SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 1 (Cánh diều): Nguyên tử
Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 1: Nguyên tử sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KHTN 7 Bài 1.
Giải sách bài tập KHTN 7 Bài 1: Nguyên tử - Cánh diều
Giải SBT Khoa học tự nhiên trang 4
Lời giải:
Gọi tên các thành phần của một nguyên tử theo hình ảnh sau:
Lời giải:
Số proton, neutron, electron và điện tích hạt nhân của mỗi nguyên tử được thể hiện trong bảng sau:
Nguyên tử |
Số proton |
Số neutron |
Số electron |
Điện tích hạt nhân |
Boron |
5 |
6 |
5 |
+5 |
Fluorine |
9 |
10 |
9 |
+9 |
Chú ý: Nguyên tử có Z proton có điện tích hạt nhân nguyên tử là + Z.
a) Trong nguyên tử, số proton bằng số …..
b) Hạt nhân nguyên tử gồm ….. và …..
c) Phần lớn khối lượng nguyên tử tập trung ở …..
d) Trong hạt nhân nguyên tử, hạt ….. không mang điện.
Lời giải:
a) Trong nguyên tử, số proton bằng số electron.
b) Hạt nhân nguyên tử gồm proton và neutron.
c) Phần lớn khối lượng nguyên tử tập trung ở hạt nhân nguyên tử.
d) Trong hạt nhân nguyên tử, hạt neutron không mang điện.
Giải SBT Khoa học tự nhiên trang 5
Bài 1.4 trang 5 SBT Khoa học tự nhiên 7: Mỗi phát biểu sau là đúng hay sai?
a) Các hạt electron được tìm thấy ở hạt nhân của nguyên tử.
b) Các hạt neutron và electron hút nhau.
c) Trong nguyên tử, số electron tối đa ở lớp electron thứ hai là 8.
Lời giải:
- Phát biểu a) sai vì các hạt electron được tìm thấy ở vỏ nguyên tử.
- Phát biểu b) sai vì hạt neutron không mang điện nên không hút được electron.
- Phát biểu c) đúng.
- Phát biểu d) sai vì phần lớn khối lượng của nguyên tử tập trung ở hạt nhân nên khối lượng của hạt nhân gần bằng khối lượng của nguyên tử.
Bài 1.5 trang 5 SBT Khoa học tự nhiên 7: Chọn phát biểu đúng về electron.
A. Một electron có khối lượng lớn hơn một proton và mang điện tích âm.
B. Một electron có khối lượng nhỏ hơn một proton và mang điện tích âm.
C. Một electron có khối lượng nhỏ hơn một neutron và không mang điện tích.
D. Một electron mang điện tích dương và có khối lượng lớn hơn một neutron.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Một electron có khối lượng nhỏ hơn một proton và mang điện tích âm.
Lời giải:
Quan sát hình ảnh mô tả cấu tạo nguyên tử nitrogen và silicon, ta thấy:
- Nguyên tử nitrogen có 2 lớp electron. Số electron trên lớp thứ nhất và lớp thứ hai lần lượt là 2 và 5.
- Nguyên tử silicon có 3 lớp electron. Số electron trên lớp thứ nhất, lớp thứ hai và lớp thứ ba lần lượt là 2, 8 và 4.
Lời giải:
Chú ý: Trong nguyên tử các electron được sắp xếp thành từng lớp. Các electron được sắp xếp lần lượt vào các lớp theo chiều từ hạt nhân ra ngoài. Mỗi lớp có số electron tối đa xác định như lớp thứ nhất có tối đa 2 electron, lớp thứ hai có tối đa 8 electron …
Từ đó ta có sơ đồ mô tả sự phân bố electron trên các lớp electron của nguyên tử sulfur:
Lời giải:
Chú ý:
- Trong nguyên tử số proton = số electron.
- Khối lượng nguyên tử được coi bằng tổng khối lượng của proton và neutron có trong nguyên tử, được tính bằng đơn vị amu.
- Khối lượng 1 proton ≈ khối lượng 1 neutron ≈ 1 amu.
Nguyên tử |
Số neutron |
Số proton |
Số electron |
Khối lượng nguyên tử (amu) |
Argon |
10 |
10 |
10 |
20 |
Phosphorus |
16 |
15 |
15 |
31 |
Sulfur |
16 |
16 |
16 |
32 |
Potassium |
20 |
19 |
19 |
39 |
Giải SBT Khoa học tự nhiên trang 6
a) Tính số proton, số neutron, số electron của nguyên tử X.
b) Tính khối lượng nguyên tử X.
c) Cho biết nguyên tử X có bao nhiêu lớp electron và chỉ ra số electron trên mỗi lớp.
Lời giải:
a) Gọi số hạt proton, neutron và electron trong nguyên tử X lần lượt là P, N và E.
Nguyên tử trung hòa về điện nên E = P (1)
Tổng số proton, neutron và electron của nguyên tử X là 46 nên:
P + N + E = 46 (2)
Thay E = P vào (2) ta được 2P + N = 46 hay N = 46 – 2P (3)
Trong X số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14 nên:
(P + E) – N = 14 (4)
Thay E = P; N = 46 – 2P vào (4) ta được:
2P – (46 – 2P) = 14 ⇒ P = 15 (= E)
Vậy N = 46 – 2.15 = 16.
Số hạt proton, electron và neutron của X lần lượt là 15, 15, 16.
b) Khối lượng nguyên tử X là: 15 . 1 + 16 . 1 = 31 (amu)
c) Nguyên tử X có 15 electron được sắp xếp vào 3 lớp.
- Lớp thứ nhất (gần hạt nhân nhất) có 2 electron.
- Lớp thứ hai có 8 electron.
- Lớp thứ ba (lớp ngoài cùng) có 5 electron.
b) Xác định số đơn vị điện tích hạt nhân của X.
c) Tính khối lượng nguyên tử X.
d) Cho biết nguyên tử X có bao nhiêu lớp electron và xác định số electron lớp ngoài cùng của X.
Lời giải:
Gọi số proton, electron và neutron trong X lần lượt là P, E, N.
Nguyên tử trung hòa về điện nên E = P.
Tổng số proton, neutron và electron của nguyên tử X là 10 nên:
P + N + E = 10 hay 2E + N = 10 hay N = 10 – 2E.
Trong nguyên tử X, số neutron lớn hơn số electron và nhỏ hơn 1,5 lần số electron nên:
E < N < 1,5E (1)
Thay N = 10 – 2E vào (1) ta được:
E < 10 – 2E < 1,5E
⇒ 3E < 10 < 3,5E
Do số electron là số nguyên dương nên E = 3 ( = P) thỏa mãn. Vậy N = 4.
Số proton, neutron và electron của nguyên tử X lần lượt là 3, 4, 3.
b) Số đơn vị điện tích hạt nhân của X = số proton = 3.
c) Khối lượng nguyên tử X: 3.1 + 4.1 = 7 (amu).
d) Nguyên tử X có 3 electron được phân bố vào hai lớp:
- Lớp thứ nhất (gần hạt nhân nhất) có 2 electron.
- Lớp thứ hai (lớp ngoài cùng) có 1 electron.
Bài 1.11 trang 6 SBT Khoa học tự nhiên 7: Khối lượng của nguyên tử A là 3 amu.
b) Cho biết số electron lớp ngoài cùng của A.
Lời giải:
a) Gọi số hạt proton, neutron và electron trong nguyên tử A lần lượt là P, N, E.
Khối lượng của nguyên tử A là 3 amu nên: P . 1 + N . 1 = 3
Hay P + N = 3.
Mà theo bài ra, A có số electron nhỏ hơn số neutron, nghĩa là số proton cũng nhỏ hơn số neutron.
Vậy P = E = 1; N = 2 thỏa mãn.
Số hạt proton, neutron và electron trong nguyên tử A lần lượt là 1; 2; 1.
b) Số electron lớp ngoài cùng của A bằng 1.
Xem thêm lời giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Bài 3: Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Bài 4: Phân tử, đơn chất, hợp chất
Bài 5: Giới thiệu về liên kết hóa học
Bài 6: Hóa trị, công thức hóa học
Xem thêm tài liệu Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Toán 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Toán 7 – Cánh Diều
- Giải VBT Toán 7 – Cánh diều
- Soạn văn lớp 7 (hay nhất)– Cánh Diều
- Tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Cánh Diều
- Tóm tắt tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Cánh Diều
- Bố cục tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Cánh Diều
- Nội dung chính tác phẩm Ngữ văn lớp 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Ngữ văn lớp 7 – Cánh Diều
- Văn mẫu lớp 7 – Cánh Diều
- Soạn văn lớp 7 (ngắn nhất) – Cánh Diều
- Giải VBT Ngữ văn lớp 7 – Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 7 - Explore English
- Giải sgk Tiếng Anh 7 – ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 7 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 7 i-learn Smart World
- Bài tập Tiếng Anh 7 iLearn Smart World theo Unit có đáp án
- Giải sbt Tiếng Anh 7 - ilearn Smart World
- Giải sgk Lịch sử 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Lịch Sử 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Lịch sử 7 – Cánh Diều
- Giải VBT Lịch sử 7 – Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Địa Lí 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Địa lí 7 – Cánh Diều
- Giải VBT Địa lí 7 – Cánh diều
- Giải sgk Tin học 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Tin học 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Tin học 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Giáo dục công dân 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Giáo dục công dân 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Hoạt động trải nghiệm 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Công nghệ 7 – Cánh Diều
- Lý thuyết Công nghệ 7 – Cánh Diều
- Giải sbt Công nghệ 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Giáo dục thể chất 7 – Cánh Diều
- Giải sgk Âm nhạc 7 – Cánh Diều