Sách bài tập Ngữ Văn 11 Bài 6: Nguyễn Du – Những điều trông thấy mà đau đớn lòng - Kết nối tri thức

Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Bài 6: Nguyễn Du – Những điều trông thấy mà đau đớn lòng sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 11.

1 578 30/11/2023


Giải SBT Ngữ Văn 11 Bài 6: Nguyễn Du – Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt trang 3

Bài tập 1 trang 3 SBT Ngữ văn 11 Tập 2: Đọc lại văn bản Tác gia Nguyễn Du trong sách giáo khoa (SGK) Ngữ văn 11, tập hai (tr. 6 – 13) để trả lời câu hỏi hoặc thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 trang 3 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Nêu các yếu tố làm nên đặc điểm con người và hình thành cảm hứng sáng tác của Nguyễn Du.

Trả lời:

Các yếu tố làm nên đặc điểm con người và hình thành cảm hứng sáng tác của Nguyễn Du:

- Truyền thống gia đình, dòng họ:

+ Gia đình đại quý tộc có nhiều người đỗ đạt và làm quan; có truyền thống văn chương.

- Bối cảnh thời đại:

+ Cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX, các tập đoàn phong kiến Lê – Trịnh – Nguyễn tranh giành quyền lực.

+ Chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, xã hội rối ren, đời sống nhân dân loạn lạc, lầm than.

+ Phong trào khởi nghĩa diễn ra khắp nơi, tiêu biểu lả khởi nghĩa Tây Sơn.

=> Bối cảnh lịch sử đầy biến động dữ dội, đất nước loạn lạc; Nguyễn Du trải qua nhiều thăng trầm.

- Cuộc đời thăng trầm của Nguyễn Du

+ Thời thơ ấu, Nguyễn Du được sống trong êm đềm trong gia đình quý tộc, nhưng sớm mồ côi cha mẹ, gia đình li tán, phải sống tha phương, bế tắc.

+ Năm 1802, ông ra làm quan phục vụ triều đình nhà Nguyễn, được triều đình trọng dụng.

+ Năm 1813, ông đảm nhận sứ mệnh dẫn đầu sứ bộ đi Trung Quốc.

+ Năm 1820, Minh Mạng lên ngôi, Nguyễn Du lâm bệnh và qua đời khi chưa kịp nhận chức Chánh sứ.

=> Hoàn cảnh gia đình tác động đến sáng tác của Nguyễn Du.

* Nhận xét: Cuộc đời Nguyễn Du trải qua rất nhiều thăng trầm, sống trong thời đại đất nước hỗn loạn, đảo điên. Chính những trải nghiệm, sóng gió giúp ông có được vốn sống phong phú, có cơ hội được gặp gỡ và thấu hiểu tâm tư, suy nghĩ của đời sống nhân dân. Ông hiểu họ, trân trọng họ và đồng cảm với những nỗi đau, những khát khao chính đáng của họ giữa bối cảnh phức tạp của thời thế.

=> Làm nên cảm hứng sáng tác và tư tưởng nhân đạo lớn lao, sâu sắc của Nguyễn Du.

Câu 2 trang 3 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Kẻ bảng vào vở theo gợi ý dưới đây và điền thông tin phù hợp:

SÁNG TÁC CHỮ HÁN CỦA NGUYỄN DU

Tên tập thơ

Hoàn cảnh sáng tác

Nội dung cơ bản

SÁNG TÁC CHỮ NÔM CỦA NGUYỄN DU

Tên tác phẩm

Thể loại, thể thơ

Nội dung cơ bản

Trả lời:

SÁNG TÁC CHỮ HÁN CỦA NGUYỄN DU

Tên tập thơ

Hoàn cảnh sáng tác

Nội dung cơ bản

Thanh Hiên thi tập

Những năm tháng bi thương nhất trong cuộc đời: triều Lê sụp đổ, gia tộc Nguyễn Du tan tác chia li; bản thân ông lưu lạc tha hương.

- Tâm trạng cô đơn, thất vọng, bế tắc và nỗi thương thân.

- Sự thấu hiểu, đồng cảm với nỗi khổ đau, bất hạnh của con người, quê hương trong thời loạn lạc.

Nam trung tạp ngâm

Giai đoạn năm 1805 – 1812, thời kì Nguyễn Du làm quan cho nhà Nguyễn.

- Bày tỏ nỗi chán nản, thất vọng về chốn quan trường và niềm khao khát được từ quan, về sống ẩn dật nơi quê nhà.

- Bày tỏ nỗi xót xa cho phận người trong cảnh loạn li.

Bắc hành tạp lục

Sáng tác trong thời gian đi sứ Trung Quốc.

Niềm cảm thương, trăn trở trước số phận con người, đặc biệt là những kiếp tài hoa. Nguyễn Du từ cõi lòng đầy thất vọng của bản thân để trăn trở về hiện thực của cõi đời của nhân dân trong tình cảm nghèo khổ, tha phương.

SÁNG TÁC CHỮ NÔM CỦA NGUYỄN DU

Tên tác phẩm

Thể loại, thể thơ

Nội dung cơ bản

Văn tế thập loại chúng sinh

Văn tế, thể thơ song thất lục bát.

- Xót thương, đồng cảm với những kiếp người khổ đau, bất hạnh.

- Phủ định, phê phán thực trạng xã hội đương thời.

- Đặt ra nhiều vấn đề có ý nghĩa triết lí sâu sắc về con người, cuộc sống.

Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu

Văn tế

- Lời từ biệt của nhân vật trữ tình với hai cô gái trong đội hát ví ở làng Trường Lưu để cô đi lấy chồng.

- Thể hiện cảm xúc tình tứ, lãng mạn, giọng điệu trẻ trung, hài hước.

Thác lời trai phường nón

Thể thơ lục bát

- Thay lời người con trai phường nón làm thơ tỏ tình cô gái phường vải.

- Giọng điệu trẻ trong, hài hước, ngôn ngữ đậm dấu ấn ca dao, tục ngữ.

Truyện Kiều

Truyện thơ Nôm, thể thơ lục bát

- Kể về cuộc đời 15 năm chìm nổi của Thúy Kiều.

- Thể hiện tư tưởng nhân đạo lớn, cảm hứng tôn vinh vẻ đẹp của con người, đặc biệt là phụ nữ.

- Tiếng nói xót thương số phận nhân dân trong thời bạo loạn, đồng tình với khát vọng sống tự do, hạnh phúc.

Câu 3 trang 3 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Nêu những nội dung cơ bản của tư tưởng nhân đạo trong Truyện Kiều. Chọn thuyết minh về một nội dung bạn cho là đặc sắc.

Trả lời:

* Những nội dung cơ bản của tư tưởng nhân đạo trong Truyện Kiều:

- Cảm hứng tôn vinh vẻ đẹp của con người, đặc biệt là người phụ nữ.

- Phê phán xã hội bất công, tàn ác, chèn ép con người:

+ Vạch trần bộ mặt xấu xa của bọn quan lại “buôn thịt bán người”.

+ Lên án xã hội đồng tiền chà đạp phẩm giá, hạnh phúc của con người.

- Ca ngợi và trân trọng vẻ đẹp của con người:

+ Khắc họa nhân vật sống động, lấy thiên nhiên là thước đó cho vẻ đẹp.

+ Ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn và tài năng (đặc biệt là Thúy Kiều).

- Đồng cảm, xót thương những số phận bất hạnh.

- Đồng tình với khát vọng được sống và yêu tự do.

* Thuyết minh về nội dung: Ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp tâm hồn, tài năng của người phụ nữ.

Với kiệt tác Truyện Kiều, Nguyễn Du đã thể hiện sự tỉ mỉ, chân thành của mình trên con đường đào sâu vào những giá trị tư tưởng nhân đạo phá cách hơn, tiêu biểu phải kể đến cảm hứng tôn vinh vẻ đẹp của người phụ nữ. Hình ảnh người phụ nữ với vẻ đẹp toàn diện cả tâm hồn và thể xác đã được ông thể hiện xuất sắc qua hình ảnh chị em Thúy Vân – Thúy Kiều. Đó là 2 người thiếu nữ với vẻ đẹp thanh cao, đoan trang, được ví với những thứ cao đẹp trên đời (trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc). Đối với vẻ đẹp của Thúy Vân, Nguyễn Du đã sử dụng hình ảnh thiên nhiên trong trắng, tinh khôi, rực rỡ mà hiền hòa để miêu tả. Thiên nhiên, tạo hóa cũng phải khiêm nhường trước sắc đẹp của nàng. Đó là một vẻ đẹp nhân hậu, thùy mị, thành thực, quý phái của người thiếu nữ. Bức chân dung đã dự báo cho số phận yên bình, suôn sẻ của nàng. Ngược lại, khác với vẻ đẹp phúc hậu, êm đềm của Thúy Vân, Thúy Kiều lại càng “sắc sảo mặn mà” hơn. Vẻ đẹp của nàng “nghiêng nước nghiêng thành”, lại hội tụ cả trí tuệ, tài năng, đức hạnh theo quan niệm thẩm mĩ phong kiến lúc bấy giờ. Nguyễn Du đã tập trung gợi tả đôi mắt tuyệt đẹp của nàng bởi đó là nơi thể hiện mọi tinh anh về tâm hồn và trí tuệ. Nàng không chỉ có vẻ đẹp lí tưởng mà tài năng của nàng còn gần như tuyệt đối. Nàng có tài trên mọi lĩnh vực chuẩn mực lúc bấy giờ của người phụ nữ, đó là các lĩnh vực: cầm, kì, thi, họa. Nàng còn có trái tim đa sầu đa cảm, tiếng lòng luôn rung cảm trước mọi cái đẹp. Một tuyệt sắc giai nhân với vẻ đẹp hoàn mĩ khiến bất kì ai cũng đắm say ấy vậy lại là điềm báo cho một cuộc đời, một số phận “hồng nhan bạc mệnh”. Bằng bút pháp tu từ ước lệ và biện pháp so sánh, ẩn dụ, tả cảnh gợi tình, Nguyễn Du đã vẽ nên trước mắt người đọc không chỉ là bức tranh tuyệt đẹp của hai người thiếu nữ, mà còn cho thấy trước những dự báo mang tính số phận. Tình cảm xót thương, sự trân trọng về sắc đẹp và tài năng Thúy Kiều giúp ta hiểu được giá trị nhân đạo thể hiện qua các đoạn trích này nói riêng, trong tác phẩm Truyện Kiều nói chung.

Câu 4 trang 3 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Dựa vào văn bản Tác gia Nguyễn Du, hãy chỉ ra những sáng tạo của tác giả Truyện Kiều trong cách tổ chức cốt truyện.

Trả lời:

- Sáng tạo của Nguyễn Du khi sử dụng nguồn cốt truyện của Kim Vân Kiều truyện: lược bỏ hoặc thay đổi trình tự của nhiều chi tiết, sự kiện tiêu biểu; sáng tạo nhiều đoạn miêu tả thiên nhiên và độc thoại nội tâm.

Ví dụ:

Ở Kim Vân Kiều truyện, sự kiện trao duyên được miêu tả rải rác suốt ba hồi (hồi 4, 5, 6) và một phần của hồi 7 với gần 900 dòng văn, xen lẫn nhiều nhân vật và sự việc khác; trong khi ở Truyện Kiều, Nguyễn Du chỉ tập trung vào việc Thuý Kiều trao duyên cho Thuý Vân (từ câu 569 đến câu 758, gồm 189 dòng thơ) và chủ yếu miêu tả cảm xúc, tâm trạng của Thuý Kiều. Nhờ vậy, ý nghĩa của sự kiện trao duyên được nhấn mạnh và chủ đề tình yêu cũng được thể hiện một cách đậm nét hơn.

- Sáng tạo của Nguyễn Du khi sử dụng mô hình cốt truyện Gặp gỡ – Chia li - Đoàn tụ của thể loại truyện thơ Nôm: trong mỗi phần, tác giả Truyện Kiều đều có những đóng góp riêng.

Ví dụ:

Phần Đoàn tụ của tất cả các truyện Nôm đều kết thúc có hậu, các cặp đôi được sum họp, hạnh phúc đủ đầy; trong khi ở Truyện Kiều, cả ba nhân vật Thuý Kiều, Kim Trọng, Thuý Vân đều không có được hạnh phúc trọn vẹn. Thuý Kiều sống cuộc đời “Chẳng tu thì cũng như tu mới là”; Kim Trọng chỉ có thể làm bạn với người mình yêu tha thiết, mãnh liệt; Thuý Vân tiếp tục làm vợ một người mà nàng biết rõ trái tim đã dành trọn cho một người phụ nữ khác

Câu 5 trang 3 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Với Truyện Kiều, Nguyễn Du đã đạt được những thành tựu gì ở phương diện nghệ thuật xây dựng nhân vật?

Trả lời:

Những thành tựu ở phương diện nghệ thuật xây dựng nhân vật trong Truyện Kiều của Nguyễn Du là:

- Biến đổi tính cách nhân vật

+ Tính cách của hai nhân vật có nét tương đồng ở lòng vị tha, đức hi sinh nhưng Thuý Kiều trong Kim Vân Kiều truyện cứng cỏi, quyết liệt, nhiều lúc “lên giọng” giáo điều; còn Thuý Kiều trong tác phẩm của Nguyễn Du mềm mỏng, nhu thuận, khiêm nhường, hiếu thảo, bình dị, nói chuyện nhẹ nhàng, lễ độ.

- Thao đổi phương thức khắc hoạ nhân vật.

+ Trong Kim Vân Kiều truyện, nhân vật Thuý Kiều trong Kim Vân Kiều truyện chủ yếu được khắc hoạ qua lời kể và các chi tiết miêu tả lời nói, cử chỉ, hành động. Ở Truyện Kiều, nhân vật Thuý Kiều chủ yếu được khắc hoạ qua lời độc thoại nội tâm, qua “ngôn ngữ thiên nhiên; ngoại hình và lời nói của nhân vật cũng được Nguyễn Du cá thể hoá cao độ.

Bài tập 2 trang 4 SBT Ngữ văn 11 Tập 2: Đọc lại văn bản Trao duyên trong SGK Ngữ văn 11, tập hai (tr. 14 – 15) đoạn thơ từ câu 711 đến câu 734 và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 4 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Nhận xét sau đây về các hình thức ngôn ngữ xuất hiện trong đoạn thơ đúng hay sai: " Trong đoạn thơ có lời người kể chuyện, lời thoại của Thuý Kiều và lời thoại của Thuý Vân”?

A. Đúng

B. Sai

Trả lời:

Đáp án A

Câu 2 trang 4 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Nhận xét nào đúng với nội dung hàm chứa trong lời “hỏi hạn” của Thúy Văn dành cho Thuý Kiều?

A. Thuý Vân hồn nhiên, vô tâm, không để ý đến tâm trạng của Thuý Kiều.

B. Thuý Vân băn khoăn, không biết Thuý Kiều than khóc vì điều gì.

C. Thuý Vân hiểu được nguyên nhân khiến Thuý Kiều thao thức, đau khổ.

D. Lời “hỏi hạn” cho thấy Thuý Vân không đồng tình với việc Thuý Kiều than khóc một mình giữa đêm khuya.

Trả lời:

Đáp án C

Câu 3 trang 4 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Điều gì thôi thúc Thuý Kiều trao duyên cho Thuý Vân?

Trả lời:

Điều thôi thúc Thuý Kiều trao duyên cho Thuý Vân được thể hiện trong những lời nàng nhờ cậy, thuyết phục em: “Để lòng thì phụ tấm lòng với ai!”; “Hiếu tình khó lẽ hai bề vẹn hai”;“Xót tình máu mủ thay lời nước non..... Đó là tình yêu mãnh liệt, sâu sắc mà Thuý Kiều dành cho Kim Trọng. Vì cứu cha, nàng đành phụ lời thề nguyền sâu nặng, thiêng liêng nên muốn cậy nhờ em “thay lời nước non” đền đáp ân tình chàng Kim.

Câu 4 trang 4 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Vì sao khi nói lời trao duyên, Thuý Kiều lại lựa chọn “vị thế” của người chịu ơn. Điều đó thể hiện nét tính cách nào của nhân vật Thuý Kiều?

Trả lời:

Khi nói lời trao duyên cho Thuý Vân, Thuý Kiều đã lựa chọn vị thế của người chịu ơn vì nàng hiểu và trân trọng, biết ơn em. Thuý Vân xinh đẹp, đoan trang và có quyền được yêu, được lựa chọn hạnh phúc của riêng mình (Ngày xuân em hãy còn dài”) nên chấp nhận “Keo loan chắp mối tơ thừa” cũng là một sự hi sinh... Sự thấu hiểu và lòng biết ơn ấy thể hiện nhiều nét tính cách đẹp ở Thuý Kiều: tinh tế, sâu sắc, vị tha,...

Câu 5 trang 4 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Lời trao duyên đã thể hiện trạng thái tâm lí nào của nhân vật Thuý Kiều? Chỉ ra những biểu hiện của trạng thái tâm lí đó.

Trả lời:

- Lời nhờ cậy và thuyết phục Thuý Vân cho thấy Thuý Kiều rất bình tĩnh, sáng suốt, tự chủ.

- Trạng thái tâm lí đó được thể hiện qua lời nói, cách nói. Lời lẽ của Thuý Kiều vừa tinh tế, chặt chẽ vừa chân thành, tha thiết, hợp lí hợp tình. Để thuyết phục Thuý Vân, Thuý Kiều đã kể về tình cảm gắn bó sâu nặng với Kim Trọng – lời kể ngắn gọn mà vẫn tái hiện được cả quá trình gặp gỡ – đính ước – thề nguyền. Nàng nhắc lại cơn gia biến và hoàn cảnh éo le, đau khổ “Hiếu tình khó lẽ hai bề vẹn hai” khiến mình phải phụ bạc lời thề thiêng liêng. Từ đó, Thuý Kiều khẩn cầu em hãy vì tình máu mủ, ruột thịt mà chấp nhận lời trao duyên để nàng có thể an lòng “Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”.

Câu 6 trang 4 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Phân tích nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ nhân vật của tác giả trong đoạn thơ.

Trả lời:

Nghệ thuật xây dựng ngôn ngữ nhân vật của tác giả trong đoạn thơ:

- Sự kết hợp, đan xen của nhiều hình thức ngôn ngữ: lời kể chuyện, lời nhân vật (lời đối thoại, độc thoại nội tâm), lời nửa trực tiếp. Tác giả đã sử dụng các hình thức ngôn ngữ một cách linh hoạt để khám phá, tái hiện thế giới nội tâm.

- Kết hợp tinh hoa của hai dòng ngôn ngữ bác học và ngôn ngữ bình dân. Từ Hán Việt được Việt hóa, kết hợp từ thuần Việt một cách nhuần nhuyễn, sáng tạo.

Ví dụ:

+ Hình thức lời nửa trực tiếp: “Giữa đường đứt gánh tương tư/ Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em”.

+ Thành ngữ rẽ cửa chia nhà, bạc như vôi, nước chảy hoa trôi,..., nhiều từ ngữ của đời thường bình dị hòa vào lời thơ một cách tự nhiên, linh hoạt.

Câu 7 trang 4 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Nhận xét về cách sử dụng các từ Hán Việt “tương tư”, “keo loan” trong hai câu thơ sau: “Giữa đường đứt gánh tương tư,/ Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.

Trả lời:

- “Tương tư”: cảm xúc từ 1 phía, nhớ thương không thể gọi tên, không nói được với người thương.

- “keo loan”: một thứ keo được chế từ máu chim loan, dùng nối dây đàn rất bền.

=> Nàng sử dụng những từ mang sắc thái trang trọng, hàm súc, nghĩa là nàng phải rất trân quý, coi trọng đoạn tình cảm này. Nhưng mối tình sớm nở chóng tàn. Tơ duyên đã đứt, dù có níu kéo, dùng thứ keo bền chắc để nối lại thì vẫn chỉ là tơ thừa. 2 từ Hán Việt được sử dụng cho thấy nỗi chua xót, bất lực của Thúy Kiều khi phải từ bỏ mối tình sâu đậm.

Bài tập 3 trang 4 SBT Ngữ văn 11 Tập 2: Đọc lại văn bản Trao duyên trong SGK Ngữ văn 11, tập hai (tr. 15 – 16), đoạn thơ từ câu 735 đến câu 758 và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 4 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Thuý Kiều đã trao lại cho Thuý Vân những kỉ vật gì? Từng kỉ vật ấy gắn với kỉ niệm nào của tình yêu?

Trả lời:

STT

Kỉ vật

Kỉ niệm

1

Chiếc vành

Kim Trọng trao cho Thuý Kiều chiếc vành (xuyến vàng) làm vật đính ước (“Xuyến vàng đôi chiếc khăn là một vuông”).

2

Tờ mây

Tờ giấy ghi lời thề nguyền của Thúy Kiều và Kim Trọng (“Tiên thề cùng thảo một chương”).

3

Phím đàn

Cây đàn Kiều đã chơi trong buổi đính ước cùng Kim Trọng.

4

Mảnh hương huyền

Mảnh trầm hương đốt dở còn lại sau đêm thề nguyền.

Câu 2 trang 4 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Tóm tắt nội dung lời Thuý Kiều dặn dò Thuý Vân khi trao kỉ vật.

Trả lời:

Tóm tắt nội dung lời Thuý Kiều dặn dò Thuý Vân khi trao kỉ vật:

- Gìn giữ kỉ vật của tình yêu: “Duyên này thì giữ vật này của chung”

- Dù em và chàng Kim nên đôi lứa cũng đừng quên chị: “Xót người bạc mệnh ắt lòng chẳng quên”.

- Khi nào em cùng chàng Kim:“Đốt lò hương ấy so tơ phím này” linh hồn chị sẽ trở về chứng kiến, xin em hãy:“Tưới xin giọt lệ cho người thác oan”.

Câu 3 trang 4 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Chỉ ra những điểm mâu thuẫn giữa lời Thuý Kiều dặn dò khi trao kỉ vật với lời nhờ cậy, thuyết phục Thuý Vân.

Trả lời:

Lời nhờ cậy, thuyết phục

Lời dặn dò khí trao kỉ vật

Mâu thuẫn

“Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em”.

“Duyên này thì giữ vật này của chung”.

Cậy nhờ em chấp mối tơ duyên nhưng vẫn muốn kỉ vật của tỉnh yêu là “của chung”.

“Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây”.

“Hồn còn mang nặng lời thề”

Khẳng định nếu em thay chị đền đáp ân tình của chàng Kim, chị dù phải chết vẫn “ngậm cười”, nhưng lại hình dung mình sẽ hiện về như một linh hồn sầu thảm, oan khuất.

=> Vì phải kết thúc mối tình sâu đậm một cách chóng vánh và vẫn còn yêu thương mặn nồng, Kiều đã không kiểm soát được lí trí. Kiều đang mâu thuẫn giữa hành động và lời nói, lí trí và tình cảm. Kiều trao duyên chứ không muốn trao tình.

Câu 4 trang 4 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Cảm xúc, tâm trạng của Thuý Kiều khi trao kỉ vật cho Thuý Vân có gì thay đổi so với khi thuyết phục Thuý Vân nhận lời trao duyên? Điều gì dẫn tới sự thay đổi đó?

Trả lời:

- Khi thuyết phục Thuý Vân, lời lẽ của Thuý Kiều thể hiện trạng thái tâm lí bình tĩnh, sáng suốt, hoàn toàn làm chủ được cảm xúc nhưng khi trao kỉ vật cho em gái, lời dặn dò lại thể hiện sự bối rối, đau đớn trong trạng thái không còn làm chủ được cảm xúc, lẫn lộn giữa thực tại với tưởng tượng, ảo giác,...

- Sự xuất hiện của những kỉ vật đã dẫn đến những thay đổi trong tâm trạng của Thuý Kiều: kỉ vật khơi dậy kỉ niệm; làm trỗi dậy tình yêu, đánh thức nỗi đau; khiến trái tim lên tiếng, lấn át lí trí;...

Câu 5 trang 4 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đối trong câu thơ: “Mai sau dù có bao giờ,/ Đốt lò hương ấy so tơ phím này”.

Trả lời:

- Cấu trúc đối (tương đồng) trong câu thơ “Đốt lò hương ấy so tơ phím này” thể hiện nỗi xót xa, tiếc nuối và tình yêu thắm thiết, sâu nặng của Thuý Kiều. Với nàng, những kỉ vật kia là duy nhất, thiêng liêng, vô giá.

Bài tập 4 trang 5 SBT Ngữ văn 11 Tập 2: So sánh nội dung đoạn trích của văn bản Trao duyên trong SGK Ngữ văn 11, tập hai (tr. 15), từ câu 735 đến câu 748 với đoạn trích sau trong Kim Văn Kiểu truyện và thực hiện các yêu cầu:

Thuý Kiều nói:

– Chàng Kim vừa đi Liêu Dương, việc cứu cha, cứu em, chị lại không thể chần chừ giây lát. Công việc khó liệu, nên không thể không nhờ đến em! Chị với chàng Kim có một tờ minh ước, một đôi vòng bạc, xin đưa cả cho em, mong em khéo giữ gìn, đ làm mối ăn ở lâu dài về sau. Chị sợ người tài tình như chàng Kim, khó lòng mà gặp, chị cùng chàng thề thốt biết bao nhiêu, tất cả phải nhờ em giữ cho trọn vẹn. Sau này chồng quý vợ vinh, đừng có quên chị! Có lẽ bà mối sắp đến, e không kịp nói nữa, vậy chị viết mấy chữ gửi em trao lại chàng Kim.

(Thanh Tâm Tài Nhân, Kim Vân Kiều truyện, Nguyễn Đức Vân – Nguyễn Khắc Hạnh dịch, Nguyễn Đăng Na giới thiệu và hiệu đính, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2008, tr. 51)

Câu 1 trang 5 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Nêu các chi tiết, sự việc tương đồng được miêu tả trong hai đoạn trích.

Trả lời:

Các chi tiết, sự việc tương đồng được miêu tả trong hai đoạn trích:

- Thuý Kiều trao lại cho Thuý Vân các kỉ vật: vật đính ước (“đôi vòng bạc” “chiếc vành”), tờ giấy ghi lời thề nguyền (“tờ minh ước” “tờ mây”).

- Thuý Kiều dặn dò Thuý Vân giữ gìn kỉ vật tình yêu và đừng quên mình: “mong em khéo giữ gìn”, “nhờ em giữ cho trọn vẹn”, “chồng quý vợ vinh đừng có quên chị” (Kim Vân Kiều truyện); “Xót người bạc mệnh ắt lòng chẳng quên” (Truyện Kiều).

Câu 2 trang 5 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Chỉ ra các chi tiết có trong đoạn trích của Kim Vân Kiều truyện đã được Nguyễn Du lược bỏ ở đoạn trích tương ứng trong văn bản Trao duyên.

Trả lời:

Các chi tiết trong đoạn trích của Kim Vân Kiều truyện đã được Nguyễn Du lược bỏ ở đoạn trích tương ứng trong văn bản Trao duyên:

- Chàng Kim vừa đi Liêu Dương.

- Em giữ gìn kỉ vật để làm mối ăn ở về sau.

- Người tài tình như chàng Kim, khó lòng mà gặp.

- Bà mối sắp đến, chị không kịp nói thêm, viết thư nhờ em trao lại cho chàng Kim.

Câu 3 trang 5 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Chỉ ra các chi tiết không có trong đoạn trích của Kim Vân Kiều truyện đã được Nguyễn Du thêm vào ở đoạn trích tương ứng trong văn bản Trao duyên.

Trả lời:

Những chi tiết miêu tả cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật Thuý Kiều:

- Trao duyên cho em nhưng Thuý Kiều vẫn mong muốn kỉ vật tình yêu là “của chung”: “Duyên này thì giữ vật này của chung”,...

- Cậy nhờ em nối hộ mối tơ duyên nhưng lại nói về việc em nên đôi lứa cùng chàng Kim như một giả thiết bất đắc dĩ: “Dù em nên vợ nên chồng”, “Mai sau dù có bao giờ,...

- Tự gọi mình là “người bạc mệnh”, “người thác oan”; tưởng tượng mình sẽ hiện về như một hồn ma sầu thảm, oan trái, còn mang nặng lời thề nguyền dang dở,...

Câu 4 trang 5 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Khi trao kỉ vật, tâm trạng của nhân vật Thuý Kiều trong hai đoạn trích có gì khác biệt?

Trả lời:

- Trong đoạn trích Kim Vân Kiều truyện, lời thoại khi trao kỉ vật cho thấy nhân vật Thuý Kiều vẫn bình tĩnh, tỉnh táo, làm chủ được cảm xúc, dặn dò em gái đầy đủ những gì mình muốn.

- Trong đoạn trích Truyện Kiều, lời thoại khi trao kỉ vật cho thấy Thuý Kiều không còn làm chủ được cảm xúc (như lúc thuyết phục Thuý Vân nhận lời trao duyên) vì lúc này nàng đã bị tình cảm chi phối và lấn át lí trí.

Câu 5 trang 5 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đối trong các câu thơ sau: “Duyên này thì giữ vật này của chung”; “Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai”.

Trả lời:

- Biện pháp tu từ đối ở hai câu thơ không chỉ mang lại sự cân đối, tương xứng cho hai vế của mỗi câu thơ mà còn có tác dụng nhấn mạnh ý nghĩa cần biểu đạt:

+ Cấu trúc đối của câu thơ “Duyên này thì giữ vật này của chung” thể hiện hai trạng thái cảm xúc màu thuẫn trong tâm trạng của Thuý Kiều – nàng vừa thiết tha trao lại mối duyên tình cho Thuý Vân lại vừa như muốn níu giữ kỉ vật tình yêu.

+ Cấu trúc đối của câu thơ “Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai” thể hiện Kiều vẫn vướng bận không thôi lời thề nguyền không thể thực hiện với người mình yêu thương mà phải ra đi chóng vánh như vậy. Nàng tự cho rằng khi chết đi, nàng sẽ vương vấn trần gian vì còn chưa thực hiện lời thề nguyện năm xưa. Nàng nguyện dùng cả sinh mạng để đền đáp tình nghĩa sâu đậm năm xưa.

Bài tập 5 trang 5, 6 SBT Ngữ văn 11 Tập 2: Đọc lại bốn câu thơ đầu (phiên âm và bản dịch) văn bản Độc Tiểu Thanh kí trong SGK Ngữ văn 11, tập hai (tr. 17 – 19) và trả lời câu hỏi hoặc thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 trang 5 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Trong các từ ngữ có chứa yếu tố “thành” sau đây, yếu tố “thành” trong từ ngữ nào có cùng nghĩa với từ”thành” trong câu thơ thứ nhất? Hãy nêu ngắn gọn nghĩa của yếu tố “thành” xuất hiện trong các từ ngữ.

A. trưởng thành

B. thành tố

C. thành thực

D. thành trì

Trả lời:

- Từ “thành” trong câu thơ thứ nhất có nghĩa là: trở nên, thành ra.

=> Đáp án A (trưởng thành) có chung nghĩa với từ “thành” trong câu thơ.

Câu 2 trang 5 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Chọn phương án đúng nhất thể hiện cách hiểu của dịch giả Vũ Tam Tập về câu thơ thứ hai trong bản dịch 1 (SGK Ngữ văn 11, tập hai, tr. 18). Nêu nhận xét ngắn gọn về cách hiểu của dịch giả.

A. Cụm từ “nhất chỉ thư” trong nguyên văn có nghĩa là một tập sách mỏng.

B. Tiểu Thanh khóc thương vì tập thơ của mình bị đốt mất.

C. Nguyễn Du đề thơ trên mảnh giấy cũ nát để viếng Tiểu Thanh.

D. Từ “thổn thức” thể hiện được tâm trạng xót thương của nhà thơ.

Trả lời:

- Đáp án D: thể hiện cách hiểu, đồng thời là phương án lựa chọn từ ngữ của dịch giả.

- Tuy vậy, từ “thổn thức” trong bản dịch chưa thể hiện hết ý nghĩa của cụm từ “độc điếu” mà Nguyễn Du sử dụng trong nguyên văn.

Câu 3 trang 5 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Tra từ điển và giải thích nghĩa của từ “độc” được tác giả sử dụng trong câu thơ thứ hai. Theo bạn, nếu thay từ “độc” trong câu thơ này bằng các từ gẫn nghĩa như “đơn” (lẻ, một mình, chỉ có một); ”duy” (chỉ có, duy nhất); “nhất” (một thứ nhất); thì ý thơ sẽ thay đổi như thế nào?

Trả lời:

- Từ “độc” có các nét nghĩa chính sau đây: a. chỉ có một mình, lẻ loi (như: độc tấu, đơn độc,...); b. riêng biệt, duy nhất (như: độc đáo, độc quyền, độc tôn,..).

→ Từ “độc” trong câu thơ có nét nghĩa a, nhấn mạnh (thân phận) cô đơn, (tâm trạng) cô quạnh.

- Nếu thay từ “độc” trong câu thơ này bằng các từ gần nghĩa như “đơn” (lẻ, một mình, chỉ có một); “duy” (chỉ có, duy nhất); “nhất” (một, thứ nhất); thì nghĩa của ý thơ sẽ thay đổi. Các từ “đơn”, “nhất” thiên về chỉ sự tồn tại, biểu thị số lượng, nhấn mạnh ý “một người khóc". Trong khi đó, từ “độc” thiên về chỉ tâm thể, tâm trạng, thân phận: riêng một mình khóc, khóc trong sự lẻ loi, nhấn mạnh nỗi niềm – sự tri âm riêng của người “đồng bệnh tương lân”.

Câu 4 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Chỉ ra biểu hiện của biện pháp tu từ đối (đối về thanh điệu, từ loại, cấu trúc ngữ pháp) trong hai câu thực.

Trả lời:

- Về thanh điệu, đối ở các chữ quy định bắt buộc phải đổi theo công thức là 2 – 4 – 6 (nhị tứ lục phân minh):

Chi phấn hữu thần liên tử hậu,

T B T

Văn chươngmệnh luỵ phần dư.

B T B

“Đòn cân thanh điệu” ở mỗi câu đúng công thức thanh điệu chứ thứ hai và chữ thứ sáu giống nhau và ngược với thanh điệu chứ thứ tư. Còn mô hình “đòn cân thanh điệu” câu dưới ngược với mô hình “đòn cần thanh điệu của câu trên, đúng công thức.

- Về từ loại: Hai danh từ đối nhau (chi phấn – văn chương); hai cụm từ biểu thị tồn tại đối nhau (hữu thân – vô mệnh); hai cụm động từ đối nhau (liên tử hậu - luy phần dư). Từ loại đảm bảo hình thức tương ứng, từ loại nào đối với từ loại ấy.

- Về cấu trúc ngữ pháp:

Đây là hai câu có cùng cấu trúc ngữ pháp. Việc chỉ ra biểu hiện đối về cấu trúc ngữ pháp cần căn cứ vào cách lí giải khác nhau về nghĩa của câu. Theo cách hiểu (thông qua bản dịch nghĩa trong SGK Ngữ văn 11, tập hai, tr. 17 – 18), cả hai câu cùng có cấu trúc chủ ngữ – vị ngữ (sắc đẹp... xót xa../ văn chương... chịu luy).

Câu 5 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Có ý kiến cho rằng: Trong hai câu thực, tác giả đề cập đến số phận chung của “son phấn” và “văn chương”. Hãy nêu quan điểm của bạn về ý kiến trên.

Trả lời:

- Từ nhận diện về mô hình đối (về từ loại và cấu trúc ngữ pháp) đã đề cập trong câu 4 ở trên, dễ dàng nhận thấy quan hệ nghĩa của hai câu thực là tương đồng. Vì thế nghĩa của hai câu có mối quan hệ “đối tương thành” (mỗi câu đều biểu đạt về cùng một nội dung như nhau để tổng hợp thành một ý mang tính chất khái quát).

- Câu trên: sắc đẹp (hữu thể, hữu hình) phải xót xa về những việc xảy ra sau khi chết (tinh thần);

Câu dưới: văn chương (tâm hồn, vô hình) phải chịu khổ luy bị đốt (nỗi đau thể xác). → Cả hai câu thực đều khái quát hoá bi kịch chung của sắc (son phấn) và tài (văn chương).

Câu 6 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Hãy khái quát nội dung của bốn câu thơ đầu.

Trả lời:

- Hai câu đầu: miêu tả khung cảnh đổ nát trong thực tại của cảnh đẹp vốn huy hoàng trong quá khứ; tâm trạng cô đơn, hoài niệm của nhà thơ khi “đối diện” trong tâm tưởng với số phận của con người và cái đẹp.

- Hai câu sau: đặc tả thân phận bi kịch của vẻ đẹp hồng nhan và số phận đau thương của tài tử văn chương.

→ Hình ảnh thơ đối lập giữa quá khứ và hiện tại. Hai câu đề mở ra nỗi cô đơn tương xứng của hai phận người. Một trạng thái cô đơn gặp một kiếp cô đơn bất hạnh. Đó là cuộc gặp gỡ định mệnh và tâm trạng xót thương của Nguyễn Du cho số phận nàng Tiểu Thanh và nỗi bi hoài về thế thái nhân tình.

Bài tập 6 trang 6 SBT Ngữ văn 11 Tập 2: Đọc lại bốn câu thơ sau (phiên âm và bản dịch) văn bản Độc Tiểu Thanh kí trong SGK Ngữ văn 11, tập hai (tr. 17 – 19) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Giải thích ý nghĩa của từ “cổ kim” trong nguyên văn. Ý nghĩa của từ này gợi cho bạn hiểu về triết lí của tác giả trong câu thơ như thế nào?

Trả lời:

- “Cổ kim” là từ ghép đẳng lập.

+ Cổ: xưa, cũ (như: cổ đại)

+ kim: nay, hiện thời (đương kim).

→ Cổ kim: xưa (và) nay; trong văn bản từ “cổ kim” có ý nghĩa bao quát một khung thời gian không xác định, từ xưa tới nay và mãi về sau.

- Từ “cổ kim” gắn với sự khẳng định có tính dự cảm về nỗi đau, về mối hận không thể tỏ tường, khó lí giải được vì sao những kẻ hồng nhau tài tử lại phải chịu nỗi oan khiên. Từ cảm quan thời đại Nguyễn Du, từ ngữ và ý thơ cho thấy triết lí, suy ngẫm sâu sắc của tác giả về bi kịch muốn đời của “tài” và “sắc” “tài mệnh tương đố” “tài tử đa cùng”, “hồng nhan đa truân”, “hồng nhan bạc mệ “Có tài mà cậy chi tài”, “Chữ tài liền với chữ tai một vần, “Tài tình chi làm cho trời đất ghen”, “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen,….

Câu 2 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Theo logic ý của câu 6, cụm từ “ngã tự cư” (ta tự đặt mình vào, ta tự ở trong,...) ở vế sau của câu thơ có thể giúp bạn giải thích nghĩa của từ “phong vận” ở vế đầu câu thơ là nói về ai?

Trả lời:

- Tiểu đối “phong vận kì oan” (nỗi oan khiên kì lạ của người phong vận – về trước) đối với “ngã tự cư” (ta tự mình mang chịu – vế sau).

- Từ “phong vận” vốn có nhiều nét nghĩa, nhưng trong ngữ cảnh này thiên về nghĩa chỉ người phụ nữ, người con gái nết na, phong nhã. Nét nghĩa này tạo thành thể đối về ý với “ngã” (tôi, ta) - Tố Như, là một đấng mày râu, tu mi nam tử,...

=> Từ “phong vận” để chỉ nàng Tiểu Thanh.

Câu 3 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Hãy chỉ ra biểu hiện thất niêm trong câu 7. Bạn có nhận xét gì về hiện tượng này?

Trả lời:

- Theo công thức về niêm, thanh điệu các chữ 2 – 4 – 6 của câu 7 (câu lẻ ở liên 4) phải giống với thanh điệu các chữ 2 – 4 – 6 của câu 6 (câu chẵn ở liên 3). Câu 6 có mô hình thanh điệu (đúng niêm) là T – B – T (“Phong vận kì oan ngã tự cư ); câu 7 có mô hình thanh điệu ở các vị trí tương ứng là B – T – B (“Bất tri tam bách dự niên hậu”), như vậy là ngược hoàn toàn so với công thức ở cả ba vị trí.

- Nội dung tư tưởng các câu thơ và mạch ý của các liên thơ được thể hiện logic. Có thể thấy, nhà thơ không câu nệ vào hình thức, niêm luật; sẵn sàng phá vỡ tính quy phạm về hình thức để cốt thể hiện cho được tư tưởng và xúc cảm của mình.

Câu 4 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Có ý kiến cho rằng, nội dung câu 6 của bài thơ rất gần gũi với cảm xúc của nhà thơ Bạch Cư Dị (Trung Quốc) khi thể hiện sự đồng cảm với người ca nữ ở bài Ti bà hành: “Đồng thị thiên nhai luân lạc nhân” (Ta và nàng cùng chung số kiếp luân lạc nơi góc biển chân trời). Hãy bình luận ngắn gọn về ý kiến trên.

Trả lời:

- Mối quan hệ, sự tiếp nhận và ảnh hưởng Đường thi trong các sáng tác của Nguyễn Du (cả chữ Hán và chứ Năm) là một thực tế. Tiêu biểu nhất của ảnh hưởng này có thể kể đến nghệ thuật miêu tả tiếng đàn (tiếng đàn của người ca nữ trong Tì bà hành và tiếng đàn của Thúy Kiều trong Truyện Kiều). Tuy nhiên, trong trường hợp này, không thể xác định Nguyễn Du chịu ảnh hưởng của Bạch Cư Dị về bút pháp nghệ thuật hay về nội dung so sánh hai câu thơ trong hai sáng tác, cũng không có biểu hiện của việc dụng điển.

- Bạch Cư Dị và Nguyễn Du là những nhà thơ có cùng tư tưởng hiện thực và tinh thần nhân đạo sâu sắc. Họ đều có những trải nghiệm và suy tư về thân phận bi kịch của con người và thời đại mình sống; cùng có những tác phẩm nổi tiếng viết về thân phận người con gái tài sắc trong xã hội phong kiến. Hai câu thơ nói trên cho thấy cả hai nhà thơ đều có chung một suy tư, một tâm hồn đồng cảm với số phận những người phụ nữ tài sắc nhưng bất hạnh. Cả hai nhà thơ đều vượt qua giới hạn của hệ tư tưởng phong kiến, vốn trọng nam khinh nữ, để cùng đồng nhất thân phận của mình (một vị quan, một đấng nam nhi) với thân phận nhỏ bé của người phụ nữ bất hạnh. Bạch Cư Dị trong bài Tì bà hành coi số phận của mình cũng giống số phận của người ca nữ: “Đồng thị thiên nhai luân lạc nhân”. Nguyễn Du coi mình là người cùng hội cùng thuyền với kẻ phong nhã, tự mình có chung nỗi oan khiên lạ lùng mà khách má hồng phải chịu đựng: “Phong vận kì oan ngã tự cư

Câu 5 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: So sánh nội dung của hai câu kết với bản dịch thơ của Vũ Tam Tập được giới thiệu trong SGK, chỉ ra điểm khác biệt giữa nguyên văn và bản dịch.

Trả lời:

- Nguyên văn nội dung của hai câu kết: “Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?” (Chẳng biết hơn ba trăm năm sau,/ Trong thiên hạ, người nào sẽ khóc Tố Như?). Cụm từ “hà nhân” (người nào?, ai là người?) trong nguyên văn có chức năng là một ý hỏi chi tiết (câu hỏi bộ phận), đặt trong một cấu trúc câu thơ có dạng thức trần thuật. “Tiền giả định” của câu thơ là: Hẳn có người sẽ khóc thương cho Tố Như (xem thêm gợi ý trả lời câu hỏi 6 ở dưới).

- Nội dung hai câu thơ kết trong bản dịch của Vũ Tam Tập: “Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa,/ Người đời ai khóc Tố Như chăng?”. Cấu trúc “ai... chăng?” của câu thơ dịch (có ai... hay không?) đã chuyển ý hỏi bộ phận trong nguyên văn thành một câu có cấu trúc nghi vấn (câu hỏi toàn bộ).“Tiền giả định” của câu thơ dịch là: Tác giả không biết có ai sẽ khóc Tố Như hay không?

Câu 6 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Trong bài tựa Truyện Kiều, sau khi nhận định Nguyễn Du là người “có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả ngàn đời”, Mộng Liên Đường chủ nhân cho rằng:” người đời sau thương người đời nay, người đời nay thương người đời xưa, hai chữ tài tình thật là một cái thông luy của bọn tài tử trong gầm trời và suốt cả xưa nay vậy”. Theo bạn, có thể gắn các ý kiến trên với bài Độc Tiểu Thanh kí không? Vì sao?

Trả lời:

- Trong bài tựa Truyện Kiều, Mộng Liên Đường chủ nhân đã liên hệ từ việc Thuý Kiều khóc thương người hồng nhan bạc mệnh đời trước là Đạm Tiên, đến việc Nguyễn Du thương cảm cho số phận nàng Kiều thời xưa để bình luận về cái “thông lụy” (mối lụy chung) của người tài tử.

- Nguyễn Du trong Độc Tiểu Thanh kí xót thương cho người đời trước là Tiểu Thanh và thương cho thân phận mình, đồng nhất thân phận của mình với thân phận kẻ hồng nhan (“Cái án phong lưu khách tự mang”). Từ đó, nhà thơ dự cảm và việc người đời sau, theo lẽ “đồng bệnh tương liên, hẳn có kẻ khóc thương cho Tố Như – người có tấm lòng “biệt nhỡn liên tài”, với nỗi đau của người trong cuộc dành cho những số phận tài tử, hồng nhan, bất hạnh. Tuy câu thơ của Nguyễn Du có ý cảm thán về số phận tự thán, nhưng hoàn toàn có cơ sở để gắn kết cảm xúc, tâm sự, dự cảm ấy với ý kiến khái quát rất sâu sắc mà Mộng Liên Đường chủ nhân đã viết trong bài tựa Truyện Kiều.

Bài tập 7 trang 6, 7 SBT Ngữ văn 11 Tập 2: Đọc lại đoạn trích Chí khí anh hùng trong SGK Ngữ văn 11, tập hai (tr. 29) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Đoạn trích nằm ở phần nào của Truyện Kiều?

A. Gặp gỡ, đính ước

B. Chia li

C. Đoàn tụ

Trả lời:

Đáp án B

Câu 2 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Nhận xét sau đây về nghệ thuật miêu tả nhân vật Từ Hải trong đoạn trích đúng hay sai: “Tính cách nhân vật Từ Hải được khám phá, khắc hoạ chủ yếu qua diễn biến nội tâm”?

A. Đúng

B. Sai

Trả lời:

Đáp án B

Câu 3 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Bốn câu thơ đầu (2213 – 2216) gợi bối cảnh thời gian, không gian như thế nào? Bối cảnh đó có tác dụng gì đối với việc thể hiện chí khí anh hùng của nhân vật Từ Hải?

Trả lời:

Bối cảnh thời gian, không gian hiện ra qua 4 câu đầu (2213 - 2216):

- Thời gian của đời thường: “Nửa năm hương lửa đương nóng” – Từ Hải và Thuý Kiều đang chung sống rất đầm ấm, hạnh phúc và không gian vũ trụ rộng lớn, mênh mông: “Trông vời trời bể mênh mang”.

- Tác dụng: Bối cảnh thời gian, không gian đó đã trở thành cái nền làm nổi bật tầm vóc, bản lĩnh và chí khí phi thường của Từ Hải. Người anh hùng ôm khát vọng lớn lao: “Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương”, dứt áo ra đi không chút vướng bận tình riêng: “Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”.

Câu 4 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Lời nói của nhân vật Thuý Kiều có tác dụng thể hiện tính cách của nhân vật Từ Hải không? Vì sao?

Trả lời:

- Lời nói của Thúy Kiều xuất hiện ngay trước khi Từ Hải quyết định ra đi: “Phận gái chữ tòng,/Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”. Lời nói đã thể hiện thái độ kiên định, một lòng một dạ của Thúy Kiều dành cho Từ Hải. Dẫu biết là nguy hiểm cận kề, nàng cũng không thẳng thắn can ngăn Từ Hải bởi nàng thấu hiểu tính cách chồng mình (đã nói là làm), vậy nên nàng chỉ xin được đi cùng, cùng chịu gian khổ, khó khăn, chỉ mong vợ chồng không xa cách. Và từ lời nói của Thúy Kiều đã có tác dụng mở ra những chi tiết sau (qua lời đáp lại của Từ Hải) để thấy được tính cách của Từ Hải.

Câu 5 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Lời nói lúc chia tay Thuý Kiều thể hiện những đặc điểm tính cách nào của nhân vật Từ Hải?

Trả lời:

Lời nói lúc chia tay Thuý Kiều đã thể hiện nhiều đặc điểm tính cách của nhân vật Từ Hải:

- Người chồng một lòng yêu thương và trân trọng Thuý Kiều: Từ Hải khẳng định tình cảm gắn bó sâu nặng và sự đồng cảm, thấu hiểu giữa hai người (“Từ rằng: Tâm phúc tương tri”) để khích lệ nàng vượt lên tình cảm thông thường của người phụ nữ; đồng thời bày tỏ mong muốn “rước nàng nghi gia” một cách xứng đáng, chứ không muốn Thuý Kiều phải gánh chịu cuộc sống “bốn bể không nhà” vất vả, gian nan.

- Người anh hùng ôm chỉ lớn: khẳng định tài năng, bản lĩnh phi thường và khát vọng lớn lao (“Làm cho rõ mặt phi thường”); tin tưởng vào thành công “Cháy chăng là một năm sau vội gì!”.

Câu 6 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Nêu cảm nhận về hình ảnh Từ Hải trong hai câu thơ cuối.

Trả lời:

Hình ảnh Từ Hải trong hai câu thơ cuối được khắc hoạ với vẻ đẹp hào hùng và cảm hứng khẳng định, ngợi ca. Chú ý cử chỉ, hành động dứt khoát, mạnh mẽ trong thời khắc chia tay và sức gợi của hình ảnh chim bằng sải cánh vượt trùng khơi.

Câu 7 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Chỉ ra năm từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn trích. Nêu giá trị biểu hiện của những từ Hán Việt đó.

Trả lời:

- Giá trị biểu hiện các từ Hán Việt:

+ “trượng phu”: nhấn mạnh tư cách anh hùng của Từ Hải và thể hiện thái độ trân trọng của tác giả dành cho nhân vật.

+ “tòng”: nhấn mạnh sự thủy chung, son sắt, nguyện ý “tòng phu” dù phía trước có gian nan gì đi nữa của Thúy Kiều dành cho Từ Hải.

+ “Tâm phúc” + “tương tri”: làm nổi bật tình cảm gắn bó, son sắt của Từ Hải và Thúy Kiều, cũng cho thấy tấm lòng yêu thương, luôn động viên Kiều an lòng của Từ Hải.

+ “nghi gia”: cách nói Hán Việt càng khẳng định thêm sự trân trọng, yêu thương của Từ Hải. Chàng muốn đem đến cuộc sống tốt đẹp nhất cho Thúy Kiều.

+ “phi thường”: khẳng định thêm ý chí quyết tâm làm việc lớn không thể lay chuyển của Từ Hải.

Bài tập 8 trang 7 SBT Ngữ văn 11 Tập 2: Đọc lại văn bản Mộng đắc thái liên trong SGK Ngữ văn 11, tập hai (tr. 30 – 32) và trả lời câu hỏi hoặc thực hiện các yêu cầu:

Câu 1 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Sưu tầm một số câu ca dao, câu thơ,... viết về hình ảnh cây sen, hoa sen. Nêu nhận xét về cách khai thác vẻ đẹp, phẩm chất,... của cây sen, hoa sen mà nội dung các câu ca dao, câu thơ,... đó đề cập.

Trả lời:

- Các câu ca dao, thơ về hình ảnh cây sen, hoa sen:

“Trong đầm gì đẹp bằng sen,

Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng

Nhụy vàng bông trắng lá xanh,

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”

“Ngắt bông sen, còn vương tơ óng,

Cắt dây tình, nào có dao đâu!”

“Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”

(Gương báu khuyên răn - Nguyễn Trãi)

- Cây sen, hoa sen là những hình ảnh rất gần gũi, quen thuộc. Trong văn hoá Việt Nam, hoa sen có thể coi là “quốc hoa. Những hình ảnh như ao sen, đầm sen, hương sen, hoa sen, nhuỵ sen,... xuất hiện khá nhiều trong văn chương. Tuỳ vào các trường hợp cụ thể, hình tượng cây sen, hoa sen,... được khai thác từ nhiều góc độ, cấp độ khác nhau. Trong các câu ca dao, câu thơ trên, hình ảnh cây sen hiện lên tượng trưng cho mùa hè thôn quê, cho vẻ đẹp thuần khiết tuyệt mĩ và mùi hương thanh mát thư thái; cho phẩm chất cao quý của loài hoa sinh trưởng trong bùn ao.

Câu 2 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Chỉ ra mối liên hệ giữa nhân vật trữ tình trong bài thơ và các hình ảnh liên quan đến cây sen.

Trả lời:

- Mối liên hệ, tính liên tưởng của cặp hình ảnh:

+ Vẻ đẹp tươi sáng, nõn nà – động tác uyển chuyển, thướt tha.

+ Bóng lá sen xanh – bóng người trên mặt nước hồ.

+ Khóm hoa che – tiếng cười e ấp.

+ Người mình giận/người mình thương – hoa sen/gương sen.

+ Tơ sen vấn vương – tình duyên gắn kết;...

Câu 3 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Quan hệ đối về ý trong khổ thơ thứ tư gợi cho bạn suy nghĩ gì về cách nhìn nhận đối với các hiện tượng trong tự nhiên và đời sống?

Trả lời:

- Hai câu đầu của khổ thơ thứ tư thể hiện trực tiếp một sự thật có tính đối lập: “Ai cũng chỉ thích hoa sen,/ Còn cọng hoa mấy ai thích”. Hoa là bộ phận chứa đựng phần tinh tuý của cây sen, được người đời ưa chuộng, thưởng lãm. Búp sen xanh, cánh sen hồng, nhuỵ sen vàng, hương sen ngát,.. là những điều dễ thấy, dễ cảm. Còn cọng sen là phần nâng đỡ bông sen thì mảnh khảnh, có phần xù xì quả là ít người để ý tới chứ chưa nói là được yêu thích.

“Phát hiện” đặc biệt của tác giả về cọng sen/ thân sen được lí giải ở hai câu sau của khổ thơ:“Thân sen ẩn tơ bền,/ Vấn vương không dứt được”. Hàng trăm sợi tơ mong manh ẩn bên trong thân sen xù xì như những mạch máu nối kết ngó sen (phần ẩn dưới bùn) với đài sen, hoa sen hoá ra là bộ phận quyết định làm nên đặc tính và “sức sống” của sen. Tơ sen khó thấy, như “tơ duyên” làm nên mọi gắn kết.

- Trong tự nhiên và đời sống cũng thường có những hiện tượng, biểu hiện tương tự. Cái đặc chất tinh khiết, nhỏ bé nhưng quý giá đôi khi ẩn sâu giấu kín. Cần phải có con mắt tinh tường, sự thấu hiểu bản chất ở bên trong hiện tượng; đôi khi cần cả sự nhạy cảm của tâm hồn, sự tinh tế của suy tư,... mới có thể nhận biết được.

Câu 4 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Theo bạn, những ý thơ nào trong bài thơ có sự liên hệ về nghĩa với câu thơ “Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng?” trong Truyện Kiều?

Trả lời:

- Các ý thơ trong bài thơ có sự liên hệ về nghĩa với câu thơ “Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng” (Truyện Kiều): trong cuống sen có “chân ti” (tơ bền, tơ quý); sợi tơ mỏng manh có thể kéo dài, làm nên sự gắn kết, khiến cho thân sen không rời nhau (“Khiên liên bất khả đoạn”); cô gái hái sen như bông sen yêu kiều nõn nà, động tác hải sen khẽ khàng ngập ngừng, dường như sợ làm tổn thương đến sen,... hẳn là người có “chân tình” – “chân tâm”, có tâm hồn trong sáng và tấm lòng nâng niu trân trọng cái đẹp, cái tình; “Hái sen chớ làm thương ngó” là lời tự nhủ của tác giả, được thốt lên khi đắm say thưởng sen, ngắm người.

Câu 5 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Bài thơ có sự kết hợp cả bút pháp tự sự và trữ tình. Hãy chỉ ra một số biểu hiện cụ thể của hai bút pháp đó và lí giải khái quát về cảm hứng sáng tác của tác giả.

Trả lời:

- Một số biểu hiện cụ thể của bút pháp tự sự và trữ tình:

+ Bút pháp tự sự: miêu tả chi tiết cảnh đi hái sen Hồ Tây (nhân vật, địa điểm, thời gian, khung cảnh,...); miêu tả động tác hái sen; kể chuyện hẹn cô hàng xóm cùng đi hái sen;

+ Bút pháp trữ tình: hình ảnh sinh động, lãng mạn, tươi sáng (váy cánh bướm, mặt nước xao động, tiếng cười nói; tơ sen vấn vương, lá sen xanh, hoa sen kiều diễm nõn nà,...); hệ thống các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ; lối ví von tình tứ đậm chất dân ca; câu hỏi tu từ;...

- Cảm hứng sáng tác của tác giả: hồi ức, hoài niệm (giấc mơ) về thời tuổi trẻ sôi nổi, đắm say; tình cảm nam nữ - tình yêu lứa đôi lãng mạn đạt dào, từ thơ gợi hứng từ việc hẹn hò cùng người đẹp đi hái sen và khung cảnh hái sen để nói đến sự nâng niu, trân trọng cái đẹp và cuộc sống.

Câu 6 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Bạn có cảm nhận như thế nào về đời sống tâm hồn của nhà thơ được thể hiện trong tác phẩm?

Trả lời:

- Tâm hồn trong sáng, tinh tế, ý nhị; tình yêu thiên nhiên hoà quyện với tình cảm lứa đôi tha thiết, lãng mạn.

- Đời sống nội tâm sâu sắc, thầm kín, thanh cao; suy tư và triết lí nhẹ nhàng, giàu sức gợi.

– Xúc cảm trẻ trung, hiện đại, tươi mới nhưng ý vị nhân sinh sâu lắng.

Viết trang 7

Bài tập 1 trang 7 SBT Ngữ văn 11 Tập 2: Lập dàn ý cho đề bài: Viết bài thuyết minh về một trong các tác phẩm văn học sau: Bình Ngô đại cáo (Đại cáo Bình Ngô, Nguyễn Trãi); Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân); Lời tiễn dặn (Trích Tiễn dặn người yêu – truyện thơ dân tộc Thái); Chí Phèo (Nam Cao).

Trả lời:

Dàn ý: Thuyết minh truyện ngắn Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân):

1, Mở bài: Giới thiệu khái quát về Nguyễn Tuân và tác phẩm Chữ người tử tù.

2, Thân bài:

- Giới thiệu ngắn gọn về tác giả: quê quán, đặc điểm con người, các tác phẩm tiêu biểu trước và sau Cách mạng tháng Tám.

- Giới thiệu chung về tác phẩm Chữ người tử tù: nêu thể loại, xuất xứ; tóm tắt ngắn gọn nội dung truyện (kể về cuộc gặp gỡ éo le giữa người tử tù Huấn Cao và viên quản ngục,...).

- Thuyết minh giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm:

+ Về tư tưởng: thể hiện quan niệm tiến bộ, sâu sắc của Nguyễn Tuân về nghệ thuật và người nghệ sĩ; cảm hứng khẳng định, ngợi ca sức mạnh kì diệu của cái đẹp kết tinh từ tài hoa, thiên lương và khí phách; thái độ phủ định, phê phán thực tại...

+ Về nghệ thuật: xây dựng tình huống truyện độc đáo, sáng tạo nhiều chi tiết đặc sắc; nghệ thuật xây dựng bối cảnh và nhân vật; nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, bút pháp lãng mạn,...

3, Kết bài: Khẳng định vị trí và đóng góp của truyện ngắn cho công cuộc hiện đại hoá nền văn xuôi Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX.

Bài tập 2 trang 8 SBT Ngữ văn 11 Tập 2: Lập dàn ý cho đề bài sau: Hãy viết bài thuyết minh (khoảng 1.000 chữ) về bài thơ Sở kiến hành của Nguyễn Du.

SỞ KIẾN HÀNH

(Những điều trông thấy)

Dịch thơ

Một mẹ cùng ba con,

Lê la bên đường nọ,

Đứa bé ôm trong lòng,

Đứa lớn tay mang giỏ.

Trong giỏ đựng những gì?

Mớ rau lẫn tấm cám.

Nửa ngày bụng vẫn không,

Quần áo vẻ co dúm.

Gặp người chẳng dám nhìn,

Lệ sa vạt áo ướt.

Mấy con vẫn cười đùa,

Biết đâu lòng mẹ xót.

Lòng mẹ xót vì sao?

Đói kém phải xiêu bạt.

Nơi đây mùa khá hơn,

Giá gạo không quá đắt.

Quản chi bước lưu li,

Miễn sống qua thì đói.

Nhưng một người làm thuê,

Nuôi bốn miệng sao nổi!

Lần phố xin miếng ăn,

Cách ấy đâu được mãi!

Chết lăn rãnh đến nơi,

Thịt da béo cầy sói.

Mẹ chết có tiếc gì,

Thương đàn con vô tội.

Nỗi đau như xé lòng,

Trời cao có thấu nỗi?

Gió lạnh bỗng đâu về,

Khách đi đường rầu rĩ,

Đêm qua trạm Tây Hà,

Mâm cỗ sang vô kể.

Vây cá hầm gân hươu,

Lợn dê mâm đầy ngút.

Quan lớn không gắp qua,

Các thầy chỉ nếm chút.

Thức ăn thừa đổ đi,

Quanh xóm no đàn chó,

Biết đâu bên đường quan,

Có mẹ con đói khổ.

Ai vẽ bức tranh này,

Dâng lên nhà vua rõ.

(Nguyễn Hữu Bổng dịch, Thơ chữ Hán Nguyễn Du, Công ti Sách Thời đại & NXB Văn học, Hà Nội, 2012, tr. 385 – 386)

Trả lời:

1, Mở bài: Giới thiệu khái quát về Nguyễn Du và bài thơ Sở kiến hành (Những điều trông thấy).

2, Thân bài:

- Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm: được sáng tác khi Nguyễn Du đi sứ sang Trung Quốc; viết bằng thể hành; viết về những kiếp người cùng khổ; cảm hứng nhân đạo và phê phán, tố cáo xã hội,...

- Trình bày giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm:

+ Về tư tưởng: bày tỏ sự đồng cảm, nỗi đau đớn, xót thương dành cho bốn mẹ con người ăn mày sắp chết đói và những thân phận bị đẩy vào cảnh khốn cùng; thể hiện thái độ căm phẫn đối với giai cấp thống trị và niềm bi phẫn trước thực trạng xã hội bất công, phi lí,... Qua đó, thể hiện tầm vóc tư tưởng và văn hoá của tác giả khi đối diện với con người, cuộc sống trên đất nước Trung Quốc.

+ Về nghệ thuật: yếu tố tự sự rất đậm nét (câu chuyện về bốn mẹ con người ăn mày tha phương cầu thực mà không thoát khỏi cảnh chết đói; về đám quan lại phè phỡn, xa hoa và cả sự thờ ơ, vô tình của kẻ “thay trời chăn dân”,...) kết hợp với cảm xúc trữ tình tha thiết, mãnh liệt; bút pháp hiện thực và nghệ thuật tương phản; lối viết “ý tại ngôn ngoại” – lời hết mà ý chưa dứt,...

3, Kết bài: Bài thơ có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc; góp phần mở ra khuynh hướng “sở kiến, sở văn” (viết về những điều mắt thấy, tai nghe) trong thơ trung đại Việt Nam.

Bài tập 3 trang 9 SBT Ngữ văn 11 Tập 2: Lập dàn ý cho đề bài sau: Viết bài văn (khoảng 1.000 chữ) giới thiệu một sáng tác của Nguyễn Du viết về đề tài người phụ nữ (ngoài các tác phẩm trong SGK Ngữ văn 11, tập hai).

Trả lời:

1, Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Du (tư tưởng chủ đạo, các sáng tác chính, đặc điểm sáng tác,…)

- Dẫn dắt vấn đề thuyết minh: khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm “Điếu La Thành giả ca”.

2, Thân bài

- Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

- Thể loại tác phẩm

- Bố cục tác phẩm

- Những điểm đặc sắc về nội dung của tác phẩm

- Những đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm

3, Kết bài

Khái quát giá trị, ý nghĩa của văn bản trong nền văn học và nêu cảm nghĩ của bản thân.

Nói và Nghe trang 9

Bài tập 1 trang 9 SBT Ngữ văn 11 Tập 2: Sử dụng dàn ý của bài tập 1 trong phần Viết để lập đề cương cho bài nói theo đề tài: Giới thiệu một tác phẩm văn học tự chọn.

Trả lời:

1, Mở đầu

- Giới thiệu tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông”, tác giả Hoàng Phủ Ngọc Tường.

- Lí do lựa chọn tác phẩm: Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường) là tác phẩm miêu tả về vẻ đẹp thiên nhiên nước nhà và là tác phẩm thể hiện tình yêu, niềm tự hào tha thiết, sâu lắng mà Hoàng Phủ Ngọc Tường dành cho dòng sông quê hương, cho xứ Huế thân yêu và cũng là cho đất nước.

2, Triển khai

* Giới thiệu và tóm tắt về nội dung và nghệ thuật

- Nội dung: Ai đã đặt tên cho dòng sông là một tùy bút súc tích và đầy chất thơ về sông Hương. Xuyên suốt toàn tác phẩm là hình ảnh con sông Hương xứ Huế vừa mang vẻ đẹp thơ mộng, êm ả, nhẹ nhàng; vừa mang vẻ đẹp hoang dã, bao la, mênh mông, hùng vĩ. Vẻ đẹp con sông Hương là vẻ đẹp làm xao động lòng người. Bên cạnh hình ảnh thiên nhiên quê hương ấy là tấm lòng thủy chung, son sắt, tự hào về vẻ đẹp thiên nhiên quê cha đất tổ, vẻ đẹp non nước quê hương của người con xứ Huế - Hoàng Phủ Ngọc Tường.

- Nghệ thuật: Ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh, bộc lộ cảm xúc, sử dụng nhiều biện pháp như so sánh, ẩn dụ, nhân hóa. Có sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ, chủ quan và khách quan. Chủ quan là sự trải nghiệm của bản thân. Khách quan là đối tượng miêu tả - dòng sông Hương. Ngôn ngữ giàu hình tượng; văn phong mê đắm tài hoa; chất trí tuệ và chất trữ tình hài hòa thống nhất; am hiểu nhiều lĩnh vực như địa lí, lịch sử, âm nhạc, thơ ca; cảm xúc dạt dào, tha thiết; cái tôi trữ tình hấp dẫn, lôi cuốn.

* Giới thiệu về chủ đề, thông điệp của tác phẩm:

- Chủ đề chính của tác phẩm: Dòng sông thơ mộng mà thiên nhiên dành tặng riêng cho xứ huế mộng mơ. Dòng sông Hương hiện lên lúc hoang dại, phóng khoáng, lúc lại rất trữ tình và thơ mộng.

- Thông điệp của tác phẩm: Yêu thương, tự hào về vẻ đẹp thiên nhiên quê hương, xứ sở - Bài học về việc trân trọng, nâng niu, bảo vệ thiên nhiên môi trường.

* Các ý kiến đánh giá

3, Kết luận: Khẳng định giá trị và sức ảnh hưởng của tác phẩm.

Bài tập 2 trang 9 SBT Ngữ văn 11 Tập 2: Sử dụng dàn ý của bài tập 2 trong phần Viết để chuẩn bị bài nói theo đề tài: Giới thiệu một bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du.

Trả lời:

1, Mở đầu: Giới thiệu tác phẩm Sở kiến hành của Nguyễn Du và lí do lựa chọn đề tài (lưu ý cảm hứng nhân đạo bao trùm sáng tác của Nguyễn Du và vị trí đặc biệt của Bắc hành tạp lục).

2, Triển khai:

- Giới thiệu đề tài và tóm tắt nội dung chính của tác phẩm: Bài hành viết về những thân phận người nghèo khổ, bất hạnh.

- Nêu ý kiến đánh giá về giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm: Sở kiến hành có giá trị nhân đạo và giá trị hiện thực sâu sắc (xót thương, đau đớn trước số phận cùng khổ của người dân; bất bình, căm phẫn trước cảnh sống xa hoa của giai cấp thống trị,...). Bài hành cũng kết tinh nhiều nét đặc sắc về nghệ thuật (sự kết hợp các yếu tố tự sự và trữ tình, nghệ thuật tương phản, ngôn ngữ, ý tứ cô đọng, hàm súc,...).

Kết luận: Khẳng định vị trí, ý nghĩa của Sở kiến hành trong thơ chữ Hán Nguyễn Du và trong nền thơ trung đại Việt Nam.

Bài tập 3 trang 9 SBT Ngữ văn 11 Tập 2: Quan điểm của bạn về lòng khoan dung.

Lập dàn ý cho bài nói của bạn khi tham gia thảo luận về vấn đề trên.

Trả lời:

Tham khảo gợi ý sau:

1, Mở đầu

- Giới thiệu vấn đề cần thảo luận: Lòng khoan dung

2, Triển khai

* Giải thích và nêu biểu hiện của khoan dung trong cuộc sống con người.

- Định nghĩa:

+ Về mặt từ ngữ và khái niệm, “khoan dung” là rộng lòng bao dung (khoan: rộng rãi, độ lượng, tha thứ, thương yêu; dung: bao bọc, bao hàm, có thể tiếp nhận, dung chứa được). Các từ ngữ Hán Việt liên quan có chứa yếu tố khoan và dung có thể sử dụng để diễn giải: khoan ái, khoan hoà, khoan hậu, khoan nhã, khoan thứ khoan từ; dung dị, dung hợp, dung nạp, dung thứ,...

+ Về mặt tư tưởng: khoan dung là một biểu hiện căn bản của tinh thần/ tư tưởng nhân đạo; thể hiện lối sống, hành động ứng xử cũng như cách suy nghĩ nhân văn của con người, trong các mối quan hệ. Lòng yêu thương, thái độ trân trọng, khát vọng nâng cao giá trị con người,... là những chuẩn mực đạo đức mà nhân loại đã khẳng định.

- Ý nghĩa của lòng khoan dung:

+ Lòng khoan dung là một trong những đức tính tốt, là biểu hiện của lối sống đẹp, vị tha, vì người khác.

+ Trong cuộc sống, ai cũng có lúc phạm phải sai lầm, nên việc bao dung, tha thứ là điều cần thiết đối với con người.

+ Lòng khoan dung, tha thứ cho những sai lầm của người khác sẽ khiến cho mối quan hệ giữa con người trở nên tốt đẹp hơn.

+ Nếu không biết tha thứ, bỏ qua cho người khác và hẹp hòi, con người sẽ luôn sống trong sự hận thù, mối quan hệ giữa con người sẽ trở nên áp lực, căng thẳng.

* Bài học nhận thức và hành động:

- Chúng ta cần mở rộng lòng mình để sẵn sàng tha thứ, bỏ qua sai lầm của người khác.

- Giúp đỡ người khác nhận ra và khắc phục những sai lầm.

3, Kết luận

- Khẳng định giá trị của lòng khoan dung trong cuộc sống.

- Liên hệ bản thân

Xem thêm lời giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 bộ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 4: Tự sự trong truyện thơ dân gian và trong thơ trữ tình

Bài 5: Nhân vật và xung đột trong bi kịch

Bài 7: Ghi chép và tưởng tượng trong kí

Bài 8: Cấu trúc của văn bản thông tin

Bài 9: Lựa chọn và hành động

1 578 30/11/2023


Xem thêm các chương trình khác: