Đọc lại văn bản Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam

Trả lời Bài tập 1 trang 20 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 8.

1 459 26/09/2023


 Giải SBT Ngữ Văn 8 Bài 8: Nhà văn và trang viết

Bài tập 1 trang 20 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc lại văn bản Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam (từ Không còn những ước lệ văn hoa sang trọng đến một câu thơ hiếm có) trong SGK (tr. 62 – 63) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 20 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Nội dung chính của đoạn trích là gì? Những câu văn nào thể hiện rõ nhất nội dung ấy?

Trả lời:

Nội dung chính của đoạn trích: Thu âm là bài thơ khái quát về cảnh thu ở nhiều thời điểm khác nhau, và cảnh thu ấy mang về đeo bình dị, chân thực. Ta có thể xác định được nội dung trên dựa vào hai câu văn nằm ở phần đầu, khái quát ý của toàn đoạn trích:

- Không còn những ước lệ văn hoa sang trọng “rèm châu, “lâu ngọc, “chén vàng.... mà bình dân, “nhà cỏ thấp le te, tiến lên hiện thực rồi.

- Bài thơ này, theo tôi, không phải chỉ nói trong một thời điểm, là trong một đêm trăng hạn định, mà là tổng hợp nhiều thời điểm, khái niệm, khái quát về cảnh thu.

Câu 2 trang 20 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Tác giả cho rằng bài thơ Thu ẩm là “tổng hợp của nhiều thời điểm, khái niệm, khái quát về cảnh thu”. Em hãy dẫn ra một vài lí lẽ, bằng chứng mà tác giả sử dụng để làm sáng tỏ điều đó.

Trả lời:

Những lí lẽ, bằng chứng mà tác giả sử dụng để làm sáng tỏ nhận định Thu ẩm là “tổng hợp của nhiều thời điểm, khái niệm, khái quát về cảnh thư”:

– Nếu chỉ nói cảnh một đêm thu có trăng, thì bài thơ tù túng và thiếu lô-gíc.

– Ngõ tối đêm sâu thì mâu thuẫn với Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.

– Đưa Lưng giậu phất phơ màu khói nhạt vào cảnh một đêm có trăng, thì không hợp, không điển hình gì cả.

– Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt chắc hẳn không phải là trời một đêm trăng, mà phải là trời một buổi chiều.

Như vậy, tác giả đã dùng các lí lẽ, bằng chứng để phủ nhận việc coi Thu ẩm là bài thơ viết về một thời điểm và khẳng định bài thơ là tổng hợp cảnh thu ở nhiều thời điểm khác nhau, bao gồm: đêm có trăng; đêm tối, sâu và buổi chiều.

Câu 3 trang 20 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Xuân Diệu cảm nhận như thế nào về câu thơ “Làn ao lóng lánh bóng trăng loe”? Em có nhận xét gì về cách cảm nhận của Xuân Diệu?

Trả lời:

Câu thơ Làn ao lóng lánh bóng trăng loe được Xuân Diệu cảm nhận như sau:

– Bóng trăng vàng từ mặt nước ao sáng loé ra.

– Bốn chữ "I" khá nặng (làn, lóng, lánh, loe) gợi chất vàng nước kim loại.

– Ba dấu sắc khứ thanh (lóng, lánh, bóng) gợi ánh sáng bắn đi.

– Từ loe với âm oe gợi cái gì tròn (tròn xoe), như cái ao.

– Đây là một câu thơ hiếm có của một thi sĩ thật có tài.

Xuân Diệu đã cảm nhận về vẻ đẹp của câu thơ trên cả phương diện nội dung và hình thức. Ông đã tưởng tượng, liên tưởng để hình dung về hình ảnh “bóng trăng vàng từ mặt nước ao sáng loé ra”. Đây là cảm nhận về nội dung về đối tượng được nói đến trong câu thơ. Không chỉ vậy, ông còn phân tích kí lưỡng về hình thức nghệ thuật của câu thơ, từ cách dùng bốn phụ âm "l" liền tiếp, đến thanh điệu, vẫn điệu. Trên cơ sở các phân tích đó, ông đánh giá “Đây là một câu thơ hiếm có” “của một thi sĩ thật có tài”. Có thể thấy, Xuân Diệu có cảm nhận rất toàn diện, tinh tế về vẻ đẹp của câu thơ. Những phân tích của ông bám sát từ ngữ, hình ảnh trong câu thơ. Đánh giá, kết luận đưa ra giàu sức thuyết phục dựa trên cơ sở phân tích chi tiết, cụ thể.

Câu 4 trang 20 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Các cụm từ theo tôi, cho nên tôi hiểu trong đoạn trích có tác dụng gì?

Trả lời:

Các cụm từ theo tôi, cho nên tôi hiểu trong đoạn trích thể hiện đây là quan điểm, đánh giá của cá nhân tác giả. Trong văn bản nghị luận văn học, tác giả thường dùng cách diễn đạt này để nhấn mạnh quan điểm của mình.

Câu 5 trang 20 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Tác giả cho rằng các câu 2, 3, 4, 5 của bài thơ Thu ẩm “hay trong cái thực của nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, chứ không bay đi đâu xa khác”. Em hiểu như thế nào về đánh giá trên?

Trả lời:

Khi đánh giá các câu 2,3,4,5 của bài thơ Thu ẩm” hay trong cái thực của nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, chứ không bay đi đâu xa khác” tức là tác giả cho rằng các câu thơ trên hay ở chỗ chúng gợi ra vẻ đẹp giản dị, chân thực của mùa thu ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. “Cái thực” ở đây là những hình ảnh giản dị, chân thực, thường thấy ở làng quê miền Bắc như ngõ tối đêm sâu, đóm lập loè, lưng giậu, làn ao. “Bay đi đâu xa khác” có nghĩa là mùa thu ở những phương trời khác, thường được thể hiện bằng những hình ảnh ước lệ, văn hoa, sang trọng, xa lạ, không mang đặc trưng của cảnh sắc Việt Nam.

1 459 26/09/2023


Xem thêm các chương trình khác: