Đọc lại bài thơ Dương phụ hành trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 107 – 108) và trả lời

Trả lời Bài tập 2 trang 18, 19 sbt Ngữ văn 11 Tập 1 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong sách bài tập Ngữ văn 11.

1 192 30/11/2023


Giải SBT Ngữ văn 11 (Kết nối tri thức) Bài 4: Tự sự trong truyện thơ dân gian và trong thơ trữ tình

Bài tập 2 trang 18, 19 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Đọc lại bài thơ Dương phụ hành trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 107 – 108) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 18 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?

A. Thể thất ngôn bát cú Đường luật

B. Thể thất ngôn xen lục ngôn

C. Thể hành

D. Thể ngũ ngôn bát cú Đường luật

Trả lời:

Đáp án đúng: C

Câu 2 trang 19 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Nhận xét nào đúng với giá trị biểu hiện của hình ảnh so sánh ở câu thơ đầu (chú ý đọc bản dịch nghĩa để nhận diện hình ảnh so sánh)?

A. Thể hiện thái độ ngạc nhiên, bàng hoàng của nhân vật trữ tình.

B. Thể hiện thái độ ngạc nhiên, trân trọng của nhân vật trữ tình.

C. Thể hiện thái độ khó chịu, bực bội của nhân vật trữ tình.

D. Thể hiện thái độ phủ định, phê phán của nhân vật trữ tình.

Trả lời:

Đáp án đúng: B.

Câu 3 trang 19 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Hình tượng người thiếu phụ phương Tây được khắc hoạ qua những chi tiết nào? Phân tích các chi tiết đó để khái quát đặc điểm của hình tượng này qua cái nhìn của nhân vật trữ tình.

Trả lời:

Hình tượng người thiếu phụ phương Tây được khắc hoạ qua các chi tiết trang phục, cử chỉ, hành động, tư thế.

- Trang phục “trắng như tuyết”: Màu sắc khác lạ so với trang phục của người phụ nữ phương Đông, nổi bật trong đêm trăng, gợi nét đẹp thanh khiết.

- Tư thế “tựa vai chồng”.

+ Cử chỉ, hành động “kéo áo, nói “rì rầm” với chồng, cầm cốc sữa một cách hững hờ, vươn mình đòi chồng đỡ dậy”: Toát lên vẻ đẹp tự nhiên, trẻ trung, duyên dáng, sang trọng; đồng thời cho thấy cuộc sống đầy đủ của người phụ nữ yêu chồng và được chồng yêu thương, hạnh phúc thân mật, nũng nịu.

=> Qua góc nhìn của nhân vật trữ tình, người phụ nữ hiện lên với vẻ đẹp thuần khiết, quý phái; cuộc sống sung túc, hạnh phúc, rất yêu thương và dựa dẫm vào chồng, đồng thời cũng được chồng yêu, chiều chuộng.

Câu 4 trang 19 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Phân tích tác dụng của các yếu tố tự sự trong bài thơ (bối cảnh thời gian, không gian, nhân vật, sự việc,...).

Trả lời:

- Bối cảnh thời gian, không gian: đêm trăng, biển cả mênh mông, con tàu lênh đênh trên biển – như một “sân khấu”, làm nền cho hai nhân vật (vợ chồng người thiếu phụ phương Tây) nổi bật lên; đồng thời gợi “điểm nhìn” của nhân vật trữ tình.

- Nhân vật: người thiếu phụ phương Tây (được miêu tả bằng nhiều chi tiết, được đặt ở vị trí “trung tâm” của bức tranh cuộc sống); người chồng và “người Nam đang trong cảnh biệt li” được phác hoạ hoặc gợi ra qua mạch cảm xúc của chủ thể trữ tình.

- Sự việc: người thiếu phụ phương Tây ngồi tựa vào vai chồng ngắm trăng, thấy thuyền người Nam có đèn sáng thì kéo áo chồng nói chuyện, không chịu được gió lạnh ban đêm nên vươn mình đòi chồng đỡ dậy. Cách kể, tả sự việc góp phần bộc lộ tình cảm, tư tưởng của nhà thơ và thể hiện chủ đề của tác phẩm.

Câu 5 trang 19 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Câu kết của bài thơ gợi cảnh ngộ và nỗi niềm tâm sự gì của nhân vật trữ tình?

Trả lời:

Câu kết của bài thơ vừa gợi cảnh ngộ vừa bộc lộ nỗi niềm tâm sự của nhân vật trữ tình.

- Cảnh ngộ: Nhân vật trữ tình là một người “đang trong cảnh biệt li” – xa cách gia đình, xa quê hương, xứ sở; một mình trong đêm trăng, giữa biển cả mênh mông.

- Nỗi niềm tâm sự: có nỗi cô đơn, nỗi nhớ thương gia đình và quê hương; có niềm khát khao hạnh phúc; có cả sự đồng cảm, trân trọng dành cho người phụ nữ xa lạ được chồng yêu chiều, cho đôi vợ chồng được sum vầy bên nhau,...

Câu 6 trang 19 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Nêu nhận xét về những điểm độc đáo trong tư tưởng, tình cảm được nhà thơ thể hiện trong tác phẩm.

Trả lời:

- Là một nhà Nho, tác giả tất nhiên “quen” với mẫu hình "lí tưởng” của người phụ nữ theo chuẩn mực Nho giáo: cử chỉ, phong thái đoan trang, cách thể hiện tình cảm kín đáo, ý nhị; luôn giữ vị thế “nâng khăn sửa túi” và cư xử lễ phép, khiêm nhường trong mối quan hệ với người chồng. Từ điểm nhìn đó, nhà Nho Cao Bá Quát không khỏi ngạc nhiên, ngỡ ngàng trước hình ảnh người thiếu phụ phương Tây nhưng không chút kì thị hay khắt khe, bảo thủ mà cho thấy cái nhìn khách quan, tinh thần cởi mở, tôn trọng.

- Là một nhà thơ, một nghệ sĩ, tác giả thể hiện tư tưởng nhân văn độc đáo, sâu sắc và tình cảm thiết tha gắn bó với gia đình, quê hương, xứ sở. Tư tưởng, tình cảm ấy toát lên từ cách cảm nhận và tái hiện hình tượng người thiếu phụ phương Tây (mới lạ, thậm chí xa lạ mà vẫn đẹp đẽ, đáng yêu); từ nỗi niềm tâm sự được gửi gắm trong câu thơ kết.

Câu 7 trang 19 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Tìm ba từ Hán Việt có cùng một thành tố với các từ Hán Việt sau: thiếu phụ, minh nguyệt, biệt li; đặt câu với mỗi từ vừa tìm được.

Trả lời:

* Ba từ Hán Việt có cùng một thành tố

- Thiếu phụ: Thiếu nữ

- Minh nguyệt: Bình minh

- Biệt li: Biền biệt

* Đặt câu:

- Vẻ đẹp tuyệt thế giai nhân của người thiếu nữ ấy đã làm say đắm biết bao tài tử.

- Người dân làng chài đang miệt mài làm việc trong buổi sáng bình minh rực rỡ.

- Hắn ta đã đi biền biệt suốt 5 năm qua.

1 192 30/11/2023


Xem thêm các chương trình khác: