SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 31 (Cánh diều): Sinh trưởng và phát triển ở động vật

Với giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 31: Sinh trưởng và phát triển ở động vật sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KHTN 7 Bài 31.

1 2,215 18/10/2022
Tải về


Giải sách bài tập KHTN 7 Bài 31: Sinh trưởng và phát triển ở động vật - Cánh diều

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 67

Bài 31.1 trang 67 SBT Khoa học tự nhiên 7: Sinh trưởng ở động vật là

A. sự gia tăng về kích thước cơ thể động vật theo thời gian.

B. sự gia tăng về khối lượng cơ thể động vật theo thời gian.

C. sự gia tăng kích thước và khối lượng cơ thể động vật theo thời gian.

D. sự biến đổi hình thái của cơ thể động vật theo thời gian.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Sinh trưởng ở động vật là sự gia tăng kích thước và khối lượng cơ thể động vật theo thời gian. Ở động vật, sự sinh trưởng diễn ra ở các mô và cơ quan của cơ thể.

Bài 31.2 trang 67 SBT Khoa học tự nhiên 7: Các giai đoạn phát triển tuần tự sâu bướm là

A. trứng → nhộng → sâu → bướm.

B. nhộng → trứng → sâu → bướm.

C. trứng → sâu → nhộng → bướm.

D. bướm → nhộng → sâu → trứng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Các giai đoạn phát triển tuần tự sâu bướm là trứng → sâu → nhộng → bướm. Ở loài sâu bướm, con non nở ra từ trứng (sâu) có đặc điểm hình thái, sinh lí khác hẳn với cơ thể trưởng thành (bướm).

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 31: Sinh trưởng và phát triển ở động vật - Cánh diều (ảnh 1)

Bài 31.3 trang 67 SBT Khoa học tự nhiên 7: Nhận định nào sau đây về sinh trưởng và phát triển ở động vật sai?

A. Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào.

B. Quá trình biến thái của châu chấu diễn ra trong giai đoạn hậu phôi.

C. Cào cào, muỗi thuộc kiểu phát triển không qua biến thái.

D. Quá trình phát triển của động vật chia thành hai giai đoạn: giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

A. Đúng. Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào.

B. Đúng. Quá trình biến thái của châu chấu diễn ra trong giai đoạn hậu phôi (con non nở ra từ trứng có đặc điểm hình thái khác với cơ thể trưởng thành).

C. Sai. Cào cào, muỗi thuộc kiểu phát triển qua biến thái, trong đó cào cào thuộc kiểu phát triển qua biến thái không hoàn toàn còn muỗi thuộc kiểu phát triển qua biến thái hoàn toàn.

D. Đúng. Quá trình phát triển của động vật chia thành hai giai đoạn: giai đoạn phôi (diễn ra trong trứng đã thụ tinh hoặc trong cơ thể mẹ) và giai đoạn hậu phôi (diễn ra sau khi trứng nở hoặc sau khi con sinh ra).

Bài 31.4 trang 67 SBT Khoa học tự nhiên 7: Trình bày hai giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở động vật (giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi).

Lời giải:

- Giai đoạn phôi: Ở giai đoạn phôi, hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa tạo thành các mô, cơ quan. Ở động vật đẻ trứng, giai đoạn phôi diễn ra trong trứng đã thụ tinh; ở động vật đẻ con, giai đoạn phôi diễn ra trong cơ thể mẹ.

- Giai đoạn hậu phôi: diễn ra sau khi trứng nở hoặc sau khi con sinh ra. Giai đoạn này khác nhau giữa các loài động vật. Có những loài động vật, con non có sự thay đổi đột ngột về hình thái sau khi sinh ra hoặc nở ra từ trứng (ví dụ: châu chấu, ruồi, muỗi,…), có những loài động vật không có sự thay đổi đột ngột về hình thái (ví dụ: trâu, lợn, chó,…).

Bài 31.5 trang 67 SBT Khoa học tự nhiên 7: Vẽ chu trình sinh trưởng và phát triển của vịt, lợn và ếch. Nêu điểm giống nhau và điểm khác nhau của các chu trình này.

Lời giải:

- Vẽ chu trình sinh trưởng của vịt, lợn và ếch: Dựa vào chu trình sinh trưởng và phát triển của các động vật trong sách để vẽ.

 SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 31: Sinh trưởng và phát triển ở động vật - Cánh diều (ảnh 1)SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 31: Sinh trưởng và phát triển ở động vật - Cánh diều (ảnh 1) SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 31: Sinh trưởng và phát triển ở động vật - Cánh diều (ảnh 1)

- Điểm giống nhau và điểm khác nhau của các chu trình này:

So sánh

Vòng đời của vịt

Vòng đời của lợn

Vòng đời của ếch

Giống nhau

- Đều có sự tăng trưởng về kích thước, khối lượng của các con vật.

- Đều có sự phát sinh hình thái, cơ quan.

Khác nhau

- Con non được sinh ra từ trứng đã thụ tinh.

- Con non được sinh ra từ cơ thể mẹ.

- Con non được sinh ra từ trứng đã thụ tinh.

- Giai đoạn hậu phôi có sự sinh trưởng và phát triển không qua biến thái.

- Giai đoạn hậu phôi có sự sinh trưởng và phát triển không qua biến thái.

- Giai đoạn hậu phôi có sự sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn.

Bài 31.6 trang 67 SBT Khoa học tự nhiên 7: Quan sát chu trình sinh trưởng và phát triển của loài muỗi ở hình 31 và hoàn thành bảng sau:

SBT Khoa học tự nhiên 7 Bài 31: Sinh trưởng và phát triển ở động vật - Cánh diều (ảnh 1)

Giai đoạn sinh trưởng, phát triển

Đặc điểm hình thái

 

 

 

 

Lời giải:

Giai đoạn sinh trưởng, phát triển

Đặc điểm hình thái

Giai đoạn phôi

- Diễn ra ở trong trứng đã thụ tinh. Hợp tử phát triển thành phôi, các tế bào phôi phân hóa thành mô, cơ quan.

Giai đoạn hậu phôi

- Diễn ra sau khi trứng nở, có sự sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn:

+ Ấu trùng nở ra từ trứng (loăng quăng) sống trong nước, không chân, chỉ có đầu và thân, di chuyển bằng cách uốn mình.

+ Ấu trùng phát triển thành bọ gậy. Bọ gậy không có chân nhưng có đầu phát triển, mình phủ nhiều lông, bơi được bằng các chuyển động của cơ thể.

+ Muỗi trưởng thành là giai đoạn cuối trong vòng đời của muỗi, muỗi có cánh sống trên cạn và có thể hút máu người hoặc động vật để lấy chất dinh dưỡng.

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 68

Bài 31.7 trang 68 SBT Khoa học tự nhiên 7: Tại sao sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng rất nặng nề, trong khi đó bướm trưởng thành thường không gây hại cho cây trồng?

Lời giải:

Sâu bướm phá hoại cây cối, mùa màng rất nặng nề, trong khi đó bướm trưởng thành thường không gây hại cho cây trồng vì:

- Sâu bướm ăn lá cây nhưng không có enzyme tiêu hóa cellulose nên tiêu hóa và hấp thụ thức ăn có hiệu quả thấp, vì vậy sâu phải ăn rất nhiều lá cây mới đáp ứng được nhu cầu chất dinh dưỡng cho cơ thể. Việc ăn lá cây của sâu bướm khiến cây cối bị tổn thương, gây ảnh hưởng nặng nề đến năng suất cây trồng.

- Hầu hết bướm trưởng thành sống bằng mật hoa, trong ống tiêu hóa chỉ có enzyme saccharase tiêu hóa đường saccharose. Việc hút mật hoa của bướm trưởng thành không gây hại cho cây trồng, thậm chí còn giúp ích cho việc thụ phấn của cây trồng.

Bài 31.8 trang 68 SBT Khoa học tự nhiên 7: Để cải thiện chất lượng dân số Việt Nam, chúng ta cần làm gì?

Lời giải:

Để cải thiện chất lượng dân số Việt Nam như tăng chiều cao, giảm thiểu các dị tật,… cần:

- Cải thiện chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể dục thể thao phù hợp.

- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

- Không sử dụng ma túy, chống nghiện thuốc lá, chống lạm dụng rượu, bia và các chất kích thích khác.

- Thực hiện các biện pháp sàng lọc trước khi sinh.

Bài 31.9 trang 68 SBT Khoa học tự nhiên 7: Để tăng tuổi thọ, con người có thể thực hiện những biện pháp nào?

Lời giải:

Để tăng tuổi thọ, con người cần thực hiện nhiều biện pháp như:

- Có chế độ dinh dưỡng hợp lí và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Luyện tập thể dục phù hợp.

- Tập các bài tập thư giãn, tránh căng thẳng.

- Vệ sinh cơ thể, răng miệng thường xuyên.

- Khám sức khỏe định kì.

- Bảo vệ môi trưởng sống trong sạch.

- …

Xem thêm lời giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác: 

Bài 30: Sinh trưởng và phát triển ở thực vật

Bài 32: Khái quát về sinh sản và sinh sản vô tính ở sinh vật

Bài 33: Sinh sản hữu tính ở sinh vật

Bài 34: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh sản và điều khiển sinh sản ở sinh vật

Bài 35: Sự thống nhất về cấu trúc và các hoạt động sống trong cơ thể sinh vật

Xem thêm tài liệu Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lý thuyết Bài 31: Sinh trưởng và phát triển ở động vật

1 2,215 18/10/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: