Sách bài tập Ngữ Văn 11 Bài 2: Cấu tứ và hình ảnh trong thơ trữ tình - Kết nối tri thức

Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Bài 2: Cấu tứ và hình ảnh trong thơ trữ tình sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 11.

1 3,895 30/11/2023


Giải SBT Ngữ Văn 11 Bài 2: Cấu tứ và hình ảnh trong thơ trữ tình

Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt trang 9

Bài tập 1 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đọc lại văn bản Nhớ đồng trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr.56 - 57) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Trong nỗi nhớ của nhân vật trữ tình, “đồng” hiện lên với những đường nét, sắc thái cụ thể nào?

Trả lời:

Trong nỗi nhớ của nhân vật trữ tình, “đồng” hiện lên với những đường nét và sắc thái: Nỗi nhớ đồng quê, con người, chính mình biểu hiện tình yêu da diết với cuộc sống bên ngoài nhà tù và bao trùm hơn hết là tình yêu Tổ quốc, khát vọng tự do.

Câu 2 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Bạn có nhận xét gì về sự biến đổi của những hình ảnh trong kí ức được tái hiện lần lượt qua các khổ thơ?

Trả lời:

Ở khổ thơ đầu, được gợi cảm hứng từ tiếng hò thân quen đã trở thành điệp khúc lặp đi lặp lại về nỗi thương nhớ, nỗi cô đơn, hiu quạnh, lạnh lẽo của người tù. Tiếng hò ấy đã gợi ra biết bao nỗi nhớ, kí ức về hình ảnh quen thuộc nơi đồng quê hiện về trong tâm trí tác giả. Không chỉ nhớ về đồng quê, Tố Hữu còn nhớ tới hình ảnh con người lao động – những người dân nơi thôn quê cần cù, giản dị mà chất phác, họ đã quen với việc “dãi gió dầm mưa”,”hiền như đất”, “rất thật thà”. Nhà thơ tiếp tục bày tỏ nỗi nhớ thương da diết của mình qua các chi tiết, hình ảnh: giọng hò, sương, lúa, tiếng xe lùa nước,….

Tất cả đều là mang một sự thân quen của nơi quê hương xa xôi, cách trở. Và trong nỗi nhớ thương da diết ấy, hình ảnh người mẹ già yêu dấu đã hiện lên trong tâm trí tác giả. Mẹ- chính là người mà tác giả nhớ nhất, thương nhất trong nỗi nhớ của mình. Và sau những thoáng tủi hổ, buồn thương ấy, người chiến sĩ lại thiết tha với tình yêu cuộc sống, anh ấy lại dũng cảm kiên trì, đấu tranh với những phút giây yếu mềm để vượt qua nó.

Câu 3 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Hãy chọn phân tích một hình ảnh trong bài thơ đã để lại cho bạn ấn tượng sâu đậm nhất.

Trả lời:

- Hình ảnh ấn tượng:

“Đâu dáng hình quen, đâu cả rồi

Sao mà cách biệt, quá xa xôi

Chao ôi thương nhớ, chao thương nhớ

Ôi mẹ già xa đơn chiếc ơi!”

- Tất cả những điều là quen thuộc và thân thương nhất, nhưng vào khoảnh khắc này, nhà thơ lại chẳng thấy gì “đâu cả rồi“. Câu hỏi ấy vang lên nhưng chẳn có một lời đáp, điều đó như là một nhát dao đâm sâu vào trong lòng người tù, khiến cho người thi sĩ trở nên đau đớn, xót xa, tủi nhục hơn bao giờ hết. Giờ đây, khi ở trong nhà lao tăm tối này, mọi thứ trở nên cách biệt và xa xôi biết nhường nào. Và trong nỗi nhớ thương da diết ấy, hình ảnh người mẹ già yêu dấu đã hiện lên trong tâm trí tác giả. Mẹ - chính là người mà tác giả nhớ nhất, thương nhất trong nỗi nhớ của mình.

Câu 4 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Xác định mối liên hệ về nội dung giữa khổ thơ thứ 3 với các khổ thơ 10, 11.

Trả lời:

Mối liên hệ là: Khát vọng tự do mãnh liệt của nhân vật trữ tình khi thấy quê hương, đất nước chìm trong bí bách, ngục tù.

Câu 5 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Nêu nhận xét khái quát của bạn về đặc điểm con người nhân vật trữ tình được thể hiện qua bài thơ.

Trả lời:

Nhân vật trữ tình được hiện lên với tình yêu quê hương tha thiết, cùng với lý tưởng cách mạng, yêu đất nước, mong muốn đất nước được tự do độc lập.

Câu 6 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Trong bài thơ, những từ ngữ địa phương nào đã được sử dụng? Việc sử dụng những từ ngữ ấy đem lại hiệu quả nghệ thuật gì?

Trả lời:

- Các từ ngữ địa phương là: ruồng tre, hố, chừ, khám,…

- Tác dụng: Thể hiện niềm tự hào, yêu thương sâu nặng với mảnh đất Huế thân thương của tác giả. Đồng thời làm cho bài thơ có nét riêng, để lại ấn tượng sâu nặng trong lòng người đọc.

Bài tập 2 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đọc lại bài thơ Tràng giang trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr.59) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Nêu suy nghĩ của bạn về việc tác giả đổi tên ban đầu của bài thơ là Chiều trên sông thành Tràng giang (Lưu ý: Xem lại phần giới thiệu về bài thơ ở trong SGK).

Trả lời:

Ban đầu Huy Cận định đặt tên cho bài thơ của mình là "Chiều trên sông" - một cụm từ thuần Việt gợi cảnh ngày tàn trên dòng sông, thế nhưng sau đó, với cảm quan của một nhà thơ vừa hiện đại nhưng không kém phần cổ điển, ông đã đổi tên thành "Tràng giang". Tràng giang là từ Hán Việt và có tên gọi khác là "trường giang", dùng để chỉ con sông dài. Việc sử dụng từ Hán Việt làm nhan đề không chỉ giúp bài thơ gợi cảnh sông nước cụ thể mà dường như hiện lên là cảnh sông nước muôn đời. Dòng sông không chỉ hiện lên với chiều dài, chiều rộng của không gian địa lí mà còn mang chiều sâu lịch sử, văn hóa. m hưởng cổ kính, trang trọng vì thế được nhấn mạnh hơn bao giờ hết.

Câu 2 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Theo bạn, để thể hiện một nội dung cảm xúc và triết lí như đã có ở bài Tràng giang, trong hai thể thơ lục bát và bảy chữ, việc sử dụng thể thơ nào tỏ ra phù hợp hơn? Vì sao?

Trả lời:

- Việc sử dụng thể thơ bảy chữ phù hợp hơn.

- Vì: Nếu sử dụng thể thơ lục bát thì nó sẽ mang hướng hiện đại hẳn và không phù hợp với nội dung cảm xúc và triết lí. Cho nên tác giả sử dụng thể thơ bảy chữ để mang hơi hướng Đường thi, thể hiện rõ nét hơn về tính triết lí cũng những hướng cổ điển.

Câu 3 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Hãy chỉ ra những yếu tố đưa đến âm điệu buồn bao trùm bài thơ.

Trả lời:

- Các yếu tối đưa đến âm điệu buồn:

+ Sử dụng từ Hán Việt trong nhan đề.

+ Sử dụng các điển tích điển cố.

+ Sử dụng từ láy ở cuối dòng thơ.

+ Sử dụng phép đảo để tạo điểm nhấn, nhấn mạnh về nỗi buồn.

→ Tạo nên âm điệu buồn bao trùm bài thơ.

Câu 4 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Phân tích tính tượng trưng của một số hình ảnh nổi bật trong bài thơ.

Trả lời:

- Một số hình ảnh nổi bật:

+ Sóng gợn: Hình ảnh "sóng gợn" gợi cho ta liên tưởng tới những làn sóng đang lan ra, loang ra đến vô tận cũng giống như nỗi buồn của nhà thơ âm thầm mà da diết khôn nguôi. Con sóng ở giữa một dòng sông dài và rộng càng làm cho nỗi buồn của nhà thơ được nhân lên.

+ Câu cuối đoạn “Củi một cành khô lạc mấy dòng”, chính là tâm sự, là nỗi niềm, là thân phận của tác giả. Giữa mênh mông sóng nước như thế, lại chỉ có một nhánh củi khô nhẹ bẫng, trơ trọi, đơn độc lênh đênh không biết trôi dạt về đâu. Cũng như chính Huy Cận hoang mang, lạc lõng trước thời cuộc, không có tiếng nói, sức ảnh hưởng, không biết rồi mai đây số phận đẩy đưa, thời thế đất nước sẽ ra sao, bất lực và bế tắc vô cùng.

Câu 5 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Nêu suy nghĩ của bạn về sự khác biệt giữa nửa đầu và nửa sau của từng khổ thơ trong bài xét theo phạm vi quan sát – suy tưởng. Hiện tượng có “quy luật” này nói lên điều gì về cấu tứ của bài thơ?

Trả lời:

- Giữa nửa đầu và nửa sau của từng khổ thơ có sự khác biệt, nếu nửa đầu khắc họa khung cảnh thiên đẹp, rộng lớn, bao la thì nửa sau mang nặng tâm trạng u buồn, sự vắng lặng của cảnh vật cũng chính là nỗi buồn của nhân vật trữ tình.

- Hiện tượng có “quy luật” này nói lên: Tác giả xây dựng cấu tứ như vậy nhằm nhấn mạnh không gian vô cùng, vô tận của ngoại cảnh và nỗi buồn, nỗi cô đơn không giới hạn của lòng người. Cả hai như cùng kết hợp để càng rộng, càng lớn thì càng buồn, càng cô đơn khiến bài thơ như chất chứa, tích tụ nỗi sầu của cả ngàn năm lại vậy.

Câu 6 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Trong một số bản in bài thơ Tràng giang, từ dợn dợn trong câu “Lòng quê dợn dợn vời con nước” thường bị chép sai là “dờn dợn” hoặc “rờn rợn” (Điều này khiến tác giả phiền lòng và đã lên tiếng đính chính). Theo bạn từ “dợn dợn” có điểm gì đặc biệt khiến nó không thể thay thế được?

Trả lời:

Từ “dợn dợn” có điểm đặc biệt đó là: “dợn” là hình ảnh mặt nước chuyển động nhỏ, lên xuống rất nhẹ khi bị xao động. Ở câu thơ này, lòng nhớ quê hương bỗng dợn lên như sóng tâm hồn, khi phóng tầm mắt nhìn (vời trông) ra con nước mênh mông, nhưng không phải chỉ dợn lên một lần rồi thôi, mà là dợn dợn nghĩa là xao động liên tục. Đây là dụng ý của tác giả, không thể thay thế bằng từ nào khác.

Bài tập 3 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đọc lại bài thơ Con đường mùa đông trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr.61 - 63) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Tìm trong khổ thơ 1 (căn cứ vào bản dịch nghĩa) những từ ngữ thể hiện ý thức vận động vượt qua trở ngại của nhân vật trữ tình.

Trả lời:

- Tiếng lục lạc rung lên đơn điệu, tẻ ngắt, chứa đầy sự mệt mỏi qua nghệ thuật lấy động để tả tĩnh, lấy âm thanh để cực tả cái yên ắng.

→ Mỗi âm thanh xuất hiện vừa nhấn mạnh nỗi buồn, vừa cho thấy hướng vận động của nhân vật trữ tình để vượt qua những khó khăn trên con đường của chính mình.

Câu 3 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Trong khổ thơ 3, ý thức của nhân vật trữ tình tìm đến với điểm tựa tinh thần nào? Qua việc ý thức về điểm tựa tinh thần này, nhân vật trữ tình ngộ ra được điều gì về quy luật vận động của cuộc sống.

Trả lời:

- Ý thức của nhân vật trữ tình tìm đến điểm tựa là: Khúc ca ngân dài của người xà ích.

- Nhân vật đã ngộ ra về quy luật vận động của cuộc sống: Sẽ có những niềm vui khôn tả và cả những nỗi buồn nặng trĩu.

Câu 4 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Tìm trong khổ thơ 4 (căn cứ vào bản dịch nghĩa) những từ ngữ cho thấy tâm tưởng của nhân vật trữ tình không còn chìm đắm vào nỗi buồn ở hoàn cảnh hiện tại.

Trả lời:

- Các từ ngữ, hình ảnh: Rừng sâu và tuyết; cột sọc chỉ đường, rơi vào tầm mắt.

→ Thiên nhiên Nga hiện lên qua hình ảnh tuyết trắng và những cánh rừng sâu bạt ngàn. Không gian càng ngày càng được mở rộng. Tất cả mang đến một ấn tượng về một đất nước rộng lớn và hùng vĩ. Hình ảnh “những cột dài cây số” là biểu tượng cho những cột mốc trong cuộc đời. Chúng ngược chiều với sự vận động tiến lên của con người, đánh dấu những điều mà ta đã trải qua.

Câu 5 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Trong khổ thơ 5, qua lời than buồn tủi, tâm tưởng nhân vật trữ tình kết nối với ai, ở đâu trong không gian và thời gian?

Trả lời:

Nỗi buồn đã được lắng lại, hóa thành niềm yêu cuộc sống và niềm tin vào tương lai tươi sáng. Puskin đã diễn tả những cung bậc cảm xúc cùng những khát khao cao đẹp nhất của con người bằng một hình thức giản dị. Thiên nhiên dù là thảo nguyên hay bão tuyết, tất cả đều nhuốm màu tâm trạng. Nỗi buồn trong thơ ông là thực sự là “Nỗi buồn trong sáng”, rất hiện thực mà rất đỗi nên thơ.

Bài tập 4 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đọc lại văn bản Thời gian trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr.74) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Bài thơ được sáng tác bằng thể thơ gì? Thể thơ ấy có phù hợp với nội dung cảm xúc mà nhà thơ muốn bộc lộ không? Vì sao bạn nhìn nhận như vậy?

Trả lời:

- Thể thơ: Tự do.

- Thể thơ này phù hợp với nội dung cảm xúc mà nhà thơ muốn bộc lộ. Vì thể thơ tự do có sự linh hoạt về số tiếng trong một dòng thơ, giúp thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc về mối quan hệ giữa thời gian, cuộc đời với con người và nghệ thuật.

Câu 2 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Qua cách cảm nhận thời gian của nhân vật trữ tình, có thể nhận ra được điều gì về sự hiện diện của yếu tố tượng trưng trong bài thơ?

Trả lời:

- Hầu hết các câu thơ đều có sự xuất hiện của yếu tố tượng trưng, giúp cho bài thơ có cách thể hiện độc đáo ấn tượng.

+ “Thời gian qua kẽ tay”. Nó lặng lẽ chạm vào ta rồi lướt qua nhanh chóng đến không tưởng. Con người trầm ngâm cảm nhận từng dấu ấn đi “qua kẽ tay” để rồi vấn vương, nuối tiếc. Câu thơ năm chữ mở đầu đã đem đến một sự liên tưởng thú vị cho người đọc. Thời gian quý giá nhưn mỏng manh vô cùng nên con người lại càng khao khát được điều khiển thời gian trong bàn tay của mình. Và trong khi len qua kẽ tay ta, thoát khỏi sự níu giữ của con người, thời gian đã thật vô tình “Làm khô những chiếc lá”. Sự trôi chảy của thời gian khiến con người và vạn vật phai tàn. Những chiếc lá mới hôm nào còn mơn mởn, nay trở nên héo úa. Thanh xuân của con người cũng vậy, tươi đẹp và ngắn ngủi, chẳng mấy chốc ta đã đặt một chân vào ngưỡng cửa tuổi già.

+ “Rơi” ở đây là lìa xa, quên lãng. Mải miết chạy đua với cuộc sống, con người bỗng giật mình rồi buồn đau, hụt hẫng khi mọi điều dấu yêu vụt khỏi tầm tay.

+ …

Câu 3 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Việc lặp lại từ “riêng” trong đoạn thơ 2 hé lộ điều gì về mối liên hệ giữa đoạn thơ thứ 2 và đoạn thơ 1 trên phương diện nội dung?

Trả lời:

Việc lặp lại từ “riêng” đã thể hiện sự khẳng định của sự trường tồn với nghệ thuật chân chính “câu thơ”, “bài hát”. Dù mọi việc, mọi vật có mất đi, biến mất thì nghệ thuật chân chính sẽ còn mãi, sẽ phát triển mạnh mẽ tiếp.

Câu 4 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Xác định nghĩa ẩn dụ của từ “xanh” (được nhắc tới hai lần trong bài thơ).

Trả lời:

Nghĩa ẩn dụ đó là sự trường tồn, còn mãi, không bị biến mất của nghệ thuật chân chính.

Câu 5 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Phân tích hiệu quả nghệ thuật của việc so sánh “đôi mắt em” với “hai giếng nước”.

Hiệu quả: Đôi mắt sâu thẳm ấy lại trông “như hai giếng nước”, long lanh và dạt dào sức sống. Từ đó làm cho câu thơ thêm sinh động và hấp dẫn hơn với người đọc.

Câu 6 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Bài thơ đã gợi cho bạn những suy nghĩ gì về bản chất của thời gian, nghệ thuật, tình yêu và mối tương quan giữa chúng.

Trả lời:

Bản chất và mối tương quan: Thời gian quý giá nhưng mỏng manh vô cùng nên con người lại càng khao khát được điều khiển thời gian trong bàn tay của mình. Sự trôi chảy của thời gian khiến con người và vạn vật phai tàn. Tuy nhiên có vật vẫn sẽ trường tồn còn mãi không bị ảnh hưởng bởi thời gian đó là nghệ thuật chân chính và tình yêu. Nhà thơ không chỉ cảm khái trước những giá trị cao cả bất diệt mà còn đề ra một phương cách sống ý nghĩa, cho ta thấy giá trị của nghệ thuật và tình yêu. Nếu thấy mình già nua và cũ kĩ, hãy ngân lên những vần thơ và những khúc ca, hãy soi mình vào đáy mắt người yêu. Những điều bình dị nhất lại chính là cứu cánh có tâm hồn.

Bài tập 5 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đọc lại khổ thơ 5 của bài thơ Nhớ đồng trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr.56) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Hãy miêu tả lại theo cách của bạn những hình ảnh đã được vẽ lên trong khổ thơ.

Trả lời:

Nỗi nhớ đồng quê ấy còn là nỗi nhớ con người lao động – những người dân quê cần cù, chất phác, quen “dãi gió dầm mưa”,”hiền như đất”, “rất thật thà”. Tác giả đã gợi lên khung cảnh, trên những mảnh ruộng đang có rất nhiều những người nông dân đang cúi người làm việc. Cái nắng, cái gió và tư thế làm việc khiến cho vẻ ngoài của họ mang những nét vất vả, khổ cực. Thế nhưng, ở họ, toát lên một vẻ đẹp sáng ngời của phẩm chất trong sáng, dù có ở trong bùn đen nhưng vẫn nức hương. Chính họ, chính những người lao động chân chất thôn quê ấy còn là những người gieo những tia hi vọng vào tương lai.

Câu 2 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Phân tích sự gắn kết giữa hình ảnh con người và hình ảnh đồng ruộng quê hương được khắc họa trong khổ thơ. Sự gắn kết đó đã gieo vào lòng nhân vật trữ tình ấn tượng, ý nghĩ gì?

Trả lời:

- Sự gắn kết: Bức tranh cuộc sống sinh hoạt làng quê thân thương và rất đỗi bình dị hiện ra trước mắt người tù cộng sản, chỉ là tưởng tượng thôi nhưng nó sống động và tuyệt đẹp, giàu xúc cảm biết bao. Không chỉ là cảnh đồng lúa, khóm tre, nương rẫy hay những mái nhà tranh, ở trong tâm tưởng của nhà thơ còn có con người, những người nông dân cơ cực vất vả nhưng ấm áp tình người. Chính họ đã tạo ra hình ảnh đồng ruộng quê hương tươi đẹp. Chính họ, chính những người lao động chân chất thôn quê ấy còn là những người gieo những tia hi vọng vào tương lai.

- Sự gắn kết đó đã gieo vào lòng nhân vật trữ tình ấn tượng sâu đậm, ý nghĩ về tương lai tươi sáng, tương lai của dân tộc.

Câu 3 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Làm rõ tác dụng của biện pháp nghệ thuật đã được sử dụng trong câu: “Mà bùn hi vọng nức hương ngây”.

Trả lời:

- Biện pháp nghệ thuật: Nhân hóa “bùn hi vọng”.

- Tác dụng: Thể hiện niềm hi vọng về tương lai tốt đẹp, hạnh phúc no đủ. Đồng thời, làm cho đoạn thơ thêm sinh động hấp dẫn với người đọc.

Câu 4 trang 11 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Theo bạn, nếu không có khổ thơ này, bài thơ sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

Trả lời:

Nếu bỏ qua khổ thơ này, bài thơ sẽ bị ảnh hưởng rất lớn, không thể biểu đạt được hết tình cảm, cảm xúc nỗi nhớ của nhân vật trữ tình về quê hương với những điều thân thuộc, giản dị nhưng vô cùng ý nghĩa.

Câu 5 trang 11 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Hãy đối chiếu hình ảnh được tạo hình ở hai câu sau của khổ thơ với hình ảnh người gieo giống trong bức tranh sơn mài Bình minh trên nông trang của họa sĩ Nguyễn Văn Nùng. Bạn rút ra nhận xét gì về sự đối chiếu đó.

Trả lời:

Nhận xét: Cả hai hình ảnh đều thể hiện rõ nét về hình tượng người nông dân đang làm việc vào một buổi sáng bình minh, ánh sáng rực rỡ của một ngày mới như tượng trưng hướng về một tương lai tươi sáng. Đó như một lời cổ vũ tinh thần Cách mạng, tinh thần hăng say lao động sản xuất của nhân dân.

Bài tập 6 trang 11 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đọc lại khổ 2 của bài thơ Tràng giang trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr.59) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 11 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Hãy diễn tả lại một cách ngắn gọn về những điều được gợi lên trong khổ thơ.

Trả lời:

Những ngọn gió vẫn đang nhẹ thổi trên dòng sông, làm cho lòng người có những cảm giác man mác, và sóng vỗ trên những rặng liễu và đìu hiu những nỗi buồn man mác của con người, giá trị thơ để lại cho chúng ta đó là những hình ảnh mang đậm giá trị và màu sắc thơ giàu sức biểu cảm nó đã mang lại được những giá trị to lớn, lơ thơ đã nói về mức độ thưa thớt của sự vật hiện tượng, và trong không gian yên tĩnh đó xuất hiện những tiếng của làng xa đang buồn vãn chợ chiều… trên cao tác giả đang ngắm nhìn những ánh sáng hiu hắt và những ánh nắng từ trên cao rọi xuống, hình ảnh thơ thật dài, thơ mộng, và tạo nên những sức sống mạnh mẽ và thu hút lòng người, giá trị của lời thơ mang màu sắc quê hương, những bến cô liêu những dòng sông dài đậm chất buồn và cả cảm xúc về những nỗi nhớ, và sự mênh mang của đất trời.

Câu 2 trang 11 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Bạn hiểu như thế nào về nghĩa của câu thơ “Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.”?

Trả lời:

Như tự nhiên vốn có, không gian chợ búa gợi sự đông vui, tấp nập, nhưng trong đoạn thơ, hình ảnh chợ xuất hiện mà chẳng thấy chút hơi ấm của cuộc sống, tiếng cười nói, mua bán của con người. Vạn vật như nằm trong sự tĩnh lặng đến tuyệt đối.

Trả lời:

Qua các hình ảnh xuất hiện trong khổ thơ thể hiện: Càng rộng, càng cao, càng sâu bao nhiêu thì cảnh vật càng buồn vắng, lẻ loi bấy nhiêu. Sông tuy dài mà bến bờ cô lẻ, nỗi buồn như mở rộng theo chiều kích không gian, thấm sâu trong từng hơi thở.

Trả lời:

Nhà thơ sử dụng nghệ thật đối ý nắng xuống và trời lên để gợi sự chuyển động hai chiều của đất trời và cũng là nỗi buồn trong tâm trạng của nhà thơ. Đứng giữa một vùng mênh mông sông nước, đất trời hun hút, con người càng nhỏ bé hơn và nỗi buồn thì dài vô tận.

Trả lời:

- Cô liêu là một tính từ miêu tả sự lẻ loi và hoang vắng.

- Một số từ ngữ: hoang vắng, vắng vẻ, hiu quạnh…

Bài tập 7 trang 11 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đọc đoạn thơ của Chế Lan Viên và trả lời câu hỏi:

Câu 1 trang 12 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Theo bạn, bài thơ đã được cấu tứ như thế nào? Cấu tứ có điểm gì độc đáo?

Trả lời:

- Bài thơ được triển khai thành các khổ thơ, mỗi khổ có 2 dòng thơ. Tập trung hướng về em, với tình yêu cháy bỏng, nồng nhiệt.

- Điểm độc đáo là mỗi khổ chỉ gồm 2 dòng thơ và kết thúc lại bằng 1 dòng thơ.

Câu 2 trang 12 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Trong cảm nhận và suy nghĩ của nhân vật trữ tình, “em” đóng vai trò gì trong đời sống, trong việc xây đắp nên hạnh phúc, nên “tình ta”?

Trả lời:

Vai trò: Vai trò và sức mạnh quan trọng của “em” đối với anh, không biết từ lúc nào, bóng dáng em đã in hằn trong tâm trí và trái tim của anh. Khi có em lòng anh bỗng thấy thật vui, em mang một sức sống tươi mới, làm cho cảnh vật cũng vì thề mà đâm trồi nảy nở.

Câu 3 trang 12 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Hai câu thơ “Sợ gì chim bay đi/Mang bóng chiều bay hết” có mối liên hệ như thế nào về mặt nội dung với những câu trước đó và sau đó.

Trả lời:

Mối liên hệ về mặt nội dung đó là: Ở câu thơ đầu đó là hình ảnh em đi mang chim bay đi nhưng khi em về, mọi thứ như bừng sáng trở lại, khiến cho “anh” thêm động lực không còn sợ bất cứ điều gì.

Câu 4 trang 12 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Tính chất tượng trưng của bài thơ được thể hiện như thế nào?

Trả lời:

Tính chất tượng trưng được thể hiện qua các từ ngữ “em về”; “em đi”; “tình em”; “tình ta”. Tạo nên một khúc nhạc du dương cất lên từ tiếng lòng rạo rực nỗi yêu thương, của một tình yêu hồn nhiên, trong sáng, nồng đượm như một buổi sáng của sớm mai, của một trái tim tin yêu tha thiết vào sự vĩnh cửu của một tình yêu thủy chung, đẹp đẽ.

Câu 5 trang 12 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Nêu nhận xét về trạng thái tinh thần của nhân vật trữ tình khi đợi “em” và nghĩ về tình yêu.

Trả lời:

- Niềm tin vào tình cảm của đôi ta đã gieo cho anh niềm tin vững chãi để xua tan những nỗi sợ hãi, lo âu. Tình cảm nồng thắm, đồng điệu đều từ cả hai phía sẽ giúp đôi ta vượt qua tất cả để đến với ánh sáng của buổi sớm mai và ngập tràn “rải hạt vàng chi chít”.

→ Khi đợi “em” và nghĩ về tình yêu, nhân vật trữ tình đã để trọn vẹn tình yêu cho đối phương. Một tình yêu nồng nàn, sâu sắc, chung thủy.

Bài tập 8 trang 12 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đọc bài thơ sau của Trần Tế Xương và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 12 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Bài thơ đã được cấu tứ như thế nào?

Trả lời:

Bài thơ được triển khai gồm 4 câu thơ thuộc thể loại thơ lục bát, hướng về bày tỏ niềm xót thương con sông thân yêu một thời gắn bó của mình. Tình cảm sâu nặng của ông khiến không ít độc giả phải bùi ngùi thương tiếc.

Câu 3 trang 12 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Theo ban, trong bài thơ, dòng (câu) nào đáng được xem là dòng (câu) then chốt? Vì sao bạn xác định như vậy?

Trả lời:

- Câu thơ then chốt: “Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò”.

- Vì: Câu thơ đã thể hiện sự bàng hoàng, giật mình của tác giả về một thời đã qua. Sự nuối tiếc quá khứ ấy đã làm cho ta thấy rõ hơn niềm đau của tác giả. Đó là niềm đau mất nước.

Câu 4 trang 12 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Vì sao “tiếng ếch” lại khiến nhân vật trữ tình giật mình, ngỡ tiếng gọi đò vang vọng?

Trả lời:

Đứng nơi đây, trước mặt là nhà cửa, ngô khoai vậy mà nhà thơ cứ ngỡ là mình đang đứng trước dòng sông quê cũ. Tế Xương “vắng nghe”, “tiếng ếch” đâu đây. Một hồi ức kỉ niệm đang hiện về trong tâm trí nhà thơ. Ông “giật mình” khi “tưởng” đến tiếng gọi đò hôm nao.. Sông hôm nay, nhưng tác giả nhớ lại những ngày thanh bình thuở trước cho nên nghe tiếng “ếch” nhà thơ lại “tưởng” tiếng gọi đò ngày xưa. Tư “tưởng” ở đây đã diễn tả được tâm trạng của Tế Xương. Đó là tâm trạng tiếc thương, là nỗi nhớ về thời thanh bình của đất nước.

Câu 5 trang 13 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: “Tiếng gọi đò” được nhắc tới trong bài thơ mang ý nghĩa tượng trưng như thế nào?

Trả lời:

Ý nghĩa tượng trưng là: Thể hiện một thời đã qua, những kỉ niệm đó chỉ còn trong quá khứ, không thể lấy lại được.

Câu 6 trang 13 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Chỉ ra sự kết nối giữa các hình ảnh trong bài thơ.

Trả lời:

Sự kết nối: Các hình ảnh có sự liên kết, kết nối với nhau. Đều là những hình ảnh quen thuộc ở làng quê. Nhìn thấy những ngô khoai, ruộng đồng, tác giả nhớ lại kí ức về con sông cũ và có hình ảnh con đò, tiếng ếch.

Bài tập 9 trang 13 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:

Tứ thơ chính là hạt nhân kết cấu hình tượng thơ trữ tình. Nó đứng ở vị trí trung tâm của quá trình sáng tạo thơ ca, chi phối sự liên kết tất cả các yếu tố của bài thơ lại thành một chỉnh thể thống nhất. Nó cấp cho cái “hỗn mang” của những rung động hay những “nỗi niềm tinh vân” (chữ dùng của Huy Cận) một trật tự, khiến chúng hoàn toàn có thể được phô bày bằng các phương tiện ngôn từ diễn ra trong thời gian, để thực sự trở thành những rung động thơ, nỗi niềm thơ. Tứ thơ quy định tính sáng tạo của hình tượng thơ, phân biệt hình tượng thơ mang tính cô đọng, khái quát, thm đẫm cảm xúc và dồn nén suy nghĩ với những hình ảnh rời rạc, cá biệt của hiện thực khách quan. Trong sáng tác, người ta thường nói đến sự “loé sáng” của tứ thơ. Đúng hơn phải nói là sự “loé sáng” của tư duy nghệ thuật khi tứ thơ vụt đến. Quả là xét trên tổng thể, tứ thơ mang tính chất “khải thị”, giúp cho nhà thơ ngay lập tức trong một giây lát ngắn ngủi nào đó, nhận ra tính chất toàn vẹn của vấn đề, của sự vật, hiện tượng đang đối diện với mình và thách thức cảm xúc, suy nghĩ của mình. Sự “loé sáng” của tứ cũng đồng nghĩa với việc nhà thơ trong phút chốc tìm được con đường giải phóng những ý niệm của mình thoát khỏi tính trừu tượng để nó được hoá thân vào những hình ảnh tươi mới của hiện thực, và chính sự giải phóng này cũng tạo ra tiền đ quan trọng cho phép nhà thơ thực sự khám phá được mình – một sự khám phá được đặt ở trung tâm của mối liên hệ, tương tác giữa chủ quan và khách quan. Nói khái quát lại, tứ thơ chính là một sự phát hiện – phát hiện của nhà thơ về bản thân và về thế giới.

(Phan Huy Dũng, Tứ thơ như là hạt nhân kết cấu của hình tượng thơ trữ tình, tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, số 10/1999, tr. 21 – 22)

Câu 1 trang 13 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Tóm tắt nội dung chính của đoạn trích.

Trả lời:

Tóm tắt: Đoạn trích nói về vai trò quan trọng của tứ thơ: là hạt nhân kết cấu hình tượng thơ trữ tình. Tứ thơ chính là một phát hiện – phát hiện của nhà thơ về bản thân và về thế giới.

Câu 3 trang 13 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đoạn trích giúp bạn hiểu thêm gì về những thách thức mà nhà thơ phải vượt qua khi sáng tác một bài thơ cụ thể?

Trả lời:

Những thách thức: Cần phải nhận ra tính chất toàn vẹn của vấn đề, của sự vật hiện tượng đang đối diện với mình và thách thức cảm xúc suy nghĩ của mình. Hay nói gọn lại là cần nhận ra tứ thơ.

Câu 4 trang 13 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Trình bày quan điểm của bạn trước những diễn giải về tứ thơ trong đoạn trích.

Trả lời:

Em đồng ý trước những diễn giải về tứ thơ. Tứ thơ đứng ở vị trí trung tâm của quá trình sáng tạo thơ ca, chi phối sự liên kết tất cả các yếu tố của bài thơ lại thành một chỉnh thể thống nhất.

Câu 5 trang 13 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Phân tích liên kết trong đoạn trích.

Trả lời:

- Sử dụng phép thế “Tứ thơ” – “nó”.

- Sử dụng phép lặp “Tứ thơ”; “Nó”; “sự lóe sáng”.

- Dùng từ có nghĩa khẳng định ở câu cuối “Nói tóm lại”.

Viết trang 14

Bài tập 1 trang 14 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) nói về điều bạn thấy tâm đắc trong cách cấu tứ của một trong các bài thơ đã học hoặc đọc thêm.

Trả lời:

Huy Cận là một nhà thơ xuất sắc trong phong trào Thơ mới, tập thơ “Lửa thiêng” của ông đã làm nghiêng ngả bao tâm hồn bạn đọc. Một trong những bài thơ hay nhất trong tập thơ là thi phẩm Tràng Giang, bài thơ mang một nỗi buồn mênh mang, sâu lắng trong giọng thơ vừa cổ điển vừa lãng mạn, rất tiêu biểu cho hồn thơ Huy Cận trước cách mạng. Tràng giang được cấu tứ trên nền cảm hứng không gian sóng đôi: Có dòng “tràng giang” thuộc về thiên nhiên trong tư cách một không gian hữu hình và dòng “tràng giang” tâm hồn như một không gian vô hình trong tâm tưởng. Đây vốn là cấu tứ quen thuộc của Đường thi. Tiếp cận “tràng giang” trong tư cách dòng sông thiên nhiên có thể thấy một điều đặc biệt: khổ thơ nào cũng có thông điệp về nước. Thông điệp trực tiếp là các từ : “nước”, “con nước”, “dòng”... Thông điệp gián tiếp là các từ: “sóng gợi’ “cồn nhỏ”, “bèo dạt”, “bờ xanh” “bãi vàng”... Tiếp cận Tràng giang với tư cách dòng sông cảm xúc trong tâm hồn lại phát hiện thêm một điều thú vị nữa: Cảnh nào cũng gợi buồn. Sóng buồn vô hạn (buồn điệp điệp); gió đầy tử khí: “đìu hiu”; bến sông cô đơn vắng vẻ: “bến cô liêu”; nước với nỗi buồn trải khắp không gian: “sầu trăm ngả”. “Tràng Giang” của Huy Cận đã thể hiện rõ nỗi buồn, cô đơn của con người trước không gian rộng lớn của vũ trụ, cuộc đời. Chính vì thế, bài thơ không chỉ là bức tranh về thiên nhiên mà còn là những nhạc điệu của tâm hồn tác giả. Bài thơ mang vẻ đẹp cổ điển nhưng cũng rất hiện đại, đây chính là nét đặc trưng của thơ Huy Cận.

Bài tập 2 trang 14 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Dựa trên những gợi mở từ ý kiến của Nguyễn Đình Thi, hãy viết đoạn văn khoảng 150 chữ nêu nhận thức của bạn về vai trò của hình ảnh trong thơ.

Để tạo nên một bài thơ hay và để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Thì tác giả những bài thơ đó phải tạo nên những hình ảnh hay và đặc sắc. Có thể thấy rõ được vai trò của hình ảnh trong bài thơ “Thời gian” của Văn Cao. Bài thơ Thời gian ra đời vào mùa xuân năm 1987. Lúc này nhạc sĩ, thi sĩ Văn Cao đã để lại phía sau cuộc đời mình với biết bao trải nghiệm vui buồn... Dù chỉ có 7 câu, 12 dòng, 42 chữ, nhưng chất triết luận cùng những thông điệp mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc của bài thơ đã lắng lại trong tâm hồn người đọc, gợi nhiều suy ngẫm về con người và cuộc sống, mặc cho dòng thời gian trôi chảy không ngừng. Mở đầu bài thơ ta bắt gặp một hình ảnh được “lạ hóa”: Thời gian qua kẽ tay – hình ảnh thơ gợi liên tưởng đến sự tương phản giữa cái hữu hình và vô hình, cái hữu hạn và vô hạn. Như một tất yếu, sự hiện hữu của thời gian trong cuộc đời mỗi người là hữu hạn, bởi thời gian ấy so với cái “vô thủy vô chung” của vũ trụ thì hư ảo, mong manh, ngắn ngủi vô cùng! Như một quy luật hiện sinh, thời gian qua đi là miên viễn không bao giờ trở lại. Sự nghiệt ngã ấy chính là bi kịch của phận người, con người không thể nào nắm giữ, níu kéo được thời gian. Những chiếc lá xanh rồi cũng tàn tạ theo thời gian. Những được mất trong cuộc đời rồi cũng nhạt nhòa theo năm tháng. Có chăng, cái còn lại trong cuộc đời này là giọt những kết tinh kỷ niệm…những kỷ niệm – như hạt ngọc quý giá ngày càng lắng sâu trong tâm thức khi con người ngày càng chạm đến cõi vĩnh hằng. Trong dòng chảy nghiệt ngã của thời gian, mọi sự vật, hiện tượng có thể lụi tàn và tan biến vào hư không. Nhưng có những giá trị không thể mất mà mãi mãi “còn xanh”, đó là những giá trị thuộc về nghệ thuật và cái đẹp được kết tinh từ những câu thơ, những bài hát và đặc biệt là từ đôi mắt em. Thời gian dẫu vẫn trôi “qua kẽ tay” nhưng bài thơ Thời gian của cố nhạc sĩ, thi sĩ Văn Cao vẫn nguyên xanh trong lòng bạn đọc.

Nói và Nghe trang 14

Bài tập 1 trang 14 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Để tham gia diễn đàn Bạn đọc gì, xem gì, nghe gì?, ban dự định giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật đã gây ra cho bạn những ấn tượng sâu sắc. Hãy lập dàn ý cho bài nói về tác phẩm nghệ thuật ấy.

Trả lời:

1. Giới thiệu

- Giới thiệu về tác giả Huy Cận và bài thơ Tràng giang.

2. Nội dung

- Cảm nhận về khung cảnh thiên nhiên sông nước mênh mang, rộng dài và tâm trạng của nhà thơ.

+ Sóng gợn nhẹ gợi nỗi buồn mênh mang

+ “Tràng giang”, “điệp điệp” tô đậm nỗi buồn triền miên, kéo dài theo cả không gian và thời gian.

+ “Thuyền về nước lại” gợi sự chia lìa, xa cách, không hứa hẹn gặp gỡ.
+ Sự bơ vơ, lạc lõng, trôi nổi bất định giữa cuộc đời, “củi nhỏ cành khô” gợi sự nhỏ bé, tầm thường.

- Cảm nhận sự hoang vắng trong khung cảnh và sự cô đơn của nhà thơ.

+ Khung cảnh hoang vắng, thưa thớt, thiếu vắng sự sống con người.

+ Không gian mênh mông, lặng lẽ khắc họa sự cô đơn trong lòng tác giả.

+ Khao khát một cây cầu bắc ngang để được giao lưu gần gũi với mọi người, cuộc đời.

- Cảm nhận tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước của nhà thơ.

+ Hình ảnh tráng lệ nhưng đượm buồn, “bóng chiều sa” gợi cảnh ngày tàn, “chim nghiêng cánh nhỏ” thể hiện sự bé nhỏ, mỏng manh.

+ Nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương dợn dợn theo từng con nước lên xuống.

+ Khao khát được trở về nhà, về quê hương như tìm một bến đỗ, chỗ dựa tinh thần cho tâm hồn cô đơn.

3. Kết luận

- Nêu cảm nhận chung của em về bài thơ Tràng giang.

Bài tập 2 trang 14 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Theo bạn, có điểm gì khác biệt giữa việc thuyết trình về một tác phẩm văn học với việc thuyết trình về một tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật khác (như pho tượng, bức tranh, bản nhạc, bộ phim, vở diễn,...)? Hãy phác thảo đề cương sơ lược cho bài nói của bạn về vấn đề này.

- Mở đầu: Giới thiệu về vấn đề: Sự khác biệt giữa việc thuyết trình về một tác phẩm văn học với việc thuyết trình về một tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật khác (như pho tượng, bức tranh, bản nhạc, bộ phim, vở diễn,...).

- Nội dung: Phân tích sự khác biệt:

+ Thuyết trình về một tác phẩm văn học: Cần giới thiệu về tác giả, tác phẩm (hoàn cảnh sáng tác, nội dung chính, nghệ thuật đặc sắc).

+ Thuyết trình về loại hình nghệ thuật khác: Cần giới thiệu tên tác phẩm, sử dụng thêm hình ảnh, video minh họa. Lịch sử, nguồn gốc của loại hình nghệ thuật. Đặc điểm của loại hình nghệ thuật này.

- Kết đoạn: Khẳng định lại sự khác biệt và lưu ý khi thuyết trình: Cần xác định rõ thể loại nghệ thuật để phân tích theo đúng đặc điểm.

Xem thêm lời giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 bộ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 3: Cấu trúc của văn bản nghị luận

Bài 4: Tự sự trong truyện thơ dân gian và trong thơ trữ tình

Bài 5: Nhân vật và xung đột trong bi kịch

Bài 6: Nguyễn Du – Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

Bài 7: Ghi chép và tưởng tượng trong kí

1 3,895 30/11/2023


Xem thêm các chương trình khác: