Đọc lại văn bản Nắng mới – sự thành thực của một tâm hồn giàu mơ mộng trong SGK (tr. 83 – 85) và trả lời các câu hỏi

Trả lời Bài tập 5 trang 22 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 8.

1 419 26/09/2023


 Giải SBT Ngữ Văn 8 Bài 8: Nhà văn và trang viết

Bài tập 5 trang 22 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc lại văn bản Nắng mới – sự thành thực của một tâm hồn giàu mơ mộng trong SGK (tr. 83 – 85) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 22 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Vấn đề được tác giả bàn luận trong văn bản là gì?

Trả lời:

Văn bản Nắng mới - sự thành thức của một tâm hồn giàu mơ mộng bàn về cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình, đồng thời phân tích vẻ đẹp nghệ thuật của bài thơ (cấu tử, ngôn ngữ, hình ảnh).

Câu 2 trang 22 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Tác giả đã giải thích như thế nào về nghĩa của cụm từ nắng mới?

Trả lời:

Em đọc kĩ đoạn từ Hai chữ "nắng mới" đến được gợi lên từ đó (SGK, tr. 84) để chỉ ra cách giải thích của nhà thơ về ý nghĩa của cụm từ nắng mới.

Câu 3 trang 22 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Trong cảm nhận của tác giả, nắng mới của hiện tại và hoài niệm khác nhau như thế nào? Vì sao lại có sự khác biệt ấy?

Trả lời:

Em đọc kĩ đoạn từ Song có một điều lạ đến điểm son trong nỗi nhớ về tuổi thơ (SGK, tr. 84) để tìm ra sự khác biệt của nắng mới trong hiện tại và hoài niệm. Em cần chỉ ra nắng mới trong hiện tại buồn, mông lung; còn nắng mới trong hoài niệm thì nao nức, tươi vui.

Sở dĩ có sự khác biệt ấy, bởi theo tác giả, nắng mới trong hoài niệm gắn với hình ảnh người mẹ và cậu bé lên mười được mẹ chăm chút. Còn trong hiện tại, mẹ đã không còn, nhà thơ chìm trong tâm trạng “quạnh hiu, xa vắng”.

Câu 4 trang 22 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Tác giả đã phân tích những hình ảnh nào trong bài thơ để đi đến nhận định: “không nhiều hình ảnh nhưng hình ảnh nào cũng linh động, cũng rất có hồn”? Em có nhận xét gì về cách phân tích của tác giả?

Trả lời:

Tác giả cho rằng bài thơ không nhiều hình ảnh nhưng hình ảnh nào cũng linh động, cũng rất có hồn”. Tác giả đã tập trung phân tích các hình ảnh: nắng mới (trong hiện tại – bên song và trong quá vãng – ngoài nội, trước giậu thưa); màu áo đỏ; người mẹ (phơi áo đỏ, nét cười đen nhánh). Nhận xét về cách phân tích của tác giả:

– Phân tích các hình ảnh theo thứ tự xuất hiện trong bài thơ.

– Các hình ảnh trong bài thơ đều được tác giả nói đến, nhưng tác giả không phân tích dàn trải mà lựa chọn những hình ảnh tiêu biểu, nổi bật để tập trung phân tích kĩ lưỡng và đưa ra lời bình ấn tượng (hình ảnh nắng mới, màu áo đỏ, và nét cười đen nhánh).

– Phân tích bám sát các từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ. Tác giả làm rõ cái hay của ngôn ngữ thơ bằng cách đưa ra các từ gần nghĩa, từ đó khiến người đọc thấy được sự lựa chọn ngôn ngữ của nhà thơ là tinh tế, ấn tượng (đoạn phân tích từ “nét” trong “nét cười đen nhánh”).

– Phân tích gắn với liên tưởng, so sánh (so sánh nét cười của mẹ với nụ cười của những cô hàng xén trong bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm,...). – Các lí giải lô-gíc, chặt chẽ (chú ý các từ ngữ tạo sự liên kết, lô-gíc trong văn bản như sở dĩ, chính vì,...).

Câu 5 trang 22 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Tác giả cho rằng: “Nắng mới là một bài thơ hết sức thành thực của một tâm hồn giàu mơ mộng”. Em hiểu ý kiến trên như thế nào?

Trả lời:

Tác giả cho rằng:“Nắng mới là một bài thơ hết sức thành thực của một tâm hồn

giàu mơ mộng”. Ý kiến này có thể hiểu như sau:

- Nắng mới thể hiện sự thành thực của tâm hồn nhà thơ. Cảm xúc của nhà thơ được thể hiện rất chân thực, từ nỗi buồn trong hiện tại đến niềm vui được có mẹ trong quá vãng.

- Lưu Trọng Lư là nhà thơ có tâm hồn “giàu mơ mộng. Sự mơ mộng ấy thể hiện ở chất mộng của hoài niệm, ở tâm trạng “chập chờn sống lại,

Như vậy, ý kiến trên khẳng định sự chân thành trong cảm xúc của nhà the giàu mơ mộng Lưu Trọng Lư. Theo tác giả, chính bởi sự chân thành ấy mà Nắng mới đã “gợi niềm đồng vọng sâu xa ở tâm hồn nhiều bạn đọc”.

Câu 6 trang 22 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Em hãy chỉ ra trong văn bản một số câu văn thể hiện đánh giá chủ quan của người viết.

Trả lời:

Em đọc kĩ văn bản và chỉ ra những câu văn thể hiện đánh giá chủ quan của người viết. Chú ý những câu văn thể hiện sự phán đoán, ý kiến chủ quan của tác giả. Ví dụ: “Khi viết những dòng ấy, chắc hẳn nhà phê bình có nghĩ đến bài Nắng mới”, “Có lẽ cũng nhờ màu đỏ ấy mà việc phơi áo của mẹ càng trở thành một điểm son trong nỗi nhớ về tuổi thơ”, “Đọc bài thơ này chắc ta chẳng còn thờ ơ với mỗi năm một lần nắng mới”,...

Câu 7 trang 22 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Em hãy xác định thành phần biệt lập trong câu văn sau và chỉ ra tác dụng của nó: “Đọc bài thơ này chắc ta chẳng còn thờ ơ với mỗi năm một lần nắng mới”.

Trả lời:

Từ chắc là thành phần tình thái, có tác dụng thể hiện sự phỏng đoán tương đối chắc chắn của tác giả về tình cảm của độc giả sau khi đã đọc bài thơ Nắng mới.

1 419 26/09/2023


Xem thêm các chương trình khác: