Đọc lại văn bản Nhớ đồng trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr.56 - 57) và trả lời các câu hỏi

Trả lời Bài tập 1 trang 9 sbt Ngữ văn 11 Tập 1 sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong sách bài tập Ngữ văn 11.

1 229 30/11/2023


Giải SBT Ngữ văn 11 (Kết nối tri thức) Bài 2: Cấu tứ và hình ảnh trong thơ trữ tình

Bài tập 1 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Đọc lại văn bản Nhớ đồng trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr.56 - 57) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Trong nỗi nhớ của nhân vật trữ tình, “đồng” hiện lên với những đường nét, sắc thái cụ thể nào?

Trả lời:

Trong nỗi nhớ của nhân vật trữ tình, “đồng” hiện lên với những đường nét và sắc thái: Nỗi nhớ đồng quê, con người, chính mình biểu hiện tình yêu da diết với cuộc sống bên ngoài nhà tù và bao trùm hơn hết là tình yêu Tổ quốc, khát vọng tự do.

Câu 2 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Bạn có nhận xét gì về sự biến đổi của những hình ảnh trong kí ức được tái hiện lần lượt qua các khổ thơ?

Trả lời:

Ở khổ thơ đầu, được gợi cảm hứng từ tiếng hò thân quen đã trở thành điệp khúc lặp đi lặp lại về nỗi thương nhớ, nỗi cô đơn, hiu quạnh, lạnh lẽo của người tù. Tiếng hò ấy đã gợi ra biết bao nỗi nhớ, kí ức về hình ảnh quen thuộc nơi đồng quê hiện về trong tâm trí tác giả. Không chỉ nhớ về đồng quê, Tố Hữu còn nhớ tới hình ảnh con người lao động – những người dân nơi thôn quê cần cù, giản dị mà chất phác, họ đã quen với việc “dãi gió dầm mưa”,”hiền như đất”, “rất thật thà”. Nhà thơ tiếp tục bày tỏ nỗi nhớ thương da diết của mình qua các chi tiết, hình ảnh: giọng hò, sương, lúa, tiếng xe lùa nước,….

Tất cả đều là mang một sự thân quen của nơi quê hương xa xôi, cách trở. Và trong nỗi nhớ thương da diết ấy, hình ảnh người mẹ già yêu dấu đã hiện lên trong tâm trí tác giả. Mẹ- chính là người mà tác giả nhớ nhất, thương nhất trong nỗi nhớ của mình. Và sau những thoáng tủi hổ, buồn thương ấy, người chiến sĩ lại thiết tha với tình yêu cuộc sống, anh ấy lại dũng cảm kiên trì, đấu tranh với những phút giây yếu mềm để vượt qua nó.

Câu 3 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Hãy chọn phân tích một hình ảnh trong bài thơ đã để lại cho bạn ấn tượng sâu đậm nhất.

Trả lời:

- Hình ảnh ấn tượng:

“Đâu dáng hình quen, đâu cả rồi

Sao mà cách biệt, quá xa xôi

Chao ôi thương nhớ, chao thương nhớ

Ôi mẹ già xa đơn chiếc ơi!”

- Tất cả những điều là quen thuộc và thân thương nhất, nhưng vào khoảnh khắc này, nhà thơ lại chẳng thấy gì “đâu cả rồi“. Câu hỏi ấy vang lên nhưng chẳn có một lời đáp, điều đó như là một nhát dao đâm sâu vào trong lòng người tù, khiến cho người thi sĩ trở nên đau đớn, xót xa, tủi nhục hơn bao giờ hết. Giờ đây, khi ở trong nhà lao tăm tối này, mọi thứ trở nên cách biệt và xa xôi biết nhường nào. Và trong nỗi nhớ thương da diết ấy, hình ảnh người mẹ già yêu dấu đã hiện lên trong tâm trí tác giả. Mẹ - chính là người mà tác giả nhớ nhất, thương nhất trong nỗi nhớ của mình.

Câu 4 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Xác định mối liên hệ về nội dung giữa khổ thơ thứ 3 với các khổ thơ 10, 11.

Trả lời:

Mối liên hệ là: Khát vọng tự do mãnh liệt của nhân vật trữ tình khi thấy quê hương, đất nước chìm trong bí bách, ngục tù.

Câu 5 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Nêu nhận xét khái quát của bạn về đặc điểm con người nhân vật trữ tình được thể hiện qua bài thơ.

Trả lời:

Nhân vật trữ tình được hiện lên với tình yêu quê hương tha thiết, cùng với lý tưởng cách mạng, yêu đất nước, mong muốn đất nước được tự do độc lập.

Câu 6 trang 9 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Trong bài thơ, những từ ngữ địa phương nào đã được sử dụng? Việc sử dụng những từ ngữ ấy đem lại hiệu quả nghệ thuật gì?

Trả lời:

- Các từ ngữ địa phương là: ruồng tre, hố, chừ, khám,…

- Tác dụng: Thể hiện niềm tự hào, yêu thương sâu nặng với mảnh đất Huế thân thương của tác giả. Đồng thời làm cho bài thơ có nét riêng, để lại ấn tượng sâu nặng trong lòng người đọc.

1 229 30/11/2023


Xem thêm các chương trình khác: