Đọc lại đoạn trích Chí khí anh hùng trong SGK Ngữ văn 11, tập hai (tr. 29) và trả lời

Trả lời Bài tập 7 trang 6, 7 sbt Ngữ văn 11 Tập 2 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong sách bài tập Ngữ văn 11.

1 603 30/11/2023


Giải SBT Ngữ văn 11 (Kết nối tri thức) Bài 6: Nguyễn Du – Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

Bài tập 7 trang 6, 7 SBT Ngữ văn 11 Tập 2: Đọc lại đoạn trích Chí khí anh hùng trong SGK Ngữ văn 11, tập hai (tr. 29) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 6 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Đoạn trích nằm ở phần nào của Truyện Kiều?

A. Gặp gỡ, đính ước

B. Chia li

C. Đoàn tụ

Trả lời:

Đáp án B

Câu 2 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Nhận xét sau đây về nghệ thuật miêu tả nhân vật Từ Hải trong đoạn trích đúng hay sai: “Tính cách nhân vật Từ Hải được khám phá, khắc hoạ chủ yếu qua diễn biến nội tâm”?

A. Đúng

B. Sai

Trả lời:

Đáp án B

Câu 3 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Bốn câu thơ đầu (2213 – 2216) gợi bối cảnh thời gian, không gian như thế nào? Bối cảnh đó có tác dụng gì đối với việc thể hiện chí khí anh hùng của nhân vật Từ Hải?

Trả lời:

Bối cảnh thời gian, không gian hiện ra qua 4 câu đầu (2213 - 2216):

- Thời gian của đời thường: “Nửa năm hương lửa đương nóng” – Từ Hải và Thuý Kiều đang chung sống rất đầm ấm, hạnh phúc và không gian vũ trụ rộng lớn, mênh mông: “Trông vời trời bể mênh mang”.

- Tác dụng: Bối cảnh thời gian, không gian đó đã trở thành cái nền làm nổi bật tầm vóc, bản lĩnh và chí khí phi thường của Từ Hải. Người anh hùng ôm khát vọng lớn lao: “Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương”, dứt áo ra đi không chút vướng bận tình riêng: “Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”.

Câu 4 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Lời nói của nhân vật Thuý Kiều có tác dụng thể hiện tính cách của nhân vật Từ Hải không? Vì sao?

Trả lời:

- Lời nói của Thúy Kiều xuất hiện ngay trước khi Từ Hải quyết định ra đi: “Phận gái chữ tòng,/Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”. Lời nói đã thể hiện thái độ kiên định, một lòng một dạ của Thúy Kiều dành cho Từ Hải. Dẫu biết là nguy hiểm cận kề, nàng cũng không thẳng thắn can ngăn Từ Hải bởi nàng thấu hiểu tính cách chồng mình (đã nói là làm), vậy nên nàng chỉ xin được đi cùng, cùng chịu gian khổ, khó khăn, chỉ mong vợ chồng không xa cách. Và từ lời nói của Thúy Kiều đã có tác dụng mở ra những chi tiết sau (qua lời đáp lại của Từ Hải) để thấy được tính cách của Từ Hải.

Câu 5 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Lời nói lúc chia tay Thuý Kiều thể hiện những đặc điểm tính cách nào của nhân vật Từ Hải?

Trả lời:

Lời nói lúc chia tay Thuý Kiều đã thể hiện nhiều đặc điểm tính cách của nhân vật Từ Hải:

- Người chồng một lòng yêu thương và trân trọng Thuý Kiều: Từ Hải khẳng định tình cảm gắn bó sâu nặng và sự đồng cảm, thấu hiểu giữa hai người (“Từ rằng: Tâm phúc tương tri”) để khích lệ nàng vượt lên tình cảm thông thường của người phụ nữ; đồng thời bày tỏ mong muốn “rước nàng nghi gia” một cách xứng đáng, chứ không muốn Thuý Kiều phải gánh chịu cuộc sống “bốn bể không nhà” vất vả, gian nan.

- Người anh hùng ôm chỉ lớn: khẳng định tài năng, bản lĩnh phi thường và khát vọng lớn lao (“Làm cho rõ mặt phi thường”); tin tưởng vào thành công “Cháy chăng là một năm sau vội gì!”.

Câu 6 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Nêu cảm nhận về hình ảnh Từ Hải trong hai câu thơ cuối.

Trả lời:

Hình ảnh Từ Hải trong hai câu thơ cuối được khắc hoạ với vẻ đẹp hào hùng và cảm hứng khẳng định, ngợi ca. Chú ý cử chỉ, hành động dứt khoát, mạnh mẽ trong thời khắc chia tay và sức gợi của hình ảnh chim bằng sải cánh vượt trùng khơi.

Câu 7 trang 7 SBT Ngữ Văn 11 Tập 2: Chỉ ra năm từ Hán Việt được sử dụng trong đoạn trích. Nêu giá trị biểu hiện của những từ Hán Việt đó.

Trả lời:

- Giá trị biểu hiện các từ Hán Việt:

+ “trượng phu”: nhấn mạnh tư cách anh hùng của Từ Hải và thể hiện thái độ trân trọng của tác giả dành cho nhân vật.

+ “tòng”: nhấn mạnh sự thủy chung, son sắt, nguyện ý “tòng phu” dù phía trước có gian nan gì đi nữa của Thúy Kiều dành cho Từ Hải.

+ “Tâm phúc” + “tương tri”: làm nổi bật tình cảm gắn bó, son sắt của Từ Hải và Thúy Kiều, cũng cho thấy tấm lòng yêu thương, luôn động viên Kiều an lòng của Từ Hải.

+ “nghi gia”: cách nói Hán Việt càng khẳng định thêm sự trân trọng, yêu thương của Từ Hải. Chàng muốn đem đến cuộc sống tốt đẹp nhất cho Thúy Kiều.

+ “phi thường”: khẳng định thêm ý chí quyết tâm làm việc lớn không thể lay chuyển của Từ Hải.

1 603 30/11/2023


Xem thêm các chương trình khác: