Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi: Thu Vịnh (Vịnh mùa thu)

Trả lời Bài tập 4. trang 15 SBT Ngữ văn 8 Tập 1 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong sách bài tập Ngữ văn 8.

1 23,047 25/09/2023


Giải SBT Ngữ văn 8 (Kết nối tri thức) Bài 2: Vẻ đẹp cổ điển

Bài tập 4. trang 15 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Thu Vịnh

(Vịnh mùa thu)

Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,

Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.

Nước biếc trông như tầng khói phủ,

Song thưa để mặc bóng trăng vào.

Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,

Một tiếng trên không ngỗng nước nào.

Nhân hứng cũng vừa toan cất bút,

Nghĩ ra lại thẹn với ông Đào

(Thơ văn Nguyễn Khuyến, Xuân Diệu giới thiệu, NXB Văn học, Hà Nội, 1971, tr. 106)

Câu 1 trang 15 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Nhận xét dưới đây về thể thơ được sử dụng trong bài Thu vịnh đúng hay sai?

Bài thơ được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật, tuân thủ chặt chẽ các yêu cầu cơ bản về luật bằng trắc, niêm, vần, đối.

A. Đúng

B. Sai

Trả lời:

Đáp án A

Câu 2 trang 15 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Câu nào nhận xét đúng về yếu tố thời gian của bức tranh thiên nhiên mùa thu được miêu tả trong bài thơ?

A. Bức tranh thiên nhiên mùa thu được miêu tả trong buổi bình minh.

B. Bức tranh thiên nhiên mùa thu được miêu tả trong buổi hoàng hôn.

C. Bức tranh thiên nhiên mùa thu được miêu tả trong đêm trăng.

D. Bức tranh thiên nhiên mùa thu được miêu tả trong nhiều khoảng thời gian.

Trả lời:

Đáp án D

Câu 3 trang 16 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Đọc lại bốn câu thơ đầu và thực hiện các yêu cầu sau:

a. Cho biết bức tranh thiên nhiên được miêu tả theo trình tự nào của không gian.

b. Tác giả đã lựa chọn những sự vật nào để tái hiện bức tranh thiên nhiên mùa thu? Chỉ ra các từ ngữ được dùng để miêu tả từng sự vật đó.

c. Nêu ấn tượng của em về bức tranh thiên nhiên mùa thu.

Trả lời:

a. Không gian được miêu tả trong đoạn thơ theo trình tự: từ cao xuống thấp, từ xa đến gần.

b. Những sự vật được nhà thơ lựa chọn để tái hiện bức tranh thiên nhiên mùa thu: bầu trời, cần trúc, làn gió, mặt nước, ánh trăng,... Em đọc kĩ từng câu thơ để tìm các từ ngữ miêu tả sự vật. Ví dụ: bầu trời mùa thu được miêu tả bằng các từ ngữ xanh ngắt, mấy tầng cao,

c. Bốn câu thơ đã tái hiện được bức tranh thiên nhiên với những nét đẹp đặc trưng của mùa thu đất Bắc. Em dựa vào các sự vật được miêu tả qua cái nhìn tinh tế và ngòi bút tài hoa của tác giả để nêu một vài ấn tượng (bầu trời cao rộng, trong xanh; không gian thanh tĩnh, cảnh vật hài hoà, êm đềm, thơ mộng,...).

Câu 4 trang 16 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Theo em, trong hai câu thơ 5, 6, tác giả miêu tả cảnh vật hay mượn cảnh vật để thể hiện tâm trạng? Hãy nêu nội dung chính của hai câu thơ này.

Trả lời:

Các sự vật được miêu tả trong hai câu thơ 5, 6 đều có mục đích “ngụ tình” (mượn cảnh vật để thể hiện cảm xúc, tâm trạng). Nhìn hoa của mùa thu năm nay mà ngỡ đó là “hoa năm ngoái” cho thấy nỗi nhớ tiếc quá khứ và nỗi buồn trước hiện tại của nhà thơ. Câu hỏi tu từ “ngỗng nước nào cũng thể hiện nỗi niềm thời thế, gợi nỗi đau mất nước,...

Câu 5 trang 16 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Tác giả đã gửi vào hai câu kết của bài thơ những nỗi niềm tâm sự gì?

Trả lời:

Tác giả nhắc tới Đào Tiềm, người nổi tiếng về tài thơ và đã từ quan về ở ẩn đề giữ trọn khí tiết thanh cao. Miê

u tả cảm xúc “thẹn với ông Đào”, hai câu kết đã thể hiện nỗi buồn thời thế và mong muốn tìm về cuộc sống ẩn dật của nhà thơ.

Câu 6 trang 16 SBT Ngữ Văn 8 Tập 1: Phân tích tác dụng của việc sử dụng từ tượng hình lơ phơ trong câu thơ thứ hai

Trả lời:

Khi phân tích tác dụng của việc sử dụng từ lơ phơ, em cần chú ý ngữ cảnh và mối liên hệ với các từ ngữ chỉ sự vật: cần trúc (thân trúc mảnh mai, dáng cong như chiếc cần câu), gió hắt hiu (làn gió heo may thoảng nhẹ). Từ lơ phơ gợi được hình ảnh những chiếc lá trúc thưa thớt, khẽ lay động trong làn gió nhẹ của mùa thu.

1 23,047 25/09/2023


Xem thêm các chương trình khác: