Hachiko, khi chủ còn sống, Hachiko hàng ngày theo ông đến nhà ga tiễn ông đi làm, đều đặn 5 giờ chiều lại đến nhà ga đón ông trở về. Nhưng rồi giáo sư qua đời, Hachiko thì không biết điều đó, chú chó vẫn làm công việc của mình, chờ chủ trong mòn mỏi bất kể mưa nắng không thiếu một ngày nào trong suốt 10 năm. Sự trung thành của chú chó khiến Hachiko trở thành biểu tượng cho lòng trung thành ở đất nước Nhật Bản, trở thành chú chó nổi tiếng nhất thế giới. Từng câu chuyện của Hachiko khiến con tim em lay động, những hàng nước mắt vẫn không thể kìm được mỗi lần đọc sách.
Em tin dù là người mạnh mẽ đến đâu cũng sẽ phải rung động khi đọc cuốn sách này. Sau khi đọc cuốn sách em đã nuôi một chú chó, em rất yêu quý nó và cũng đặt cho nó cái tên Hachiko, đến nay chú chó đã gần 5 tuổi.
Bài tập 2 trang 40 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Trình bày tác phẩm mà em đã sáng tác ở bài tập 2 phần Viết:
– Tác phẩm thơ: đọc diễn cảm, ngâm thơ.
– Tác phẩm truyện, tuỳ bút, tản văn: kể chuyện hoặc đọc diễn cảm.
Trả lời:
Năm tôi 13 tuổi, bố gọi tôi và hai cậu em trai vào phòng đọc sách. Tôi rất lấy làm hứng chí. Gọi là phòng đọc sách nhưng chúng tôi biết thừa nó là phòng trò chơi, nơi những “người đàn ông” thường cùng đua xe, câu cá nhựa hoặc xem phim.
- Mỗi đứa mang một cuốn vở và một cái bút tới đây! – Bố ra lệnh ngay khi chúng tôi vừa bước tới cửa phòng.
Chúng tôi đứng sững nhìn nhau lo lắng! Yêu cầu của bố nghe rất bất thường và đáng e ngại – cứ như là sắp làm bài tập ấy.
Khi đã tìm được vở và bút cho mình, quay lại “phòng chơi”, chúng tôi thấy bố đã bày sẵn bàn với ba cái ghế nhựa, kèm theo một tấm bảng lớn treo trên tường. Bố chỉ chúng tôi ngồi vào ghế nhựa, chứ không phải là cái ghế đệm bông êm ái, dù nó chỉ cách chúng tôi có một gang tay.
- Bố muốn các con phải tập trung hết sức, bố nói như một buổi kinh doanh – đó là lý do các con cần ngồi ghế nhựa, chứ không phải là ghế đệm bông!
Ngay lập tức chúng tôi rên lên:
- Mẹ đâu rồi ạ? Hay là chúng ta đợi mẹ! – cậu em út tính kế hoãn binh.
- Có lâu không ạ? – Cậu em kế tôi thở dài.
Tôi thì chỉ ngồi im lặng trên ghế nhựa cứng đơ.
- Mẹ đi chợ phải vài tiếng nữa mới về, và việc này không liên quan đến mẹ, bố nói. – Và việc này kéo dài bao lâu là tùy thuộc ở các con. Các con càng hợp tác thì chúng ta càng hoàn thành nhanh chóng. Hiểu không?
- Rồi ạ! Chúng tôi đáp lại uể oải.
- Từ bây giờ chúng ta sẽ có buổi học vào các sáng thứ bảy. Chỉ “những người đàn ông” chúng ta mà thôi. Bố sẽ dạy các con những gì bố đã học về cuộc sống. Đó là trách nhiệm của bố để chuẩn bị cho các con thành những người đàn ông – những người sẽ đóng góp cho cộng đồng và cho cả thế giới. Trách nhiệm này, bố thấy rất quan trọng và nghiêm túc.
Tôi ngắt lời:
- Bố sẽ dạy bọn con mọi điều về cuộc sống ạ?
- Tất cả những gì có thể.
- Nhưng như thế thì mãi mãi cũng không học hết!
- Có thể…- Bố nói nhỏ, vẻ suy nghĩ, rồi bắt đầu viết lên bảng – có thể lắm…
Trong suốt ba năm, dù khoẻ hay ốm, bố vẫn giữ đúng lịch dạy chúng tôi về kỹ năng và những ứng xử đời sống vào thứ bảy hàng tuần. Bố dạy rất nhiều: Vệ sinh cá nhân, tuổi dậy thì, các nghi thức xã giao, cách đối xử bình đẳng, sự kính trọng người già, tôn trọng những người phụ nữ, đạo đức nghề nghiệp, quản lý tiền nong, trách nhiệm với cộng đồng… Chúng tôi viết kín hết cuốn vở này đến cuốn vở khác.
Năm nay, tôi đã 16 tuổi và đã trở thành một học sinh Trung học phổ thông, những bài học đã bớt dần đi. Tôi và các em cũng đã lớn lên dần. Chúng tôi bắt đầu bận rộn và cũng bắt đầu vấp váp với những khó khăn. Những lúc ấy, chúng tôi thường ngồi lại, nghĩ tới những điều bố cho ghi trong vở ngày xa, vì những điều ấy trước đây bố đã từng nhắc tới.
Mới đây, bố gọi riêng tôi ra và nói:
- Bố sẽ dạy con đến khi con 18 tuổi, phần còn lại của “bài học” con bắt đầu phải tự gom nhặt trong cuộc sống mà thôi!
Tôi khoanh tay lễ phép:
- Thưa bố! Giờ đây con đã hiểu những việc làm của bố từ trước đến nay. Con chỉ mong sau này mỗi khi đi xa trở về, bố lại chữa những bài tập về cuộc sống hết sức phong phú này cho con.
Xem thêm các bài giải SBT Ngữ Văn lớp 8 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 8 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 8 – Kết nối tri thức
- Vở thực hành Toán 8 Kết nối tri thức | Giải VTH Toán 8 Tập 1, Tập 2
- Chuyên đề dạy thêm Toán 8 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Bài tập Tiếng Anh 8 Global success theo Unit có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 8 – Global success
- Giải sbt Tiếng Anh 8 - Global Success
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 8 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 8 Global success
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 8 – Kết nối tri thức
- Giải vth Khoa học tự nhiên 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Lịch sử 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch sử 8 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa lí 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa lí 8 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 8 – Kết nối tri thức
- Giải VTH Địa lí 8 Kết nối tri thức | Vở thực hành Địa lí 8
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục công dân 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 8 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Công nghệ 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 8 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 8 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 8 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 8 – Kết nối tri thức