SBT Ngữ Văn 11 Viết trang 7 - Kết nối tri thức

Với giải SBT Ngữ Văn lớp 11 Viết trang 7 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 11.

1 211 30/11/2023


Giải SBT Ngữ Văn 11 Viết trang 7 - Kết nối tri thức

Bài tập 1 trang 7 SBT Ngữ văn 11 Tập 2: Lập dàn ý cho đề bài: Viết bài thuyết minh về một trong các tác phẩm văn học sau: Bình Ngô đại cáo (Đại cáo Bình Ngô, Nguyễn Trãi); Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân); Lời tiễn dặn (Trích Tiễn dặn người yêu – truyện thơ dân tộc Thái); Chí Phèo (Nam Cao).

Trả lời:

Dàn ý: Thuyết minh truyện ngắn Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân):

1, Mở bài: Giới thiệu khái quát về Nguyễn Tuân và tác phẩm Chữ người tử tù.

2, Thân bài:

- Giới thiệu ngắn gọn về tác giả: quê quán, đặc điểm con người, các tác phẩm tiêu biểu trước và sau Cách mạng tháng Tám.

- Giới thiệu chung về tác phẩm Chữ người tử tù: nêu thể loại, xuất xứ; tóm tắt ngắn gọn nội dung truyện (kể về cuộc gặp gỡ éo le giữa người tử tù Huấn Cao và viên quản ngục,...).

- Thuyết minh giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm:

+ Về tư tưởng: thể hiện quan niệm tiến bộ, sâu sắc của Nguyễn Tuân về nghệ thuật và người nghệ sĩ; cảm hứng khẳng định, ngợi ca sức mạnh kì diệu của cái đẹp kết tinh từ tài hoa, thiên lương và khí phách; thái độ phủ định, phê phán thực tại...

+ Về nghệ thuật: xây dựng tình huống truyện độc đáo, sáng tạo nhiều chi tiết đặc sắc; nghệ thuật xây dựng bối cảnh và nhân vật; nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, bút pháp lãng mạn,...

3, Kết bài: Khẳng định vị trí và đóng góp của truyện ngắn cho công cuộc hiện đại hoá nền văn xuôi Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX.

Bài tập 2 trang 8 SBT Ngữ văn 11 Tập 2: Lập dàn ý cho đề bài sau: Hãy viết bài thuyết minh (khoảng 1.000 chữ) về bài thơ Sở kiến hành của Nguyễn Du.

SỞ KIẾN HÀNH

(Những điều trông thấy)

Dịch thơ

Một mẹ cùng ba con,

Lê la bên đường nọ,

Đứa bé ôm trong lòng,

Đứa lớn tay mang giỏ.

Trong giỏ đựng những gì?

Mớ rau lẫn tấm cám.

Nửa ngày bụng vẫn không,

Quần áo vẻ co dúm.

Gặp người chẳng dám nhìn,

Lệ sa vạt áo ướt.

Mấy con vẫn cười đùa,

Biết đâu lòng mẹ xót.

Lòng mẹ xót vì sao?

Đói kém phải xiêu bạt.

Nơi đây mùa khá hơn,

Giá gạo không quá đắt.

Quản chi bước lưu li,

Miễn sống qua thì đói.

Nhưng một người làm thuê,

Nuôi bốn miệng sao nổi!

Lần phố xin miếng ăn,

Cách ấy đâu được mãi!

Chết lăn rãnh đến nơi,

Thịt da béo cầy sói.

Mẹ chết có tiếc gì,

Thương đàn con vô tội.

Nỗi đau như xé lòng,

Trời cao có thấu nỗi?

Gió lạnh bỗng đâu về,

Khách đi đường rầu rĩ,

Đêm qua trạm Tây Hà,

Mâm cỗ sang vô kể.

Vây cá hầm gân hươu,

Lợn dê mâm đầy ngút.

Quan lớn không gắp qua,

Các thầy chỉ nếm chút.

Thức ăn thừa đổ đi,

Quanh xóm no đàn chó,

Biết đâu bên đường quan,

Có mẹ con đói khổ.

Ai vẽ bức tranh này,

Dâng lên nhà vua rõ.

(Nguyễn Hữu Bổng dịch, Thơ chữ Hán Nguyễn Du, Công ti Sách Thời đại & NXB Văn học, Hà Nội, 2012, tr. 385 – 386)

Trả lời:

1, Mở bài: Giới thiệu khái quát về Nguyễn Du và bài thơ Sở kiến hành (Những điều trông thấy).

2, Thân bài:

- Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm: được sáng tác khi Nguyễn Du đi sứ sang Trung Quốc; viết bằng thể hành; viết về những kiếp người cùng khổ; cảm hứng nhân đạo và phê phán, tố cáo xã hội,...

- Trình bày giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm:

+ Về tư tưởng: bày tỏ sự đồng cảm, nỗi đau đớn, xót thương dành cho bốn mẹ con người ăn mày sắp chết đói và những thân phận bị đẩy vào cảnh khốn cùng; thể hiện thái độ căm phẫn đối với giai cấp thống trị và niềm bi phẫn trước thực trạng xã hội bất công, phi lí,... Qua đó, thể hiện tầm vóc tư tưởng và văn hoá của tác giả khi đối diện với con người, cuộc sống trên đất nước Trung Quốc.

+ Về nghệ thuật: yếu tố tự sự rất đậm nét (câu chuyện về bốn mẹ con người ăn mày tha phương cầu thực mà không thoát khỏi cảnh chết đói; về đám quan lại phè phỡn, xa hoa và cả sự thờ ơ, vô tình của kẻ “thay trời chăn dân”,...) kết hợp với cảm xúc trữ tình tha thiết, mãnh liệt; bút pháp hiện thực và nghệ thuật tương phản; lối viết “ý tại ngôn ngoại” – lời hết mà ý chưa dứt,...

3, Kết bài: Bài thơ có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc; góp phần mở ra khuynh hướng “sở kiến, sở văn” (viết về những điều mắt thấy, tai nghe) trong thơ trung đại Việt Nam.

Bài tập 3 trang 9 SBT Ngữ văn 11 Tập 2: Lập dàn ý cho đề bài sau: Viết bài văn (khoảng 1.000 chữ) giới thiệu một sáng tác của Nguyễn Du viết về đề tài người phụ nữ (ngoài các tác phẩm trong SGK Ngữ văn 11, tập hai).

Trả lời:

1, Mở bài:

- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Du (tư tưởng chủ đạo, các sáng tác chính, đặc điểm sáng tác,…)

- Dẫn dắt vấn đề thuyết minh: khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm “Điếu La Thành giả ca”.

2, Thân bài

- Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.

- Thể loại tác phẩm

- Bố cục tác phẩm

- Những điểm đặc sắc về nội dung của tác phẩm

- Những đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm

3, Kết bài

Khái quát giá trị, ý nghĩa của văn bản trong nền văn học và nêu cảm nghĩ của bản thân.

Xem thêm lời giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 bộ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Đọc hiểu và thực hành Tiếng Việt trang 3

Nói và Nghe trang 9

1 211 30/11/2023


Xem thêm các chương trình khác: