Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 6 Cánh diều

Với Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 6 trong Bài 1: Nguyên tử Sách bài tập KHTN lớp 7 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập trong SBT KHTN 7 trang 6.

1 2,085 29/07/2022


Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 6 Cánh diều

Bài 1.9 trang 6 SBT Khoa học tự nhiên 7: Tổng số proton, neutron và electron của nguyên tử X là 46. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14.

a) Tính số proton, số neutron, số electron của nguyên tử X.

b) Tính khối lượng nguyên tử X.

c) Cho biết nguyên tử X có bao nhiêu lớp electron và chỉ ra số electron trên mỗi lớp.

Lời giải:

a) Gọi số hạt proton, neutron và electron trong nguyên tử X lần lượt là P, N và E.

Nguyên tử trung hòa về điện nên E = P (1)

Tổng số proton, neutron và electron của nguyên tử X là 46 nên:

P + N + E = 46      (2)

Thay E = P vào (2) ta được 2P + N = 46 hay N = 46 – 2P (3)

Trong X số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14 nên:

(P + E) – N = 14 (4)

Thay E = P; N = 46 – 2P vào (4) ta được:

2P – (46 – 2P) = 14 P = 15 (= E)

Vậy N = 46 – 2.15 = 16.

Số hạt proton, electron và neutron của X lần lượt là 15, 15, 16.

b) Khối lượng nguyên tử X là: 15 . 1 + 16 . 1 = 31 (amu)

c) Nguyên tử X có 15 electron được sắp xếp vào 3 lớp.

- Lớp thứ nhất (gần hạt nhân nhất) có 2 electron.

- Lớp thứ hai có 8 electron.

- Lớp thứ ba (lớp ngoài cùng) có 5 electron.

Bài 1.10* trang 6 SBT Khoa học tự nhiên 7: Tổng số proton, neutron và electron của nguyên tử X là 10.

a) Xác định số proton, số neutron, số electron của nguyên tử X. Biết trong nguyên tử X, số neutron lớn hơn số electron và nhỏ hơn 1,5 lần số electron.

b) Xác định số đơn vị điện tích hạt nhân của X.

c) Tính khối lượng nguyên tử X.

d) Cho biết nguyên tử X có bao nhiêu lớp electron và xác định số electron lớp ngoài cùng của X.

Lời giải:

Gọi số proton, electron và neutron trong X lần lượt là P, E, N.

Nguyên tử trung hòa về điện nên E = P.

Tổng số proton, neutron và electron của nguyên tử X là 10 nên:

P + N + E = 10 hay 2E + N = 10 hay N = 10 – 2E.

Trong nguyên tử X, số neutron lớn hơn số electron và nhỏ hơn 1,5 lần số electron nên:

E < N < 1,5E (1)

Thay N = 10 – 2E vào (1) ta được:

E < 10 – 2E < 1,5E

⇒ 3E < 10 < 3,5E

3E<103,5E>10E<1033,33E>103,52,86

Do số electron là số nguyên dương nên E = 3 ( = P) thỏa mãn. Vậy N = 4.

Số proton, neutron và electron của nguyên tử X lần lượt là 3, 4, 3.

b) Số đơn vị điện tích hạt nhân của X = số proton = 3.

c) Khối lượng nguyên tử X: 3.1 + 4.1 = 7 (amu).

d) Nguyên tử X có 3 electron được phân bố vào hai lớp:

- Lớp thứ nhất (gần hạt nhân nhất) có 2 electron.

- Lớp thứ hai (lớp ngoài cùng) có 1 electron.

Bài 1.11 trang 6 SBT Khoa học tự nhiên 7: Khối lượng của nguyên tử A là 3 amu.

a) Xác định số proton, số neutron và số electron của nguyên tử A, biết trong A, số electron nhỏ hơn số neutron.

b) Cho biết số electron lớp ngoài cùng của A.

Lời giải:

a) Gọi số hạt proton, neutron và electron trong nguyên tử A lần lượt là P, N, E.

Khối lượng của nguyên tử A là 3 amu nên: P . 1 + N . 1 = 3

Hay P + N = 3.

Mà theo bài ra, A có số electron nhỏ hơn số neutron, nghĩa là số proton cũng nhỏ hơn số neutron.

Vậy P = E = 1; N = 2 thỏa mãn.

Số hạt proton, neutron và electron trong nguyên tử A lần lượt là 1; 2; 1.

b) Số electron lớp ngoài cùng của A bằng 1.

Xem thêm lời giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Cánh diều với cuộc sống hay, chi tiết khác: 

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 4

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 5

1 2,085 29/07/2022


Xem thêm các chương trình khác: