Đọc lại văn bản Thời gian trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr.74) và trả lời các câu hỏi

Trả lời Bài tập 4 trang 10 sbt Ngữ văn 11 Tập 1 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong sách bài tập Ngữ văn 11.

1 160 30/11/2023


Giải SBT Ngữ văn 11 (Kết nối tri thức) Bài 2: Cấu tứ và hình ảnh trong thơ trữ tình

Bài tập 4 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đọc lại văn bản Thời gian trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr.74) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Bài thơ được sáng tác bằng thể thơ gì? Thể thơ ấy có phù hợp với nội dung cảm xúc mà nhà thơ muốn bộc lộ không? Vì sao bạn nhìn nhận như vậy?

Trả lời:

- Thể thơ: Tự do.

- Thể thơ này phù hợp với nội dung cảm xúc mà nhà thơ muốn bộc lộ. Vì thể thơ tự do có sự linh hoạt về số tiếng trong một dòng thơ, giúp thể hiện những chiêm nghiệm sâu sắc về mối quan hệ giữa thời gian, cuộc đời với con người và nghệ thuật.

Câu 2 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Qua cách cảm nhận thời gian của nhân vật trữ tình, có thể nhận ra được điều gì về sự hiện diện của yếu tố tượng trưng trong bài thơ?

Trả lời:

- Hầu hết các câu thơ đều có sự xuất hiện của yếu tố tượng trưng, giúp cho bài thơ có cách thể hiện độc đáo ấn tượng.

+ “Thời gian qua kẽ tay”. Nó lặng lẽ chạm vào ta rồi lướt qua nhanh chóng đến không tưởng. Con người trầm ngâm cảm nhận từng dấu ấn đi “qua kẽ tay” để rồi vấn vương, nuối tiếc. Câu thơ năm chữ mở đầu đã đem đến một sự liên tưởng thú vị cho người đọc. Thời gian quý giá nhưn mỏng manh vô cùng nên con người lại càng khao khát được điều khiển thời gian trong bàn tay của mình. Và trong khi len qua kẽ tay ta, thoát khỏi sự níu giữ của con người, thời gian đã thật vô tình “Làm khô những chiếc lá”. Sự trôi chảy của thời gian khiến con người và vạn vật phai tàn. Những chiếc lá mới hôm nào còn mơn mởn, nay trở nên héo úa. Thanh xuân của con người cũng vậy, tươi đẹp và ngắn ngủi, chẳng mấy chốc ta đã đặt một chân vào ngưỡng cửa tuổi già.

+ “Rơi” ở đây là lìa xa, quên lãng. Mải miết chạy đua với cuộc sống, con người bỗng giật mình rồi buồn đau, hụt hẫng khi mọi điều dấu yêu vụt khỏi tầm tay.

+ …

Câu 3 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Việc lặp lại từ “riêng” trong đoạn thơ 2 hé lộ điều gì về mối liên hệ giữa đoạn thơ thứ 2 và đoạn thơ 1 trên phương diện nội dung?

Trả lời:

Việc lặp lại từ “riêng” đã thể hiện sự khẳng định của sự trường tồn với nghệ thuật chân chính “câu thơ”, “bài hát”. Dù mọi việc, mọi vật có mất đi, biến mất thì nghệ thuật chân chính sẽ còn mãi, sẽ phát triển mạnh mẽ tiếp.

Câu 4 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Xác định nghĩa ẩn dụ của từ “xanh” (được nhắc tới hai lần trong bài thơ).

Trả lời:

Nghĩa ẩn dụ đó là sự trường tồn, còn mãi, không bị biến mất của nghệ thuật chân chính.

Câu 5 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Phân tích hiệu quả nghệ thuật của việc so sánh “đôi mắt em” với “hai giếng nước”.

Trả lời:

Hiệu quả: Đôi mắt sâu thẳm ấy lại trông “như hai giếng nước”, long lanh và dạt dào sức sống. Từ đó làm cho câu thơ thêm sinh động và hấp dẫn hơn với người đọc.

Câu 6 trang 10 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Bài thơ đã gợi cho bạn những suy nghĩ gì về bản chất của thời gian, nghệ thuật, tình yêu và mối tương quan giữa chúng.

Trả lời:

Bản chất và mối tương quan: Thời gian quý giá nhưng mỏng manh vô cùng nên con người lại càng khao khát được điều khiển thời gian trong bàn tay của mình. Sự trôi chảy của thời gian khiến con người và vạn vật phai tàn. Tuy nhiên có vật vẫn sẽ trường tồn còn mãi không bị ảnh hưởng bởi thời gian đó là nghệ thuật chân chính và tình yêu. Nhà thơ không chỉ cảm khái trước những giá trị cao cả bất diệt mà còn đề ra một phương cách sống ý nghĩa, cho ta thấy giá trị của nghệ thuật và tình yêu. Nếu thấy mình già nua và cũ kĩ, hãy ngân lên những vần thơ và những khúc ca, hãy soi mình vào đáy mắt người yêu. Những điều bình dị nhất lại chính là cứu cánh có tâm hồn.

1 160 30/11/2023


Xem thêm các chương trình khác: