Sách bài tập Ngữ Văn 11 Bài 4: Tự sự trong truyện thơ dân gian và trong thơ trữ tình - Kết nối tri thức

Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Bài 4: Tự sự trong truyện thơ dân gian và trong thơ trữ tình sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 11.

1 798 30/11/2023


Giải SBT Ngữ Văn 11 Bài 4: Tự sự trong truyện thơ dân gian và trong thơ trữ tình

Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt trang 18

Bài tập 1 trang 18 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Đọc lại văn bản Lời tiễn dặn trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 103 – 105) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 18 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Chỉ ra những chi tiết tự sự trong văn bản cho phép người đọc hình dung được bối cảnh không gian, thời gian của sự việc xảy ra.

Trả lời:

Những chi tiết tự sự trong văn bản cho phép người đọc hình dung được bối cảnh không gian, thời gian của sự việc xảy ra:

* Không gian

- Quẩy gánh qua đồng rộng

- Tới rừng ớt ngắt lá ớt ngồi chờ/ Tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi/ Tới rừng lá ngón ngóng trông.

* Thời gian:

- Đôi ta yêu nhau đợi tới tháng Năm lau nở/ Đợi tới mùa nước đỏ cá về/ Đợi chim tăng ló hót gọi hè.

Câu 2 trang 18 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Trong văn bản, cô gái – đối tượng của lời tiễn dặn – đã được gọi (hay nói đến bằng những từ ngữ nào? Nêu nhận xét về cách xưng hô với người yêu của chàng trai.

Trả lời:

- Cô gái - đối tượng của lời tiễn dặn đã được gọi với những từ ngữ:

+ Người đẹp anh yêu

+ Em

- Nhận xét về cách xưng hô với người yêu của chàng trai: Đây là cách xưng hô thân mật đầy tình cảm. Chàng trao rất yêu và trân trọng cô gái bằng tình yêu nồng nàn, tha thiết.

Câu 3 trang 18 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Ca dao cổ của người Việt có bài (trích):

Trèo lên cây bưởi hái hoa,

Bước xuống vườn cà hái nụ tầm xuân.

Nụ tầm xuân nở ra xanh biếc

Cô có chồng anh tiếc lắm thay.

(Vũ Ngọc Phan, Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội, 2005, tr. 270)

Bài ca dao được trích ở trên có thể gợi cho bạn liên hệ tới đoạn nào trong văn bản Lời tiễn dặn? Vì sao bạn có liên hệ đó?

Trả lời:

- Trong bài ca dao, người đọc thấy được hoàn cảnh cô gái mà chàng trai yêu phải đi lấy chồng, chàng trai ở lại ngậm ngùi, hẫng hụt, tiếc nuối. Tâm trạng đó có nhiều điểm chung với tâm trạng chàng trai trong Lời tiễn dặn.

- Trong văn bản Lời tiễn dặn, đoạn có thể liên hệ với bài ca dao được trích ở trên là:

Quẩy gánh qua đồng rộng,

Người đẹp anh yêu cất bước theo chồng.

Vừa đi vừa ngoảnh lại,

Vừa đi vừa ngoái trông,

Chân bước xa lòng càng đau nhớ.

Em tới rừng ớt ngắt lá ớt ngồi chờ,

Tới rừng cà ngắt lá cà ngồi đợi,

Tới rừng lá ngón ngóng trông.

Anh tới nơi, em bẻ lá xanh em ngồi;

Được nhủ đôi câu, anh mới đành lòng quay lại,

Được dặn đôi lời, anh yêu em mới chịu quay đi,

- Lí do có sự liên hệ:

+ Cả hai đoạn đều ẩn chứa tâm trạng tiếc nuối, lời nhắn gửi cuối cùng của chàng trai dành cho người con gái anh yêu trước khi đi lấy chồng.

+ Cả hai đoạn đều sử dụng cách xưng hô thân mật của chàng trai với cô gái “cô”, “người đẹp anh yêu”.

+ Cả hai đoạn đều có những động thái của nhân vật: “trèo lên”, “bước xuống”, “hái”, “quẩy gánh”, “đi”, “ngoảnh lại”, “ngoái trông”, “bước”, “quay lại”,...

+ Cả hai đoạn đều có những hình ảnh về cây có biểu thị không gian sống gần gũi như “cây bưởi”, “vườn cà”, “nụ tầm xuân”, “đồng ruộng”, “rừng ớt”, “rừng cà”, “rừng lá ngón”.

Câu 4 trang 18 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Phân tích nghệ thuật sử dụng các biện pháp tu từ điệp ngữ, ẩn dụ và so sánh trong văn bản.

Trả lời:

- Điệp ngữ:

+ Điệp ngữ “Dậy đi em”: cho thấy giọng điệu tha thiết, nhẹ nhàng, đong đầy tình cảm trong lời nói của chàng trai.

+ Điệp cấu trúc trong câu "Không lấy được nhau...ta sẽ lấy nhau...": khẳng định sự quyết tâm đến cùng, sẽ tìm mọi cách để được ở bên người anh yêu.

+ Điệp từ “Chết thành…” cho thấy khát vọng chung thủy đến cuối cùng.

+ Điệp cấu trúc “Yêu nhau, yêu trọn” khẳng định lại quyết tâm yêu mãnh liệt đầu thủy chung của chàng trai”

=> Việc sử dụng biện pháp điệp ngữ đã giúp tác giả thể hiện được hết ý đồ, cảm xúc, tình cảm được thể hiện trong nỗi niềm chất chứa. Đồng thời, mang tới các mục đích truyền tải, thể hiện đặc điểm, tính chất hay mức độ của cảm xúc. Giúp khắc họa rõ nét hình ảnh và cảm xúc mà tác giả muốn gửi gắm vào tác phẩm.

- So sánh: “Như bán trâu ngoài chợ”, “Như thu lúa muôn bông”, “Bền chắc như vàng, như đá”

=> thể hiện được sự trân trọng tình yêu chính là cái kết đẹp nhất cho bức tranh tình yêu, bằng việc sử dụng phương pháp so sánh dù đơn giản nhưng có sự chọn lọc kĩ càng, biểu hiện đa dạng, đã góp phần nói lên được biết bao nhiêu phong tục, bản sắc văn hóa, thiên nhiên hữu tình của người Thái.

- Ẩn dụ

=> Những hình ảnh ẩn dụ liên tiếp hay lớp lớp những câu có một cấu trúc cú pháp chung, tác giả dân gian muốn nhấn mạnh sự thuỷ chung son sắt trong tình yêu của đôi bạn trẻ. Nó cũng đồng thời khẳng định ý chí và ước mơ đoàn tụ không gì lay chuyển nổi của chàng trai và cô gái.

Câu 5 trang 18 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Nêu những điểm thống nhất về nội dung và cách thể hiện của hai lời tiễn dặn trong văn bản.

Trả lời:

Những điểm thống nhất về nội dung và cách thể hiện của hai lời tiễn dặn trong văn bản:

- Về nội dung:

+ Bối cảnh: Hai lời tiễn dặm đều là của những chàng trai và cô gái yêu nhau tha thiết nhưng hoàn cảnh ngăn trở không cho họ được chung sống hạnh phúc với nhau. Đó là lời nguyện ước sắt son mà 2 chàng trai gửi gắm trong giây phút tiễn đưa 2 cô gái về làm dâu nhà khác.

+ Cảm xúc của 2 chàng trai đều thổ lộ với tâm trạng luyến tiếc, hẫng hụt, không nỡ để người mình thương đi lấy chồng. Hai chàng trai thể hiện sự sẵn sàng chăm sóc, chờ đợi hai cô gái với tấm lòng son sắt, khẳng định tình yêu thủy chung đến hết cuộc đời.

- Về cách thể hiện:

+ Ngôn ngữ dung dị, chứa chan tình cảm.

+ Các hình ảnh gần gũi, thân thuộc của phong tục tập quán vùng Tây Bắc.

+ Giọng điệu nuối tiếc, vương vấn không nỡ để người yêu đi lấy chồng.

+ Sử dụng tốt các biện pháp điệp ngữ, ẩn dụ.

Bài tập 2 trang 18, 19 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Đọc lại bài thơ Dương phụ hành trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 107 – 108) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 18 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?

A. Thể thất ngôn bát cú Đường luật

B. Thể thất ngôn xen lục ngôn

C. Thể hành

D. Thể ngũ ngôn bát cú Đường luật

Trả lời:

Đáp án đúng: C

Câu 2 trang 19 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Nhận xét nào đúng với giá trị biểu hiện của hình ảnh so sánh ở câu thơ đầu (chú ý đọc bản dịch nghĩa để nhận diện hình ảnh so sánh)?

A. Thể hiện thái độ ngạc nhiên, bàng hoàng của nhân vật trữ tình.

B. Thể hiện thái độ ngạc nhiên, trân trọng của nhân vật trữ tình.

C. Thể hiện thái độ khó chịu, bực bội của nhân vật trữ tình.

D. Thể hiện thái độ phủ định, phê phán của nhân vật trữ tình.

Trả lời:

Đáp án đúng: B.

Câu 3 trang 19 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Hình tượng người thiếu phụ phương Tây được khắc hoạ qua những chi tiết nào? Phân tích các chi tiết đó để khái quát đặc điểm của hình tượng này qua cái nhìn của nhân vật trữ tình.

Trả lời:

Hình tượng người thiếu phụ phương Tây được khắc hoạ qua các chi tiết trang phục, cử chỉ, hành động, tư thế.

- Trang phục “trắng như tuyết”: Màu sắc khác lạ so với trang phục của người phụ nữ phương Đông, nổi bật trong đêm trăng, gợi nét đẹp thanh khiết.

- Tư thế “tựa vai chồng”.

+ Cử chỉ, hành động “kéo áo, nói “rì rầm” với chồng, cầm cốc sữa một cách hững hờ, vươn mình đòi chồng đỡ dậy”: Toát lên vẻ đẹp tự nhiên, trẻ trung, duyên dáng, sang trọng; đồng thời cho thấy cuộc sống đầy đủ của người phụ nữ yêu chồng và được chồng yêu thương, hạnh phúc thân mật, nũng nịu.

=> Qua góc nhìn của nhân vật trữ tình, người phụ nữ hiện lên với vẻ đẹp thuần khiết, quý phái; cuộc sống sung túc, hạnh phúc, rất yêu thương và dựa dẫm vào chồng, đồng thời cũng được chồng yêu, chiều chuộng.

Câu 4 trang 19 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Phân tích tác dụng của các yếu tố tự sự trong bài thơ (bối cảnh thời gian, không gian, nhân vật, sự việc,...).

Trả lời:

- Bối cảnh thời gian, không gian: đêm trăng, biển cả mênh mông, con tàu lênh đênh trên biển – như một “sân khấu”, làm nền cho hai nhân vật (vợ chồng người thiếu phụ phương Tây) nổi bật lên; đồng thời gợi “điểm nhìn” của nhân vật trữ tình.

- Nhân vật: người thiếu phụ phương Tây (được miêu tả bằng nhiều chi tiết, được đặt ở vị trí “trung tâm” của bức tranh cuộc sống); người chồng và “người Nam đang trong cảnh biệt li” được phác hoạ hoặc gợi ra qua mạch cảm xúc của chủ thể trữ tình.

- Sự việc: người thiếu phụ phương Tây ngồi tựa vào vai chồng ngắm trăng, thấy thuyền người Nam có đèn sáng thì kéo áo chồng nói chuyện, không chịu được gió lạnh ban đêm nên vươn mình đòi chồng đỡ dậy. Cách kể, tả sự việc góp phần bộc lộ tình cảm, tư tưởng của nhà thơ và thể hiện chủ đề của tác phẩm.

Câu 5 trang 19 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Câu kết của bài thơ gợi cảnh ngộ và nỗi niềm tâm sự gì của nhân vật trữ tình?

Trả lời:

Câu kết của bài thơ vừa gợi cảnh ngộ vừa bộc lộ nỗi niềm tâm sự của nhân vật trữ tình.

- Cảnh ngộ: Nhân vật trữ tình là một người “đang trong cảnh biệt li” – xa cách gia đình, xa quê hương, xứ sở; một mình trong đêm trăng, giữa biển cả mênh mông.

- Nỗi niềm tâm sự: có nỗi cô đơn, nỗi nhớ thương gia đình và quê hương; có niềm khát khao hạnh phúc; có cả sự đồng cảm, trân trọng dành cho người phụ nữ xa lạ được chồng yêu chiều, cho đôi vợ chồng được sum vầy bên nhau,...

Câu 6 trang 19 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Nêu nhận xét về những điểm độc đáo trong tư tưởng, tình cảm được nhà thơ thể hiện trong tác phẩm.

Trả lời:

- Là một nhà Nho, tác giả tất nhiên “quen” với mẫu hình "lí tưởng” của người phụ nữ theo chuẩn mực Nho giáo: cử chỉ, phong thái đoan trang, cách thể hiện tình cảm kín đáo, ý nhị; luôn giữ vị thế “nâng khăn sửa túi” và cư xử lễ phép, khiêm nhường trong mối quan hệ với người chồng. Từ điểm nhìn đó, nhà Nho Cao Bá Quát không khỏi ngạc nhiên, ngỡ ngàng trước hình ảnh người thiếu phụ phương Tây nhưng không chút kì thị hay khắt khe, bảo thủ mà cho thấy cái nhìn khách quan, tinh thần cởi mở, tôn trọng.

- Là một nhà thơ, một nghệ sĩ, tác giả thể hiện tư tưởng nhân văn độc đáo, sâu sắc và tình cảm thiết tha gắn bó với gia đình, quê hương, xứ sở. Tư tưởng, tình cảm ấy toát lên từ cách cảm nhận và tái hiện hình tượng người thiếu phụ phương Tây (mới lạ, thậm chí xa lạ mà vẫn đẹp đẽ, đáng yêu); từ nỗi niềm tâm sự được gửi gắm trong câu thơ kết.

Câu 7 trang 19 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Tìm ba từ Hán Việt có cùng một thành tố với các từ Hán Việt sau: thiếu phụ, minh nguyệt, biệt li; đặt câu với mỗi từ vừa tìm được.

Trả lời:

* Ba từ Hán Việt có cùng một thành tố

- Thiếu phụ: Thiếu nữ

- Minh nguyệt: Bình minh

- Biệt li: Biền biệt

* Đặt câu:

- Vẻ đẹp tuyệt thế giai nhân của người thiếu nữ ấy đã làm say đắm biết bao tài tử.

- Người dân làng chài đang miệt mài làm việc trong buổi sáng bình minh rực rỡ.

- Hắn ta đã đi biền biệt suốt 5 năm qua.

Bài tập 3 trang 19 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Đọc lại bài thơ Thuyền và biển trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 110 – 111) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 19 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Dựa vào vốn hiểu biết văn học của mình, hãy nêu một số cặp hình ảnh mang tính chất ẩn dụ thường xuất hiện trong thơ nhằm biểu đạt sự thắm thiết của tình lứa đôi. Từ đó, trình bày ý kiến của bạn về cặp hình ảnh thuyền – biển trong bài thơ Thuyền và biển của Xuân Quỳnh.

Trả lời:

- Một số cặp hình ảnh mang tính chất ẩn dụ thường xuất hiện trong thơ nhằm biểu đạt sự thắm thiết của tình lứa đôi: thuyền – bến, trúc – mai, mận – đào, Kim – Kiều,...

- Nhận xét về cặp hình ảnh thuyền - biển trong bài thơ Thuyền và biển của Xuân Quỳnh:

+ Thuyền và biển vốn dĩ là hai hình ảnh gần gũi, sóng đôi, hay được nhắc đến cùng nhau → Sử dụng hai hình ảnh này để nói về tình yêu lứa đôi là hợp lí bởi tình yêu là sự thân mật, gắn bó, song hành với nhau.

+ Hình ảnh thuyền và biển, hành trình thuyền ra biển để đi tìm những chân trời mới đã góp phần giúp nhà thơ thể hiện những góc nhìn mới mẻ về hành trình của tình yêu và khát vọng được yêu thương.

=> Xuân Quỳnh đã thành công trong việc kế thừa và sáng tạo cặp hình ảnh mang tính chất ẩn dụ thường xuất hiện trong thơ nhằm biểu đạt sự thắm thiết của tình lứa đôi, từ dùng ngôn ngữ thi ca để thể hiện trọn vẹn hành trình tìm và gặp gỡ tình yêu như trong bài thơ.

Câu 2 trang 19 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Bạn hiểu như thế nào về điều tác giả muốn biểu đạt qua hai câu thơ: “Thuyền đi hoài không mỏi/ Biển vẫn xa... còn xa”?

Trả lời:

- Một số cặp hình ảnh mang tính chất ẩn dụ thường xuất hiện trong thơ nhằm biểu đạt sự thắm thiết của tình lứa đôi: thuyền – bến, trúc – mai, mận – đào, Kim – Kiều,...

- Nhận xét về cặp hình ảnh thuyền - biển trong bài thơ Thuyền và biển của Xuân Quỳnh:

+ Thuyền và biển vốn dĩ là hai hình ảnh gần gũi, sóng đôi, hay được nhắc đến cùng nhau → Sử dụng hai hình ảnh này để nói về tình yêu lứa đôi là hợp lí bởi tình yêu là sự thân mật, gắn bó, song hành với nhau.

+ Hình ảnh thuyền và biển, hành trình thuyền ra biển để đi tìm những chân trời mới đã góp phần giúp nhà thơ thể hiện những góc nhìn mới mẻ về hành trình của tình yêu và khát vọng được yêu thương.

=> Xuân Quỳnh đã thành công trong việc kế thừa và sáng tạo cặp hình ảnh mang tính chất ẩn dụ thường xuất hiện trong thơ nhằm biểu đạt sự thắm thiết của tình lứa đôi, từ dùng ngôn ngữ thi ca để thể hiện trọn vẹn hành trình tìm và gặp gỡ tình yêu như trong bài thơ.

Câu 3 trang 19 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Thông qua câu chuyện mang tính phổ quát về tình yêu, nhân vật trữ tình đã bộc lộ rất sắc nét cá tính, tính cách của mình. Hãy làm rõ điều này qua phân tích khổ thơ sau:

Chỉ có thuyền mới hiểu

Biển mênh mông nhường nào

Chỉ có biển mới biết

Thuyền đi đâu, về đâu

Trả lời:

- Khổ thơ đã cho ta thấy quy luật tất yếu của cuộc sống và tình yêu. Chỉ những con thuyền lênh đênh trên sóng gió mới biết được biển khơi bao la đến nhường nào. Chỉ có những con sóng mới có thể hướng thuyền đến bến bờ mong đợi, đưa thuyền đi muôn nơi. Biển không nắm bắt được chính mình nhưng luôn sẵn sàng dùng sự mênh mông, rộng lớn của mình để che chở thuyền. Con người trong tình yêu cũng vậy. Giữa hai người đang yêu bao giờ cũng tồn tại một sợi dây linh diệu kết nối hai tâm hồn. Ta có thể không hiểu được mình nhưng luôn chờ đợi được thấu cảm từ đối phương và ngược lại.

- Khổ thơ có điệp từ “Chỉ” khiến cách diễn đạt toàn khổ mang màu sắc tuyệt đối hóa, gần như cực đoan. Qua đó, ta thấy được sư quyết liệt, mạnh mẽ, tự tin với tình yêu của mình và thấu hiểu bản chất của tình yêu trong con người nhân vật trữ tình.

Câu 4 trang 19 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Người đang yêu thường giải thích thế giới theo nhãn quan (hay cách nhìn riêng) của tình yêu. Hãy tìm trong bài thơ những ý, những câu có thể chứng minh cho nhận xét đó.

Trả lời:

Trong bài thơ, nhà thơ Xuân Quỳnh đã sử dụng góc nhìn thơ ca mang tính cá nhân để giải thích các vấn đề, sự kiện trong bài. Ở bài Thuyền và biển của Xuân Quỳnh, nhà thơ vào vai người đang yêu. Chính sự hợp nhất và cộng hưởng này đã đưa tới những phát hiện thú vị: “Cũng có khi vô cớ/ Biển ào ạt xô thuyền/” (Vì tình yêu muôn thuở/ Có bao giờ đứng yên?) - giải thích hiện tượng sóng biển không ngừng xao động; “Những ngày không gặp nhau Biển bạc đầu thương nhớ” – giải thích hiện tượng biển “bạc đầu”.

Câu 5 trang 20 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Khi chọn bài thơ Thuyền và biến của Xuân Quỳnh đế phổ nhạc, các nhạc sĩ như Phan Huỳnh Điều, Hữu Xuân đã “bỏ qua hai câu đầu, chưa kể việc không sử dụng một số câu, đoạn khác. Theo bạn, điều đó có thể tác động trở lại tới cách nhìn nhận của độc giả về tiếng nói trữ tình trong bài thơ như thế nào? Hãy lí giải điều này.

Trả lời:

Trong các “phiên bản mới” của bài thơ ở hai ca khúc, do không còn hai câu dẫn chuyện, yếu tố tự sự mờ đi để nhường cảm xúc vốn được nhân vật trữ tình thể hiện bằng hình thức ẩn dụ nổi bật lên. Do sự khác biệt này, cảm nhận của người đọc về tiếng nói trữ tình ở lời các ca khúc và ở bài thơ hiển nhiên sẽ không giống nhau. Từ đây, người đọc có cơ hội nhìn rõ hơn cách mà nhà thơ Xuân Quỳnh đã sử dụng để làm khách quan hoá câu chuyện tình yêu “của mình” nhằm đưa đến nhận thức toàn diện về vấn đề (nhà thơ không đơn thuần bộc lộ cảm xúc về tình yêu mà còn muốn đi sâu “khảo sát” bản chất của tình yêu, thông qua một câu chuyện có vẻ “khách quan”).

Bài tập 4 trang 20 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Đọc lại văn bản Nàng Ờm nhắn nhủ trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 122 – 124) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 20 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Người kể chuyện trong văn bản là ai? Việc triển khai câu chuyện theo lời kế của nhân vật này có ý nghĩa gì?

Trả lời:

- Người kể chuyện trong văn bản là người trong cuộc - một trong hai nhân vật chính của truyện thơ (vì nhan đề văn bản và lời tự xưng “em”)

- Việc triển khai câu chuyện theo lời kế của nhân vật này có ý nghĩa: giúp người kể có thể kể chuyện một cách tự nhiên, linh hoạt, tự do những gì đã diễn ra với nhân vật.

Câu 2 trang 20 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Xác định đối tượng nghe câu chuyện mà người kể chuyện muốn hướng tới. Người kể chuyện đã bày tỏ thái độ gì đối với họ? Bạn suy nghĩ như thế nào về thái độ này?

Trả lời:

- Đối tượng nghe câu chuyện mà người kể chuyện muốn hướng tới: “các cố, các mẹ” - những người còn sống.

- Thái độ của người kể chuyện đối với họ: thân thiết, nhẹ nhàng như lời nhắn nhủ.

- Nhận xét về thái độ của người kể chuyện đối với đối tượng nghe: Người kể chuyện kể lại câu chuyện để mong các đôi lứa khác được sum họp, hạnh phúc, không phải chịu số phận như chàng Bồng Hương, nàng Ờm. Cũng bởi người kể chuyện từng là nạn nhân của những sự cấm đoán, người kể chuyện mới thấu hiểu và mong muốn những đôi lứa khác được hạnh phúc, không phải rơi vào kết cục như bản thân.

Câu 3 trang 20 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Việc người kể chuyện kể khá chi tiết về cuộc sống vợ chồng hạnh phúc ở thế giới bên kia ngầm chứa thông điệp gì? Bạn suy nghĩ như thế nào về thông điệp đó?

Trả lời:

Thái độ của người kể chuyện đối với cuộc sống hiện tại của mình ở thế giới bên kia. Rõ ràng đó là một thái độ hài lòng, thể hiện cảm giác hạnh phúc.

=> Thông điệp ngầm ẩn trong lời kể: con người luôn có nhu cầu được yêu, được sống hạnh phúc với người mình yêu và đó là nhu cầu chính đáng, cần được ủng hộ.

Câu 4 trang 20 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Hiện tượng nhiều địa danh xuất hiện trong văn bản cho biết điều gì về mối quan hệ giữa các truyện thơ dân gian với môi trường sống, môi trường văn hoá mà từ đó các truyện thơ dân gian này nảy sinh và phát triển?

Trả lời:

- Các địa danh được nhắc đến trong văn bản: Núi Làn Ai, đất Cành Nành, làng Ca Da, mường Kỳ Ống.

=> Đây là những địa danh có thực. Vì vậy, có thể nói, mối quan hệ giữa các truyện thơ dân gian với môi trường sống, môi trường văn hoá là vô cùng khăng khít. Truyện thơ dân gian là cách các dân tộc giao lưu văn hóa, thể hiện và lưu giữ được bản sắc dân tộc, và thể hiện sự tự hào về truyền thống quê hương.

Câu 5 trang 20 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đánh giá chung về đặc sắc nội dung và nghệ thuật của văn bản Nàng Ờm nhắn nhủ.

Trả lời:

- Nội dung: Văn bản là một sáng tác mang đậm nét văn hóa của người Mường, thể hiện được dấu ấn quê hương, màu sắc tâm linh và mong ước được sống sum vầy, hạnh phúc, không bị cấm cản tình yêu của người dân tộc Mường.

- Nghệ thuật: Thể hiện được đặc trưng của truyện thơ dân gian (kể câu chuyện đời thời, màu sắc văn hóa đặc sắc); giọng điệu gần gũi, thủ thỉ như lời tâm tình; ngôn ngữ giản dị, chất phác, giàu hình ảnh.

Bài tập 5 trang 20 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Đọc văn bản Lời tiễn dặn trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 105), đoạn từ “Chết ba năm hình còn treo đó” đến hết và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 20 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Nêu những cung bậc khác nhau của tâm trạng, cảm xúc được diễn tả trong đoạn thơ đã xác định ở trên.

Trả lời:

- Các câu thơ “Chết ba năm...song song”: thể hiện sự quyết liệt rắn rỏi của nhân vật trữ tình trong việc khẳng định tình yêu đồng điệu, sống chết có nhau của 2 người.

- Các câu thơ “Hỡi gốc dưa yêu” đến hết: thể hiện cung bậc tha thiết, mãnh liệt, trìu mến đầy yêu thương của nhân vật trữ tình, khẳng định lại sự bền chặt đến trọn đời trọn kiếp, không gì lay chuyển được.

Câu 2 trang 20 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Việc chàng trai nói nhiều đến từ “chết”, đến tình huống “chết” có ý nghĩa gì?

Trả lời:

- Việc chàng trai nhắc nhiều đến từ chết”, tình huống “chết” không phải để thể hiện sự bi lụy, bế tắc khi không thể đến với người yêu. Ngược lại, chính việc nhắc đi nhắc lại từ “chết” đã khẳng định sức sống mãnh liệt, tình yêu chân thành sẽ sống mãi của tình yêu. Nó không những phá vỡ giới hạn của không gian hay thời gian mà còn vượt qua cả bờ cõi sinh tử. Điệp từ “Chết thành…” cho thấy khát vọng chung thủy đến cùng. Hóa thành sông, họ sẽ là dòng nước mát. Hóa thành đất, đất sẽ nuôi lớn dây trầu xanh. Hóa thành phận bèo trôi nổi, bèo vẫn ở chung một vùng. Và hóa thành muôi, muôi cũng múc chung một bát.

Câu 3 trang 20 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Câu “Đôi ta yêu nhau, tình Lú – Ủa mặn nồng” cho thấy được điều gì về đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Thái và khả năng phản ánh đời sống tinh thần đó của truyện thơ Tiễn dặn người yêu?

Trả lời:

- Trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Thái, truyện dân gian về chàng Lú và nàng Ủa có một vị trí đặc biệt. Mối quan hệ giữa hai nhân vật chính trong đó đã trở thành biểu tượng của tình yêu son sắt.

- Tiễn dặn người yêu thấm đẫm văn hoá của đồng bào dân tộc Thái. Ở đó, mỗi chi tiết đều có thể phản ánh được một nét nào đó trong đời sống tinh thần của cộng đồng đã sáng tạo nên truyện thơ này.

Câu 4 trang 20 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đang mạch thổ lộ tình yêu của mình, tại sao nhân vật chàng trai lại cất tiếng gọi “Hỡi gốc dưa yêu mọc ngoài cồn cát” với lời nhắn nhủ thiết tha: “Nước ngập gốc đáng lụi, đừng lụi,/ Nước ngập rễ đáng bệnh, đừng bệnh.

Trả lời:

Thông thường, để tránh cách diễn tả đơn điệu, trong thơ cũng như trong nhạc, người ta cần sử dụng “biến tấu”. Đó là về phía tác giả truyện thơ. Còn về phía chàng trai – nhân vật trong câu chuyện việc đột ngột chuyển đối tượng tâm tình thể hiện tâm lí muốn nỗi niềm của mình được tất cả những đối tượng tồn tại xung quanh chia sẻ, đồng cảm. Trong cái nhìn của chàng trai, gốc dưa cũng đã trở thành người bạn có cùng cảnh ngộ.

=> Tác giả dân gian đã diễn tả tâm trạng, cảm xúc của chàng trai một cách rất tinh tế.

Câu 5 trang 20 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Theo bạn, trong đoạn thơ, yếu tố tự sự hay yếu tố trữ tình đậm nét hơn? Bạn giải thích về điều đó như thế nào?

Trả lời:

- Trong đoạn thơ, yếu tố tự sự đậm nét hơn vì đoạn thơ nằm trong bài Tiễn dặn người yêu - đây là bài truyện thơ điển hình với cốt truyện rõ ràng, có các nhân vật, chi tiết cụ thể, sinh động gắn với cuộc sống thường nhật. Yếu tố tự sự cũng được khai thác rõ (trực tiếp nói về câu chuyện “Lời nguyện ước sắt son trước ngày người yêu đi lấy chồng”; sử dụng nhiều chi tiết xây dựng bối cảnh không gian, thời gian cho truyện; các hoạt động được miêu tả rõ nét...)

Bài tập 6 trang 21 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

MÌNH NÓI DỐI TA

Mình nói dối ta mình hãy còn son

Ta đi qua ngõ, thấy con mình bò.

Con mình những trấu cùng tro,

Ta đi xách nước rửa cho con mình

(Vũ Ngọc Phan, Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, Sđd, tr. 204)

Câu 1 trang 21 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Thể loại của bài ca dao là gì?

A. Thể thơ tự do

B. Thể thơ lục bát

C. Thể thơ lục bát biến thể

D. Thể thơ Đường luật

Trả lời:

Đáp án: C

Câu 2 trang 21 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Cặp đại từ nhân xưng “ta – mình” trong bài ca dao thể hiện thái độ nào của nhân vật trữ tình?

A. Thân mật, suồng sã

B. Nghiêm túc, trang trọng

C. Gần gũi, thân thương

D. Lạnh lùng, xa cách

Trả lời:

Đáp án: C

Câu 3 trang 21 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Chỉ ra các yếu tố tự sự trong bài ca dao (nhân vật, tình huống, chi tiết thắt nút, mở nút,...). Nêu tác dụng của các yếu tố tự sự đó.

Trả lời:

Bài ca dao chỉ có bốn câu nhưng yếu tố tự sự rất đậm nét:

- Các yếu tố tự sự:

+ Nhân vật: Chàng trai, cô gái, đứa con nhỏ.

+ Tình huống: Chàng trai phát hiện cô gái nói dối mình.

+ Chi tiết “thắt nút”: Sự xuất hiện của đứa con nhỏ.

+ Chi tiết “mở nút”: Chàng trai đi xách nước rửa cho đứa con “những trấu cùng tro” của cô gái.

- Tác dụng của các yếu tố tự sự: Hình thành cả một câu chuyện, làm tăng sức hấp dẫn cho bài ca dao; tạo “cơ hội” cho nhân vật trữ tình bộc lộ cảm xúc, tâm trạng.

Câu 4 trang 21 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Nêu cảm nhận của bạn về nhân vật trữ tình trong bài ca dao.

Trả lời:

- Cảm nhận về nhân vật trữ tình trong bài ca dao:

+ Trong truyện, tính cách của nhân vật được bộc lộ rõ nét thông qua ngôi kể thứ nhất - người kể từ thể hiện tính cách qua lời kể.

+ Cách xưng hô “Ta - mình” thường được dùng với các cặp vợ chồng nên cách xưng hô này giữa chàng trai và cô gái cũng thể hiện tình cảm hết sức gắn bó, gần gũi.

+ Từ “con mình” được lặp lại 3 lần, như xoáy sâu vào những cay đắng khi chàng trai nhận ra cô gái nói dối mình.

=> Tình huống phát hiện bản thân bị người “vợ” của mình nói dối như vậy, thật khó để chấp nhận và bình tĩnh. Nhưng ở đây, chàng trai chỉ thể hiện sự cay đắng, buồn tủi khi biết sự thật, không hề mắng chửi hay hờn ghen, mất lí trí. Thậm chí còn bình tĩnh đi xách nước rửa cho “con mình” vết trấu tro, bụi bẩn. Qua đó, có thể thấy, đây là một chàng trai điềm đạm, bao dung, bình tĩnh, không để tình cảm lấn át lí trí.

Câu 5 trang 21 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Bài ca dao có dị bản gồm sáu câu với hai câu kết: “Con mình vừa đẹp vừa xinh/ Một nửa giống mình, một nửa giống ta. Bạn thích văn bản nào hơn? Vì sao?

Trả lời:

- Bài ca dao có bốn câu “để ngỏ” cái kết của câu chuyện sau hành động “Ta đi xách nước rửa cho con mình”. Có thể chàng trai chỉ xót thương cho đứa trẻ vô tội mà không tha thứ cho cô gái vì đã nói dối mình; cũng không muốn chia sẻ hoàn cảnh éo le, bất hạnh của cô. Cũng có thể đó là cách chàng trai thể hiện sự tha thứ và tình yêu thương dành cho cô gái.

- Bài ca dao có thêm hai câu kết (“Con mình vừa đẹp vừa xinh/ Một nửa giống mình, một nửa giống ta”) nghiêng về kết thúc “có hậu” của câu chuyện: chàng trai không chỉ chăm sóc mà còn bày tỏ tình yêu thương dành cho đứa trẻ và mong muốn chia sẻ, gắn bó cùng cô gái.

Câu 6 trang 21 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: So sánh và nêu nhận xét về cách ứng xử của chàng trai trong bài ca dao này với chàng trai trong đoạn thơ ở văn bản Lời tiễn dặn, SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 103-104):

Con nhỏ hãy đưa anh ẵm,

Bé xinh hãy đưa anh bồng,

Cho anh bế con dòng đừng ngượng,

Nựng con rồng, con phượng, đừng buồn.

Trả lời:

- Đoạn thơ trích trong văn bản Lời tiễn dặn miêu tả lời tâm tình và cử chỉ ân cần của chàng trai dành cho người yêu khi đưa tiễn cô về nhà chồng. Anh muốn bé đứa con nhỏ giúp cô và an ủi người yêu “đừng ngượng, đừng buồn” vì chuyện đã có con với người khác,... Bài ca dao Mình nói dối ta miêu tả cử chỉ, hành động “khác thường” của chàng trai khi phát hiện cô gái nói dối mình: đi xách nước rửa cho đứa con nhỏ lấm lem, nhếch nhác của cô.

- Tình huống, cảnh ngộ khác nhau nhưng cách ứng xử của hai chàng trai đều rất bao dung, nhân hậu: không giận hờn, trách móc người phụ nữ mà họ quan tâm, khát khao gắn bó, ngay cả khi phải đối mặt với sự thực phũ phàng. Họ chẳng những không ghẻ lạnh, hắt hủi mà còn sẵn lòng chăm sóc, yêu thương những đứa trẻ không phải con mình.

Bài tập 7 trang 22 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Đọc bài thơ sau của Tế Hanh và trả lời các câu hỏi:

BÃO

Cơn bão nghiêng đêm

Cây gãy cành bay lá

Ta nắm tay em

Cùng qua đường cho khỏi ngã

Cơn bão tạnh lâu rồi

Hàng cây xanh thắm lại

Nhưng em đã xa xôi

Và cơn bão lòng ta thổi mãi.

1956

(Nhiều tác giả, Tinh bạn, tình yêu – Thơ, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1967, tr. 193)

Câu 1 trang 22 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Bài thơ đã được cấu tứ như thế nào?

Trả lời:

– Ở bài Bão, cấu tứ của bài thơ đã nương theo diễn biến của câu chuyện hai người nắm tay nhau bước qua đường trong cơn bão đêm. Nhờ mối liên tưởng thú vị giữa cơn bão của tự nhiên với cơn bão của tâm lí, hình tượng thơ sống dậy, theo đó, những nghịch lí của cuộc đời, của tình yêu đã được khắc hoạ một cách sống động, sắc nét.

– Nhìn chung, hình thức tự sự đã được nhà thơ Tế Hanh sử dụng rất đắt để soi rọi nguồn cơn của trận bão lòng. Theo những gì được thể hiện trong bài thơ, bão lòng không phải là một hiện tượng tâm lí tự dưng xuất hiện. Nó là hệ quả tự nhiên của tình trạng xa cách trong tình yêu – xa cách sau những gắn bó, mặn nồng.

Câu 2 trang 22 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Câu chuyện về “ta” và “em” nắm tay nhau qua đường trong cơn bão đã đóng vai trò gì trong việc thể hiện tâm trạng và cảm xúc của nhân vật trữ tình?

Trả lời:

Bài thơ Bão có hai khổ. Câu chuyện về “ta” và “em” nắm tay nhau qua đường trong cơn bão được kể trong khổ 1. Nếu xét khổ thơ này một cách độc lập thì có thể nói câu chuyện ở đây hoàn toàn không có gì đặc biệt, nhưng ở khổ 2, cơn bão lòng đã mang những dư chấn cảm xúc trong lòng người đọc về nguồn cơn của cơn bão lòng - hệ quả để lại của việc tình yêu bị ngăn cách, trở ngại không thể ở gần nhau.

=> Câu chuyện về “ta” và “em” nắm tay nhau qua đường trong cơn bão đã đóng vai trò là chất xúc tác để gợi mở, dẫn dắt cảm xúc của nhân vật trữ tình.

Câu 3 trang 22 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đối chiếu từng câu trong khổ thơ 1 với các câu ở vị trí tương ứng trong khổ thơ 2. Qua kết quả đối chiếu, hãy nêu nhận xét của bạn về nét độc đáo của bài thơ trên phương diện tổ chức hình ảnh, hình tượng.

Trả lời:

Khổ 1

Khổ 2

Cơn bão nghiêng đêm

Cơn bão tạnh lâu rồi

Cây gãy cành lá bay

Hàng cây xanh thắm lại

Ta nắm tay em

Nhưng em đã xa xôi

Cùng qua đường khỏi ngã

Cơn bão lòng thổi mãi

Qua đó, ta thấy được sự biến đổi giữa 2 khổ:

- Khổ 1: Bão tới → Cây gãy cành, lá bay → Ta nắm tay em → Không ngã khi đi qua bão.

- Khổ 2: Bão tan → Cây xanh thắm lại → Em đã đi xa → Cơn bão lòng thổi mãi.

=> Hình ảnh thơ độc đáo, đối xứng, các hình ảnh có sự lặp lại nhưng đối lập trạng thái giữa 2 khổ thơ. Từ đó, càng làm nổi bật hơn chiêm nghiệm về nguồn gốc của những suy tư, bồn chồn, nhung nhớ trong tình yêu chính là bởi sự xa cách và không thể nhìn thấy nhau.

Câu 4 trang 22 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Trong bài thơ, cụm từ “cơn bão” được sử dụng ba lần. Lần nào cụm từ này được dùng với nghĩa ẩn dụ? Vì sao bạn xác định như vậy?

Trả lời:

- Hình ảnh “cơn bão” trong dòng thơ cuối “Và cơn bão lòng ta thổi mãi” là hình ẩn dụ cho những suy tư, bồn chồn, mong nhớ không yên trong tình yêu. Đó là những xúc cảm thường thấy trong tình yêu, khi hai người gắn bó bỗng phải xa cách không thể nhìn thấy nhau. Những cảm xúc đó sẽ kéo dài không có cách nào châm dứt.

Câu 5 trang 22 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Phân tích giá trị biểu đạt của từ “xa xôi” trong ngữ cảnh của bài thơ.

Trả lời:

- Khi đặt từ “xa xôi” liên hệ với từ “nắm” của khổ 1, ta thấy rõ hai trạng thái đối lập của tình yêu, khi thắm thiết, gần gũi và khi xa cách, chia ly. Ngoài ra, từ “xa xôi” cũng mang sắc thái đối lập với các sự vật của khổ 2, khi cơn bão đã tạnh “lâu rồi” và hàng cây thì đã xanh tươi trở lại. Sóng gió đã qua đi để mọi thứ bình yên trở lại, nhưng em lại là người ra đi, đi xa “ta” hẳn.

- Từ “xa xôi” ở đây không thuần túy mang nghĩa chỉ khoảng cách, nó thể hiểu là một không gian rộng lớn mà nó thể hiện sự chia ly. Từ “xa xôi” ở đây là để chỉ việc em không còn ở bên ta nữa, em đã xa cách ta rồi.

Câu 6 trang 22 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Bài thơ đưa đến cho bạn cảm nhận gì về tình yêu, về khả năng của thơ trong việc thể hiện tình cảm đặc biệt này?

Trả lời:

- Bài thơ Bão là một tác phẩm trữ tình của nhà thơ Tế Hanh, chứa đựng tình cảm thầm kín khiến người đọc rung động sâu sắc, là một trong những áng thơ tình hay của con người biết xúc động, ưu tư trước cuộc sống và tình yêu. Qua bài thơ, ta thấy được tâm hồn phong phú, lãng mạn, sâu sắc và tinh tế của nhà thơ Tế Hanh. Ta thấy được một tình yêu nhiệt thành, lãng mạn nhưng cũng rất tinh tế ẩn sâu trong từng câu chữ.

- Thơ và tình yêu luôn có mối liên hệ sâu sắc. Trong thơ có trữ tình và trong tình yêu có tình cảm. Vì thế, thơ chính là công cụ dẫn dắt cảm xúc của con người. Vì thơ có tính hàm súc nên mọi ngôn từ thể hiện tình cảm truyền tải trong thơ cũng ở mức tinh tế, đặc biệt và giàu tầng ý nghĩa nhất.

Bài tập 8 trang 22 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Trong truyện thơ, có thơ và có chuyện. Hai yếu tố ấy bổ sung cho nhau, hỗ trợ cho nhau. Thường thì chuyện nhờ có thơ, chuyện thêm đậm đà, thơ nhờ có chuyện, thơ thêm sâu sắc, tách riêng thơ đằng thơ, chuyện đằng chuyện sẽ mất mát rất nhiều:

Dưới cầu nước chảy trong veo

Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha

Hai câu này tách riêng ra vẫn hay, vẫn gợi lên một cảnh đẹp, tình tứ và nên thơ. Nhưng phải đặt nó đúng vào cái chỗ của nó trong Truyện Kiều lúc Kim – Kiều mới gặp nhau lần đầu, chưa nói được với nhau một lời nào nhưng mối tình giữa hai người thì đã mãnh liệt, mãnh liệt đến mức:

Chập chờn cơn tỉnh cơn mê

Y như trong câu ca dao ngày trước:

Thấy anh như thấy mặt trời

Chói chang khó ngó trao lời khó trao

Ta phải nhớ rõ lúc này là lúc hai người gặp nhau, yêu nhau, chưa nói được gì với nhau đã phải xa nhau mới thấy hết chiều sâu trong cái cảnh dưới dòng nước chảy, tơ liễu thướt tha.

(Hoài Thanh toàn tập, tập 4, NXB Văn học, Hà Nội, 1999, tr. 484 – 485)

Câu 1 trang 23 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Tóm tắt luận điểm chính của đoạn trích.

Trả lời:

- Luận điểm chính: Trong truyện thơ, có thơ và có chuyện, hai yếu tố ấy bổ sung cho nhau, hỗ trợ cho nhau giúp các tác phẩm hoàn hảo hơn.

Câu 2 trang 23 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đánh giá cách tác giả đưa bằng chứng và phân tích bằng chứng trong đoạn trích.

Trả lời:

- Tác giả chọn được bằng chứng rất tiêu biểu. Trong đời sống, câu thơ “Dưới cầu nước chảy trong veo/ Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha” thường được dẫn ra như một đơn vị độc lập để “áp” vào một cảnh sắc thơ mộng nào đó. Cách vận dụng này hết sức tự nhiên nhưng cản trở việc cảm thụ sâu sắc về chính câu thơ ấy trong ngữ cảnh của tác phẩm.

- Khi phân tích bằng chứng, tác giả vừa huy động kiến thức chung về Truyện Kiều và ca dao, vừa dựa trên những trải nghiệm thực tế để giúp người đọc thấy rằng câu thơ được dẫn chứa đựng bên trong cả một thiên tình sử, cần được đọc với một tâm thế khác, cách nhìn khác.

=> Khi nêu bằng chứng, tác giả đạt được một kết quả “kép”: vừa làm sáng tỏ luận điểm về sự thống nhất giữa “chuyện” và “thơ trong truyện thơ, vừa gợi ý cho người đọc thấy được những tầng nghĩa sâu xa trong các câu thơ của Truyện Kiều.

Câu 3 trang 23 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Dựa theo cách nhà phê bình Hoài Thanh đã thực hiện trong đoạn trích khi làm sáng tỏ mối quan hệ giữa “chuyện” và “thơ”, hãy phân tích một trường hợp có liên quan đến văn bản Lời tiễn dặn để chứng tỏ bạn chia sẻ với điều đã được tác giả đề cập.

Trả lời:

Trường hợp của 2 câu “Không lấy được nhau mùa hạ, ta sẽ lấy nhau mùa đông,/ Không lấy được nhau thời trẻ, ta sẽ lấy nhau khi góa bua về già” đã minh chứng cho mỗi quan hệ giữa “chuyện” và “thơ” trong văn bản Lời tiễn dặn:

- Đây là 2 câu rất phổ biến trong thực tế, được rất nhiều người sử dụng khi muốn nói về tình yêu thủy chung, son sắt, hẹn ước phải chung sống và hạnh phúc đến trọn đời. Vậy nhưng chỉ khi đặt vào ngữ cảnh của tác phẩm, gắn với một cẫu chuyện tình cụ thể đầy éo le, phải trải qua quá nhiều thử thách, người đọc mới thực sự thấm thía ý nghĩa toát ra từ đó. Ở đây, câu chuyện tình yêu cách trở nhờ có thơ càng thêm xót xa, thương cảm; thơ nhờ có bức nền của câu chuyện càng thêm ý nghĩa, sâu sắc đầy tinh tế.

Câu 4 trang 23 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Trong đoạn trích, nhận xét của tác giả về mối quan hệ giữa “chuyện” và “thơ” được giới hạn ở phạm vi thể loại truyện thơ. Theo bạn, nhận xét này có thể áp dụng cho cả những bài thơ trữ tình có yếu tố tự sự không? Vì sao?

Trả lời:

Trong thơ trữ tình, yếu tố “chuyện" (cũng là yếu tổ tự sự) không nhất thiết phải có. Vô số bài thơ không cần có yếu tố chuyện vẫn gây được những ấn tượng sâu sắc, vẫn được ca ngợi là thơ hay. Như vậy “chuyện” chỉ là một yếu tố trong nhiều yếu tố có thể tạo nên vẻ đẹp và sức hấp dẫn của thơ ca. Tuỳ thể loại mà yếu tố này xuất hiện với mức độ đậm nhạt không giống nhau. Riêng trong những bài thơ trữ tình giàu yếu tố tự sự, khi tác giả đã chủ động đưa “chuyện” vào tác phẩm thì dĩ nhiên “chuyện” là yếu tố đóng vai trò quan trọng, nó cần được kết hợp với “thơ để tạo nên sự hài hoà. Vì lí do này, có thể áp dụng nhận xét của Hoài Thanh cho cả bộ phận thơ trữ tình có yếu tố tự sự.

Câu 5 trang 23 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Phân tích mạch lạc và liên kết trong đoạn trích.

Trả lời:

– Về mạch lạc: Trong đoạn trích, từ việc nêu luận điểm đến việc đưa bằng chứng và phân tích bằng chứng, tác giả đều tập trung làm sáng tỏ vấn đề: Trong truyện thơ, giữa “chuyện” và “thơ” luôn có sự gắn kết để cho tác phẩm có được chiều sâu và sự bay bổng.

– Về liên kết: Các từ ngữ như “chuyện”, “thơ”, “tách riêng” được lặp lại nhiều lần trong các câu khác nhau, tạo nên sự liền mạch của đoạn trích.

Viết trang 23

Bài tập 1 trang 23 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Dựa trên những gợi ý toát lên từ các văn bản đọc trong Bài 4 – Tự sự trong truyện thơ dân gian và trong thơ trữ tình (SGK Ngữ văn 11, tập một), hãy viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) bày tỏ quan điểm của bạn về sự thuỷ chung trong tình yêu.

Trả lời:

Từ những văn bản đọc trong Bài 4 – Tự sự trong truyện thơ dân gian và trong thơ trữ tình, chúng ta nhận thấy được một điểm chung rất lớn trong chủ đề và quan điểm của các tác giả gửi gắm trong các tác phẩm của họ, đó là sự thủy chung, son sắt trong tình yêu sẽ luôn là đích đến của mọi bến bờ hạnh phúc và quan điểm đó vẫn luôn có sức sống trường tồn, là một định nghĩa cơ bản về tình yêu mà con người luôn muốn hướng tới đến tận ngày hôm nay. Để định nghĩa, thủy chung là sự son sắc một lòng trong mọi hoàn cảnh, dù gặp nhiều khó khăn, thử thách hay đựoc sống hạnh phúc ta vẫn không thay lòng đổi dạ. Lòng chung thủy được biểu hiện qua rất nhiều mối quan hệ như vợ chng, bạn bè,.... Đặc biệt, sự thủy chung trong tình yêu luôn được người ta nhắc đến như một kim chỉ nam của cuộc sống hạnh phúc, ngay cả trong quá khứ đến hiện tại ngày nay - khi xã hội hiện đại đã thay đổi rất nhiều quan niệm, quy chuẩn sống được con người trước đây. Thủy chung trong tình yêu là một truyền thống tốt đẹp, Thủy chung sẽ giúp mối quan hệ của hai người đơn thuần hơn và trở nên bền chặt, không thể có tác động bên ngoài cản trở. Khi hai người tin tưởng và luôn hướng về nhau, gia đình sẽ luôn êm ấm và hạnh phúc dài lâu, những đứa con sẽ được lớn lên trong môi trường tốt nhất và phát triển toàn diện. Nhưng thủy chung cũng cần những điều kiện nhất định để “phát triển”. Đó là sự đồng thuận của cả hai bên và sự kiên định của mỗi cá nhân trong mối quan hệ. Đó cũng chính là một trong những thử thách đối với sự trung thủy trong xã hội ngày nay, khi có rất nhiều cám dỗ và sự lệch lạc tư tưởng của thế hệ trẻ. Chúng ta đã được xem rất nhiều tin tức từ báo chí, mạng xã hội về những vụ án, những vụ việc mang tính thời sự mà nguyên nhân xuất phát từ sự ích kỷ, thiếu bản lĩnh và không chung thủy trong tình yêu, dẫn đến những tổn thương, đổ vỡ, mất mát, mất lòng tự trọng và thậm chí là mất mạng. Bấy nhiêu thôi cũng đủ để thấy lòng thủy chung quan trọng với xã hội như thế nào. Chính vì vậy, chúng ta hãy trang bị cho bản thân thật tốt, suy nghĩ tích cực để tránh xa những điều sai trái. Và đặc biệt, mỗi người hãy học cách trân trọng tình yêu - một thứ tình cảm thiêng liêng, đẹp đẽ, để có thể học cách yêu đúng và trân trọng, thủy chung với tình yêu mỗi phút giây.

Bài tập 2 trang 23 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Lập dàn ý cho bài văn nghị luận bàn về vấn đề: Bạn có thực sự vô can trước một số điều chưa tốt đẹp đã và đang diễn ra trong cuộc sống?

Trả lời:

I. Mở bài

- Dẫn dắt vào vấn đề.

II. Thân bài

a. Phân tích khái niệm

- “Vô can”: không liên quan không dính dáng, không phải chịu trách nhiệm.

- “Những điều chưa tốt đẹp”: những điều sai trái, ngược với chuẩn mực đạo đức, ảnh hưởng đến xã hội, cuộc sống.

b. Nguyên nhân con người vô can với một số điều chưa tốt đẹp đang diễn ra

- Không muốn ảnh hưởng đến mình, ích kỷ trong xã hội bận rộn.

- Nghĩ rằng không quá ảnh hưởng đến xã hội, vô cảm, thờ ơ.

- Không muốn chịu trách nhiệm.

c. Giải p[háp

III. Kết bài

- Tổng kết vấn đề.

- Bài học nhận thức

Nói và nghe trang 23

Bài tập 1 trang 23 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Nếu có một diễn đàn được tổ chức trong trường của bạn về chủ đề HS THPT với các hoạt động xã hội, bạn sẽ phát biểu ý kiến gì với tư cách là người tham gia diễn đàn? Hãy tóm tắt ngắn gọn ý kiến bạn dự định trình bày.

Trả lời:

Những ý kiến dự định trình bày:

1, Giới thiệu bản thân và nêu lí do phát biểu ý kiến.

2, Đưa ra quan điểm

a. Quan điểm cá nhân về định nghĩa “hoạt động xã hội”

b. Ảnh hưởng tích cực/tiêu cực của hoạt động xã hội với HS THPT

- Tích cực:

+ Năng động, tự tin, khả năng giao tiếp tốt hơn.

+ Thêm trải nghiệm, kĩ năng mới.

+ Thêm bạn bè mới.

...

- Tiêu cực

+ Mất nhiều thời gian, ảnh hưởng học tập.

c. Những hoạt động xã hội dành cho HS THPT

- Hội trại song ngữ.

- Hoạt động tình nguyện

- Các câu lạc bộ trong nhà trường.

- Tham gia workshop/sự kiện liên quan đến học tập.

3, Kết luận vấn đề

Bài tập 2 trang 23 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Bạn hình dung như thế nào về các phương tiện phi ngôn ngữ sẽ được bạn sử dụng khi trình bày ý kiến trong cuộc thảo luận về việc tận dụng cơ hội để rèn luyện kĩ năng sống và bổ sung kiến thức? (Chú ý nêu rõ từng phương tiện và cách sử dụng các phương tiện đó.)

Trả lời:

- Phương tiện phi ngôn ngữ có thể sử dụng là:

+ Lịch biểu học tập và hoạt động của cá nhân: Sử dụng để lên kết hoạch học tập theo trình tự khoa học.

+ Bảng liệt kê những kĩ năng thiết yếu mà ngành nghề HS yêu thích đòi hỏi: Sử dụng để tổng hợp thông tin để có sự lựa chọn hợp lí.

+ Sơ đồ các trung tâm bồi dưỡng kĩ năng sống tại địa phương: Sử dụng để định phương hướng đến những trung tâm có thể rèn luyện kĩ năng sống.

+ Những loại sách, báo tham khảo cần thiết cho việc học.

Xem thêm lời giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 bộ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 5: Nhân vật và xung đột trong bi kịch

Bài 6: Nguyễn Du – Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

Bài 7: Ghi chép và tưởng tượng trong kí

Bài 8: Cấu trúc của văn bản thông tin

Bài 9: Lựa chọn và hành động

1 798 30/11/2023


Xem thêm các chương trình khác: