Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: MÌNH NÓI DỐI TA
Trả lời Bài tập 6 trang 21 sbt Ngữ văn 11 Tập 1 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong sách bài tập Ngữ văn 11.
Giải SBT Ngữ văn 11 (Kết nối tri thức) Bài 4: Tự sự trong truyện thơ dân gian và trong thơ trữ tình
Bài tập 6 trang 21 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
MÌNH NÓI DỐI TA
Mình nói dối ta mình hãy còn son
Ta đi qua ngõ, thấy con mình bò.
Con mình những trấu cùng tro,
Ta đi xách nước rửa cho con mình
(Vũ Ngọc Phan, Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, Sđd, tr. 204)
Câu 1 trang 21 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Thể loại của bài ca dao là gì?
A. Thể thơ tự do
B. Thể thơ lục bát
C. Thể thơ lục bát biến thể
D. Thể thơ Đường luật
Trả lời:
Đáp án: C
Câu 2 trang 21 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Cặp đại từ nhân xưng “ta – mình” trong bài ca dao thể hiện thái độ nào của nhân vật trữ tình?
A. Thân mật, suồng sã
B. Nghiêm túc, trang trọng
C. Gần gũi, thân thương
D. Lạnh lùng, xa cách
Trả lời:
Đáp án: C
Câu 3 trang 21 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Chỉ ra các yếu tố tự sự trong bài ca dao (nhân vật, tình huống, chi tiết thắt nút, mở nút,...). Nêu tác dụng của các yếu tố tự sự đó.
Trả lời:
Bài ca dao chỉ có bốn câu nhưng yếu tố tự sự rất đậm nét:
- Các yếu tố tự sự:
+ Nhân vật: Chàng trai, cô gái, đứa con nhỏ.
+ Tình huống: Chàng trai phát hiện cô gái nói dối mình.
+ Chi tiết “thắt nút”: Sự xuất hiện của đứa con nhỏ.
+ Chi tiết “mở nút”: Chàng trai đi xách nước rửa cho đứa con “những trấu cùng tro” của cô gái.
- Tác dụng của các yếu tố tự sự: Hình thành cả một câu chuyện, làm tăng sức hấp dẫn cho bài ca dao; tạo “cơ hội” cho nhân vật trữ tình bộc lộ cảm xúc, tâm trạng.
Câu 4 trang 21 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Nêu cảm nhận của bạn về nhân vật trữ tình trong bài ca dao.
Trả lời:
- Cảm nhận về nhân vật trữ tình trong bài ca dao:
+ Trong truyện, tính cách của nhân vật được bộc lộ rõ nét thông qua ngôi kể thứ nhất - người kể từ thể hiện tính cách qua lời kể.
+ Cách xưng hô “Ta - mình” thường được dùng với các cặp vợ chồng nên cách xưng hô này giữa chàng trai và cô gái cũng thể hiện tình cảm hết sức gắn bó, gần gũi.
+ Từ “con mình” được lặp lại 3 lần, như xoáy sâu vào những cay đắng khi chàng trai nhận ra cô gái nói dối mình.
=> Tình huống phát hiện bản thân bị người “vợ” của mình nói dối như vậy, thật khó để chấp nhận và bình tĩnh. Nhưng ở đây, chàng trai chỉ thể hiện sự cay đắng, buồn tủi khi biết sự thật, không hề mắng chửi hay hờn ghen, mất lí trí. Thậm chí còn bình tĩnh đi xách nước rửa cho “con mình” vết trấu tro, bụi bẩn. Qua đó, có thể thấy, đây là một chàng trai điềm đạm, bao dung, bình tĩnh, không để tình cảm lấn át lí trí.
Câu 5 trang 21 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Bài ca dao có dị bản gồm sáu câu với hai câu kết: “Con mình vừa đẹp vừa xinh/ Một nửa giống mình, một nửa giống ta. Bạn thích văn bản nào hơn? Vì sao?
Trả lời:
- Bài ca dao có bốn câu “để ngỏ” cái kết của câu chuyện sau hành động “Ta đi xách nước rửa cho con mình”. Có thể chàng trai chỉ xót thương cho đứa trẻ vô tội mà không tha thứ cho cô gái vì đã nói dối mình; cũng không muốn chia sẻ hoàn cảnh éo le, bất hạnh của cô. Cũng có thể đó là cách chàng trai thể hiện sự tha thứ và tình yêu thương dành cho cô gái.
- Bài ca dao có thêm hai câu kết (“Con mình vừa đẹp vừa xinh/ Một nửa giống mình, một nửa giống ta”) nghiêng về kết thúc “có hậu” của câu chuyện: chàng trai không chỉ chăm sóc mà còn bày tỏ tình yêu thương dành cho đứa trẻ và mong muốn chia sẻ, gắn bó cùng cô gái.
Câu 6 trang 21 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: So sánh và nêu nhận xét về cách ứng xử của chàng trai trong bài ca dao này với chàng trai trong đoạn thơ ở văn bản Lời tiễn dặn, SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 103-104):
Con nhỏ hãy đưa anh ẵm,
Bé xinh hãy đưa anh bồng,
Cho anh bế con dòng đừng ngượng,
Nựng con rồng, con phượng, đừng buồn.
Trả lời:
- Đoạn thơ trích trong văn bản Lời tiễn dặn miêu tả lời tâm tình và cử chỉ ân cần của chàng trai dành cho người yêu khi đưa tiễn cô về nhà chồng. Anh muốn bé đứa con nhỏ giúp cô và an ủi người yêu “đừng ngượng, đừng buồn” vì chuyện đã có con với người khác,... Bài ca dao Mình nói dối ta miêu tả cử chỉ, hành động “khác thường” của chàng trai khi phát hiện cô gái nói dối mình: đi xách nước rửa cho đứa con nhỏ lấm lem, nhếch nhác của cô.
- Tình huống, cảnh ngộ khác nhau nhưng cách ứng xử của hai chàng trai đều rất bao dung, nhân hậu: không giận hờn, trách móc người phụ nữ mà họ quan tâm, khát khao gắn bó, ngay cả khi phải đối mặt với sự thực phũ phàng. Họ chẳng những không ghẻ lạnh, hắt hủi mà còn sẵn lòng chăm sóc, yêu thương những đứa trẻ không phải con mình.
Xem thêm lời giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 bộ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Câu 1 trang 18 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Chỉ ra những chi tiết tự sự trong văn bản cho phép người đọc...
Câu 3 trang 18 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Ca dao cổ của người Việt có bài (trích):...
Câu 5 trang 18 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Nêu những điểm thống nhất về nội dung và cách thể hiện...
Câu 1 trang 18 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào?...
Câu 4 trang 19 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Phân tích tác dụng của các yếu tố tự sự trong bài thơ...
Câu 6 trang 19 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Nêu nhận xét về những điểm độc đáo trong tư tưởng, tình cảm...
Câu 1 trang 19 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Dựa vào vốn hiểu biết văn học của mình, hãy nêu một số cặp....
Câu 4 trang 19 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Người đang yêu thường giải thích thế giới theo nhãn quan...
Câu 5 trang 20 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Khi chọn bài thơ Thuyền và biến của Xuân Quỳnh đế phổ nhạc...
Câu 1 trang 20 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Người kể chuyện trong văn bản...
Câu 1 trang 20 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Nêu những cung bậc khác nhau...
Câu 3 trang 20 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Câu “Đôi ta yêu nhau, tình Lú – Ủa mặn nồng” cho thấy...
Câu 1 trang 21 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Thể loại của bài ca dao là gì?...
Câu 4 trang 21 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Nêu cảm nhận của bạn về nhân vật trữ tình trong bài ca dao....
Câu 5 trang 21 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Bài ca dao có dị bản gồm sáu câu với hai câu kết:...
Câu 1 trang 22 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Bài thơ đã được cấu tứ như thế nào...
Câu 2 trang 22 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Câu chuyện về “ta” và “em” nắm tay nhau qua đường trong cơn bão...
Câu 1 trang 23 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Tóm tắt luận điểm chính của đoạn trích....
Câu 5 trang 23 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Phân tích mạch lạc và liên kết trong đoạn trích....
Bài tập 1 trang 23 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Dựa trên những gợi ý toát lên từ các văn bản đọc trong Bài 4...
Bài tập 2 trang 23 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Lập dàn ý cho bài văn nghị luận bàn về vấn đề:...
Bài tập 2 trang 23 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Bạn hình dung như thế nào về các phương tiện phi ngôn ngữ sẽ...
Xem thêm lời giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 bộ sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 5: Nhân vật và xung đột trong bi kịch
Bài 6: Nguyễn Du – Những điều trông thấy mà đau đớn lòng
Bài 7: Ghi chép và tưởng tượng trong kí
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Toán 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Toán 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Toán 11 – Kết nối tri thức
- Bài tập Tiếng Anh 11 Global success theo Unit có đáp án
- Giải sgk Tiếng Anh 11 – Global success
- Giải sbt Tiếng Anh 11 - Global Success
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 11 Global success đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 11 Global success
- Giải sgk Vật lí 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Vật lí 11 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Vật lí 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Vật lí 11 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Vật lí 11 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Hóa học 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Hóa học 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Hóa 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Hóa học 11 – Kết nối tri thức
- Chuyên đề dạy thêm Hóa 11 cả 3 sách (2024 có đáp án)
- Giải sgk Sinh học 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Sinh học 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Sinh học 11 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Sinh học 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Kinh tế pháp luật 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Kinh tế pháp luật 11 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Kinh tế pháp luật 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Lịch sử 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Lịch sử 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Lịch sử 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Lịch sử 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Địa lí 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Địa lí 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Địa lí 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Địa lí 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Công nghệ 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Công nghệ 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Công nghệ 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Tin học 11 – Kết nối tri thức
- Giải Chuyên đề học tập Tin học 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Tin học 11 - Kết nối tri thức
- Giải sbt Tin học 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng an ninh 11 – Kết nối tri thức
- Lý thuyết Giáo dục quốc phòng 11 – Kết nối tri thức
- Giải sbt Giáo dục quốc phòng 11 – Kết nối tri thức
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 11 – Kết nối tri thức