SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 33 (Cánh diều): Sinh sản hữu tính ở sinh vật

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 33: Sinh sản hữu tính ở sinh vật sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KHTN 7 Bài 33.

1 1,459 18/10/2022


Giải sách bài tập KHTN 7 Bài 33: Sinh sản hữu tính ở sinh vật - Cánh diều

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 70

Bài 33.1 trang 70 SBT Khoa học tự nhiên 7: Sinh sản hữu tính ở thực vật là

A. quá trình cây tạo hoa, quả và hạt.

B. quá trình chuyển hạt phấn lên đầu nhụy.

C. hình thức tạo cây mới do sự kết hợp của yếu tố đực và yếu tố cái tạo nên hợp tử.

D. quá trình thụ tinh xảy ra ở đầu nhụy.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Sinh sản hữu tính ở thực vật là hình thức tạo cây mới do sự kết hợp của yếu tố đực và yếu tố cái tạo nên hợp tử. Hợp tử phát triển thành cơ thể mới. Cơ thể con nhận được chất di truyền từ cả bố và mẹ nên mang đặc điểm của cả bố và mẹ. Sinh sản hữu tính làm tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau với sự thay đổi của môi trường sống.

Bài 33.2 trang 70 SBT Khoa học tự nhiên 7: Bộ phận nào sau đây của hoa biến đổi thành quả?

A. Nhụy của hoa.

B. Tất cả các bộ phận của hoa.

C. Phôi và phôi nhũ được hình thành sau khi thụ tinh.

D. Bầu của nhụy.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Sau khi thụ tinh, noãn phát triển thành hạt và bầu nhụy phát triển thành quả chứa hạt. Hạt chứa phôi trong điều kiện thích hợp sẽ phát triển thành cơ thể mới.

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 71

Bài 33.3 trang 71 SBT Khoa học tự nhiên 7: Sự thụ tinh là quá trình kết hợp giữa

A. hạt phấn và tế bào trứng tạo thành hợp tử.

B. tế bào sinh dục đực với tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử.

C. hạt phấn và bầu nhụy tạo thành hợp tử.

D. giao tử đực với giao tử cái tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành phôi.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

Sự thụ tinh ở thực vật là quá trình kết hợp giữa giao tử đực (chứa trong hạt phấn) với giao tử cái (chứa trong bầu nhụy) hình thành hợp tử, hợp tử phát triển thành phôi, từ phôi hình thành cơ thể mới.

Bài 33.4 trang 71 SBT Khoa học tự nhiên 7: Tự thụ phấn là sự thụ phấn giữa

A. hạt phấn của cây này với nhụy của cây khác cùng loài.

B. hạt phấn với nhụy của cùng một hoa hay khác hoa của cùng một cây.

C. hạt phấn của cây này với nhụy của cây khác loài.

D. tế bào hạt phấn của cây này với tế bào trứng của cây khác.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Có hai hình thức thụ phấn là thụ phấn chéo và tự thụ phấn:

- Thụ phấn chéo là hạt phấn từ nhị của hoa ở cây này được chuyển đến đầu nhụy của hoa cây khác.

- Tự thụ phấn là hạt phấn từ nhị của bông này tới đầu nhụy của bông hoa khác trên cùng một cây.

Bài 33.5 trang 71 SBT Khoa học tự nhiên 7: Thụ phấn chéo là sự thụ phấn giữa

A. hạt phấn của cây này với nhụy của cây khác loài.

B. hạt phấn với nhụy của cùng một hoa hay khác hoa của cùng một cây.

C. hạt phấn của cây này với nhụy của cây khác cùng loài.

D. hạt phấn và trứng của cùng hoa.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Có hai hình thức thụ phấn là thụ phấn chéo và tự thụ phấn:

- Thụ phấn chéo là hạt phấn từ nhị của hoa ở cây này được chuyển đến đầu nhụy của hoa cây khác.

- Tự thụ phấn là hạt phấn từ nhị của bông này tới đầu nhụy của bông hoa khác trên cùng một cây.

Bài 33.6 trang 71 SBT Khoa học tự nhiên 7: Sinh sản hữu tính ở động vật là sự kết hợp

A. của nhiều giao tử đực với một giao tử cái tạo nên hợp tử và phát triển thành cơ thể mới.

B. ngẫu nhiên của giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử và phát triển thành cơ thể mới.

C. có chọn lọc của hai giao tử đực và một giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

D. có chọn lọc của giao tử cái với nhiều giao tử đực tạo nên hợp tử và phát triển thành cơ thể mới.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Sinh sản hữu tính ở động vật là sự kết hợp ngẫu nhiên của giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử và phát triển thành cơ thể mới. Ở động vật sinh sản hữu tính có các cơ quan làm nhiệm vụ sinh sản (gọi là hệ sinh dục), cấu trúc của hệ sinh dục phụ thuộc vào loài và giới tính của cá thể.

Bài 33.7 trang 71 SBT Khoa học tự nhiên 7: Phân biệt sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính theo gợi ý như bảng sau:

Các tiêu chí

Sinh sản vô tính

Sinh sản hữu tính

Khái niệm

 

 

Đặc điểm

 

 

Ví dụ

 

 

Lời giải:

Các tiêu chí

Sinh sản vô tính

Sinh sản hữu tính

Khái niệm

- Là hình thức sinh sản không có sự kết hợp của yếu tố đực với yếu tố cái.

- Là hình thức sinh sản có sự kết hợp của yếu tố đực với yếu tố cái hình thành hợp tử, hợp tử phát triển thành phôi và thành cá thể mới.

Đặc điểm

- Cơ thể con được hình thành từ một phần hay trứng của cơ thể mẹ.

- Cơ thể con sinh ra giống nhau và giống hệt mẹ về di truyền nên có độ đa dạng di truyền thấp, thích nghi với điều kiện sống ổn định.

- Cơ thể con được hình thành từ hợp tử được tạo ra do sự kết hợp của yếu tố đực và yếu tố cái.

- Cơ thể con sinh ra mang đặc điểm di truyền của cả bố và mẹ nên có độ đa dạng di truyền cao, thích nghi tốt hơn với điều kiện sống thay đổi.

Ví dụ

- Cây thuốc bỏng được sinh ra từ lá của cây mẹ.

- Thủy tức con được sinh ra bằng hình thức nảy chồi.

- Hạt bưởi phát triển thành cây bưởi con.

- Mèo mẹ đẻ ra mèo con.

Bài 33.8 trang 71 SBT Khoa học tự nhiên 7: Nêu vai trò của quả đối với sự phát triển của thực vật và đời sống con người.

Lời giải:

- Đối với thực vật: Quả chứa, bảo vệ và giúp phát tán hạt. Khi chín, quả mềm đi, có màu sắc bắt mắt và vị ngọt thơm là những điều kiện thuận lợi cho quá trình phát tán của hạt.

- Đối với con người: Quả nhiều loài cây cung cấp nguồn dinh dưỡng quý cần cho cơ thể con người (vitamin, khoáng chất, đường,…).

Xem thêm lời giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác: 

Bài 30: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

Bài 31: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Bài 32: Khái quát về sinh sản và sinh sản vô tính ở sinh vật

Bài 34: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều khiển sinh sản ở sinh vật

Bài 35: Sự thống nhất về cấu trúc và các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật

Xem thêm tài liệu Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác: 

Lý thuyết Bài 33: Sinh sản hữu tính ở sinh vật

1 1,459 18/10/2022


Xem thêm các chương trình khác: